Giáo án Các môn lớp 4, 5 - Tuần 10 đến 17 - Trường Tiểu học Tân Hòa A

Tiết 9: Kĩ thuật 5B

 Luộc rau

I. Mục tiêu:

- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.

- Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình. (Học sinh thành thuộc cách sơ chế, luộc rau)

- Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn. Tiết kiệm năng lượng sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh dung cụ luộc rau.

- Học sinh: Xem trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động1: Tìm hiểu các dụng cụ, nguyên liệu và cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau.

- Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 1.SGK.

- Quan sát hình 1 và bằng hiểu biết của mình .

 + Em hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau ?

- Ở gia đình thường luộc những loại rau nào ? Rau cải, rau muống, bắp cải

- Quan sát hình 2a, 2b em hãy nhắc lại cách sơ chế rau ?

 + Em hãy kể tên một số loại củ quả được dùng để làm món luộc ? Quả mướp, cà, củ cải

 * Chú ý: Đối với củ quả thì phải gọt vỏ

 

doc 93 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 4, 5 - Tuần 10 đến 17 - Trường Tiểu học Tân Hòa A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người làm ra.
 * Học sinh nêu lại được quy trình thêu móc xích.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh quy trình thêu.
- Học sinh: Kim, chỉ, vải.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét và quan sát mẫu.
 - GV hướng dẫn nhận xét và quan sát mẫu. 
 - GV giới thiệu mẫu. 
 - HS nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích. 
 + Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền).
 + Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau.
 - Từ đặc điểm GV nêu, HS khái niệm về thêu móc xích.
 - Học sinh nêu lại được quy trình thêu móc xích.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn kĩ thuật thêu.
- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật thêu. 
- Thêu từ phải sang trái. 
- Mỗi mũi thêu bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường dấu.
- Lên kim, xuống kim vào các điểm trên vạch dấu. 
- Không rút chỉ quá chặt, quá lỏng.
- Kết thúc đường thêu móc xích bằng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu.
- Sử dụng khung thêu để căng vải thẳng hơn.
- HS nhắc lại thao tác thực hiện.
- HS thực hành thao tác thêu móc xích trên vải.
- GV quan sát giúp đỡ HS thêu.
 Hoạt động 3. Đánh giá sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm .
- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- HS nhận xét sản phẩm của các bạn.
- GV + HS nhận xét đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét tuyên dương những em có sản phẩm thêu đẹp nhất.
GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm.
.
Tiết 13: Lịch sử 4B
Cuộc kháng chiến chống quân tống
xâm lược lần thứ 2 (1075 – 1077)
I. Mục tiêu:
- Nắm những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. 
- Biết Vài nét về công lao của Lý Thường Kiệt: Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2 thắng lợi.
- Tự hào về sức mạnh, tài trí của cha ông ta trong đấu tranh giữ nước.
* Học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần 2.
- Học sinh: Xem trước thông tin sgk.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075-1077).
- HS đọc đoạn “ cuối năm 1075rồi rút về” – trả lời câu hỏi:
+ Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2 Lý Thường Kiệt có kế hoạch gì ?
+ Theo em việc Lý Thường Kiệt cho quân chủ động sang đánh Tống có tác dụng gì ?
- HS trả lời – lớp nhận xét.
- GV kết luận: Biết được âm mưu xâm lược của quân Tống, Lý Thường Kiệt đã chủ động đem quân sang đánh đất Tống nhằm ngăn chặn thế mạnh của giặc.
- HS nhắc lại 2 – 3 em.
* Học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077 ).
- GV đính bảng phụ câu hỏi lên – 1 em đọc.
- GV hướng dẫn thảo luận – phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4 – trả lời câu hỏi:
 + Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với quân giặc ?
 + Quân Tống kéo qua nước ta vào thời gian nào ?
 + Lượng quân Tống sang nước ta như thế nào ? Do ai chỉ huy ?
 + Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu, như thế nào ?
 + Kể lại ngắn gọn trận chiến trên sông Như Nguyệt.
- GV theo dõi, nhắc nhở các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận – nhận xét.
- GV nhận xét – dùng lược đồ thuật lại ngắn gọn trận chiến: Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt. Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ Bắc tổ chức tiến công. Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
