Giáo án 2 cột Tuần 2 - Lớp 5

 Tập đọc

Tiết 3: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I. Mục tiêu:

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

 - Hiểu nội dung của bài:Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

II. Đồ dùng dạy - học:

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 -Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê.

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Yêu cầu đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

 *Luyện đọc:

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Theo em bài có thể chia mấy đoạn?

- GV thống nhất cách chia như (SGV tr 63)

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn.

 . Lượt 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm

 . Lượt 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải

 . Lượt 3: GV nhận xét đánh giá

- Yêu cầu luyện đọc.

 

doc 30 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 cột Tuần 2 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Lớp theo dõi.
- HS trình bày bài giải, 1 em làm bảng phụ, lớp làm vào vở ,nhận xét, chữa bài.
Chính tả
Tiết 2: Nghe – viết: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến, không mắc quá 6 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng ( từ 9 đến 10 tiếng) trong bài tập 2; chép đúng vần của tiếng vào mô hình theo yêu cầu của bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo phần 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoat động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu quy tắc viết chính tả với g/ gh; ng/ ngh; k/ c
- GV đọc 1 số từ-yêu cầu HS viết (ghi nhớ, gập ghềnh, ...)
- Nhận xét, đánh giá.
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài viết.
- GV giới thiệu cho HS biết về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến.
- GV yêu cầu HS đọc bài viết - chú ý cách trình bày bài, chữ khó viết.
- GV đọc một số từ khó : 
lực lượng, khoét, xích sắt, ngày 30 - 9 - 1917, mưu
- GV nhắc HS chú ý tư thế ngồi, cách viết bài.
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết bài.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV chầm 7 bài.
- GV nhận xét cụ thể từng bài chấm
 c. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2/ 17: 
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Nhắc lại yêu cầu bài tập
- GV cùng HS làm mẫu tiếng: Trạng 
( Vần ang)
- GV yêu cầu HS làm bài - chữa
Bài 3/ 17: 
- Yêu cầu HS đọc toàn bộ nội dung bài
- GV đưa bảng phụ kẻ sẵn như SGK tr 17 cùng HS làm mẫu tiếng Nguyễn
- GV yêu cầu HS làm bài - chữa
- GV nhận xét, chốt theo SGV tr 67.
- GV nói thêm: Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính và thanh.Có tiếng chỉ có âm chính và thanh.
VD: A! Mẹ đã về; U về rồi; Ê, lại đây bé.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò.
- 1 HS nêu.
- HS viết giấy nháp - 2 HS viết trên bảng HS khác nhận xét
- HS theo dõi SGK. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm.
- 2 HS viết bảng - HS khác viết giấy nháp - nêu nhận xét
- HS theo dõi.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 1 HS nêu (ghi lại phần vần)
- 1 HS.
- HS làm bằng cách gạch chân phần vần. Vài HS nêu miệng.
- HS đọc thầm.
- HS theo dõi.
- HS làm cá nhân vào vở bài tập - 1 số HS nêu nối tiếp. HS khác nhận xét.
- Lớp theo dõi.
Luyện từ và câu
Tiết 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC
I. Mục đích- yêu cầu:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học (BT1); tìm thêm một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3).
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4)
- HS năng khiếu có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.
II. Đồ dùng dạy -học: 
- Bút dạ, một vài tờ phiếu khổ to để HS làm bài tập 2, 3, 4.
- Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt ( vài trang phô tô gắn với bài học).
III. Các hoạt động dạy học chủ làm chậm:
Hoat động của GV
Hoạt động của HS
A .Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ xanh, đỏ, trắng, đen và đặt câu với 4 từ vừa tìm được.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1/18:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài. GV theo dõi giúp đỡ HS làm chậm .
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2/18:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm .GV đến giúp đỡ từng nhóm.
- Cho HS bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc : đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
Bài 3/18:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc cho HS.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Các từ chứa tiếng quốc:
Vệ quốc, ái quốc, quốc gia, quốc dân,...
Bài 4/18:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi lần lượt HS đọc câu mình đặt.
- GV và cả lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- 4 HS lên bảng.
- Lớp theo dõi.
- 1 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng, trình bày.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân.
- Vài HS trình bày. Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
Ngày soạn: 10/9/2016
Ngày dạy: Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016
Toán
Tiết 8: ÔN TẬP PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số.
- Mục tiêu cần đạt: Bài 1 (cột 1,2), bài 2 (a,b,c)
- Hs năng khiếu làm hết các bài tập.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Dạy - học bài mới:
