Đề thi chọn học sinh giỏi cấp THCS môn: Ngữ văn năm học 2013 - 2014

Câu1 ( 8 điểm)

 Viết bài văn ngắn (Từ 150 đến 200 từ) trình bày cảm nhận của em về câu chuyện sau:

Hoa hồng tặng mẹ

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đô la. Anh mỉm cười và nói với nó:

 - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

 Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

 Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:

 - Đây là nhà của mẹ cháu.

 Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa lên mộ.

 Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300 km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2034Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp THCS môn: Ngữ văn năm học 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN LỤC YÊN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS
Môn: Ngữ Văn
Năm học 2013-2014
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu1 ( 8 điểm)
	Viết bài văn ngắn (Từ 150 đến 200 từ) trình bày cảm nhận của em về câu chuyện sau: 
Hoa hồng tặng mẹ
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đô la. Anh mỉm cười và nói với nó:
	- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
	 Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
 Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
	- Đây là nhà của mẹ cháu.
	 Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa lên mộ.
	 Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300 km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
Câu 2 ( 12 điểm)
“Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học Trung đại từ thế kỷ XVI
đến thế kỷ XIX là hiện thân của cái đẹp đồng thời là hiện thân của những số phận bi thương”.
Qua ba tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
.Hết
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN LỤC YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS
Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ Văn
Câu 1 (8 điểm)
a. Yªu cÇu vÒ h×nh thøc:
- BiÕt c¸ch lµm kiÓu bµi nghÞ luËn x· héi.
- LuËn ®iÓm ®óng ®¾n, s¸ng tá, lÝ lÏ thuyÕt phôc
- DiÔn ®¹t l­u lo¸t, lời văn trong sáng, đúng chính tả.
- Kết cấu là bµi v¨n ng¾n có bố cục 3 phần.
b. VÒ néi dung: 
Bµi viÕt cã thÓ tr×nh bµy theo c¸c c¸ch kh¸c nhau nh­ng cÇn nªu ®­îc c¸c ý sau:
- Câu chuyện viết về đề tài tình mẫu tử, một tình cảm thiêng liêng nhưng rất đỗi gần gũi với mỗi con người. (1,0 điểm)
- Câu chuyện kể về sự thể hiện lòng hiếu thảo, sự quan tâm về mẹ của em bé và chàng thanh niên ở 2 hoàn cảnh khác nhau (2,0 điểm)
- Sự bất hạnh và lòng hiếu thảo đối với người mẹ đã mất rất hồn nhiên vµ ®Çy c¶m ®éng cña em bÐ ®· lµm thøc tØnh chµng trai, anh nhËn ra r»ng mÊt mÑ lµ mét sự mất mát lớn lao. (1,5 điểm)
- Cô bé đã mở cánh cửa trái tim không những cho anh thanh niên và tất cả mọi người về tình mẫu tử trong cuộc sống hiện đại mà còn chuyển tới chúng ta thông điệp hãy trân trọng những gì chúng ta xem là đơn giản nhất, giá trị của một món quà thực sự ý nghĩa khi được tận tay trao cho người mình yêu thương, cái ngọt ngào của cuộc sống không phải chỉ ở vật chất mà chính ở sự quan tâm, ở tấm lòng và tình yêu thương chân thành. 
 (2,5 điểm)
- Nhận xét, đánh giá, liên hệ bản thân. (1,0 điểm)
Câu 2 (12 điểm)
a. Yªu cÇu chung: 
- Kiểu đề: chứng minh.
- Yªu cÇu: 
Bằng dẫn chứng từ ba tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, chứng minh nhận định: “Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học Trung đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX là hiện thân của cái đẹp đồng thời là hiện thân của những số phận bi thương”.
b. Yªu cÇu cô thÓ:
1.Mở bài: 
- Nêu cảm nhận chung về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong VHTĐ từ TK XVI->XIX là hiện thân của cái đẹp và là hiện thân của những số phận bi thương. Điều đó được phản ánh qua ba tác phẩm:.. 
2.Thân bài:
*Hình tượng người phụ nữ trong văn học Trung đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX là hiện thân của cái đẹp: 
Họ là những người phụ nữ đáng yêu, đáng mến, có nhân cách, tâm hồn cao đẹp, họ đẹp cả về phẩm chất lẫn tâm hồn:
 +Phân tích và dẫn chứng về vẻ đẹp tài, sắc, vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều; 
 +Phân tích và dẫn chứng về vẻ đẹp của Vũ Nương;
 +Phân tích và dẫn chứng về vẻ đẹp người phụ nữ trong “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: 
 *Họ là hiện thân của những số phận bi thương:
+Số phận của Thúy Kiều;
+Số phận của Vũ Nương; 
+Số phận của người phụ nữ trong “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: 
* Đánh giá chung: 
Người phụ nữ bị đẩy vào vũng bùn nhơ nhớp, bị nhào nặn tận đáy xã hội hoặc bị đẩy vào ngõ cụt không lối thoát, họ bị coi như nô lệ, như một thứ đồ chơi nhưng ở họ vẫn ánh lên một tâm hồn trong sáng, một vẻ đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Cả 3 tác phẩm phản ánh sâu sắc và nêu bật được số phân của những người phụ nữ trong XHPK, đồng thời ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ.
