Giáo án môn Mĩ thuật 9 (cả năm)

I. MỤC TIÊU: Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:

1/ Kiến thức: Hiểu được 1 số kiến thức cơ bản về Mỹ thuật thời Nguyễn.

2/ Kỹ năng: Phát triển khả năng phân tích suy luận và tích lũy của học sinh.

3/ Thái độ: Giúp học sinh có thái độ đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết yêu quý và tôn trọng các di tích lịch sử.

II. CHUẨN BỊ:

1/ Đồ dùng dạy học:

 GV: Tranh ảnh có liên quan về các công trình Mỹ thuật thời Nguyễn.

 HS: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết có liên quan đến Mỹ thuật thời Nguyễn.

2/ Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp trực quan, Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp vấn đáp gợi mở, Phương pháp thảo luận theo nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới: Mỹ thuật nước ta đã hình thành từ rất sớm và đã tồn tại phát triển cùng với lịch sử, mỗi thời kỳ cổ đại, Lý, Trần, Lê, Mỹ thuật đều mang 1 nét nổi bật mà chúng ta đã học qua ở các lớp dưới và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Mỹ thuật Việt Nam ở thời kỳ tiếp theo, đó là Mỹ thuật thời Nguyễn 1802 – 1945.

 

doc 45 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1637Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 9 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh làm quen với tượng chân dung và vẽ tượng với tỷ lệ các phần chính gần giống mẫu.
	3/ Thái độ:	Chăm chú vẽ tượng chân dung, thêm yêu thích học môn Mỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	GV:	- Tượng chân dung.
	- Hình hướng dẫn cách vẽ.
	- Một số bài vẽ tượng ở các góc độ khác nhau.
	HS:	- Giấy vẽ, bút chì, que đo, tẩy, dây dọi...
	2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp quan sát trực quan.
	- Phương pháp vấn đáp gợi mở.
	- Phương pháp thực hành luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ:	Nêu đôi nét về chạm khắc đình làng Việt Nam?
Ž Chạm khắc đình làng do người dân sáng tạo nên khác với chạm khắc cung đình. Nội dung của chạm khắc đình làng miêu tả những cảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày như: gánh con, đánh cờ, uống rượu... Nghệ thuật chạm khắc sinh động, các nét chạm dứt khoát, chính xác, có độ nông sâu tạo bức phù điêu đạt đến sự phong phú về hình mảng và hiệu quả về không gian. Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm tính dân gian và bản sắc dân tộc.
	3/ Bài mới:	Ở lớp 8 chúng ta đã học qua tỷ lệ của cơ thể người và khuôn mặt người. Vậy để vẽ 1 hình chân dung từ mẫu thạch cao thì như thế nào? Để hiểu được, ta vào bài hôm nay: Bài 7 - Vẽ tượng chân dung
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
I. Quan sát, nhận xét:
 (SGK)
II. Cách vẽ:
1. Vẽ phác khung hình và đường trục.
2. Xác định tỷ lệ và vẽ phác hình các bộ phận (đầu, cổ, vai(bệ) tường bằng nét thẳng mờ).
3. Ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các mảng hình bộ phận: trán, mắt, mũi, miệng, tai...
4. Nhìn mẫu điều chỉnh lại tỷ lệ và vẽ chi tiết.
III. Thực hành:
- GV đặt mẫu để học sinh quan sát. Trước khi phân tích đặc điểm tượng GV nói thêm về 1 số tượng làm bằng chất liệu khác.
- Ở góc độ chính diện thì khuôn mặt như thế nào?
- Nếu nhìn nghiên từ bên phải (trái) thì như thế nào?
- Nếu nhìn nghiên ở góc độ 45% (2/3) thì như thế nào?
- Qua các góc độ nhìn như vậy thì trục mặt sẽ thay đổi như thế nào?
- Tỷ lệ từ đỉnh đầu đến cằm so với toàn bộ tượng thì chiếm mấy phần?
- Chiều rộng của cổ so với đầu như thế nào?
- GV củng cố lại 1 số tỷ lệ của khuôn mặt mà các em đã học ở lớp 8 và trên mẫu.
- Để vẽ được tượng, bước đầu tiên ta làm gì?
Ž Ước lượng chiều cao, ngang của toàn tượng, vẽ phác khung hình và đường trục ngang, dọc như: Trục mặt, cổ, mắt, mũi, miệng, chân mày...
