Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 (Phần 1) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Chào cờ

Tiết 2

Tập đọc

MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu bội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

3. Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài học; Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Gọi 2 HS bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- HS và GV nhận xét.

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 (Phần 1) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 21/11/2015
Ngày dạy:
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2015
Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2
Tập đọc
Mùa thảo quả
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu bội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
3. Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài học; Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi 2 HS bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm cho từng HS.
- Gọi HS tìm từ khó đọc.
- GV ghi bảng từ khó đọc và đọc mẫu.
- Gọi HS đọc từ khó.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 2
(Kết hợp nêu chú giải)
- HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 HS đọc to cả bài.
- 3 HS đọc. 
- HS nêu từ khó.
- HS đọc từ khó.
- 3 HS đọc.
- HS nêu chú giải
- HS luyện đọc cặp.
- 3 HS đại diện 3 nhóm đọc bài.
- Theo dõi SGK.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi để thảo luận và trả lời câu hỏi
? Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
? Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
- GV ghi ý 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa.
? Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?
- GV ghi ý 2: Sự phát triển rất nhanh của thảo quả.
? Hoa thảo quả nảy ở đâu?
? Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
- GV ghi ý 3: Màu sắc đặc biệt của thảo quả.
? Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì?
- GV ghi nội dung lên bảng.
- Lớp đọc thầm và thảo luận
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
+ Các từ thơm, hương được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
+ Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian.
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
+ Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
+ Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.
- 2 HS nhắc lại.
HĐ 3: (8 phút)
Luyện đọc 
diễn cảm
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
- HS đọc trong nhóm 4.
- Mời HS thi đọc.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc to.
- HS đọc trong nhóm.
- Đại diện 3 nhóm thi đọc.
4. Củng cố (2 phút)
- Yêu cầu 1 HS nêu lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Tự luyện đọc với giọng điệu phù hợp.
- Chuẩn bị bài sau: Hành trình của bầy ong.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tin học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4
Toán
Tiết 56: nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, 
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được quy tắc nhân nhẩm 1số thập phân với 10, 100, 1000, ...
2. Kĩ năng: Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Gọi 2 HS nêu lại cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (15 phút)
Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000, ... 
* Ví dụ 1
- GV nêu VD: 27,867 x 10
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
? Nhận xét kết quả của phép nhân với thừa số thứ nhất?
? Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có được ngay tích 27,867 x 10 mà không cần thực hiện phép tính?
? Vậy khi nhân 1 số thập phân với 10 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào?
* Ví dụ 2
- GV nêu VD: 53,286 x 100
- Gọi HS lên thực hiện tính.
- Yêu cầu HS nhận xét phần đặt tính và kết quả.
- Hướng dẫn nhận xét để tìm ra quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 100.
? Vậy khi nhân 1 số thập phân với 100 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào?
? Muốn nhân nhẩm 1 số thập phân với 10,100, 1000, ... ta làm thế nào?
- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm nháp.
 27,867
x 10
 278,670
- HS nêu
+ Khi cần tìm tích 27,867 x 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 27,867 sang bên phải 1 chữ số là được tích 278,67 mà không cần thực hiện phép tính.
+ ... ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải 1 chữ số là được ngay tích.
- HS thực hiện
 53,286
 x 100
 5328,600 
- 1 HS nêu nhận xét.
- HS nêu: ...ta chỉ cần chuyển dấu phẩy sang bên phải 2 chữ số là được tích.
- HS nêu Quy tắc (sgk).
- 3 HS đọc lại.
HĐ 2: (15 phút)
Thực hành
+ Bài 1
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu nêu cách làm.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài.
a) 1,4 x 10 = 14 
