Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Bình Thắng B

TẬP ĐỌC

Tiết 1: Thư gửi các học sinh

 I. MỤC TIÊU :

 - Giúp HS biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Hiểu được nội dung bài

 - HS hiểu và nêu được nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em.

 ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

 - Giáo dục HS kính yêu Bác Hồ, yêu nước, chăm chỉ học tập.

 II. CHUẨN BỊ :

 - Tranh minh họa bài đọc.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn: “ Sau 80 năm giời nô lệ . . . ở công học tập của các em”.

 

doc 40 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Bình Thắng B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Sửa bài 
Bài 2: Quy đồng mẫu số 
- Học sinh làm vở 
4. Củng cố: (3’)
- Khắc sâu kiến thức
- Nhắc lại t/c cơ bản của phân số và cách rút gọn và quy đồng các phân số.
- Học ghi nhớ SGK .
-5 Dặn dò
 Chuẩn bị : So sánh phân số.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 1 : Từ đồng nghĩa
 I. MỤC TIÊU :
 - Giúp HS bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung Ghi nhớ).
 - Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ), đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3).
 - Giáo dục học sinh sử dụng từ đồng nghĩa khi nói viết.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Viết sẵn các từ ( phần nhận xét ) : xây dựng - kiến thiết, vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm ; giấy A4 để HS làm bài tập 2, 3.
 - HS: Chuẩn bị bài + VBT Tiếng Việt
 III. LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : (1’)
2. KTBCũ: (4’)
- Kiểm tra sách vở của HS
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
- Nêu y/c của tiết học, ghi tên bài.
a. Phần nhận xét
Bài tập 1 (7’)
- Gọi 1 HS đọc to bài 1, cả lớp theo dõi SGK.
- Gọi 1 HS đọc các từ in đậm 
+ y/c HS so sánh nghĩa của các từ, rồi trình bày trước lớp.
a) xây dựng – kiến thiết 
b) vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét và chốt lại : Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là từ đồng nghĩa.
Hỏi : Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
Bài tập 2 (7’)
- Gọi 1 HS đọc bài tập 2
+ Bài 2 có mấy y/c là những y/c nào?
- Cho HS trao đổi cặp để giải quyết các y/c của bài tập, sau đó trình bày trước lớp.
- Nhận xét chốt lại, nói thêm : các từ xây dựng – kiết thiết có thể thay thế cho nhau được nên được gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn. Các từ : vàng hoe – vàng xuộm – vàng lịm không thể thay thế cho nhau được nên gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
b. Phần ghi nhớ: (3’)
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK, cả lớp theo dõi+ nhẩm thuộc.
c. Phần luyện tập:
Bài tập 1 (4’)
- Cho HS đọc và nêu y/c.
- Gọi 1 HS đọc những từ in đậm trong đoạn văn.
- y/c HS suy nghĩ xếp các từ trên thành các nhóm từ đồng nghĩa, sau đó trình bày.
- Gọi HS nhận xét – GV nhận xét chốt lại
Bài tập 2: (6’)
- Gọi 1 HS đọc to y/c và mẫu.
- Cho HS trao đổi theo cặp và làm bài vào vở BT, GV phát giấy cho 2 HS làm sau đó dán lên bảng cho cả lớp nhận xét.
Bài tập 3 (5’)
- Gọi 1 HS đọc Y/c và mẫu
- y/c HS tự đặt câu với cặp từ đồng nghĩa ( HS khá giỏi đặt câu được 2,3 cặp từ đồng nghĩa tìm được )
- Mời HS nối tiếp nhau đọc cặp câu mình vừa đặt.
- Gọi HS nận xét, sửa chữa
4. Củng cố : (3’)
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ
5/Dặn dò 1’- Nhận xét tiết học
Hát
- Ghi tên bài vào vở.
Cá nhân
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS đọc to, lớp đọc thầm : xây dựng – kiết thiết; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.
+ Làm bài và trình bày : Các từ trên đều có nghĩa giống nhau vì cùng chỉ một hoạt động ( a ), một màu ( b ).
+ Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
Cặp
- Đọc to, đọc thầm
+ Bài có 4 y/c.
