Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Minh Tân A

TOÁN

Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

I. MỤC TIÊU:

 - Kiến thức: Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.

 - Kĩ năng: Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.

 - Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.

 * BT cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a)

II. CHUẨN BỊ:

1. Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

2. Phương tiện:

 -GV: - Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).

 -HS: E-ke, thước kẻ,.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Minh Tân A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cho nhóm trưởng nhận xét. 
2. Điền vào chỗ trống. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
Đ/á:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sầu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
___________________________________
THỂ DỤC
(Giáo viên chuyên dạy)
__________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 17: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4). (không làm BT5)
 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu
 - Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện: 
 -GV: - HS chuẩn bị tự điển (nếu có). GV phô tô vài trang cho nhóm. 
 - Giấy khổ to và bút dạ. 
 -HS: Vở, SGK,. ..
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(3p)
 - HS cả lớp hát 
2. Hoạt động thực hành:(28p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nghĩa của từ, ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm trên.Tìm được từ cùng nghĩa, trái nghĩa...
* Cách tiến hành:
Bài 1:Ghi lại những từ trong bài Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ Ước mơ
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- YC HS đọc thầm lại bài: Trung thu độc lập và tìm các từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”.
- Gọi 1 HS làm bảng lớn, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về những từ đúng. 
Bài 2: Tìm thêm từ cùng nghĩa với từ ước mơ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Lưu ý HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành bài tập. 
- Kết luận về những từ đúng. 
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV gọi trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nói GV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?
3. Hoạt động tiếp nối:(5p)
- Dặn HS ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm ước mơ và học thuộc các câu thành ngữ. 
- Chuẩn bị bài: “Động từ”. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
- HS đọc
Đ/á: Mơ tưởng, mong ước.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
 - Các nhóm báo cáo-kl lời giải đúng
Đ/á:
+ Bắt đầu bằng tiếng ước: Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng. 
+ Bắt đầu bằng tiếng mơ: Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thảo luận cặp đôi để ghép từ ngữ thích hợp. 
- Đại diện nhóm báo cáo đáp án-nhóm khác nhận xét , bổ sung.
Đ/á:
a. Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng
b. Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ
c. Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS tự suy nghĩ (làm việc cá nhân) và tìm ví dụ minh họa cho những ước mơ đó. 
VD:
+ Ước mơ được: đánh giá cao. Đó là những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho mọi người như: 
- Ứơc mơ học giỏi để trở thành thợ bậc cao/ trở thành bác sĩ/ kĩ sư/ phi công/ bác học/ trở thành những nhà phát minh, sáng chế/ những người có khả năng ngăn chặn lũ lụt/ tìm ra loại thuốc chữa được những chứng bệnh hiểm nghèo. 
- Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không có chiến tranh
- Ước mơ chinh phục vũ trụ
+ Ước mơ được: đánh giá không cao: Đó là những ước mơ giãn dị, thiết thực có thể thực hiện được, không cần nổ lực lớn: ước mơ muốn có truyện đọc/ có xe đạp. Có một đồ chơi/ đôi giày mới. Chiếc cặp mới/ được ăn một quả đào tiên/ muốn có gậy như ý của Tôn Hành Giả
+ Ước mơ bị: đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được; hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại cho người khác
Ước mơ viển vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước. 
- Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Ước mơ tầm thường- ước được ăn dồi chó- Ba điều ước. 
- Ước đi học không bị cô giáo kiểm tra bài, ước được xem ti vi suốt ngày, ước không phải học mà vẫn được điểm cao, ước không phải làm mà cái gì cũng có
_____________________________________________
Thứ tư, ngày 01 tháng 11 năm 2017
Toán
Tiết 43: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiến thức: Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
 - Kĩ năng: Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
 - Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.
 * BT cần làm: Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Hoỉ đáp, quan sát, thảo luận nhóm. 
2. Phương tiện:
 - Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(3p)