Hoạt động 3: Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077). 
- GV nêu lần lượt các câu hỏi: 
 + Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2. 
 + Vì sao dân ta có thề giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến ?
- HS trả lời – nhận xét.
- GV nhận xét – kết luận: Nhờ vào trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân và sự tài giỏi của người chỉ huy là Lý Thường Kiệt nên cuộc kháng chiến đã giành được thắng lợi.
- 2 HS nêu lại. 
- HS đọc mục cần nhớ trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài: Nhà Trần thành lập
Rút kinh nghiệm.
.
 Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2017
Tiết 13: Mĩ thuật 4B
 Sự chuyển động của dáng người (tiết 2)
 Dạy theo sách thiết kế mĩ thuật mới
Rút kinh nghiệm.
.
Tiết 13: Âm nhạc 5B
 Ôn tập bài hát: Ước mơ
 Tập đọc nhạc – TĐN số 4
I. Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. (Biết hát đối đáp. Biết đọc bài TĐN số 4).
- Học sinh yêu quý môn âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Máy nghe nhạc, băng đĩa
- Học sinh: Đọc trước lời bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Ước mơ.
- Gv nhạc giai điệu cho Hs nghe 1 lượt.
- Gv cho Hs ôn bài theo cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hs hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Gv tổ chức cho Hs tập trình bày bài trước lớp theo cá nhân, nhóm, lớp.
- Học sinh nhận xét.
- Gv nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 4
- GV treo bảng phụ.
- Hs quan sát nhận xét bài nhạc. Tên nốt nhạc, hình nốt nhạc kí hiệu âm nhạc trong bài.
- Gv hướng dẫn Hs luyện đọc cao độ, luyện tập tiết tấu.
- Gv nhạc giai điệu cả bài cho Hs nghe.
- Gv chia câu và hướng dẫn Hs đọc từng câu từ đầu đến hết theo cá nhân, nhóm, lớp
- Gv hướng dẫn Hs ghép lời.
- Gv cho Hs đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách.
- Các nhóm trình bày bài trước lớp.
- Hs nhận xét.
- Gv nhận xét, đánh giá.
- Chuẩn bị: Học hát: Con chim hay hót
Rút kinh nghiệm.
.
Tiết 25: Khoa học 4B
 Nước bị ô nhiễm
I. Mục tiêu: 
- Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm: Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các chất vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người. Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
- Biết phân biệt nước sạch với nước bị ô nhiễm.
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch, uống nước được đun sôi.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh minh họa, Phiếu học tập.
- Học sinh: Đồ dùng thí nghiệm.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm. Làm việc nhóm.
- GV chia HS theo nhóm 4.
- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm của nhóm mình.
- GV hướng dẫn HS lọc nước, làm việc theo nhóm với các vật đã chuẩn bị.
- HS làm việc theo nhóm: Lọc nước và ghi kết quả thí nghiệm vào nháp: Nhận xét về nước trước và sau khi lọc, nhận xét về hai miếng bông dùng để lọc nước. (một miếng lọc nước bẩn, 1 miếng lọc nước giếng)
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả và giải thích vì sao phân biệt được như vậy.
- HS – GV nhận xét.
- GV chốt ý: Nước bẩn thường có nhiều tạp chất như cát, bùn, đất, bụi,và nhiều sinh vật sinh sống. Còn nước giếng, nước mưa thường sạch là vì ít bị lẫn với đất, cát và các chất bẩn khác.
- 2 em nhắc lại.
Hoạt động 2: Đặc diểm chính của nước sạch, nước bị ô nhiễm. 
- HS làm bài theo cặp để viết vào bảng đặc điểm phân biệt nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- GV phát bảng nhóm cho 2 nhóm – các nhóm còn lại làm vào phiếu học tập.
- HS trình bày kết quả, nhận xét.
- GV chốt hoạt động: Giúp các em biết phân biệt đâu là nước sạch và đâu là nước bị ô nhiễm.
- Rút ra mục bạn cần biết.
- 3 em nêu lại.
- GV nhận xét tiết học, giáo dục HS.
- Chuẩn bị bài: Nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm.
Rút kinh nghiệm.
.
 Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2017
Tiết 13: Địa lí 4B
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu: 
 - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- HS có ý thức tôn trọng và bảo vệ thành quả lao động của con người.
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tranh về đồng bằng Bắc Bộ.
 - Học sinh: Xem trước thông tin ở nhà.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Chủ nhân của đồng bằng. 
 - HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi:
+ Đồng bằng Bắc bộ là nơi đông dân hay thưa dân ?
+ Người dân ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là dân tộc nào ?
 - GV nhận xét, rút ra kết luận: Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
 - HS nêu lại.
Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội. Thảo luận nhóm.
 - GV đính bảng phụ câu hỏi thảo luận.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm 4 – trả lời câu hỏi.
 + Làng của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
 + Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh ? Vì sao có đặc điểm như vậy ?
 + Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân có thay đổi như thế nào?
- GV theo dõi, nhắc nhở HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời – nhận xét.
 - GV hệ thống lại và rút ra kết luận.
- HS nhắc lại
Hoạt động 3: Lễ hội. Làm việc cá nhân
- HS đọc thông tin trong SGK – trả lời lần lượt các câu hỏi GV nêu:
 + Người dân thường tổ chức lễ hội nào ? vào thời gian nào ?
 + Trong lễ hội thường có những hoạt động gì ?
 + Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết ?
 + Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ?
- HS lần lượt trình bày – nhận xét.
- GV chốt ý sau mỗi câu. 
- Rút ra kết luận chung như trong SGK.
- Ba em đọc bài học.
- GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Rút kinh nghiệm.
.
Tiết 13: Âm nhạc 4B
Ôn tập bài hát: Cò lả.Tập đọc nhạc: TĐN số 4
I. Mục tiêu: 
 - HS biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - HS đọc cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc số 4 con chim ri và ghép lời thành thạo.
 - Giáo dục HS yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống của những người lao động vất vả.
 * Học sinh nêu hát đúng bài hát.
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Máy nghe nhạc, băng đĩa.
 - Học sinh: Học thuộc bài hát ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Ôn bài hát.
 - HS nêu lại tên bài hát, xuất sứ, nội dung bài hát (ca ngợi cuộc sống thanh bình và lạc quan của người nông dân)
 - GV mở máy cho HS nghe lại bài hát một lần.
 - HS lắng nghe và ghi nhớ giai điệu bài hát.
 - HS hát lại bài hát một lần.
 - Học sinh nêu hát đúng bài hát.
 - HS luyện hát (dãy, nhóm, cá nhân)
 - HS yếu hát đúng giai điệu, HS hát đúng những tiếng có luyến.
 - HS hát lĩnh xướng.
 - HS hát lĩnh xướng, HS giỏi lĩnh xướng
Hoạt động 2: Tập đọc nhạc.
 - GV giới thiệu bài TĐN số 4 và đọc mẫu một lần.
 - GV hướng dẫn HS luyện độ cao. Đồ, Rê, Mi, Pha, Son.
 - GV hướng dẫn HS tập đọc nhạc. TĐN số 4.
 - HS luyện đọc cá nhân, nhóm.
 - HS trình bày bài tập đọc nhạc và ghép lời ca.
 - GV nhận xét sửa sai.
Hoạt động 3: Hát lại bài hát.
 - HS hát lại bài hát Cò lả một lần.
 - HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
 - GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm.
.
Tiết 13: Địa lí 5B
Công nghiệp (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- HS nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp và trung tâm công nghiệp lớn nước ta.
- Sử dụng bản đồ để bước đầu nhận xét về phân bố của công nghiệp. Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
- Giáo dục HS học tập tốt sau này học vào các ngành công nghiệp mà mình thích. BĐKH (Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường nói chung và các khu công nghiệp ven biển nói riêng).
 * Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, than, dầu mỏ, điện, 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bản đồ Việt Nam.
- Học sinh: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Phân bố các ngành công nghiệp. (Làm việc theo cặp)
- GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời câu hỏi mục 3 trong SGK. 
- HS trao đổi làm việc và trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ nơi phân bố của các ngành công nghiệp.
 + Lớp nhận xét.
- GV nhận xét kết luận:
- Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành:
+ Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh; A-pa-tít ở Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam ở nước ta.
+ Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa-Vũng Tàu,; thủy điện ở Hòa Bình, Y-a-li, Trị An, 
 * Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, than, dầu mỏ, điện,
Hoạt động 2: Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta. (Làm việc nhóm 4).
- GV giao nhiệm vụ: HS làm các bài tập mục 4 trong SGK.
- HS làm việc và đại diện trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
 + Lớp nhận xét.
- GV kết luận: 
+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên Hòa Đồng Nai, Thủ Dầu Một.
+ Điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta (như hình 4 trong SGK).
 + Những khu công nghiệp phát triển thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế đất nước ?
- BĐKH( Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường nói chung và các khu công nghiệp ven biển nói riêng).
