Bài 9: Lực đàn hồi - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo

- Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi

- Dựa vào kết quả thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.

2. Kĩ năng

Thực hiện được thí nghiệm, đọc và ghi kết quả đúng cách

3. Thái độ

- Hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, tích cực xây dựng bài

- Cẩn thận, tỉ mỉ trong khi tiến hành thí nghiệm

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 9: Lực đàn hồi - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 – PPCT 10
Ngày soạn: 07/10/2013
Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo
- Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi
- Dựa vào kết quả thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.
2. Kĩ năng
Thực hiện được thí nghiệm, đọc và ghi kết quả đúng cách
3. Thái độ
- Hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, tích cực xây dựng bài
- Cẩn thận, tỉ mỉ trong khi tiến hành thí nghiệm
II. Chuẩn bị
GV: 
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: một giá treo, một lò xo mềm, một hộp 4 quả nặng loại 50g
- Hình ảnh minh họa, một lò xo
HS: Thước kẻ có ĐCNN 1 mm
III. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Kiểm tra bài cũ
1. Trọng lực là gì? Phương, chiều của trọng lực?
2. Trọng lượng là gì? Quả cân 300g có trọng lượng bao nhiêu?
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm biến dạng đàn hồi – độ biến dạng
Đặt vấn đề:
Yêu cầu HS quan sát sợi dây cao su, lò xo, quả bóng bay, cung tên, nệm mút => những vật này có một tính chất chung, đó là tính chất gì?
Chia nhóm, giới thiệu dụng cụ và bảng 9.1, phát dụng cụ và hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm, điều chỉnh hoạt động nhóm:
- Treo lò xo vào giá, đo chiều dài tự nhiên l0
- Treo quả nặng 50g vào lò xo, hiện tượng gì xảy ra?
=> Ta nói lò xo bị biến dạng -> đo chiều dài của nó khi biến dạng
- Tháo quả nặng ra khỏi lò xo, hiện tượng gì xảy ra? -> đo chiều dài của nó lúc này và so sánh với l0.
- Lần lượt treo 2, 3 quả nặng 50g vào lò xo và đo chiều dài của nó
- Lần lượt tháo các quả nặng khỏi lò xo và đo chiều dài của nó
- Ghi các kết quả đo được vào bảng 9.1.
Yêu cầu HS thực hiện C1
Chuẩn xác kiến thức
Yêu cầu HS nêu hiện tượng khi:
- Dùng tay kéo giãn sợi dây cao su rồi buông tay
- Bóp, xoắn một quả bóng bay rồi buông tay
Kết luận:
- Những vật này có một điểm chung, đó là khi tác dụng vào nó một lực làm nó bị biến dạng, thì khi lực ngừng tác dụng, nó sẽ trở về hình dạng ban đầu. Tính chất đó gọi là tính chất đàn hồi.
- Lò xo, sợi dây cao su, dây cung, quả bóng baylà những vật có tính chất đàn hồi.
- Biến dạng của những vật có tính đàn hồi gọi là biến dạng đàn hồi.
Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về biến dạng không đàn hồi.
Thông báo cách tính độ biến dạng của lò xo.
=> Yêu cầu HS tính độ biến dạng của lò xo trong thí nghiệm và ghi vào bảng 9.1.
- Lò xo giãn ra một đoạn
- Lò xo trở về chiều dài l0 như lúc đầu
(1) dãn ra, (2) tăng lên, (3) bằng
- Kéo: dây giãn
Buông tay: dây trở về hình dạng ban đầu.
- Bóp, xoắn: quả bóng bị méo đi
Buông tay: quả bóng trở về hình dạng ban đầu.
Lắng nghe và ghi nhận kết luận.
Đất sét, cục bột
Ghi nhận
Thực hiện theo yêu cầu
I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng
Thí nghiệm
Bảng 9.1
1. Biến dạng đàn hồi
* Thí nghiệm
* Kết luận
Tính đàn hồi là tính chất của vật trở về hình hình dạng ban đầu khi ngừng tác dụng lực lên nó.
Biến dạng của những vật có tính chất đàn hồi gọi là biến dạng đàn hồi.
2. Độ biến dạng của lò xo
- Chiều dài tự nhiên: l0
- Chiều dài khi biến dạng: l
=> Độ biến dạng: l – l0
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi
- Khi treo quả nặng vào lò xo thì lò xo có tác dụng lực lên quả nặng không?