 Hs hát kết hợp với trò chơi vận động.
 - GV chuyển ý vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới:(12p)
* Mục tiêu: Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
* Cách tiến hành:
1. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước: 
 - GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát (vẽ theo từng trường hợp). 
 - Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB. 
 - Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. 
 Điểm E nằm trên đường thẳng AB. 
 - GV tổ chức cho HS thực hành vẽ. 
 + Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB bất kì. 
 + Lấy điểm E trên đường thẳng AB (hoặc nằm ngoài đường thẳng AB). 
 + Dùng ê ke để vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB. 
 - GV nhận xét và giúp đỡ các em còn chưa vẽ được hình. 
 2. Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác: 
 - GV vẽ lên bảng tam giác của ABC như phần bài học của SGK. 
 - GV yêu cầu HS đọc tên tam giác. 
 - GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. 
 - GV nêu: Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại điểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC. 
 - GV nhắc lại: Đường cao của hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó. 
 - GV yêu cầu HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC. 
 + Một hình tam giác có mấy đường cao ?(hs năng khiếu)
*KL:
3. Hoạt động thực hành:(18p 
 Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình. 
- GV nhận xét, khen/ động viên.
 Bài 2: Hãy vẽ các đường cao AH của hình tam giác trong mỗi trường hợp sau...
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- GV chữa bài, nhận xét bài làm của HS. 
* KL:
4. Hoạt động tiếp nối:(5p)
- GV tổng kết giờ học. 
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
* Bài tập chờ: Vẽ đường cao vào hình tam giác bên? 
- HS hát 
- Theo dõi thao tác của GV. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào vở 
- Tam giác ABC. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
- HS dùng ê ke để vẽ. 
- Một hình tam giác có 3 đường cao. 
- 2 HS lên bảng vẽ hình, mỗi HS vẽ theo một trường hợp, HS cả lớp vẽ vào vở. 
- HS nhận xét. 
 C 
 E
C E D
 D 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 A
 B C
 B
 C A
 A B
 C
_____________________________________
Tập đọc
Tiết 17: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT
 (Thần thoại Hy Lạp)
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiến thức: Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
 - Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 -Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện: 
 -GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 90, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
 -HS: SGK, 
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 -HS kể một câu chuyện về ước mơ của mình
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài
+ Bài TĐ có mấy đoạn?
+Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
+ Tìm từ ngữ khó phát âm?
 Kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài khó.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- GV giải nghĩa một số từ khó.
Khủng khiếp; nghĩa là rất hoảng sợ, sợ đến mức tột độ
+Đặt câu với từ khủng khiếp?(hs năng khiếu)
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp – thi đọc.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
*Toàn bài đọc với giọng khoan thai. Lời vua Mi- đát chuyển từ phấn khởi, thoả mãn sang hốt hoảng, cầu khẩn, hối hận. Lời phán của thần Đi- ô- ni- dốt đọc với giọng điềm tĩnh, oai vệ. 
*KL:
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài. Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người 
* Cách tiến hành: 
- HS đọc đoạn 1 
- YC HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: 
+ Thần Đi- ô- ni- dốt cho vua Mi- đát cái gì?Vua Mi- đát xin thần điều gì?
+ Theo em, vì sao vua Mi- đát lại ước như vậy?
+ Thoạt đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- YC HS đọc thầm đoạn 2 
+ Tại sao vua Mi- đát lại xin thần Đi- ô- ni- dôt lấy lại điều ước?
. 
+ Đoạn 2 nói lên diều gì?
- YC HS đọc thầm đoạn 3 
+ Vua Mi- đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác- tôn?
+ Vua Mi- đát hiểu ra điều gì?
+ Nêu nội dung của đoạn 3?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
GV đọc bài
* KL:
4. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp, phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
* Cách tiến hành 
-Gọi 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 3
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
+ Gọi vài em nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp, cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc hay.
- Nhận xét, khen/động viên.
* KL: - Người nào có lòng tham như vua Mi- đát thì không bao giờ hạnh phúc/ Lòng tham của con người không thể hạnh phúc
5. Hoạt động tiếp nối: (5p)
- Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- HS báo cáo sĩ số. Hát 
- 1 hs năng khiếu đọc toàn bài