- Cảm xúc riêng của bản thân.
Thang điểm :
- Điểm 11,12: đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, đúng chính tả.
- Điểm 9,10 : cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát,đúng chính tả.
- Điểm 7,8: đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, sai ít lỗi chính tả.
- Điểm 5,6: đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt tương đối lưu loát, sai ít lỗi chính tả.
- Điểm 3,4: Chưa nắm chắc nội dung yêu cầu của đề, phân tích còn nhiều hạn chế, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1,2: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp./.
Đề 2
Câu 1 (4.0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp hai câu thơ:
                                      Cỏ non xanh tận chân trời,
                             Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                                    (Nguyễn Du, Truyện Kiều - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (6 điểm):
Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay.
Câu 3 ( 10 điểm)
 Trong cuộc sống sôi động hàng ngày, có những con người làm những công việc thật bình dị, thầm lặng nhưng chính họ lại là những tấm gương cho ta học tập.
	 Hãy kể về một người như vậy.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu 1. (4.0 điểm)
Yêu cầu về hình thức:
- Thí sinh có thể viết 1 đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp hai câu thơ. 
- Diễn đạt lưu loát, đúng chính tả.
2. Yêu cầu về nội dung:
	- Thí sinh chỉ ra được đó là một bức họa thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp: Vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, tươi mới, tràn trề sức sống của mùa xuân đã lan tỏa, thấm sâu khắp không gian từ mặt đất, bầu trời đén cỏ cây, hoa lá ( 1 điểm)
- Vẻ đẹp quyến rũ ấy được thể hiện bằng thiên tuyệt bút của Nguyễn Du với ngôn ngữ giàu sức gợi tả và đầy biểu cảm: Màu sắc tương phản mà hài hòa; không gian rộng lớn khoáng đạt; đường nét thanh tú, uyển chuyển; đặc biệt cách dùng từ sáng tạo “trắng điểm” đã gợi tả một cách thần tình sức sống của mùa xuân, vẽ nên một bức tranh xuân “đượm vẻ thiên nhiên” vô cùng diễm lệ, tươi sáng. ( 2 điểm)
1- Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn nhạy cảm của đại thi hào Nguyễn Du trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời truyền niểm say mê, khao khát yêu đời, yêu cuộc sống đến cho người đọc. ( 1 điểm)
Câu 2 (6 điểm)
Yêu cầu về hình thức: 
	- Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội, bài có 3 phần, bố cục chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy.
	2. Yêu cầu vÒ néi dung:
	Thí sinh cần làm được các ý cơ bản sau:
+ Giải thích: Tự lập: là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác. (1 điểm)
+ Khẳng định: Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. (1 điểm)
+ Tác dụng của người có tính tự lập: Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao. (1 điểm)
+ Tác hại của người không có tính tự lập: Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực : quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả về hạnh kiểm và học tập. (1 điểm)
+ Bài học: Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức. (1 điểm)
 Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế. (1 điểm)
Câu 3 ( 10 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức: 
 	- Kiểu đề: Tự sự kÕt hîp víi béc lé c¶m xóc.
	- Bài có bố cục 3 phần, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, đúng chính tả.
	2. Yêu cầu vÒ néi dung:
* Định hướng : đề bài hướng tới 2 ý :
+ Con người làm công việc thầm lặng, bình dị
+ Họ chính là tấm gương cho ta học tập.
(Có thể lựa chọn : bác công nhân, bác lao công, anh bộ đội đã hết nghĩa vụ quân sự, người làm vườn...)
* Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Dẫn dắt, giới thiệu về con người định kể. 
- Kể sơ qua về họ : hoàn cảnh quen biết, gặp gỡ, tuổi tác, ngoại hình, gia đình.
- Kể về công việc thầm lặng, bình dị của họ.
- Kể về những gì ta học tập được từ họ.
( Có thể viết về một tình huống cụ thể hoặc những tình huống đời thường khiến ta thấy cảm phục họ).
- Liên hệ đến bản thân. Suy nghĩ đến cách đánh giá về một con người.
	Thang điểm :
- Điểm 9,10: đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, đúng chính tả.
- Điểm 7,8: đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, sai ít lỗi chính tả.
- Điểm 5,6: đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt tương đối lưu loát, sai ít lỗi chính tả.
- Điểm 3,4: Chưa nắm chắc nội dung yêu cầu của đề, phân tích còn nhiều hạn chế, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1,2: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp./.

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_duong_van_9_2015.doc