 2,1 x 100 = 210 
 7,2 x 1000 = 7200 
b) 9,63 x 10 = 96,3
 25,08 x 100 = 2508
 5,32 x 1000 = 5320 
- HS nêu cách làm.
+ Bài 2
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
- Lớp làm bài vào vở.
- 2 HS chữa bài.
10,4dm = 104cm; 
0,865m = 85,6cm;
12,6m = 1260cm; 
5,75dm = 57,5cm.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Mĩ thuật
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 6
Đạo đức
Bài 6: kính già, yêu trẻ (tiết 1)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết: Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc.
2. Kĩ năng: Giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử.	
3. Thái độ: Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già em nhỏ.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng để đóng vai cho hoạt động 1.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Gọi 2 HS nêu lại cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa
- GV đọc truyện “Sau đêm mưa”.
- Mời 2 HS kể lại truyện.
- Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi:
? Các bạn đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?
? Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
? Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
- GV rút ra nội dung ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- 2 HS kể lại câu chuyện.
+ Các bạn trong truyện đã đứng tránh sang một bên đường để nhường đường cho bà cụ và em bé, bạn Sâm dắt em nhỏ, bạn Hương nhắc bà đi lên cỏ để khỏi ngã.
+ Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
+ Các bạn đã làm một việc tốt. Các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già yêu trẻ. Các bạn đã quan tâm giúp đỡ người già.
- 3, 4 HS đọc Ghi nhớ.
HĐ 2: (15 phút)
Làm bài tập 1 trong SGK
- Yêu cầu HS làm bài tập 1.
- Gọi HS trình bày ý kiến, các HS khác nhận xét.
- GVKL: Các hành vi a, b, c, là những hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ. Hành vi d, chưa thể hiện sự quan tâm yêu thương chăm sóc em nhỏ.
- HS đọc và làm bài tập 1.
- HS trình bày ý kiến.
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
4. Củng cố (2 phút)
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- áp dụng những kiến thức học được vào cuộc sống.
- Xem trước các bài tập còn lại để giờ sau học Tiết 2 của bài.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Lịch sử
Bài 12: vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS biết:
 - Tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
 - Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” như thế nào.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng trình bày, kĩ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ: Quý trọng nền độc lập của nước nhà, tự hào về Đảng và Bác Hồ kính yêu.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mời 2 HS nêu những sự kiện chính của nước ta từ năm 1858 đến năm 1945.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Làm việc cả lớp 
- GV nêu tình huống hiểm nghèo ở nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại tình huống hiểm nghèo của nước ta.
HĐ 2: (15 phút)
Làm việc 
theo nhóm
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những khó khăn của nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám: Vì sao nói: ngay sau cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?
- GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu thảo luận. (ND câu hỏi như SGV-Tr.36)
- GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét.
a) Nguyên nhân của tình thế hiểm nghèo:
- Các lực lượng thù địch bao vây, chống phá cách mạng.
- Lũ lụt, hạn hán, nạn đói, hơn 90% đồng bào mù chữ.
b) Diễn biến của việc vượt qua tình thế hiểm nghèo:
- Bác Hồ kêu gọi lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm” 
- Dân nghèo được chia ruộng.
- Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi.
- Đẩy lùi quân Tưởng, nhân nhượng với Pháp.
c) Kết quả, ý nghĩa:
Từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
- 2 đến 3 HS nêu lại.
HĐ 3: (10 phút)
Làm việc 
cá nhân
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ảnh tư liệu:
- Cho HS quan sát ảnh (cảnh chết đói năm 1945).
+ Nêu nhận xét về tội ác của chế độ thực dân? Từ đó liên hệ với Chính phủ ta đã chăm lo cho đời sống nhân dân.
- Cho HS quan sát H3-SGK:
+ Em có nhận xét gì về tinh thần “diệt giặc dốt của nhân dân ta”?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát ảnh và nêu những nhận xét của mình theo những câu hỏi gợi ý của GV.
- HS trình bày ý kiến.
- Lớp quan sat hình 3.
- HS nêu nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- GV cùng HS hệ thống lại kiến thức bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Chuẩn bị bài sau: Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2015
(Đ/c Dương Hiền soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.1.2015.doc