Bài thu hoạch Module TH 16 Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học

Module TH 16

Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học

1. Vì sao các KTDH trên lại được gọi là KTDH tích cực?

- Các KTDH trên lại được gọi là KTDH tích cực vì nó là các KTDH có tác dụng phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.

- Các KTDH trên lại được gọi là KTDH tích cực vì nó là các KTDH thể hiện được bình diện của PPDH tích cực nó cụ thể hóa một QĐDH tích cực hiện nay (Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm hay dạy học phát huy tính tích cực ở học sinh). Vì KTDH tích cực là thành phần của PPDH tích cực là thể hiện QĐDH phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.

2. Bạn hãy lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa lại các kiến thức về các KTDH tích cực?

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch Module TH 16 Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Module TH 16 
Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học
1. Vì sao các KTDH trên lại được gọi là KTDH tích cực?
- Các KTDH trên lại được gọi là KTDH tích cực vì nó là các KTDH có tác dụng phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.
- Các KTDH trên lại được gọi là KTDH tích cực vì nó là các KTDH thể hiện được bình diện của PPDH tích cực nó cụ thể hóa một QĐDH tích cực hiện nay (Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm hay dạy học phát huy tính tích cực ở học sinh). Vì KTDH tích cực là thành phần của PPDH tích cực là thể hiện QĐDH phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.
2. Bạn hãy lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa lại các kiến thức về các KTDH tích cực?
3. Theo bạn, mỗi KTDH tích cực trên được sử dụng phù hợp với những loại bài nào? Phù hợp với khâu nào trong tiến trình dạy học một bài dạy?
Kỹ thuật 
dạy học
Loại bài nào?
Khâu nào?
1. Kỹ thuật đặt câu hỏi.
Lý thuyết 
(Bài mới) 
Kiểm tra bài cũ; Tìm kiếm phát hiện thức mới; Củng cố kiến thức cuối bài, cuối phần.
2. Khăn trải bàn
(Khân phủ bàn)
Lý thuyết 
- Luyện tập
Bài mới - Tìm kiếm phát hiện kiến thức mới- Luyện tập thực hành 
3. Mảnh ghép
 (Các mảnh ghép)
Lý thuyết (Bài mới) 
- Bài ôn tập
Bài mới - Tìm kiếm phát hiện kiến thức mới - Tổng hợp kiến thức, củng cố kiến thức
4. KWL
Lý thuyết (Bài mới) 
Bài mới - Phát hiện kiến thức mới
5. Sơ đồ tư duy
Lý thuyết 
- Luyện tập, ôn tập 
Phát hiện kiến thức mới; Củng cố, tổng hợp kiến thức
6. Hỏi và trả lời
Bài mới 
- Ôn tập 
Kiểm tra bài cũ; Tìm kiến thức mới; Củng cố kiến thức
7. Trình bày 1 phút
Lý thuyết (Bài mới) 
Phát hiện kiến thức mới (giữa tiết học) Củng cố kiến thức (cuối bài).
4. Theo bạn người giáo viên có thể gặp khó khăn gì khi thực hiện các KTDH này ở tiểu học?
- Khó khăn phụ thuộc vào năng lực sử dụng kỹ thuật của từng người.
- Một số kỹ thuật sử dụng sẽ hiệu quả thấp do độ tuổi của học sinh, Ví dụ HS lớp 1,2 khả năng tổ chức hoạt động nhóm thường thiếu tập trung, khi dùng KWL, SĐTD, Khăn trải bàn, Mảnh ghép sẽ mất nhiều thời gian do các em viết chậm.
- Học sinh vùng sâu, vùng xa thường kém linh hoạt trong hoạt động nhóm, khó khăn trong các hoạt động chung, như việc đảm nhận trách nhiệm trưởng nhóm, cũng cho thấy HS vùng khó khăn được va trạm, sử lí nhiệm vụ nhóm sẽ chậm hơn và cũng chưa hẳn đã có chất lượng với kỹ thuật nhóm.
- Khó khăn học liệu thiếu thốn vì theo các kỹ thuật mới KWL, SĐTD, Khăn trải bàn, Mảnh ghép đa số phải sử dụng tô ki A0 , bút viết, băng dán,  
- Khó khăn khu vực nông thôn, vùng khó, bàn ghế 4 chỗ, cái cao cái thấp khó tổ chức cho hoạt động nhóm cũng như trải A0 để viêt do bàn không cao bằng nhau. Nếu ngòi bàn 4 chỗ thì hoạt động nhóm không đảm bảo cần thiết để 2 HS ở 2 đầu bàn nói cho nhau nghe rõ.