a. Giới thiệu bài mới.
b. HD ôn tập về cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số:
* Phép nhân hai phân số:
- GV viết bảng và yêu cầu HS thực hiện.
+ Muốn nhân 2 phân số ta làm như thế nào?
* Phép chia hai phân số:
- GV viết bảng và yêu cầu HS thực hiện.
+ Khi chia 1 phân số cho 1 phân số ta làm như thế nào?
c. Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Tính:
- Cho cả lớp làm bài. GV giúp đỡ HS làm chậm.
GV lưu ý HS: Với BT này có thể tính ra kết quả cuối cùng rồi mới rút gọn kết quả về phân số tối giản, hoặc thực hiện rút gọn ngay trong khi tính đều được.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV HD mẫu.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa.
Bài 3:
- GV HD phân tích đề.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm chậm.
- Gọi HS trình bày bài.
- GV nhận xét,chốt lời giải đúng:
Bài giải:
 Diện tích tấm bìa là:
 (m2)
Diện tích của mỗi phần là: : 3 = (m2)
 Đáp số: (m2)
3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết tiết học. Dặn dò
- HS chữa bài tập/VBT.
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp, nhận xét, sửa chữa.
- 2 HS trả lời.
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp, nhận xét, sửa chữa.
- 1HS trả lời.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. 
- Lớp theo dõi.
- HS nêu.
- 3 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra.
- 1 HS đọc lệnh đề.
- HS làm cá nhân.
- 2 HS trình bày bài giải, lớp nhận xét, chữa bài.
 Tập đọc
Tiết 4: SẮC MÀU EM YÊU
 I. Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy và diễn cảm bài thơ giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
- Thuộc 1 số khổ thơ mà HS thích. HS khá giỏi thuộc cả bài thơ.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, đất nước. GD tình yêu quê hương, đất nước.
*BVMT: HS có ý thức bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài học SGK. Bảng phụ viết khổ thơ 1, 2 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc bài "Nghìn năm văn hiến"và trả lời câu hỏi sau bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Treo tranh, yêu cầu HS nêu những điều quan sát được trong tranh.
- Giới thiệu và ghi bảng đầu bài.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- GV phân đoạn:
+ Đ1: 4 khổ đầu.
+ Đ2: 4 khổ thơ còn lại. 
- Lần 1 GV kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ hơi cho học sinh (rừng núi, rực rỡ, đoá hoa, óng ánh, bát ngát).
- Lần 2: GV kết hợp yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó trong từng khổ(sờn bạc, tuổi thơ).
- Lần 3 : HS và GV nhận xét.
- GV nêu cách đọc (giọng nhẹ nhàng, tình cảm, âm lượng vừa phải, trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối) và đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài :
 1. Các sắc màu Việt Nam.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, cho biết: 
? Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào?
- Nhận xét, ghi bảng.
? Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?
? Vì sao bạn nhỏ lại yêu tất cả các sắc màu đó?
? Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với cảnh vật và con người Việt Nam?
- GV giảng.
2. Tình cảm của bạn nhỏ đối với
 quê hương, đất nước.
? Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương, đất nước?
? Để thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương, đất nước tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
? So sánh ở chỗ nào? điệp từ nào?
*BVMT: Em cần làm gì để thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên đất nước?
* GV giảng, tiểu kết: Mỗi cảnh đẹp quê hương lại có 1 vẻ đẹp riêng, chúng ta cần yêu quý những cảnh đẹp đó, có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
? Nêu nội dung chính của bài?
 (GV ghi bảng).
c, Luyện đọc diễn cảm và HTL 
- Gọi 8 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- Toàn bài cần đọc với giọng như thế nào?
- GV chốt.
? Để đọc bài được hay, ta nên nhấn giọng các từ nào?
- Treo bảng phụ khổ thơ 1, 2.
- Gọi HS đọc, yêu cầu HS tìm từ cần nhấn giọng.
- Gọi HS nêu, GV gạch chân các từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi.
- Gọi 4 HS thi đọc.
- GV nhận xét, khen ngợi.
- Yêu cầu HS nhẩm, học thuộc lòng những khổ thơ mình thích.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng nối tiếp các khổ thơ.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
- Nhận xét, tuyên dưong.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nêu lại nội dung chính của bài?
- Nhận xét giờ học, tuyên dương 1 số HS.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu(..núi đồi, làng xóm, ruộng đồng....)
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc các khổ thơ(3 lượt).
- HS giải nghĩa từ.
- HS nhận xét bạn đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
+ Bạn yêu tất cả các sắc màu: đỏ, xanh, vàng, đen, trắng, tím, nâu.
+ Màu đỏ: màu máu, cờ tổ quốc, khăn quàng đội viên.
+ Màu xanh: đồng bằng, rừng núi.
+ Màu vàng: lúa chín, hoa cúc mùa thu....)
+ Vì các sắc màu đó đều gắn với những sự vật, những cảnh vật, những con người bạn yêu quý.
+ Bạn nhỏ yêu quê hương, đất nước.
+ Bạn nhỏ yêu các sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước.
+ Nghệ thuật so sánh, điệp từ.
- HS nêu.
- 2, 3 HS nêu.
* Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
- 2, 3 HS nhắc lại.
- HS đọc nối tiếp và nêu cách đọc.
(nhẹ nhàng, tha thiết.)
