Bồi dưỡng học sinh giỏi – Môn Sử 9

Chủ đề 1 1. Các giai đoạn phát triển.

2. Đặc điểm chung.

3. Nhận xét đặc điểm chung (quy mô, thành phần tham gia lãnh đạo, hình thức và khí thế đấu tranh.

 

doc 49 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1406Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi – Môn Sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trình liên kết:
	+ Khởi đầu Là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951).
	+ Tháng 3/1957, sáu nước Pháp, Đước, I-ta-li-a, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) nhằm hình thành "một thị trường chung".
	+ Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu. (viết tắt theo tiếng Anh là EC)
	+ Tháng 12/1991, các thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, nhằm thống nhất châu Âu, quyết định đổi tên thành EU và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EURO).
	Hiện nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, liên minh châu Âu đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, tổ chức chặt chẽ nhất và là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Năm 1999, số nước thành viên của tổ chức này là 15, đến năm 2004 là 25 nước.	
3. Mục tiêu : 
- Về kinh tế : Sau mấy thập niên phát triển, với số dân là 340 triệu người có trình độ khoa học – kĩ thuật cao, chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trên thế giới, EU đã tạo một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh về kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật. 
- Về chính trị : Thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại, chống lại chủ nghĩa xã hội và phong trào công nhân ở Tây Âu. Dự kiến EU sẽ trở thành một liên minh, nhằm nhất thể hoá châu Âu về kinh tế - chính trị, từng bước đã có ngân hàng chung, sử dụng đồng tiền chung.
4. Hoạt động : 
- Tháng 6/1979: bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. 
- Tháng 3/1995: hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau. 
- Ngày 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng. 
- Hiện nay là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới. 
5. Khó khăn phải giải quyết khi tiến tới một châu Âu không biên giới :
- Tuy nhiên con đường dẫn đến một châu Âu thống nhất còn là một quá trình lâu dài do những khó khăn trước mắt, trước những diễn biến phức tạp ở châu Âu và thế giới. 
- Nhiều vấn đề nan giải đã nảy sinh sau khi xoá bỏ kiểm soát biên giới giữa các nước: buôn lậu, mafia, di cư và nhập cư, mâu thuẫn quyền lợi dân tộc với quyền lợi chung của các nước của khối EU. 
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những nét nổi bật của tình hình các nước Tây Âu sau năm 1945 là gì?( Trả lời phần tình hình chung)
2. Nêu những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu ? Vì sao các nước có xu hướng liên kết?
Quá trình liên kết:
- Khởi đầu Là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951).
- Tháng 3/1957, sáu nước Pháp, Đước, I-ta-li-a, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) nhằm hình thành "một thị trường chung".
- Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu. (viết tắt theo tiếng Anh là EC)
- Tháng 12/1991, các thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Ma-xtrích, nhằm thống nhất châu Âu, quyết định đổi tên thành EU và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EURO).
- 1/1/1993: Liên minh châu Âu (EU)
- Hiện nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, liên minh châu Âu đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, tổ chức chặt chẽ nhất và là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới, chiếm ¼ GDP của thế giới. . Năm 1999, số nước thành viên của tổ chức này là 15, đến năm 2004 là 25 nước, năm 2007 là 27 nước	
Các nước có xu hướng liên kết vì:
+ Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt và từ lâu có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Các nước Tây Âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, nếu đứng riêng lẻ không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết với nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. 
 Quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) :
Năm 1990, quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện. 
Hiện nay quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. EU vừa là thị trường và vừa là bạn hàng lớn của Việt Nam.
Chủ đề 8 
Bài 11: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay
1. Hội nghị I-an-ta
2. Liên hợp quốc
3. Chiến tranh lạnh
4. Thế giới sau Chiến tranh lạnh
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới - Ianta.
1. Hoàn cảnh lịch sử :
- Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề tranh chấp trong nội bộ phe đồng minh nổi lên gay gắt.
- Trong bối cảnh đó, tháng 2 năm 1945, Hội nghị cấp cao ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh được triệu tập ở I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 4 đến 11/2/1945.
2. Nội dung Hội nghị:
Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ:
+ Về việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức- chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chống kết thúc chiến tranh. 	+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gỡn hoà bỡnh, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh. 
+ Thoả thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng.