- Sử dụng KTDH trên nhưng chưa chắc đã đạt mục tiêu bài, còn phụ thuộc nhận thức của HS theo khu vực.
5. Chúng ta có thể vượt qua các khó khăn trên bằng cách nào?
- Sử dụng kỹ thuật còn phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sự, hiểu biết, sở trường của từng giáo viên mà cân nhắc lựa chọn kỹ thuật dạy học nào cho phù hợp với đặc điểm của thầy, của trò, của điều kiện thực tế của lớp và phù hợp đối tượng, khu vực. Phải luôn chú ý dự kiến về thời gian có đủ cho việc sử dụng kỹ thuật nào? 
- Một số kỹ thuật sử HS lớp 1,2 thời gian do các em viết chậm người thầy cần lựa chọn kỹ. Ví dụ: Với SĐTD giáo viên có thể vẽ trước rồi cho HS lên bảng điền. Với KWL cần gợi ý hướng học sinh có các câu hỏi về điều muốn biết tập trung vào mục tiêu trọng tâm bài học. Đối với đối tượng HS vùng khó khăn cần chú ý sửa dần cho HS trong câu từ trả lời khi dùng kỹ thuật Trình bày 1 phút hoặc kỹ thuật hỏi và trả lời.
- Học sinh vùng khó thường kém linh hoạt, chưa hẳn đã có chất lượng với kỹ thuật nhóm. Người thày cần hình thành dần dần, từ từ để có được các kỹ thuật trên và luôn cần có phương án dự kiến nếu sử dụng kỹ thuật đó không đạt mục tiêu thì sẽ phải thay thế, kết hợp với phương pháp nào, hình thức nào , kỹ thuật nào để đạt mục tiêu bài học
- Khó khăn học liệu thiếu thốn với các kỹ thuật nhóm KWL, SĐTD, Khăn trải bàn ta nên sử dụng bảng phụ viết phấn treo tường thay cho A0 viết bút. 
- Khó khăn vùng khó, bàn ghế 4 cần huy động phụ huynh giúp đỡ, làm tốt xã hội hóa để nâng cấp dần các điều kiện của phòng hoc.
- Để sử dụng các KTDH trên người thày cần tạo cho học sinh có thói quen sử dụng hiệu quả phương pháp nhóm, hình thức nhóm, kỹ thuật nhóm và luôn coi trọng sự tiến bội của HS để khích lệ động viên kịp thời.
Module TH 34 (Cá nhân)
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học
	Câu 1: Nêu chức năng, nhiệm vụ và quan hệ của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học?
	Chức năng, nhiệm vụ và quan hệ của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học
 1. GVCN trước hết là người đại diện cho Hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh một lớp học ở trường tiểu học:
 Hiệu trưởng không thể quản lí trong lớp học, nắm vững từng học sinh (trừ trường hợp đặc biệt), Hiệu trưởng thường giao trách nhiệm cho GVCN là “Hiệu trưởng nhỏ”. 
 Quản lí toàn diện một lớp học không chỉ là quản lí nhân sự như: Số lượng, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, trình độ học sinh về học lực và đạo đức,... mà điều quan trọng là phải đưa ra dự báo, vạch được một kế hoạch giáo dục phù hợp với thực trạng để dắt dẫn học sinh thực hiện kế hoạch đó, khai thác hết những điều kiện khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.
 Để thực hiện chức năng quản lí toàn diện giáo dục, đòi hỏi GVCN phải nắm chắc mục tiêu lớp học, cấp học, có những kiến thức cơ bản về Tâm lí học, Giáo dục học, có hiểu biết về văn hoá, pháp luật, chính trị,... đặc biệt cần có hàng loạt kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các đối tượng trong và ngoài nhà trường, kĩ năng “chẩn đoán” đặc điểm học sinh, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tác động nhằm cá thể hoá quá trình giáo dục học sinh (bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh kém, học sinh ngoan, học sinh hư, học sinh có năng khiếu,... GVCN phải tự xác định như “bà đỡ” tinh thần, tâm lí đối với học sinh. Nhiều khi một lời khen, một cử chỉ giáo dục đúng lúc, kịp thời... có thể giúp học sinh từ yếu, kém thành khá, giỏi, ngăn ngừa được những ảnh hưởng tiêu cực,...