- Trao đổi làm bài, trình bày : Những từ xây dựng – kiết thiết thay thế được cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau. Các từ vàng xuộm - vàng hoe- vàng lịm không thay thế được cho nhau vì nghĩa của chúng gần giống nhau.
- Đọc ghi nhớ.
Cá nhân
- Đọc, nêu y/c
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm : nước nhà, hoàn cầu, non sông, năm châu
- Làm bài :
* nước nhà – non sông
* hoàn cầu – năm châu
Cặp
- Đọc to, đọc thầm.
- Trao đổi làm bài.
* Đẹp : đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi,.
* To lớn : to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ, 
* Học tập : học, học hành, học hỏi
Trò chơi
- Đọc và nêu y/c
- Tự đặt câu và trình bày, nhận xét
- HS đọc
KĨ THUẬT
Tiết 1 : Đính khuy hai lỗ
( Tiết 1 )
 I. MỤC TIÊU :
 - Biết cách đính khuy hai lỗ
 - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Đính khuy tương đối chắc chắn.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mĩ.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Mẫu đính khuy hai lỗ, khuy hai lỗ,.
 - Vật liệu và dụng cụ để đính khuy hai lỗ
 III. LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Kiểm tra dụng cụ của học sinh.
3. Bài mới :
 - GTB – ghi tên bài
Hoạt động 1: (15’) Quan sát và nhận xét mẫu
- GV giới thiệu 1 số khuy hai lỗ
 + GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét về khuy 2 lỗ
- GV giới thiệu đính khuy 2 lỗ
- GV giới thiệu các khuy đính trên sản phẩm như; áo, vỏ gối, 
Hoạt động 2: (15’) Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV yêu cầu
+ Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy?
- GV hướng dẫn HS đọc mục 1 và quan sát hình 2
- GV uốn nắn và hướng dẫn 
- GV dùng khuy có kích thước lớn hướng dẫn 
- GV hướng dẫn theo hình 4
- GV nhận xét các thao tác của học sinh
4. Củng cố : (3’)
- Mời HS nhắc lại quy tắc đính khuy 2 lỗ
- Nhận xét tiết học, 
5 Dặn dò
dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài tiếp theo.
Hát
- Ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát mẫu và quan sát hình 1a ( Sgk) 
+ Đặc điểm hình dạng
+ Kích thước
+ Màu sắc
- HS quan sát và nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa 2 khuy trên sản phẩm.
- HS nhận xét và so sánh vị trí các khuy và lỗ khuyết trên sản phẩm.
- HS đọc lướt nội dung Sgk ( Mục II)
+ Vạch dấu các điểm đính khuy
+ Đính khuy vào các điểm vạch dấu 
+ HS nêu cách vạch dấu các điểm chính đính khuy 2 lỗ
- 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác bước 1
+ HS nêu cách chuẩn bị đính khuy mục 2a và hình 3
+ HS đọc mục 2 và quan sát hình 4(Sgk) và nêu cách đính khuy. 
- Nhắc lại ghi nhớ.
Thứ tư ngày 30 tháng 08 năm 2017
KHOA HỌC
Tiết 1 : Sự sinh sản
 I. MỤC TIÊU :
 - Giúp HS nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
 - Rèn học sinh kĩ năng nhận biết thành thạo.
 - Giáo dục học sinh yêu quý, kính trọng cha mẹ. Tuyên truyền mọi người kế hoạch hóa gia đình.
	* GDKNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và các con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và các con co đặc điểm gì giống nhau.
 II. PP/ KTDH:
	Trò chơi
 III. CHUẨN BỊ :
 - GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Bé là con ai ?”; hình trong SGK.
 - HS: Chuẩn bị bài
 IV. LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : (1’)
2. KTBCũ: (3’)
Kiểm tra sách vở của HS
3. Bài mới:
- GTB – ghi tên bài
* Hoạt động 1 : (15’)Trò chơi “ Bé là con ai ?”
- Phổ biến cách chơi
- Phát cho mỗi cặp 2 phiếu. y/c HS thảo luận để vẽ bố (mẹ) và con sao cho có 1 đặc điểm giống nhau, sau đó GV thu lại rồi phát đều cho các nhóm 6 . Nhóm nào có bố ( mẹ ) hay con thì phải đi tìm người còn lại. Nhóm nào tìm được đúng hình trước là thắng cuộc
- Cho HS chơi thử, chơi thật.
- Nhận xét trò chơi và y/c HS trả lời câu hỏi :
 + Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
 + Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì ?
Kết luận : Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố, mẹ của mình