- HS nêu.(nhấn giọng các từ ngữ chỉ màu sắc và sự vật có màu sắc ấy.)
- HS lắng nghe và dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng.
- 1, 2 HS đọc 2 khổ thơ trên bảng.
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét.
- HS nhẩm, học thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc lòng.
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nêu.
 Kể chuyện
Tiết 2: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đó nghe, đó đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước trong đó có danh nhân Hồ Chí Minh (trong SGK hoặc ngoài SGK)
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 3. Hiểu Bác Hồ là người có tinh thần yêu nước rất cao.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số sách, truyện, bài vào viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước: Truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện cười, truyện Thiếu nhi, Truyện đọc lớp 5.
- Bảng lớp viết đề bài.
- Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK: Bảng tiêu chí đánh giá bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện Lý Tự Trọng và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, đánh giá.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài.
2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài(5p)
- Gọi 1 HS đọc đề bài, GV gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý.
- GV giải nghĩa từ Danh nhân.
- Giúp HS biết và hiểu Bác Hồ là một danh nhân.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài.
- GV gợi ý cho HS có thể chọn kể về Bác Hồ câu chuyện trong màn kịch Người công dân số một.
- Một số HS tiếp nối nhau nêu tên câu chuyện cần kể.
3. HS kể chuyện(20-22p).
- HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Mỗi HS kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện của mình và trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi..
4. Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại đề.
- HS lắng nghe.
- 4 HS đọc yêu cầu.
- HS nêu tên câu chuyện chọn kể.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- HS thi kể chuyện.
- HS lớp trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn câu chuyện kể hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất, bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
- HS lắng nghe.
Tập làm văn
TiÕt 3: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Yêu cầu:
- Phát hiện được những hình ảnh đẹp trong bài văn rừng trưa và chiều tối.
- Hiểu được cách quan sát dùng từ khi miêu tả cảnh của nhà văn.
- Viết được đoạn văn miêu tả một buổi tối trong ngày dựa vào dàn ý đã lập. Yêu cầu tả cảnh vật chân thật, tự nhiên, sinh động.
* BVMT: HS c¶m nhËn ®­îc vÎ ®Ñp cña m«i tr­êng thiªn nhiªn, và có ý thức BVMT.
II. Đồ dùng: - HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc dàn ý bài văn tả một buổi chiều trong ngày.
- GV nhận xét đánh giá.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
 Tiết trước các em đã lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. chúng ta cùng đọc 2 bài văn Rừng trưa và Chiều tối để thấy được nghệ thuật quan sát cách dùng từ để miêu tả cảnh vật của nhà văn, từ đó học tập để viết được một đoạn văn tả cảnh của mình
2.2. Nội dung bài:
* Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
 + Đọc kĩ bài văn.
 + Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
 - BVMT: Giáo dục HS c¶m nhËn ®­îc vÎ ®Ñp cña m«i tr­êng thiªn nhiªn, và có ý thức BVMT.
* Bài 2.
- YC HS đọc yêu cầu.
- YC HS giới thiệu cảnh mình định tả.
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- 2 HS đứng tại chỗ đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- 2 HS trao đổi, thảo luận làm bài theo hướng dẫn.
- HS trình bày, các em khác nhận xét bài của bạn.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS giới thiệu: 
+ Em tả cảnh buổi sáng ở quê em.
+ Em tả cảnh buổi chiều ở quê em.
+ Em tả cảnh buổi trưa ...
- HS làm vào vở BT.
- 3 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Ngày soạn: 11/9/2016
Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016
Địa lí
TiÕt 2: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Dựa vào bản đồ (lược đồ) nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ).
- Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a - pa - tít, dầu mỏ.
- HSNK: Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam, cánh cung.
* SDNLTK&HQ và GDMT biển đảo:
- Than, dầu mỏ, khí tự nhiên – là nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường.
- Khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí đốt.
* GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ địa hình Việt Nam; Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ:
+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và trên quả địa cầu.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ phần đất liền là bao nhiêu ki - lô - mét vuông?
+ Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
 - GV nhận xét và đánh giá HS.
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài mới: 
b Nội dung bài:
Hoạt động 1: Địa hình Việt Nam. 
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta.
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta.
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi của nước ta. Trong các dãy núi đó, những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam, những dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