- Khi kéo sợi dây cao su giãn ra, dây có tác dụng lực lên tay không?
- Khi kéo mũi tên cho dây cung căng ra, dây cung có tác dụng lực lên mũi tên không?
Lò xo, dây cao su, dây cung là những vật bị biến dạng đàn hồi. Quả nặng, tay, mũi tên là vật gây ra biến dạng
Kết luận 
Lực đàn hồi là lực do vật bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng đó.
? Một quả bóng đá bay tới đập vào bức tường.
Vật nào bị biến dạng đàn hồi? vật nào gây ra biến dạng? vật nào tác dụng lực đàn hồi lên vật nào?
Yêu cầu HS thực hiện C3
Cường độ của trọng lực gọi là gì?
=> Cường độ của lực đàn hồi chính bằng trọng lượng của các quả cân.
Quả nặng 50g có trọng lượng bao nhiêu?
=> Cường độ của lực đàn hồi khi lò xo được treo quả nặng 50g là bao nhiêu?
Độ biến dạng khi treo quả cân 50g là bao nhiêu?
Treo 2 quả nặng 50g vào lò xo thì độ biến dạng của lò xo là bao nhiêu? cường độ lực đàn hồi là bao nhiêu? 
=> Tăng trọng lượng vật treo vào lò xo thì độ biến dạng của lò xo tăng lên, cường độ lực đàn hồi cũng tăng lên.
Bớt số quả nặng đi thì độ biến dạng của lò xo thay đổi như thế nào? lực đàn hồi thay đổi như thế nào?
- Yêu cầu HS thực hiện C4, C5
- Có
- Có
- Có
- Bức tường làm cho quả bóng bị biến dạng đàn hồi. Quả bóng tác dụng lực đàn hồi lên bức tường.
- Lực đàn hồi cân bằng với trọng lực tác dụng lên các quả nặng.
Cường độ của lực đàn hồi bằng cường độ của trọng lực.
- Trọng lượng
- 0.5 N
- 0.5 N
- Trả lời theo kết quả TN
- Lực đàn hồi: 1 N. Độ biến dạng của lò xo: trả lời theo kết quả TN.
- Ghi nhận: Độ biến dạng của lò xo và lực đàn hồi tăng lên khi ta tăng trọng lượng của vật treo vào lò xo.
- Độ biến dạng giảm, lực đàn hồi giảm.
- C4: chọn đáp án C
 C5: (1) tăng gấp đôi
 (2) tăng gấp ba
II. Lực đàn hồi
1. Khái niệm
Lực đàn hồi là lực do vật bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng đó.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của lực đàn hồi
- Chuẩn xác kiến thức và dẫn dắt:
Cường độ của trọng lực gọi là gì?
=> Cường độ của lực đàn hồi chính bằng trọng lượng của các quả cân.
Quả nặng 50g có trọng lượng bao nhiêu?
=> Cường độ của lực đàn hồi khi lò xo được treo quả nặng 50g là bao nhiêu?
Độ biến dạng khi treo quả cân 50g là bao nhiêu?
Treo 2 quả nặng 50g vào lò xo thì độ biến dạng của lò xo là bao nhiêu? cường độ lực đàn hồi là bao nhiêu? 
=> Tăng trọng lượng vật treo vào lò xo thì độ biến dạng của lò xo tăng lên, cường độ lực đàn hồi cũng tăng lên.
Bớt số quả nặng đi thì độ biến dạng của lò xo thay đổi như thế nào? lực đàn hồi thay đổi như thế nào?
- Yêu cầu HS thực hiện C4, C5
Kết luận
Lực đàn hồi phụ thuộc độ biến dạng của vật. Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn, và ngược lại.
- Ghi nhận khái niệm
- Thực hiện theo yêu cầu, tính độ biến dạng theo l – l0.
- Lắng nghe hướng dẫn, tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả.
II. Đặc điểm của lực đàn hồi
* Thí nghiệm
* Kết luận
Lực đàn hồi phụ thuộc độ biến dạng của vật. Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn, và ngược lại.
Hoạt động 4: Củng cố - Vận dụng
GV nhắc lại nội dung chính của bài học:
- Thế nào là tính chất đàn hồi, biến dạng đàn hồi?
- Lực đàn hồi là gì? Đặc điểm của nó ?
Vận dụng :
Bài tập 9.1, 9.6 SBT
9.1
Lực nào dưới đây là lực đàn hồi ?
A. Trọng lực của một quả nặng.
B. Lực hút của nam châm tác dụng lên một miếng sắt.
C. Lực đẩy của lò xo dười yên xe đạp
D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.
9.6
Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới được gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu ?
A. 12 cm B. 12,5 cm
C. 13 cm D. 13,5 cm
BTVN : 9.4, 9.8, 9.9 SBT
III. Vận dụng
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Lực đàn hồi (2).doc