 - Chuẩn bị bài học sau: Giao thông vận tải.
Rút kinh nghiệm.
.
Tuần 14:	 Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2017
Tiết 13: Mĩ thuật 5B
 Trường em (tiết 1)
 Dạy theo sách thiết kế mĩ thuật mới
Rút kinh nghiệm.
.
Tiết 26: Khoa học 5B
 Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
I. Mục tiêu:
- Nêu được nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm, tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người.
- Hiểu được những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương.
- Giáo dục HS có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh ảnh về nguồn nước bị ô nhiễm.
 - Học sinh: Xem trước thông tin sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. 
- Yêu cầu HS cho biết những nguyên nhân làm ô nhiễm nước.
- HS quan sát hình trang 54,55.SGK, thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi sau:
+ Hãy mô tả những gì em nhình thấy trong hình vẽ ?
+ Theo em việc làm đó sẽ gây ra điều gì ?
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV tổng kết nội dung hoạt động.
- GV kết luận, HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Tác hại của sự ô nhiễm nước. Làm việc theo cặp.
- Tìm hiểu tác hại của sự ô nhiễm nước.
- HS thảo luận nhóm đôi nêu điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ?
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV kết luận nội dung hoạt động 2. HS nhắc lại.
- HS đọc ghi nhớ SGK 2 – 3 em.
 * Hoạt động nối tiếp:
- HS liên hệ thực tế tại địa phương mình sinh sống.
- GV nhận xét tuyên dương.
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Một số cách làm sạch nước.
Rút kinh nghiệm.
.
 	 Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
Tiết 14: Lịch sử 5B
 Thu - Đông 1947 Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
- Nắm được ý nghĩa thắng lợi Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
- Giáo dục học sinh tình yêu thương dân tộc.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh ảnh lịch sử lớp 5.
 - Học sinh: Xem trước bài.
III.Các họat động dạy học:
Hoạt động 1: Âm mưu của địch và chủ trương của ta.
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn, Thực dân Pháp có âm mưu gì ? 
 + Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó ?
 + Trước âm mưu của Thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì ?
- HS trả lời – HS khác nhận xét.
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp theo các câu hỏi:
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường ? Nêu cụ thể từng đường ?
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào ?
+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào ?
 + Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ý kiến, sau đó bổ sung thêm các ý kiến học sinh nêu chưa được.
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947.
- Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi cho học sinh trả lời để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947.
+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của Thực dân Pháp ?
+ Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào ?
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta ?
+ Thắng lợi có tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước ?
- Giáo viên tổng kết lại các ý chính về ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông1947.
- Giáo viên hỏi thêm: Tại sao nói, Việt Bắc thu – đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”.
Chuẩn bị: Chiến thắng biên giới thu- đông 1950
Rút kinh nghiệm.
.
Tiết 14: Kĩ thuật 4B
 Thêu móc xích (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- HS nắm được cách thêu móc xích và ứng dụng của mũi thêu móc xích trong đời sống.
- HS có kĩ năng thêu được mũi thêu móc xích tương đối thành thạo.
- Giáo dục HS yêu lao động, quý trọng những sản phẩm và thành quả lao động của con người làm ra.
* Học sinh nêu nêu lại được quy trình thêu móc xích.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh quy trình.
- Học sinh: Kim, chỉ, vải.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét và quan sát mẫu.
 - GV hướng dẫn nhận xét và quan sát mẫu. 
 - GV giới thiệu tranh mẫu.
 - HS nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích. 
 + Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền).
 + Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau.
 - Từ đặc điểm GV nêu, HS khái niệm về thêu móc xích.
 * Học sinh nêu nêu lại được quy trình thêu móc xích.
 Hoạt động 2: Thực hành.
 - Học sinh nhắc lại kĩ thuật thêu. 
 - Thêu từ phải sang trái. 