+ Núi nước ta có mấy hướng chính, đó là những hướng nào?
- Mời hs nêu những hiểu biết của mình về địa hình VN.
- GV kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, diện tích là đồi núi nhưng chủ làm chậm là đồi núi thấp. Các dãy núi của nước ta chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. diện tích nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ làm chậm do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên.
Hoạt động 2: Khoáng sản Việt Nam. 
- GV treo lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì?
+ Dựa vào lược đồ và kiến thức của em,hãy nêu tên một số loại khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a - pa - tít, bô - xít, dầu mỏ.
*BVMTBĐ+ TKNL:
+ Việc khai thác than và dầu mỏ có ảnh hưởng thế nào đến môi trường? 
+ Chúng ta phải khai thác và sử dụng khoáng sản như thế nào? Vì sao? 
*BVMT: GD HS ý thức bảo vệ môi trường - GV nêu kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, thiếc, đồng, bô - xít, vàng, a - pa - tít, ... trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ làm chậm ở Quảng Ninh.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV tổng kết bài: Trên phần đất liền của nước ta, diện tích là đồi núi, diện tích là đồng bằng. Nước ta có nhiều khoáng sản Chúng ta cần phải biết sử dụng hợp lý và phải có ý thức BVMT.
- Gọi 1 HS đọc to phần tóm tắt cuối bài.
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhận nhiệm vụ và cúng nhau thực hiện. Kết quả làm việc tốt là:
- Dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ.
- Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần (gấp khoảng 3 lần).
- Nêu tên đến dãy núi nào thì chỉ vào vị trí của dãy núi đó trên lược đồ:
+ Các dãy núi hình cánh cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều (ngoài ra còn dãy Trường Sơn Nam).
+ Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.
- HS nêu:
+ Các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
+ Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Plây - ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
- Núi nước ta có hai hướng chính đó là hướng tây bắc - đông nam và hình vòng cung.
- 3 HS xung phong lên bảng thi thuyết trình (vừa thuyết trình vừa chỉ trên bản đồ), - HS cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn thuyết trình hay, đúng nhất.
- HS quan sát lược đồ, xung phong trả lời câu hỏi. Mối HS chỉ trả lời 1 câu hỏi, các học sinh khác theo dõi và bổ sung cho bạn để có câu trả lời đúng nhất:
- Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam giúp ta nhận xét về khoáng sản Việt Nam (có các loại khoáng sản nào? Nơi có loại khoáng sản đó?).
- Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô - xít, vàng, a - pa - tít, ... Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất.
- HS lên bảng chỉ trên lược đồ, chỉ đến vị trí nào thì nêu trên vị trí đó.
+ Mỏ than: Cẩm Phả, Vàng Danh ở Quảng Ninh.
+ Mỏ sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Thạch Khe (Hà Tĩnh).
+ Mỏ a - pa - tít: Cam Đường (Lào Cai)
+ Mỏ bô - xít có nhiều ở Tây Nguyên.
+ Dầu mỏ đã phát hiện các mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng trên Biển Đông ...
+ Làm cho MT bị ô nhiễm.
- Chúng ta phải khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lí và tiết kiệm, vì nguồn khoáng sản là có hạn. 
- 2- 3 HS nhắc lại.
- HS theo dõi.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
Luyện từ và câu
Tiết 4: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Yêu cầu: Giúp HS: 
- Tìm được từ đồng nghĩa phân loại các từ đồng nghĩa thành nhóm thích hợp.
- Sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn miêu tả.
II. Đồ dùng: - Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ. Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 3 HS đặt 1 câu trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc.
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
 2.2.Nội dung bài:
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Nhận xét kết luận bài đúng: các từ đồng nghĩa: mẹ, má, u, bầm, bủ, mạ.
*Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy khổ to, bút dạ cho 2 nhóm và hoạt động nhóm theo yêu cầu sau:
+ Đọc các từ cho sẵn.
+ Tìm hiểu nghĩa của các từ.
+ Xếp các từ đồng nghĩa với nhau vào 1 cột trong bảng.
- Gọi 2 nhóm làm vào giấy khổ to dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, 
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét KL lời giải đúng.
+ Các từ ở từng nhóm có nghĩa chung là gì?
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài, Giáo viên quan sát giúp đỡ từng em.
- Nhận xét và đánh giá những HS viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- HS nhận xét ý kiến. 
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở BT.
- Nhận xét bài của bạn.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm 2.
Các nhóm từ đồng nghĩa
1
2
3
bao la
lung linh
vắng vẻ
mênh mông
long lanh
hiu quạnh
bát ngát
lóng lánh
vắng teo
thênh thang
lấp loáng
vắng ngắt
- Nhận xét bài trên bảng.
- Có 3 nhóm từ đồng nghĩa:
+ N1: đều chỉ một không gian rộng lớn, rộng đến mức vô cùng vô tận
+ N2: đều gợi tả vẻ lay động rung rinh của vật có ánh sáng phản chiếu vào
+ N3: đều gợi tả sự vắng vẻ không có người không có biểu hiện hoạt động của con người.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở BT.
- 2 HS đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 5 TUAN 2_12176991.doc