-Bài có 3 đoạn:
Đoạn1: Có lần thần  hơn thế nữa. 
Đoạn 2: Bọn đầy tớ  tôi được sống. 
Đoạn 3: Thần Đi- ô- ni- dốt đến tham lam. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1.
- HS luyện đọc từ: MI-đát, Đi-ô-ni-dốt,Pác-tôn, sung sướng,...
Câu khó:...
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
VD: Hôm qua, em xem TV đưa tin một vụ tai nạn khủng khiếp đã xảy ra.
- Luyện đọc theo cặp – thi đọc.
- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: 
- Thần Đi- ô- ni- dốt cho Mi- đát một điều ước. Vua Mi- đat xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng. 
- Vì ông ta là người tham lam. 
- Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua tưởng như mình là người sung sướng nhất trên đời. 
 Ý1: Điều ước của vua Mi- đát được thực hiện. 
- HS đọc đoạn 2.. 
- Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn, uống bất cứ thứ gì. Vì tất cả mọi thứ ông chạm vào đều biến thành vàng. Mà con người không thể ăn vàng được. 
Ý2: Vua Mi- đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. 
- HS đọc đoạn 3
- Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch lòng tham. 
- Vua Mi- đát hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. 
Ý3: Vua Mi- đát rút ra bài học quý. 
Ý nghĩa: Câu chuyện cho ta một bài học: Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. 
- 3 em đọc tiếp nối nhau3 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.
- Theo dõi, nêu cách đọc hay.
- Luyện đọc theo nhóm
- Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
___________________________________
Kể chuyện
Tiết 7: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: 
 -Kiến thức: Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
 - Kĩ năng: Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.
 * KNS: -Thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực. Đặt mục tiêu. Kiên định
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện: 
 -GV: - Các câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
 -HS: SGK, các câu chuyện về ước mơ đẹp.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(3p)
- HS hát kết hợp với vận động.
2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(8p)
* Mục tiêu: HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
* Cách tiến hành: 
 Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè em, người thân. 
- GV đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân. 
+ Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
a. Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện. 
- Gọi HS đọc gợi ý 2. (các hướng xây dựng cốt truyện và VD)
+ GV ghi nhanh 3 hướng xây dựng cốt truyện. 
- Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp. 
- Những cố gắng để đạt ước mơ. 
- Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được. 
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. 
b. Đặt tên cho câu chuyện: 
- Gv gọi HS đọc gợi ý 3. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện. 
* Gv lưu ý HS: Kể chuyện chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em. VD: ở cạnh nhà tôi có một cô chơi đàn rất hay... Kể câu chuyện em trực tiếp tham gia, em phải là nhân vật chính trong câu chuyện). 
3. Thực hành kể chuyện:(12p)
* Mục tiêu: HS ghi nhớ nội dung câu chuyện và kể lại được theo lời kể của mình.
* Cách tiến hành:
* Kể chuyện theo cặp: 
- GV theo dõi, hướng dẫn góp ý. 
*Thi KCtrước lớp: 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS, tên truyện, ước mơ trong truyện. 
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước. 
- Nhận xét từng HS, khen/ động viên.
-Tuyên dương Hs thi kể hay.
* KL:
4. Hoạt động tiếp nối:(3p)
- Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất và chuẩn bị bài kể chuyện Bàn chân kì diệu. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát. 
- HS đọc đề. 
- Đề bài yêu cầu đây là ước mơ phải có thật. 
- Nhân vật chính trong truyện là em hoặc bạn bè, người thân. 
- 3 HS đọc thành tiếng gợi ý 2. 
- HS tiếp nối nhau nói đề tài KC và hướng xây dựng cốt truyện của mình
VD: Tôi muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao tôi ước mơ trở thành cô giáo. 
- HS đọc gợi ý 3. 
- HS suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện của mình. 
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình. 
- HS tham gia kể chuyện. 
- Hỏi và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn.
_________________________________________
Khoa học
Tiết 18: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. MỤC TIÊU: 
 Ôn tập các kiến thức về:
 - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 - Dinh dưỡng hợp lí.
 - Phòng tránh đuối nước.
 * BVMT:
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
 -GV:- Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.
 - Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp
 - HS: - Chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
+ Yêu cầu HS nêu bài học. 
- GV nhận xét, khen/ động viên.
2. Hình thành kiến thức mới: (25p)
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn ôn tập: 
