Giáo án Tuần 1 - Lớp 5 (không chia cột)

Tiết 2: TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. MỤC TIÊU

- Đọc lưu loát, diễn cảm bức thư của Bác Hồ .

- Thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

- Hiểu được các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu được nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe lời thầy cô, yêu mến bạn bè và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công CNXH.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghị tên bài lên bảng.

a. Luyện đọc

- Một học sinh đọc toàn bài.

- Giáo viên chia đoạn: 2 đoạn.

- Học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 1, giáo viên sửa sai.

+ Đọc đúng: trở lên, hoàn cầu, nô lệ, Việt Nam.

- Học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài .

 

doc 84 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 1 - Lớp 5 (không chia cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm việc cá nhân, nhìn bảng thống kê trong bài “Nghìn năm văn hiến”, trả lời lần lượt từng câu hỏi. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. Nhắc lại số liệu thống kê trong bài (SGK Tiếng việt trang 15).
b. Các số liệu đã trình bày dưới hai hình thức.
- Nêu số liệu (số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến năm 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay).
- Trình bày bảng số liệu (so sánh số khoa thi, số tiến sĩ , số trạng nguyên của các triều đại).
c. Tác dụng của các số liệu thống kê:
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên giúp học sinh năm vững yêu cầu của bài tập 2.
- Phát phiếu cho các nhóm làm việc. Sau thời gian quy định, các nhóm cử người đại diện dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, biểu dương nhóm làm bài đúng nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên hệ thống bài học, nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị giờ học.
Tiết 2: TOÁN
HỖN SỐ (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh biết chuyển một hỗn số thành phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm bìa cất và vẽ như hình vẽ trong SGK.
- Bảng phụ, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh: Nêu cách đọc và viết hỗn số.
+ Khi đọc hỗn số, ta đọc phần nguyên kèm theo chữ “và” rồi đọc phân số.
+ Khi viết hỗn số, ta viết phần nguyên rồi viết phần phân số.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
a. Hướng dẫn học sinh cách chuyển một hỗn số thành một phân số.
- Học sinh quan sát ảnh trong SGK để nhận ra có 2 và nêu vấn đề:
 2 (tức là hỗn số có thể chuyển thành phân số nào?).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề. Chẳng hạn:
2 viết gọn là: 2.
- Từ ví dụ trên, hướng dẫn học sinh nhận xét SGK.
b. Thực hành
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài: Chuyển các phân số thành phân số. 
- Học sinh làm bảng lớp, bảng con.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
2
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài: Chuyển một hỗn số thành phân số rồi thực hiên phép tính (theo mẫu).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo mẫu. 
- Học sinh làm theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
a) 	2; 	b)	; 
c) 	10
Bài tập 3: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo mẫu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên chữa bài nhân xét.
a)	2;	b) 	; 
c) 	 
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên hệ thống lại bài, nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh về nhà làm bài tập.
Tiết 3: ĐỊA LÍ 
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh biết: 
- Biết dựa vào bản đồ để nêu một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ).
- Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí của các mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ.
- Tích hợp : Giáo dục học sinh có ý thức và hành động bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng để hạn chế tạo ra khí nhà kính thải vào khí quyển. Giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên biển, hải đảo, có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ khoảng sản Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng.
+ Phần đất liền nước ta gắn liền với những nước nào? Diện tích phần đất liền nước ta là bao nhiêu?
+ Một học sinh nêu nội dung bài học.
- Lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
a. Địa hình
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Học sinh đọc mục 1 và quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ vị trí các vùng đồng bằng trên lược đồ .
+ Kể tên và chỉ vị trí các dãy núi chính của nước ta.
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn của nước ta.
+ Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta.
- Học sinh trình bày.
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta,diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp,diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi đắp nên.
b. Khoáng sản
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Dựa vào hình 2 sgk và vốn hiểu biết, học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên các loại khoáng sản ở nước ta.
+ Hoàn thành bảng SBT.
- Đại diện các nhóm trả lời, cả lớp theo dõi và bổ sung, giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô-xít
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Giáo viên gắn lên bảng: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt Nam.
- Gọi từng cặp học sinh lên bảng:
+ Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, nơi có mỏ A- pa- tít.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- GV hỏi: Như vậy nước ta có nhiều nguồn khoáng sản theo em chúng ta phải làm gì để bảo vệ cũng như khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên đó? 
- Học sinh trả lời.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên hệ thống lại bài, hướng dẫn học sinh nêu bài học.
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị giờ sau.
Tiết 4: KHOA HỌC
CƠ THỂ CHÚNG TA HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I.MỤC TIÊU: Sau bài này, học sinh có khả năng:
- Nhận biết: Cơ thể của mỗi người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trang 10, 11 SGK.
- Phiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh trả lời:
+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
+ 1 học sinh nêu phần kết luận.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Giảng bài
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của con người? (Cơ quan sinh dục).
 + Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì? (Tạo ra tinh trùng).
 + Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì? (Tạo ra trứng).
- Học sinh trả lời.
- Lớp và giáo viên nhận xét. 
Kết luận: Cơ thể chúng ta được hình thành từ tế bào trứng của cơ thể mẹ kết hợp với tinh trùng người bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ tinh.
+ Trứng đã thụ tinh gọi là hợp tử.
+ Hợp tử phát triển thành rồi thành bào thai, khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
- Học sinh quan sát hình 1a-1b-1c và đọc kĩ phần chú thích, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
- Gọi học sinh trình bày:
+ Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng.
+ Hình 1b: Một tinh trùng chui được vào trứng.
+ Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau tạo ra hợp tử. 
- Học sinh tiếp tục quan sát các hình 2,3,4,5 trang 11SGK, tìm xem hình nào thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
Kết luận:
+Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng đã là cơ thể hoàn chỉnh.
+Hình 3: Thai được khoảng 8 tuần đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa hoàn chỉnh.
+Hình 4: Thai được khoảng 3 tháng đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân hoàn thiện hơn đã có đầy đủ các bộ phận của cơ thể.
+Hình 5: Thai được khoảng 5 tuần, đã có đuôi, đã có hình thù của đầu, mình, tay, chân chưa rõ ràng.
 3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc phần kết luận trang11. Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh học bài.
Tiết 5: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU
Tạo dựng được thói quen tổ chức, sắp xếp công việc hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh nêu những việc nên làm, phải làm và không nên làm? 
- Lớp và giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Những công việc cần làm.
- Học sinh trình bày.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2: Những điều cần tránh.
- Học sinh trình bày.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
SINH HOẠT LỚP
- Nhận xét các hoạt động tuần 2.
- Đề ra phương hướng, nhiệm vụ tuần 3.
TUẦN 3
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2017
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: TẬP ĐỌC
LÒNG DÂN
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc một văn bản kịch
+ Biết đọc ngắt giọng đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu của câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong bài.
+ Giọng đọc thay đổi phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng đầy kịch tính của vở kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của phần 1 vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn đọc diễn cảm .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng đọc bài “Sắc màu em yêu” kết hợp trả lời câu hỏi trong bài .
- Cả lớp theo dõi nhận xét, giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 a. Luyện đọc
- Một học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên chia đoạn: 3 đoạn.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 1, giáo viên sửa sai.
+ Đọc đúng: ra lịnh, rục rịch.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ .
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
Câu 1: Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ? (Chú bị giặc rượt đuổi bắt, chú chạy vào nhà dì Năm)
Câu 2: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? ( Dì đưa vội cho chú một chiếc áo khoác, bảo chú mặc vào, bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng của dì.)
Câu 3: Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?(Học sinh tự trả lời theo cảm nhận của các em.)
VD: Chi tiết kết thúc phần 1 của vở kịch làm em thích nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm, thắt nút.
- HDHS rút ra nội dung, ý nghĩa của bài.
c. Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn giọng đọc- HS đọc nối tiếp đoạn- HS và GV nhận xét.
- GV hướng dẫn đoạn diễn cảm toàn bài.
- GV đọc HS tìm từ cần nhấn giọng- GV gạch chân.
- GV phân vai: 6 vai.
- 6 HS đọc theo vai đoạn trích.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo phân vai trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, giáo viên đánh giá và tuyên dương.
 3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên hệ thống lại bài ,vài em nhắc lại nội dung.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị giờ sau.