* Hoạt động 2 : (15’) Làm việc với SGK
- Hướng dẫn
- y/c HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và đọc thầm lời thoại giữa các nhân vật trong hình rồi liên hệ để kể về gia đình mình cho bạn nghe
- Cho HS làm việc theo cặp
- Mời 1 số HS trình bày, nhận xét
+ Sự sinh sản có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi gia đình, dòng họ ?
+ Điều gì sảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ?
=>Kết luận : Nhờ có sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gi đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
4/. Củng cố, : (4’)
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết
5 Dặn dò 1’
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem bài sau.
Hát + BCSS
Ghi tên bài vào vở.
Cặp, cả lớp
- Nắm cách chơi, nhận phiếu để vẽ.
- Thảo luận cặp để vẽ hình, nộp lại rồi trở về nhóm 6 để tìm ra những cặp bố, mẹ và em bé.
- Nhận xét 
+ Vì dựa vào những điểm giống nhau.
+ Em thấy mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
Cặp, cả lớp
- Lắng nghe, nắm y/c.
- Quan sát tranh trong SGK rồi kể về gia đình mình cho cả lớp nghe.
- HS trình bày
+ Có ý nghĩa là duy trì dòng họ.
+ Nếu con người không có khả năng sinh sản thì dần dần sẽ không còn con người.
- Đọc mục bạn cần biết.
KỂ CHUYỆN
Tiết 1 : Lí Tự Trọng
 I. MỤC TIÊU :
 - Giúp HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể từng đoạn và nối tiếp kể toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
 - HS kể được câu chuyện và hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Lí Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
 - Giáo dục học sinh tinh thần dũng cảm, yêu nước,
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Tranh minh họa truyện 
 - HS: Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
 III. LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
Kiểm tra vở và sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Lí Tự Trọng
* Hoạt động1:(13’)Giáo viên kể chuyện
- Kể lần 1: Kể chậm ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2. Chuyển giọng hồi hộp và nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt ở đoạn kể Lí Tự Trọng nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm trước những tình huống nguy hiểm trong công tác. Giọng kể khâm phục ở đoạn 3; lời Lí Tự Trọng dõng dạc; lời kết truyện trầm lắng, tiếc thương. Gv vừa kể vừa viết tên các nhân vật lên bảng và kết hợp giải nghĩa từ khó trong chú giải
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ vào tranh
 * Hoạt động2: (17’) Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nêu yêu cầu 
- Dựa vào tranh minh họa và trí nhớ, các em kể từng đoạn và nối tiếp kể toàn bộ câu chuyện.
- Cho HS trao đổi theo cặp
- GV nhận xét chốt lại 
- Cho HS kể chuyện theo nhóm 6, GV theo dõi HS kể chuyện
- Mời HS thi kể chuyện trước lớp : kể toàn bộ truyện và trao đổi về ý nghĩa truyện
- Cùng HS bình chọn nhóm kể chuyện hay nhất
4. Củng cố – dặn dò: (4’)
- Mời 1 HS nhắc lại ý nghĩa
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị trước bài kể chuyện tuần 2
Hát
- Ghi tên bài vào vở
Cả lớp
- Lắng nghe, kết hợp đọc chú giải để giải nghĩa từ khó
- Lắng nghe kết hợp quan sát tranh 
- 1 HS đọc y/c , lớp đọc thầm
- Nắm rõ y/c
-Trao đổi theo cặp
- Kể chuyện trong nhóm ( mỗi em kể một đoạn đến hết câu truyện )
- Thi kể chuyện trước lớp và trao đổi ý nghĩa truyện
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
- Nhắc lại ý nghĩa : Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
TOÁN
Tiết 3 : Ôn tập so sánh hai phân số
 I. MỤC TIÊU :
 - Giúp HS biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số thành thạo. Làm được BT1 & BT2.
	+ HS khá, giỏi BT3
 - Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác.
 II/ CHUẨN BỊ:
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Chuẩn bị bài
 III. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : (1’)
Hát