HĐ1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được. 
* Quá trình trao đổi chất của con người. 
Nhóm 1: Trong quá trình sống, con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất?
- GDBVMT:
* Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người. 
Nhóm 2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ thường xuyên?
+ Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
* Các bệnh thông thường. 
Nhóm 3: Kể tên và nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá?
* KNS: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
** Phòng tránh tai nạn sông nước. 
Nhóm 4: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- GD KNS: Phòng tránh tai nạn đuối nước.
 - GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét. 
HĐ2: Tự đánh giá: 
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá. 
- Đánh giá chung.
3. Hoạt động tiếp nối: (5p)
- GV củng cố bài học.
- HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra. 
- Nhận xét tiết học. 
 - Không chơi đừa gần ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. ...
+ HS nêu bài học. 
- Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày. 
- Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn nước uống từ môi trường và thải ra môi trường những chất cặn bã. 
- Các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn và bài tiết. 
- Gồm có 4 nhóm: 
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. 
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm. 
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo. 
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất vi- ta- min, khoáng. 
- Vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể
- Một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng: 
 + Bệnh suy dinh dưỡng: Cần cho trẻ ăn đủ chất và đủ lượng. Đối với trẻ em cần được theo dõi
 + Bệnh béo phì: ăn uống hợp lí, rèn luyện tập thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. 
- Không nên chơi gần ao hồ, sông suối. Giếng nước phải được 
- Chấp hành tốt các qui định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông dường thuỷ
- HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá theo các tiêu chí trên, sau đó trao đổi với bạn bè. 
- Trình bày bài trước lớp. 
- Nhận xét, bổ sung. 
_________________________________________
Thứ năm, ngày 02 tháng 10 năm 2017
Toán
Tiết 44: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU:
 -Kiến thức: Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
 - Kĩ năng: HS biết kẻ, vẽ hai đường thẳng song song,... 
 - Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.
 * BT cần làm: Bài 1, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,...
2. Phương tiện:
 - Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS). 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(3p)
 Hs hát kết hợp với trò chơi vận động.
 - GV chuyển ý vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới:(12p)
* Mục tiêu: Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
* Cách tiến hành:
a. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước: 
 - GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ. 
+ GV vẽ lên bảng đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB. 
+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. 
+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ. 
** Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB?
- GV kết luận: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. 
- GV nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học trong SGK. 
* KL:
 3. Hoạt động thực hành:(18p)
* Mục tiêu: HS nhận biết và biết kẻ, vẽ hai đường thẳng song song,...
* Cách tiến hành:
 Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài tập. 
 - GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài
-+Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì?
+ Sau khi đã vẽ được đường thẳng qua M và vuông góc với CD, chúng ta tiếp tục vẽ gì?
- Nhận xét, khen/ động viên.
 Bài 3
 - GV yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình. 
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD. 
- GV nhận xét, khen/ động viên.
* KL:
4. Hoạt động tiếp nối:(5p)
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học. 
* Bài tập chờ:
1. Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau trong hình vẽ của bài tập 3?
2. Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau trong bài tập 3?
- HS hat kết hợp với vận động.
- Theo dõi thao tác của GV. 
- HS cả lớp quan sát. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
- Hai đường thẳng này song song với nhau. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng CD. 
- Tiếp tục vẽ đường thẳng song song với CD. 
- HS lên bảng vẽ hình theo hướng dẫn của GV. Lớp làm vào vở.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào vở
 C
 B E
 A D
- Vẽ đường thẳng đi qua B, vuông góc với AB, đường thẳng này song

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 9 Lop 4_12293678.doc