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này học sinh biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định thực hiện quyết định của mình.
- Tích hợp: Giáo dục học sinh ý thức đi xe đạp an toàn trên đường, đi đúng làn đường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Một vài mẫu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Bảng phụ, thẻ màu .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh nêu bài học 
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “ Chuyện của bạn Đức”
- Học sinh đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Gọi một vài học sinh đọc to truyện cho cả lớp nghe .
- Cả lớp thảo luận theo nội dung của 3 câu hỏi trong sgk.
- Một số học sinh trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức và Hợp biết. Trong lòng Đức tự thấy có trách nhiệm về việc làm của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất 
- Qua câu chuyện, chúng ta rút ra được điều cần ghi nhớ.
- Giáo viên mời một số học sinh đọc to nội dung phần ghi nhớ sgk.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1-sgk
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh. Học sinh thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét.
Kết luận: a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; c, đ, e là biểu hiện của những người sống vô trách nhiệm.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (Bài tập 2-sgk) 
- Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến, học sinh bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước. Yêu cầu một vài em giải thích lí do vì sao lại tán thành hay vì sao không tán thành với ý kiến đó .
Kết luận: tán thành với các ý kiến a, đ; không tán thành với các ý kiến b, c, d.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên hệ thống lại bài, liên hệ giáo dục thực tế cho học sinh.
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị giờ sau.
Tiết 4: THỂ DỤC
Tiết 5: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng, phiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh làm bảng lớp, bảng con.
+ Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính. 
 3; 	 8
- Lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
- Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
- Thực hành
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên hướng dẫn và cho học sinh thực hiện bảng con, bảng con.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
 2	5	9 12
 Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: So sánh các hỗn số.
 - Giáo viên hướng dẫn mẫu và cho học sinh thực hiện.
- Học sinh làm theo nhóm.
- Đại diên nhóm trình bày.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
a. 3 Ta có: 3; 2 Mà nên 
b. 3 và 3 Ta có : 3 ; 3 Mà nên 
c. 5 và 2 Ta có : 5 ; 2 Mà nên 
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Chuyển các hỗn số thành các phân số rồi thực hiện phép tính.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên chữa bài, nhận xét.
a. 1;	b. 2-1; 
c. 2
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên hệ thống lại bài ,hướng dẫn học sinh làm bài ở vbt.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị giờ sau.
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017
Tiết 1: CHÍNH TẢ ( Nhớ - viết)
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU 
- Nhớ và viết đúng chính tả những câu đã được chỉ định học thuộc lòng trong bài “Thư gửi các học sinh” 
- Luyện tập về cấu tạo của vần, bước đầu làm quen với vần có âm cuối u.
- Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Vở bài tập TV5 tập 1.
- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cầu tạo vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh viết bảng con, bảng lớp: Mưu, khoét, xích sắt.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn học sinh nhớ viết.
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết trong bài “Thư gửi các học sinh”.
- Cả lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- Học sinh luyện viết bảng con, bảng lớp: Khai trường, giời, cường quốc, hoàn cầu, nô lệ.
- Giáo viên nhắc học sinh tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút.
- Học sinh gấp sgk, nhớ lại và viết bài.
- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Thu chấm 5 bài.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Giáo viên giúp học sinh xác định rõ trọng tâm bài.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập. 
- Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
em
E
m
yêu
Yê
u
màu
tím
I
m
hoa
o
A
cà
A
hoa
o
A
sim
I
m
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh dựa vào mô hình phát biểu ý kiến về quy tắc đánh dấu thanh.
+ Dấu thanh đặt ở âm chính, dấu nặng đặt ở dưới âm chính, các dấu khác đặt ở bên trên âm chính.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét kết quả bài viết, nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện viết.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. MỤC TIÊU
- Mở rộng: hệ thống hóa vốn từ về nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
- Tích cức hóa vốn từ (sử dụng từ, đặt câu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bút dạ, một vài tờ phiếu kẻ bảng phân loại để học sinh làm bài tập 1, 3b.
- Một tờ giấy khổ to trên đó giáo viên đã ghi sắn lời giải bài 3b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi vài học sinh đọc lại đoạn văn miêu tả có dùng những từ miêu tả đã cho (ở bài tập 4, tiết trước) đã được viết lại hoàn chỉnh.
- Lớp và giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới
- Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
- Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên giải nghĩa: Tiểu thương là người buôn bán nhỏ.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài vào phiếu học tập. Giáo viên gọi một số đại diện lên trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung. 
+ Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí.
+ Nông dân : thợ cày, thợ cấy.
+ Doanh nhân : Chủ tiệm, tiêu thương.
+ Quân nhân : Đại úy, trung sĩ.
+ Trí thức : Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư.
+ Học sinh : Học sinh tiểu học, học sinh Trung học.
Bài 3: Một học sinh đọc nội dung bài tập:
- Cả lớp đọc thầm chuyện “Con rồng cháu tiên” suy nghĩ, trả lời câu hỏi 3a.
+ “Người Việt Nam gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”.
- Học sinh làm bài 3a vào vở, gọi một số em trình bày kết quả bài làm.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
+ Một số tiếng bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là cùng): Đồng hương, đồng ca, đồng phục, đồng nghiệp, đồng ý, đồng thanh, đồng chí.
- Học sinh đặt câu, mỗi em đặt một câu.
 VD: 
 Ngày thứ hai, cả trường mặc đồng phục.
 Bạn Mai là đồng hương của em.
3. Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên hệ thống lại bài, nhận xét tiết học.
- Làm bài ở vbt.
Tiết 3: THỂ DỤC
Tiết 4: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về :
- Chuyển một phân số thành phân số thập phân; chuyển hỗn số thành phân số; chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng, phiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh lên bảng lớp, bảng con. 
Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
 2 3
- Lớp và giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
- Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
- Thực hành
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Chuyển các phấn số sau thành phân số thập phân.
- Học sinh làm bảng lớp, bảng con.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
; ; ; 
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Chuyển các hỗn số sau thành phân số.
- Học sinh làm bảng lớp, bảng con.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
; ; 4; 
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm ()
- Học sinh làm theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
 10dm = 1m; 1dm = m; 3dm = m
 a, 1dm = m; 9dm = m; 
 b, 1g = kg; 8g = kg ; 	25g = kg
 c, 1 phút = giờ; 6 phút = giờ; 	12 phút = giờ = giờ
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Viết các số đo độ dài (theo mẫu).
- Học sinh làm theo cặp.
- Học sinh trình bày.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
Mẫu : 5m 7dm = 5m + = 5m; 
2m 3dm = 2m + m = m ; 4m 37cm = 4m + m = 4 m ;
1m 53cm = 1m + m = 1m
3. Củng cố dặn dò
- Giáo viên hệ thống lại bài, nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập: Bài 5.
Tiết 5: KHOA HỌC 
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe .
- Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
- Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 12, 13 sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh trả lời
- Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?
- Một học sinh nêu bài học
- Lớp và GV nhận xét.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Làm việc với sgk 
- Học sinh quan sát hình 1 , 2, 3 , 4 –sgk ,thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi:
+ Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì , tại sao?
- Một số học sinh trả lời, mỗi em chỉ nói về một hình .
- Cả lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt lại ý đúng.
Kết luận: Phụ nữ có thai cần ăn uống đủ chất, đủ lượng, không dùng các chất kích thích như thuốc lá , thuốc lào, rượu, bia, ma túy Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái .Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ Đi khám thai định kì, tiêm vắc xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp 
- Học sinh quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 –sgk và nêu nội dung của từng hình .
- Cả lớp thảo luận câu hỏi : Mọi người cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai ?
- Một số đại diện trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên theo dõi nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là người bố. Chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh , sinh trưởng và phát triển tốt . Đồng thời người mẹ cũng khỏe mạnh giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.
* Hoạt động 3: Đóng vai
- Cả lớp thảo luận câu hỏi trang 13 sgk.
- Các nhóm thực hành đóng vai. Một số nhóm lên bảng thể hiện, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên hệ thống lại bài, liên hệ giáo dục cho học sinh.
- Nhận xét tiết học, học kĩ bài và vận dụng vào thực tế.
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
Tiết 1: TẬP ĐỌC
LÒNG DÂN (Tiếp theo)
 I. MỤC TIÊU
- Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch .Cụ thể:
+ Biết ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật và lời nói của nhân vật.
+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Đoạn kịch ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; tấm lòng son sắt của người dân với cách mạng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi vài học sinh đọc theo cách phân vai phần đầu của vở kịch và trả lời câu hỏi.
- Một em nêu nội dung.
- Lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 1 4 Lop 5_12252873.doc