Ở châu Âu: Liờn Xụ chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông Đức và phía đông châu Âu (Đông Âu); Vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.
Ở châu Á: Duy trỡ nguyờn trạng lónh thổ Mụng Cổ, trả lại Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin, trao trả cho Trung Quốc nhữnh đất đai bị Nhật chiếm đóng trước đây (như Đài Loan, Món Chõu...) thành lập Chính phủ liên hợp dân tộc gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quõn ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.
Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á...) vẫn thuộc phạm vi của các nước phương Tây.
- Những quyết định trên của Hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới được gọi là “Trật từ hai cực I-an-ta” do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
II. Tổ chức Liên Hợp Quốc.
1. Hoàn cảnh ra đời:
	+ Tại hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), các đại biểu đó nhất trớ thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc.
	+ Từ 25 - 4 đến 26-4-1945, đại biểu 50 nước họp ở Xan phran-xi-xcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
2. Mục đích và nhiệm vụ của Liên hợp quốc:
	+ Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
	+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
	+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xó hội, và nhõn đạo.
3. Vai trò của Liên hợp quốc:
	Từ năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc:
	+ Giữ giữ hoà bình, an ninh quốc tế. Gúp phần giải quyết cỏc vụ tranh chấp, xung đột khu vực.
	+ Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
	+ Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa cac quốc gia.
	+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật...nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
	Tháng 9-1977 Việt Nam tham gia Liờn hợp quốc.
III. "Chiến tranh lạnh".
	1. Hoàn cảnh lịch sử:
	Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô ngày càng mâu thuẫn và đối đầu gay gắt.
	Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Tơ-ru-man chính thức phát động “Chiến tranh lạnh”, chống Liên Xô và các nước XHCN, thực hiện chiến lược toàn cầu.
	“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xó hội chủ nghĩa.
	2. Những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh”.
	Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc “Chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
	Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xó hội chủ nghĩa (NATO, SEATO, CENTO,AUZUS, Khối quân sự Tây bán cầu, Liên minh Mĩ-Nhật...)
	Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với Liên Xô và các nước XHCN, tạo ra sự căng thẳng phức tạp trong cỏc mối quan hệ quốc tế.
	Liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều tiên, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Đông...) hoặc can thiệp vũ trang (CuBa, Grê-na-đa, Pa-na-ma...).
	3. Hậu quả:
	Thế giới luụn ở trong tỡnh trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
	Các cường quốc đó chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng nghỡn căn cứ quân sự, trong khi nhân loại vẫn phải chịu bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai...
IV. Thế giới sau Chiến tranh lạnh
1. Xô – Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh.
	- Cuộc chạy đua vũ trang trong suốt 40 năm đã làm cho nai nước Xô – Mĩ đều suy giảm mạnh về nhiều mặt so với các nước đế quốc khác, nhất là Nhật Bản và Tây Âu.
	- Xô – Mĩ muốn thoát khỏi thế đối đầu và có cục diện để vươn lên đối phó với Đức, Nhật Bản và khối thị trường chúng châu Âu.
	- Hai nước Xô – Mĩ cần hợp tác để góp phần quyết định những vấn đề bức thiết của toàn cầu.
	Do đó, năm 1989, Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus và Bí thư đảng cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp có cuộc gặp gỡ tại Man – Ta (Địa Trung hải), hai bên cùng bàn và đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh.
2. Xu hướng phát triển của thế giới ngày nay. Thời cơ và thách thức.
+ Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 
+ Thế giới đang tiến tới xác lập trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Tuy vậy Mĩ tìm mọi cách duy trì thế một cực nhưng thất bại.
+ Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
+ Thế giới luôn xảy ra các cuộc xung đột, khủng bố và li khai.
Xu thế chung: Hoà bình, hợp tác cùng phát triển. đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỉ XIX, trong đó có Việt Nam.
3. Xu thế hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc. Nhiệm vụ của nước ta hiện nay là gì.
	+ Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH -KT vào sản xuất...
+ Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hoà tan, đánh mất bản sắc dân tộc...
+ Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay: tập trung sức lực triển khai lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu, đem lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Hãy trình bày hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của Hội nghị I-an-ta?Tại sao nói Hội nghị I-an-ta là một “Hội nghị lịch sử?