2. KTBCũ : (4’)
 Tính chất cơ bản của phân số
- Học sinh sửa một phần các bài 1, 2, 3
- Nhận xét- Ghi điểm
- Học sinh nhận xét.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài: Ôn tập : So sánh hai phân số
- Ghi tên bài.
* Hoạt động1: (15’) Ôn tập về so sánh 2 phân số
Lớp, cá nhân, nhóm
- Yêu cầu học sinh so sánh :
 và ; và 
- Học sinh làm bài và giải thích (cùng mẫu số, so sánh tử số 2 và 5 .
- Nêu cách so sánh hai phân số.
 - Chốt lại ghi bảng.
- Nhắc lại .
- Yêu cầu học sinh so sánh: và 
- Chốt lại.
- Làm bài, 1 em lên bảng, lớp nhận xét
- Nêu cách làm .
Kết luận: so sánh phân số khác mẫu số: quy đồng mẫu số; rồi so sánh tử số.
- Nhắc lại.
* Hoạt động 2 : (15’) Thực hành 
 Bài 1 : 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
Cá nhân
- Học sinh tự làm vào vở.
- Học sinh sửa bài.
 Bài 2 : 
- Nhận xét
Bài 3: ( HS khá, giỏi) Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS nêu cách giải
- Gọi HS làm
Nhận xét, chốt lại
-1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
 Vậy: 
 Vậy : 
- Cả lớp làm bài vào vở .
- Nhận xét và sửa bài.
HS nêu yêu cầu
- Nêu cách làm
- Làm bài
Nhận xét, bổ sung
4. Củng cố- dặn dò : (4’)
- nhắc lại cánh so sánh hai phân số
 - chuẩn bị bài so sánh hai phân số 
 - nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
	Tiết 1 : Cấu tạo của bài văn tả cảnh
 I. MỤC TIÊU :
 - Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh : mở bài, thân bài, kết bài .
 - Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài: Nắng trưa ( Mục III).
 - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cảnh đẹp đất nước, địa phương mình.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Bảng phụ ghi nội dung phần ghi nhớ. Giấy khổ to trình bày cấu tạo của bài Nắng trưa.
 - HS: Chuẩn bị bài
 III. LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : (1’)
2. KTBCũ : (3’)
- Kiểm tra vở của học sinh.
3. Bài mới :
 - GTB – ghi tên bài (1’)
a. Phần nhận xét (15’)
Bài tập 1 : 1HS đọc y/c và đọc bài Hoàng hôn trên sông Hương.
- Cho HS đọc thầm phần giải nghĩa từ khó trong bài, GV giải ngghĩa thêm từ hoàng hôn và nói về sông Hương.
- y/c HS đọc thầm bài và xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Gọi HS phát biểu, nhận xét, bổ sung
- Nhận xét chốt lại
Bài 2
- Gọi HS đọc và xác định y/c của bài
- Cho HS thảo luận theo nhóm 6.
- Mời 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại 
b. Phần ghi nhớ: (4’)
- Gọi 2, 3 HS đọc ghi nhớ
- Em hãy lấy VD về bài văn tả cảnh 
c. Phần luyện tập: (12’)
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài 
- Cho HS trao đổi cặp để nhận xét về cấu tạo của bài văn Nắng trưa
- Mời HS phát biểu và nhận xét.
- GV nhận xét và đưa ra cấu tạo của bài văn.
4. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Mời HS nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị cho bài tiếp theo
Hát
- Ghi tên bài vào vở.
- 1 HS đọc to lớp đọc thầm.
- Đọc và giải nghĩa từ khó
- Suy nghĩ làm bài
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
Mở bài : ( đoạn 1 )
Thân bài : ( đoạn 2+ 3 )
Kết bài : ( đoạn 4 )
Nhóm
- 1 HS đọc to và nêu y/c .
- Thảo luận nhóm 6.
- Trình bày : Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa : tả từng bộ phận của cảnh.
+ Giới thiệu màu vàng bao trùm làng quê ngày mùa.
+ Tả các màu vàng khác nhau của cảnh và vật.
+ Tả thời tiết, con người.
Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian:
+ Nêu nhận xét về sự yên tĩnh lúc hoàng hôn ở Huế.
+ Tả sự tay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Tả hoạt động của con người, mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc lên đèn
+ Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
- Đọc to, đọc thầm ghi nhớ
+ Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Cặp
- Đọc to, đọc thầm bài tập
- Trao đổi theo cặp
- Trình bày và nận xét :
Bài văn gồm :
Mở bài : Nhận xét chung về nắng trưa