 2 . Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục là :
 + Trước hết tiếp thu, nắm vững những đặc điểm của từng học sinh của lớp với tất cả các tiêu chí về nhân thân (họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, cha mẹ, nghề nghiệp), đặc điểm của gia cảnh (về văn hóa, kinh tế, về tâm lí...). Cần đặc biệt quan tâm tới những đặc điểm của học sinh (về sức khoẻ, sở thích, học lực, đạo đức, quan hệ xã hội, bạn bè, tính tình...).
 + Đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể học sinh. GVCN phải xác định được và phân loại học sinh lớp học theo mục tiêu giáo dục toàn diện như: Năng lực học tập, sự phát triển trí tuệ, khả năng học tập các môn để xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng học sinh theo môn học. Phân loại được đặc điểm nhân cách, thái độ, đạo đức học sinh, để có kế hoạch tác động cá thể hoá và phối hợp trong giáo dục. Phải phát hiện, nắm vững và phân loại được những học sinh có năng khiếu về các mặt hoạt động như thể dục thể thao (TDTT), văn nghệ, hoạt động xã hội để sử dụng cho các hoạt động của lớp. Đặc biệt phải quan tâm tới những học sinh yếu về mọi mặt học tập, kĩ năng để có kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng.
 + Nắm vững gia cảnh, đặc điểm của các gia đình học sinh. Nắm vững đặc điểm gia đình học sinh bao gồm: đời sống kinh tế, nghề nghiệp, trình độ văn hoá của bố mẹ học sinh, bầu tâm lí của gia đình, sự quan tâm của các thành viên, truyền thống, cách sinh hoạt, lối sống của các gia đình... khả năng và thái độ của các bậc cha mẹ đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường...
 Việc nghiên cứu, nắm vững đặc điểm từng gia đình học sinh, giúp GVCN có phương hướng kết hợp giáo dục con em họ và liên kết với họ trong việc thực hiện các nội dung hoạt động của lớp chủ nhiệm.
 + Nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục của lớp chủ nhiệm. Trong cuộc đổi mới giáo dục lần này mỗi lớp học có mục tiêu, nội dung hoạt động cụ thể, nhất là chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp... vì vậy phải nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục ở mỗi lớp mới có thể xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm lớp, xác định những nội dung, hình thức hoạt động.
 3 . GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là “cầu nối” giữa lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo:
 Đối với tập thể học sinh một lớp học, không có một giáo viên nào (kể cả Hiệu trưởng) lại có cơ hội, có điều kiện thiết lập quan hệ thân thiện, tự nhiên như GVCN lớp. Với ưu thế của GVCN, nhiều người đã xây dựng được mối quan hệ vừa là thầy trò, vừa là anh em, bạn bè... là chỗ dựa tinh thần, luôn được học sinh tin yêu, chia sẻ những băn khoăn thắc mắc, bộc lộ những nguyện vọng, khát khao... GVCN lớp cần tận dụng những điều kiện đó để thu thập tất cả những thông tin của học sinh để xử lí theo hai phương án:
- Vơi những ý kiến không hợp lí của học sinh thì GVCN giải thích, thuyết phục bằng tình cảm, bằng sự đồng cảm của một nhà sư phạm có kinh nghiệm..., các em sẽ dễ dàng được giải toả (không ít những học sinh đòi hỏi, thắc mắc, có những vướng mắc trong quan hệ, về học tập, công việc với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và quan hệ xã hội,... nhiều khi không hợp lí).
 - Nếu những phản ánh, nguyện vọng thấy cần phải đáp ứng thì GVCN bàn với các thầy cô khác, báo cáo Hiệu trưởng tìm biện pháp giải quyết cho có tình có lí, tạo cơ hội cho học sinh, tập thể lớp có cơ hội phát triển. 
 Cần khẳng định, GVCN vừa là một nhà sư phạm vừa là đại diện của Hiệu trưởng, đại diện của tập thể học sinh. Tính giao thoa của vị trí người GVCN đã tạo nên “cái cầu nối” giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh, sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức tác động giáo dục, tránh được những “mâu thuẫn”, những hiểu lầm của các quan hệ trong và ngoài nhà trường, trong và ngoài lớp chủ nhiệm.