 - Mỗi mũi thêu bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường dấu.
 - Lên kim, xuống kim vào các điểm trên vạch dấu. 
 - Không rút chỉ quá chặt, quá lỏng.
 - Kết thúc đường thêu móc xích bằng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu.
 - Sử dụng khung thêu để căng vải thẳng hơn.
 - HS nhắc lại thao tác thực hiện.
 - HS thực hành thao tác thêu móc xích trên vải.
 - GV quan sát giúp đỡ HS thêu.
Hoạt động 3. Đánh giá sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm .
- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- HS nhận xét sản phẩm của các bạn của mình.
- GV + HS nhận xét đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét tuyên dương những em có sản phẩm thêu đẹp nhất.
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm.
.
Tiết 14: Lịch sử 4B
Nhà Trần thành lập
I. Mục tiêu:
 - HS biết được đến cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu dần, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho choàng là Trần Cảnh, từ đó Nhà Trần thành lập. Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
 - HS trình bày được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
 - HS có ý thức tôn trọng và biết ơn các nhân vật lịch sử nước nhà.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Sơ đồ quản lí đất nước của nhà Trần.
 - Học sinh: Xem trước thông tin sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
 - HS đọc đoạn: “Đến cuối thế kỉ XII...Nhà Trần được thành lập”. Trả lời các câu hỏi sau:
- Tình hình nhà Lý cuối thế kỉ XII như thế nào ?
- Vậy nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 - Sau khi nhà Trần thành lập đặt tên kinh đô, tên nước là gì ?
 - HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến.
 - HS và GV nhận xét bổ sung.
 - GV chốt lại: Đến cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu dần, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho choàng là Trần Cảnh, từ đó Nhà Trần thành lập. Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc quản lí đất nước của nhà Trần.
- HS đọc đoạn “Dưới thời Trần...trong nom việc nước” và thảo luận nhóm đôi điền thông tin vào phiếu chính sách được nhà Trần thực hiện để cai quản đất nước.
 + Đứng đầu nhà nước là ... Vua đặt lệ... Cả nước chia thành ...Mỗi cấp đều có....
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GV chốt lại: Thời Trần đứng đầu nhà nước là vua. Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. Cả nước chia thành 12 lộ, phủ, châu, huyện, xã.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ vua với quan và vua với dân. 
- HS đọc đoạn “Vua Trần cho đặt...hát ca vui vẻ” và trả lời các câu hỏi sau:
- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa vua với quan, vua với dân ?
- Những việc làm trên của các vua nhà Trần nhằm để làm gì ?
- HS trình bày ý kiến.
- HS và GV nhận xét bổ sung.
 + GV chốt lại: Những việc làm trên để tạo mối quan hệ gần gũi giữa vua với quan và giữa vua với dân. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu việc xây dựng quân đội và việc phát triển nông nghiệp của nhà Trần. 
- HS đọc đoạn “Nhà Trần chú ý...đi khẩn hoang” và thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
 + Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội thời bình làm gì ? Khi có chiến tranh thì làm gì ?
 + Việc nhà Trần lập Hà đê sứ, khuyến nông sứ, Đồn điền sứ để làm gì ?
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt ý đúng.
+ Trai tráng mạnh khỏe đươc tuyển vào quân đội thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì chiến đấu.
+ Việc nhà Trần lập Hà đê sứ, khuyến nông sứ, Đồn điền sứ nhằm phát triển nông nghiệp.
- HS đọc bài học SGK.
 - Học sinh nêu đọc đúng bài học.
 - GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm.
.
 	 Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017
Tiết 14: Mĩ thuật 4C
 Sự chuyển động của dáng người (tiết 3)
 Dạy theo sách thiết kế mĩ thuật mới
Rút kinh nghiệm.
.
Tiết 14: Âm nhạc 5B
Ôn tập bài hát: Những bông hoa những bài ca, 
Ước mơ. Nghe nhạc
I. Mục tiêu:
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. 
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ động tác đơn giản. (Học sinh thuộc lời bài hát)
- Giáo dục học sinh yêu thích môn âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Máy nghe nhạc, băng đĩa.
- Học sinh: Học thuộc lời bài hát.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Những bông hoa những bài ca
- Cho HS nghe giai điệu của bài con chim hay hót. 
- Hỏi: Tên và tác giả bài hát vừa nghe xong ?
- HS hát kết hợp gõ đệm với hai âm sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CHUYEN 45_12215280.doc