Giáo án môn Vật lý 6 - Đo độ dài - Chủ đề: Đo độ dài: Đo thể tích

I. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

- Kể được tên được một số dụng cụ để đo chiều dài.

- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

- Nắm được cách đo độ dài của một số vật.

1.2.Kỹ năng:

- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

- Sử dụng thước đo phù hợp cho vật cần đo.

- Đo độ dài của một số vật thông thường. Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

- Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả đo. Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4300Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Đo độ dài - Chủ đề: Đo độ dài: Đo thể tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2015
Ngày giảng: 25-27 08/2015
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Tiết 1 :ĐO ĐỘ DÀI
CHỦ ĐỀ: ĐO ĐỘ DÀI. ĐO THỂ TÍCH
MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
Kể được tên được một số dụng cụ để đo chiều dài.
Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
Nắm được cách đo độ dài của một số vật.
1.2.Kỹ năng:
Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. 
Sử dụng thước đo phù hợp cho vật cần đo.
 Đo độ dài của một số vật thông thường. Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả đo. Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.
1.3.Thái độ: Giáo dục sự nghiêm túc, trung thực và cẩn thận cho học sinh.
1.4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo: biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- Năng lực tính toán: biết cách đổi các đơn vị đo độ dài.
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa
Chuẩn bị của học sinh:
 - 1 thước kẻ có ĐCNN 1mm.
 - 1 thước dây có ĐCNN 0,5mm.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp học.
Kiểm tra bài cũ: (không)
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1(5’): Đặt vấn đề
Mục tiêu: HS nắm được một cách khái quát nội dung bài mới.
Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
Đặt vấn đề: GV giới thiệu chương trình vật lí và yêu cầu của việc học tập bộ môn
Cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài. GV chốt lại: Thước đo không giống nhau.
+ Cách đo của người em chưa chính xác.
+ Cách đọc kết quả đo có thể chưa đúng.
? Để khỏi tranh cãi thì 2 chị em cần thống nhất điều gì?
-HS quan sát đưa ra cách giải quyết vấn đề: Gang tay của 2 chị em không giống nhau, độ dài gang tay trong mỗi lần đo không giống nhau, đếm số găng tay không chính xác.
Ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 2:(20’): Đơn vị đo độ dài. Đo độ dài
Mục tiêu: HS biết ước lượng độ dài của một số dụng cụ
Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
GV thông báo mục I học sinh tự ôn tập
Nhắc lại đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (m).
Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimet (cm), milimet (mm) và lớn hơn mét là kilômet (km).
II. Đo độ dài.
Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
GV yêu cầu HS quan sát và đọc câu hỏi C4 , cho biết vấn đề cần nghiên cứu?
HS quan sát hình vẽ hình 1.1 và đưa ra câu trả lời.
Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng); người học sinh dùng thước kẻ; người thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).
GV thông báo: Khi sử dụng bất kì dụng cụ nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đó. Rút ra kết luận.
GV cho HS cho biết GHĐ và ĐCNN của thước kẻ mà mình có (C5).
HS trả lời C5: GHĐ, ĐCNN
GV yêu cầu HS trả lời C6,C7.
HS tiến hành trả lời: 
C6: 
Chiều rộng của cuốn sách Vật lí 6: dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
Chiều dài của cuốn sách Vật lí 6: dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
Chiều dài bàn học: dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
C7: Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ là 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
Đo độ dài.
GV dùng bảng 1.1 (Sgk) hướng dẫn cho HS đo và ghi kết quả. Sau đó hướng dẫn cách tính giá trị trung bình l = (l1 + l2 + l3)/3
GV cho HS tiến hành đo với các bước tiến hành như trong SGK.
HS tiến hành đo và ghi kết quả đo vào bảng 1.1.
Đơn vị đo độ dài 
-Đơn vị thường dùng là : mét (m)
C1:1m =10dm =100cm 
 1cm =10 mm
 1km = 1000m
Đo độ dài.
Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
C4:
Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng); người học sinh dùng thước kẻ; người thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
C5: HS tự làm
C6: 
Chiều rộng của cuốn sách Vật lí 6: dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
Chiều dài của cuốn sách Vật lí 6: dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
Chiều dài bàn học: dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
C7: Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ là 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
Đo độ dài.
HS tiến hành đo và tính toán giá trị trung bình:
l = (l1 + l2 + l3)/3
HOẠT ĐỘNG 3 (15’): Thảo luận về cách đo độ dài
Mục tiêu: HS nắm được cách chọn dụng cụ đo độ dài.
Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
GV thông báo dựa vào phần thực hành đo độ dài đối với ở phần II để cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5.
HS chia nhóm thảo luận và lần lượt trả lời: 
C1: Tùy từng học sinh ( Kết quả đo thực tế và độ dài ước lượng có sai số càng nhỏ là càng ước lượng tốt).
C2: Trong 2 thước đã cho: thước dây và thước kẻ; chọn thước dây để đo chiều dài bàn học, vì chỉ phải đo 1 hoặc 2 lần; chọn thước kẻ để đo chiều dày của SGK Vật lí vì thước kẻ có ĐCNN (1mm) nhỏ hơn so với ĐCNN của thước dây (0.5cm), nên kết quả chính xác hơn.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với 1 đầu của vật.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận: 
HS thông qua các câu trả lời C2,C3,C4,C5 hoàn thành C6.
(1 )Độ dài - (2) giới hạn đo – (3) độ chia nhỏ nhất – (4)dọc theo – (5)ngang bằng với – (6)vuông góc – (7)gần nhất.
Cách đo độ dài.
C1: Độ dài ước lượng và số đo thực tế là khác nhau
C2: Trong 2 thước đã cho: thước dây và thước kẻ; chọn thước dây để đo chiều dài bàn học, vì chỉ phải đo 1 hoặc 2 lần; chọn thước kẻ để đo chiều dày của SGK Vật lí vì thước kẻ có ĐCNN (1mm) nhỏ hơn so với ĐCNN của thước dây (0.5cm), nên kết quả chính xác hơn.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với 1 đầu của vật.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Rút ra kết luận
C6:
(1 )Độ dài
 (2) giới hạn đo
(3) độ chia nhỏ nhất 
 (4)dọc theo 
(5)ngang bằng với 
(6)vuông góc 
(7)gần nhất.
Kết luận: 
Cách đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
+ Đặt thước và mắt đúng cách.
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
	HOẠT ĐỘNG 4: (3’) Vận dụng	
Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào một số bài tập.
Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
GV yêu cầu HS về nhà làm hoặc hoàn thành luôn trên lớp C7, C8,C9.
HS đọc và hoàn thành.
C7: C
C8: C
C9: a, b, c: 7cm
IV/ Tổng kết, hướng dẫn về nhà:
1/ Tổng kết:
- Đơn vị đo độ dài chính là gì?
- Khi dùng thước đo cần phải chú ý điều gì?
2/ Hướng dẫn về nhà:
- Dặn HS về nhà đọc trước mục I ở bài 2.
- Trả lời các câu hỏi C1;2;3;4;5;6;7.
- Làm bài tập : 1-2.1 đến 1-2.6.
Ngày 24 tháng 08 năm 2015
 BGH kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Do_do_dai.doc