* Hoàn cảnh
- Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối với việc tấn công như vũ bảo của Hồng quân Liên Xô đang tiến nhanh về Béclin. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước cường quốc Đồng minh. Đó là: Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
- Trong bối cảnh đó, từ ngày 4 đến 11-2-1945, Hội nghị quốc tế họp ở Ianta (Liên Xô cũ) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I.Xtalin (Liên Xô), Ph.Rudơven (Mĩ), U.Sớcsin (Anh), hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng.
Những quyết định của Hội nghị ( nội dung):
- Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh.
- Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
+ Ở châu Âu: Đông Đức, Đông Âu do quân đội Liên Xô chiếm đóng. Ở Tây Đức, Tây Âu do quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng. 
+ Ở châu Á: Mông Cổ được giữ nguyên trạng thái như cũ, miền Nam đảo Xa-kha-lin trả lại cho Liên Xô.
+ Đối với Nhật Bản và Triều Tiên: quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên (lấy vĩ tuyến 38º làm ranh giới). Quân đội Liên Xô và Mĩ rút khỏi Trung Quốc, các vùng còn lại ở châu Á như ĐNÁ, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới. 
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
- Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta.
- Những quyết định của Hội nghị Ianta đã dẫn tới sự hình thành của một trật tự thế giới mới được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”. Trật tự hai cực Ianta ra đời làm cho thế giới phân chia thành hai hệ thống đối lập. Một cực của Liên Xô đại diện cho các nước XHCN và một cực của Mĩ đại diện cho các nước TBCN. Trong quá trình tồn tại của hai cực này làm cho quan hệ quốc tế có sự đối đầu giữa hai phe: XHCN và TBCN.
2. Trình bày những nhiệm vụ, vai trò,nguyên tắc hoạt động, một số cơ quan chính của Liên Hợp Quốc ?
* Hoàn cảnh thành lập
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, phe phát xít đang đi tới thất bại hoàn toàn, các nước Đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh mới.
- Tại Hội nghị Ianta (2 – 1945), những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã khẳng định lại thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh và nhất trí về nguyên tắc hoạt động của nó dựa trên sự nhất trí giữa 5 cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
- Hội nghị quốc tế với sự tham gia của đại diện 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) họp từ ngày 25/4 - 26/6/1945 để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức LHQ. Ngày 24/10/1945 bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
* Nhiệm vụ: + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc.
+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
* Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
* Cơ cấu tổ chức
- Đại hội đồng: Hội nghị thường niên của tất cả các nước hội viên, mỗi năm họp một lần.
- Hội đồng bảo an: Cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm chính về hoà bình và an ninh thế giới, thông qua 5 nước lớn (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc).
- Ban thư ký: Là cơ quan hành chính, đứng đầu là tổng thư ký do hội đồng bảo an giới thiệu.
 Liên hợp quốc có hàng trăm tổ chức chuyên môn khác, trụ sở đặt tại New York (Mỹ).
* Vai trò: 
- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực và quốc tế như giải quyết xung đột ở Campuchia, Ănggôla, ở Đông Timo
- Có đóng góp đáng kể vào quá trình phi thực dân hóa (Năm 1960 thông qua nghị quyết phi thực dân hóa).
- Có nhiều nỗ lực trong việc giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân.
- Có đóng góp đáng kể vào mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội giữa các nước thành viên, trợ giúp các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo các nước thành viên khi gặp khó khăn.
3. Hãy kể tên những tổ chức của Liên Hợp Quốc có mặt tại Việt Nam ?
Những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ?
- Những tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động tại Việt Nam:
Tên viết tắt
Tên tiếng việt
PAM
Chương trình lương thực
UNICEF
Quỹ nhi đồng
FAO
Tổ chức nông nghiệp và lương thực
UNESCO
Tổ chức văn hoá và giáo dục
WHO
Tổ chức y tế thế giới
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế 
UNPA
Quỹ dân số
ILO
Tổ chức lao động quốc tế 
ICAO
Cơ quan hàng không quốc tế
IMO
Cơ quan hàng hải quốc tế
- 2006 LHQ có 192 quốc gia thành viên; 9/1977 VN là thành viên thứ 149 của LHQ; 16/10/2007 Đại hội đồng LHQ đã bầu VN làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kì 2008 – 2009.
- Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam:
+ Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, giúp các vùng bị thiên tai, ngăn chặn dịch AIDS.
