Bài dự thi An toàn giao thông - Chủ đề: Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

BÀI DỰ THI

“ VÌ AN TOÀN GIAO THÔNG THỦ ĐÔ NĂM 2016”

Họ và tên :

Sinh năm : .

Số ĐT : .

 Chủ đề : Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Các cháu học sinh từ tiểu học đến trung học được nhà trường giáo dục an toàn giao thông trong chương trình chính khoá, cũng như ngoại khoá thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội trong nhà trường, và của các đoàn thể địa phương

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi An toàn giao thông - Chủ đề: Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI
“ VÌ AN TOÀN GIAO THÔNG THỦ ĐÔ NĂM 2016”
Họ và tên :
Sinh năm : ..
Số ĐT : ..
 Chủ đề : Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh 
Các cháu học sinh từ tiểu học đến trung học được nhà trường giáo dục an toàn giao thông trong chương trình chính khoá, cũng như ngoại khoá thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội trong nhà trường, và của các đoàn thể địa phương
Việc giáo dục tuyên truyền này là “đúng địa chỉ”, có định hướng bài bản song nó vẫn còn nhiều bất cập. Các em được trang bị kiến thức về an toàn giao thông là để vận dụng ngay vào đời sống, tuy nhiên trẻ tiểu học đa số do cha mẹ, người lớn chở đến lớp thì “phải” đi đứng đủ kiểu và phải chứng kiến nhiều hình ảnh trái ngược với những gì các cháu được học. Rất nhiều người chạy vượt đèn đỏ, chở ba chở bốn, không đội mũ bảo hiểm, nhiều thanh niên chạy quá tốc độ quy định, chạy lạng lách, đánh võng trên đường
Đây chính là hình ảnh xấu, phản cảm, tác động rất mạnh vào ý thức trẻ em. Như thế thì sao các cháu học sinh nhỏ sẽ hình thành và thực hiện tốt văn hoá giao thông được?!  Học sinh ở trường được thầy cô dạy cái hay, cái đúng, nhưng người thân đưa đón các cháu đi học thì thực hành không đúng, khiến cho việc giáo dục an toàn giao thông sẽ không có hiệu quả.
Như vậy chúng ta phải tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành pháp luật an toàn giao thông từ cha mẹ, người lớn, đồng bộ với việc giáo dục học sinh. Người lớn gương mẫu trong tham gia giao thông thì kết quả giáo dục các cháu chấp hành Luật Giao thông mới tốt được.
Đối với các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, hiện nay còn có không ít trường hợp các em đi xe mô tô, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, chạy hàng hai hàng ba trên đường; thậm chí có cả trường hợp đi xe máy phân khối lớn chở ba chạy lạng lách trên đường, vi phạm Luật Giao thông. Phải chăng các em chưa được nhà trường quan tâm kiểm tra nhắc nhở? Hay cha mẹ lơ là trong việc uốn nắn hành vi của các em?
Một điều rất đáng báo động, nhưng không khó ngăn chặn là tình trạng nhiều gia đình nuông chiều, giao xe mô tô, xe máy cho con em chưa đủ tuổi sử dụng. Chính việc làm này tạo điều kiện cho các em vi phạm Luật Giao thông.
Theo tôi, giữa nhà trường, gia đình, các cơ quan chức năng cần phải có sự phối hợp giải quyết thật cụ thể như cha mẹ chỉ cho con em đi xe đạp đến trường; nếu nhà xa, các em cần đi học bằng xe máy thì phải là xe máy dưới 50cc, hoặc đi xe đạp điện, và tất cả đều phải đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn; phải đi hàng một, không đẩy kéo lẫn nhau, không vượt đèn đỏ
Trong mỗi giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần nhà trường, thầy cô nên dành nhiều thời gian uốn nắn hành vi chưa đúng của các em; tạo điều kiện cho các em trao đổi ý kiến về văn hoá giao thông, những vấn đề hằng ngày các em nhìn thấy khi đi đường, từ đó đánh giá, nhận xét các hành vi đúng - sai  đây là bài học rút ra cho chính các em
Cảnh sát giao thông nên thường xuyên phối hợp cùng địa phương, trường học phổ biến Luật Giao thông, chỉ ra các lỗi thường gặp để giáo dục các em học sinh- nhất các em học cấp 2, cấp 3. Những việc làm thực tế như thế không phải là khó, nhưng sẽ có hiệu quả giáo dục rất lớn.
Một điều cũng cần suy nghĩ là, nên chăng, tránh việc trách phạt hay nêu cái xấu, việc làm chưa tốt của các em như khi bị cảnh sát giao thông xử phạt hay nhà trường phát hiện lỗi vi phạm về chấp hành pháp luật giao thông ở các em.
Đồng thời cần có các hình thức biểu dương gương người tốt việc tốt trong công tác tuyên truyền thực hiện văn hoá giao thông từ khu dân cư, các cơ quan công sở đến các trường học; tổ chức triển lãm những hình ảnh đẹp về văn hoá giao thông cho học sinh, thanh thiếu niên xem để các em học tập, thực hiện
Và trước hết, theo tôi, thầy cô giáo, cha mẹ, người lớn luôn phải gương mẫu trong việc thực hiện văn hoá giao thông. Hành vi gương mẫu của người lớn sẽ là bài học thực tế cho chính mình và cho con trẻ noi theo.
Thị Trấn , ngày 15/10 /2016
Người dự thi
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SÔ 1.doc