 Ngày nay vị trí “cầu nối” của GVCN vô cùng quan trọng bởi trong bối cảnh hội nhập, học sinh luôn bị tác động bởi các yếu tố tích cực và tiêu cực, các em có nhiều suy nghĩ nhạy cảm, năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định nhưng lại thiếu kinh nghiệm, hiểu biết còn có hạn,... đã dẫn tới sự khó khăn khi lựa chọn các phương án ứng xử. Có thể thấy rất rõ, chưa bao giờ vị trí, vai trò của người GVCN lớp lại quan trọng như hiện nay.
 4 . GVCN lớp còn là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội, là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục:
 Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục của dân tộc lại đặt trên vai người GVCN lớp (nhất là ở trường phổ thông) một trọng trách nặng nề như hiện nay, đó là tổ chức, phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
 Phải thừa nhận rằng sự nghiệp đổi mới đất nước đã có những thành quả vĩ đại, kì diệu, những mơ ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lí tưởng của dân tộc, của Đảng đã và đang trở thành hiện thực đó là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chúng ta có quyền tự hào vì đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chung của nhân loại những thập niên đầu của thế kỉ XXI. Song, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng ta gặp những khó khăn, thách thức phức tạp như hiện nay. Thời cơ là vô cùng thuận lợi, thách thức cũng vô cùng khó khăn do những yếu tố chủ quan và khách quan đem lại. Có thể thấy chưa bao giờ thế hệ trẻ được sống và phải sống trong sự lựa chọn giữa cái tốt và cái xấu, giữa tích cực và tiêu cực, giữa thiện và ác, giữa giá trị vật chất và tinh thần, giữa trách nhiệm và quyền lợi... như ngày nay. Chính bối cảnh ấy cũng cần các thế hệ lớn tuổi, những người có trách nhiệm với thế hệ trẻ và dân tộc phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong giáo dục. GVCN phải là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác định nội dung, các biện pháp, hình thức, lên kế hoạch và tổ chức sự phối hợp liên kết các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thiết lập quan hệ tốt đẹp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giáo dục thế hệ trẻ 
 Việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi thế hệ lớn tuổi, không chỉ là của GVCN. Tuy nhiên, đối với môi trường giáo dục học sinh phổ thông, GVCN cần tự xác định phải có trách nhiệm, vì GVCN nắm vững mục tiêu, có năng lực tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội và gia đình.
 Việc thực hiện liên kết giáo dục của GVCN có không ít khó khăn vì vậy cần tận dụng, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Hiệu trưởng vì cương vị của Hiệu trưởng mới đủ tư cách pháp nhân quản lí để liên hệ với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường.
	Câu 2: Trình bày các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay?
	1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. Bao gồm các tiêu chí sau:
 - Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công dạy;
 - Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt động chính khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
 - Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt động giáo dục học sinh;
 - Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án có điều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy).
 2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:
 - Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng dẫn học sinh tự học;
 - Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập tiến bộ;
 - Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao;
 - Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp.
 3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bao gồm các tiêu chí sau:
 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
 - Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức; đưa ra được những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học sinh và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt;
 - Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh;
 - Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản.
 4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục. Bao gồm các tiêu chí sau:
 - Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng học kỳ;
 - Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện, tỉnh; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên môn đoàn kết vững mạnh;
 - Họp phụ huynh học sinh  đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ;
 - Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo.
 5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng  dạy. Bao gồm các tiêu chí sau:
 - Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt các bài kiểm tra của học sinh;
 - Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy;
 - Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao;
 - Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh.
 6 . GVCN phải có sự phối hợp với các lực lượng xã hội
 Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường phổ thông. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Module TH 39 (Cá nhân)
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học
Câu 1: Vì sao phải giáo dục KNS cho HS tiểu học?
	- Vì KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Việc giáo dục KNS cho HS tiểu học chính là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông “chuyển từ giáo dục kiến thứvaflaf chủ yếu sang giáo dục hình thành năng lực cần thiết”. Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung sống.
	- Ở lứa tuổi này các em còn non nớt, thiếu nhiều kinh nghiệm sống KNS. Nếu không được giáo dục KNS thì các em sẽ thiếu mạnh dạn, tự tin (hoặc hiếu thắng), dễ bị vấp váp trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh; không biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy khi gặp khó khăn, thiếu khả năng phân tích, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thường khó khăn lúng túng , có thể sai lầm khi ra quyết định và giải quyết vấn đề; thiếu khả năng tư duy bảo vệ, do đó các em dễ có thể bị lạm dụng, bị tổn thương nên rất dễ bị lạm dụng , bị tổn thương, bị tai nận thương tích, bị lôi kéo vào các hành vi có hại cho sự phát triển thể chất chất và tinh thần của các em. Vì vậy phải giáo dục KNS cho HS tiểu học là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt.