Thân bài : Gồm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội.
+ Đoạn 2 : Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.
+ Đoạn 3: Cây cối và con vật trong nắng trưa.
+ Đoạn 4 : Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về mẹ ( kết bài mở rộng ).
- Nhắc lại ghi nhớ.
MĨ THUẬT
Bài 1: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
I: MỤC TIÊU:
 - HS tiếp xúc làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
 - HS nhận xét sơ lược về hình ảnh,màu sắc trong tranh
 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh
II: THIẾT BỊ DẠY-HỌC:
 GV: - SGK,SGV.Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
 - Sưu tầm thêm 1 số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
 HS: -SGK.1 số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (nếu có)
III:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: ( 1’)
2. Bài cũ: (2’)
 Kiểm tra dụng cụ học tập
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài mới: (1’)
Ghi tựa
* Hoạt động 1: (6’) Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- GV y/c hs phần tiểu sử về hoạ sĩ 
- GV đặt câu hỏi
+ Nêu vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân 
+ Kể tên 1 số tác phẩm nổi tiếng 
- GV bổ sung thêm
* Hoạt động 2: (25’) Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
- GV y/c HS chia nhóm
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì ?
+ Hình ảnh chính được vẽ như thế nào?
+ Bức tranh có những hình ảnh nào nữa?
+ Tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
+ Được vẽ những màu nào?
+ Màu nào là màu chủ đạo?
- GV y/c các nhóm bổ sung cho nhau.
- GV củng cố thêm
4. Củng cố: ( 5’)
- GV nhận xét chung về tiết học.
- GV biểu dương 1 số HS tích cực phát biểu xây dựng bài, động viên 1 số HS còn hay rụt rè...
5/ Dặn dò 1’
- Về nhà sưu tầm thêm 1 số tác phẩm của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy, màu để học./.
Hát
- Trưng bày dụng cụ học tập
Ghi tựa
- 1 HS đọc, cả lớp cùng nghe
- HS lắng nghe câu hỏi và trả lời: 
+ Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh 1906 tại Hà Nội, quê ở tỉnh Hưng Yên...
+ Thiếu nữ bên hoa huệ
+ Thiếu nữ bên hoa sen
- HS lắng nghe
HS chia nhóm 4
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời.
N1: Một thiếu nữ đng ngắm hoa huệ.
N2: Vẽ chiếm phần lớn trong bức tranh
N3: Có bình hoa huệ đặt trên bàn.
N4: Chất liệu sơn dầu.
N5: Màu trắng, màu hồng, màu xanh,...
N6: Màu trắng.
- HS bổ sung thêm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe dặn dò.
Thứ năm ngày 31 tháng 08 năm 2017
TẬP ĐỌC
Tiết 2 : Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 I. MỤC TIÊU :
 - Giúp HS đọc diễn cảm một đoạn trong bài; nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật. Hiểu được nội dung bài
 - HS đọc diễn cảm bài văn. Hiểu và nêu được nội dung : Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp( Bỏ câu 2 ).
 - Giáo dục học sinh bảo vệ cảnh đẹp, học tập lối văn miêu tả của tác giả.
 * GDBVMT: Yêu quí và bảo vệ cảnh đẹp quê hương
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK; 1 số bức tranh về quang cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa
 - HS: Chuẩn bị bài
 III. LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’)
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn đã quy định trong bài “ Thư gửi các HS” và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới :
- GTB – ghi tên bài. (1’)
a. Luyện đọc :(10’)
- Mời 2 HS khá, giỏi đọc nối tiếp bài.
- Cho HS quan sát tranh minh họa.
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 phần của bài ( gọi 2 tốp HS ) ; GV kết hợp sửa sai và cho HS giải nghĩa từ : cây ( lụi ), kéo đá, hợp tác xã
- Cho HS đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng chậm rãi, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng khác nhau)
b. Tìm hiểu bài: (10’)
- Cho HS đọc thầm để trả lời các câu hỏi 1, 2, 3