+ Chương trình phát triển LHQ – UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ – UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới và UNFPA giúp 86 triệu USD, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD.
4. Quan hệ Việt Nam với Liên Hợp Quốc.
- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc ngày 9/1977. Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc, quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc ngày càng được cải thiện và phát triển tốt hơn. 
Ngay sau khi tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc. Liên hợp quốc kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không Liên Kết và đang phát triển để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực..., đồng thời và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của Liên hợp quốc phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế–xã hội của đất nước. Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được nâng cao. 
- Những năm gần đây : Sự tham gia đóng góp và vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc được từng bước cải thiện và nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đang phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước. Lần đầu tiên, ta đã tham gia vào một số chức vụ và ứng cử vào một số cơ quan của Liên hợp quốc như là Phó Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc, là thành viên Hội đồng Kinh tế-Xã hội ; Chủ tịch Đại Hội đồng Tổ chức Nông Lương khoá 33, thành viên Uỷ ban Nhân quyền ; Hội đồng Chấp hành Chương trình Phát triển và Quỹ Dân số LHQ ; Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ; Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính Thế giới ; Liên minh Viễn thông Quốc tế ; Đặc biệt, trong khoá họp thứ 62 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã được bầu vào cương vị thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 
Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình thương lượng và là thành viên chính thức của Công ước Cấm Vũ khí Hoá học (CWC), ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) thành thành viên của Hội nghị Giải trừ Quân bị ; hiện đang chuẩn bị ký Nghị định thư bổ sung Hiệp định bảo đảm hạt nhân với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Hàng năm, Việt Nam tham gia đều đặn vào Cơ chế Đăng kiểm Vũ khí thông thường của Liên hợp quốc nhằm thực hiện một trong các biện pháp xây dựng lòng tin với các nước và làm tốt nghĩa vụ thành viên của Liên hợp quốc. 
Hiện nay, hướng ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức Liên hợp quốc được thể hiện bằng việc đạt được 3 mục tiêu chính nêu trong UNDAF là: xây dựng các chính sách kinh tế hỗ trợ quá trình tăng trưởng mang tính công bằng, hoà nhập và bền vững; nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội và tính công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ này; các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ một cách có hiệu quả cho sự phát triển dựa trên quyền để thực hiện các giá trị và mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ. 
Liên hợp quốc đánh giá cao hoạt động ngày càng tích cực của ta tại Liên hợp quốc. Các hoạt động gặp gỡ cấp cao của ta với Liên hợp quốc đã diễn ra thường xuyên hơn. Tại Liên hợp quốc, các hoạt động của ta liên quan đến Phong trào Không Liên Kết và ASEAN cũng ngày càng được tăng cường. Hiện ta là một trong 8 nước triển khai thí điểm sáng kiến «Một LHQ» ở cấp độ quốc gia- một nội dung về cải tổ được LHQ rất coi trọng. Có thể nói, vị thế và vai trò của ta tại Liên hợp quốc được nâng cao nhất từ trước đến nay./.
5. Chiến tranh lạnh là gì? Biểu hiện và hậu quả của chiến tranh lạnh?
	 a. Hoàn cảnh lịch sử
	Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô ngày càng mâu thuẫn và đối đầu gay gắt.
	Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Tơ-ru-man chính thức phát động “Chiến tranh lạnh”, chống Liên Xô và các nước XHCN, thực hiện chiến lược toàn cầu.
	“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
	b. Những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh”
	- Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc “Chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
	- Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (NATO, SEATO, CENTO,AUZUS, Khối quân sự Tây bán cầu, Liên minh Mĩ-Nhật...)
	Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với Liên Xô và các nước XHCN, tạo ra sự căng thẳng phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế.
	Liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Đông...) hoặc can thiệp vũ trang (CuBa, Grê-na-đa, Pa-na-ma...).
	c. Hậu quả
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
 + Các cường quốc đó chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, trong khi nhân loại vẫn phải chịu bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai...
+ Em mong muốn thế giới không có chiến tranh, luôn tồn tại trong hòa bình
6. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
- Sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng kéo dài, tới những năm 90, chế độ CNXH bị tan rã ở Đông Âu và Liên bang Xô viết. Với “cực” Liên Xô tan rã, hệ thống thế giới của các nướ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_BDHSG_su_9.doc