Câu 2: Hãy trình bày các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh?
- Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác. Vì vậy, caandf tạo điều kiện ,cơ hội để học sinh thể hiện ý tưởng của mình.
- Trải nghiệm: KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. HS chỉ có được kỹ năng khi được làm việc đó chứ không phải nói về việc đó. Do vậy cần phải tạo cho các em thể hiện ý tưởng cá nhân và, tự trải nghiệm và tự biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác.
- Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong 1 ngày, hai ngày” mà phải đòi hỏi có quá trình. Từ thay đổi nhận thức đén hình thành thái độ và cuối cùng là thay đổi hành vi. Do vậy nhà giáo dục có thể tác động lên bất cứ một mắt xích nào nói trên.
- Thay đổi hành vi: Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn và diễn ra không đồng thời. Do đó các nhà giáo dục cần biết kiên trì chờ đợi, phải tạo cơ hội cho HS liên tục tiếp xúc hành vi mới, có thói quen mới.
- Thời gian – môi trường giáo dục: Việc giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và thực hiện càng sớm càng tốt ở trẻ em.Môi trường giáo dục là tạo cơ hội cho HS vận dụng và áp dụng các KNS vào tình huống “thực” trong cuộc sống. Nó được thực hiện ở trong gia đinh, ở nhà trường và cả ở cộng đồng.
Câu 3: Theo bạn phải giáo dục cho HSTH những kỹ năng sống nào ?
- Các KNS phải giáo dục cho HS chính là nội dung giáo dục KNS trong các môn học và hoạt động giáo dục với các địa chỉ rõ ràng và có các phương pháp, kỹ thuật để tác động hiệu quả.
- KNS là một nội dung biểu hiện của năng lực của học sinh tiểu học hiện nay. 
Ví dụ: HS biết bơi, biết đi xe đạp, biết chơi thể thao, biết ra quyết định đúng để xử lí tình huống, 
Câu 4: Việc giáo dục kỹ năng sống cho HSTH qua các môn học được thực hiện qua cách tiếp cận nào? Cách tiếp cận đó mang lail lợi ích gì?
- Việc giáo dục kỹ năng sống cho HSTH qua các môn học được thực hiện qua cách tiếp cận đó là sử dụng các phương pháp và KTDH tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được luyện tập, thực hành , trải nghiệm KNS qua các môn học chứ không phải là lồng ghép tích hợp thêm nội dung giáo dục KNS vào các môn học như việc tích hợp các vấn đề xã hội.
- Cách tiếp cận đó mang lail lợi ích học sinh được tiếp cận với KNS ở tất cả các môn học. Với cách tiếp cận được dựa trên mối quan hệ giữa PPDH và KTDH tích cực thì HS sẽ được rèn luyện nhiều KNS.
PPDH
Tích cực
PPDHTC
Đặc thù
PPDH 
Đặc thù
NHÀ GIÁO DUC
KTDH
Đặc thù
KTDH
Đặc thù
KTDH
Tích cực
Kỹ thuật Mảnh ghép
Kỹ thuật K
W
L
Kỹ thuật Khăn trải bàn
Kỹ thuật Đặt câu hỏi
Kỹ thuật Sơ đồ tư duy
Kỹ thuật Hỏi và trả lời
Kỹ thuật .
Kỹ thuật Trình bày 1 phút
HỌC SINH
CÁC BÀI HỌC, NỘI DUNG HỌC TẬP, HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP, THỰC HIỆN KỸ NĂNG HÀNH VI VÀ HÀNH VI, VẬN DỤNG VÀO CUỘC SỐNG THỰC
CỘNG ĐỒNG
GIA ĐÌNH
Chú thích: 
PPDH : Phương pháp dạy học
KTDH: Kỹ thuật dạy học
 SƠ ĐỒ DẠY HỌC KỸ NĂNG SỐNG CHO HS TIỂU HỌC
Câu 5: Bạn hãy lập Sơ đồ tư duy để hệ thống lại các kiến thức đã học trong Mô đun này?

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI THU HOACH TH 16 TH 34 TH 39_12269162.doc