Câu 1: Kể tên những sự vật có trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng.
Câu 3 : Những chi tiết nào về thời tiết và con ngừoi đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ?
- Cho HS thảo luận nhóm 3 để trả lời câu hỏi 4 : Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ?
- Mời HS trình bày và nhận xét
- GV chốt lại : Bằng nghệ thuật quan sát tinh tế, cách dùng từ gợi cảm tác giả đã vẽ lên một bức tranh quê vào ngày mùa đặc sắc và sống động. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người với quê hương.
* GDBVMT: Yêu quí và bảo
c. Đọc diễn cảm :(10’)
- Mời 4 HS đọc 4 đoạn của bài ; GV HDHS thể hiện giọng cho phù hợp.
* Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm kĩ một đoạn “ Màu lúa chín dưới đồng  màu rơm vàng mới”.
- GV đọc mẫu.
- Gọi 1 HS đọc lại.
- Cho HS đọc theo cặp.
- Mời 3 HS thi đọc trước lớp.
4. Củng cố : (3’)
- GV yêu cầu ( HS khá- giỏi)
 + Bài văn thể hiện gì ?
5 / Dặn dò 1’
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và xem trước bài: Nghìn năm văn hiến.
Hát
- Đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi.
- Ghi bài vào vở.
Cả lớp, cá nhân.
- 2HS đọc to lớp theo dõi và NX.
- Quan sát tranh.
- Đọc nối tiếp, theo dõi SGK và nhận xét, kết hợp đọc chú giải, giải nghĩa từ.
- Đọc theo cặp.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe GV đọc.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ lúa-vàng xuộm; nắng – vàng hoe; xoan – vàng lịm; tàu lá chuối – vàng ối; bụi mía – vàng xọng; rơm, thóc – vàng giòn, 
+ Về thời tiết : Quang cảnh không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng không mưa.
+ Về con người : Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa là đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay
Con người chăm chỉ say mê mải miết với công việc. Hoạt động của con người làm cho bức tranh quê rất sinh động.
+ Thảo luận nhóm rồi trả lời:
+ Thể hiện tình cảm rất yêu quê hương của tác giả
- 4 HS đọc, chú ý để nắm cách đọc do GV hướng dẫn.
- Nghe GV đọc mẫu.
- 1 em đọc lại, lớp nhận xét.
- Luyện đọc cặp.
- 3 em thi đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1HS đọc diễn cảm toàn bài
 + Nhắc lại nội dung bài.
TOÁN
Tiết 4 : Ôn tập: So sánh hai phân số
(tiếp theo)
 I. MỤC TIÊU :
 - Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số có cùng tử số
 - Rèn kĩ năng so sánh phân số thành thạo và làm được BT1; BT2 & BT3.
 - Giáo dục học sinh cẩn thận, chính xác
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Bài soạn
 - HS: Xem trước bài
III. LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: (1’)
2. KTBCũ : (4’)
- Gọi HS nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
3. Bài mới :
- GTB – ghi tên bài (1’)
Bài 1 : (9’) Gọi HS nêu y/c
a) Cho HS làm bài rồi chữa bài
b) Những phân số như thế nào thì bé hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1 ?
Giáo dục: Tính cẩn thận, chính xác
Bài 2 : (8’)
- 1 HS nêu y/c.
- Cho HS tự làm bài .
- Gọi HS trình bày bài.
- Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số ?
Bài 3 : (9’)
- Cho HS tự đọc bài rồi làm bài và chữa bài .
- Nhận xét bài.
4. Củng cố dặn dò : (4’)
- Gọi HS nêu lại cách so sánh phân số với đơn vị, hai phân số có cùng tử số.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem bài sau.
Hát
- 2 HS lên bảng
- Ghi tên bài vào vở
- Điền ; = vào chỗ chấm
+ Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.
+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lốn hơn 1.
+ Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số bằng 1.
- So sánh các phân số.
+ Hai phân số có cùng tử số thì phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
- Làm bài rồi sửa bài.
 ; 
- Nhận xét.
- 2 HS nêu
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 2 : Luyện tập về từ đồng nghĩa
 I . MỤC TIÊU :
 - Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu hoc_12268117.doc