- Bước tiếp theo ta làm gì?
- GV củng cố bước 2.
- Bước 3 ta sẽ làm gì tiếp theo?
- Cuối cùng ta làm gì để hoàn thành bài vẽ?
- GV quan sát giúp học sinh làm bài.
- Học sinh trả lời theo quan sát.
- Vẽ phác khung hình và các đường trục ngang, dọc.
- Xác định tỷ lệ và vẽ pgác hình các bộ phận (đầu, cổ, đế tượng).
- Ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các bộ phận: Trán, mắt, mũi, miệng, cằm, tai...
- Nhìn mẫu điều chỉnh lại tỷ lệ và vẽ chi tiết.
- Làm bài.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	1/ Củng cố:
	GV:	Thu 1 số bài của học sinh ở 4 tổ dán lên bảng.
	HS:	Quan sát nhận xét theo câu hỏi gợi ý của GV.
	- Bài này bố cục như thế nào? Tyư lệ các bộ phận ra sao?
	GV:	Củng cố lại bài cho học sinh.
	2/ Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học: Về nhà tìm hiểu thêm 1 số tượng chân dung khác, tìm
 hiểu qua tranh ảnh.
	b) Bài sắp học: Xem trước bài 8 - Vẽ tượng chân dung 
 (Tượng thạch cao – Vẽ đậm nhạt)
	Ž Các bước vẽ đậm nhạt như thế nào?
	Ž Nắm trước các bước minh họa trong SGK.
NS: 02/10/2010
ND: 04/10/2010
Tiết 8:	 VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG
 Vẽ theo mẫu	 (Tượng thạch cao – Vẽ đậm nhạt)
I. MỤC TIÊU:	Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:
	1/ Kiến thức:	Học sinh nhận ra được độ đậm nhạt chính, vẽ được các độ đậm
 nhạt chính.
	2/ Kỹ năng:	Học sinh vẽ được 3 độ đậm nhạt chính và bước đầu tạo được khối
 và hình dáng của ánh sáng chính ở hình vẽ.
	3/ Thái độ:	Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp đậm nhạt trong tạo khối.
II. CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	GV:	- Hình vẽ tượng đậm nhạt ở 3 vị trí (góc độ) khác nhau.
	- Hình vẽ minh họa cách vẽ các độ đậm nhạt bằng bút chì.
	HS:	- Bút chì, tẩy, bài vẽ tiết học trước...
	2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp quan sát – trực quan.
	- Phương pháp vấn đáp – gợi mở.
	- Phương pháp thực hành luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ:	Cách vẽ hình tượng chân dung như thế nào? (Học sinh trả lời theo 4 bước cơ bản)
	3/ Bài mới:	Ở tiết vừa rồi chúng ta đã làm quen với tượng thạch cao qua các bước vẽ hình rồi. Vậy để vẽ đậm nhạt tạo bóng sáng tối, để thể hiện khối, tạo không gian thì vẽ như thế nào và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sang bài 8. Vẽ tượng chân dung (vẽ đậm nhạt).
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
I. Quan sát, nhận xét:
 (SGK)
II. Cách vẽ:
- Xác định các mảng đậm nhạt chính ở mặt, cổ, bệ tượng.
- Xác định các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của tựong (mẫu).
- Vẽ đậm nhạt:
 * Dùng nét thưa dày đan xen để vẽ đậm nhạt.
 * Vẽ mảng đậm trước, từ đó so sánh vẽ mảng nhạt.
 * Nhìn mẫu để điều chỉnh độ đậm nhạt cho hợp lý.
III. Thực hành:
- Đặt mẫu để học sinh quan sát.
- Aùnh sáng chính mạnh nhất từ bên nào?
- Những phần nào trên tượng bắt sáng nhiều nhất? Những mảng nào là bắt sáng ít nhất?
- Cho học sinh xem 1 số bài vẽ đậm nhạt.
 Ž Kết luận: Bài vẽ đậm nhạt cần thể hiện được 3 độ đậm nhạt chính: sáng – trung gian – tối.
- Để vẽ được đậm nhạt, bước đầu tiên ta làm gì?
Ž Cho học sinh xem tranh 1 (minh họa).
- Bước 2 ta vẽ như thế nào?
Ž Dán tranh minh họa 2 lên bảng.
- Bước 3 ta làm gì?
- Vậy vẽ đậm nhạt ta cần lưu ý những gì?
ŽGV minh họa tranh bước 3.
- Quan sát lớp giúp học sinh làm bài.
- Quan sát mẫu và trả lời theo các câu hỏi của GV.
- Xác định các mảng đậm nhạt chính ở mặt, cổ và bệ tượng.
- Xác định các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của tượng.
- Vẽ đậm nhạt.
Ž Dùng nét để thể hiện độ đậm nhạt.
 Vẽ mảng đậm trước Ž nhạt sau
 Nhìn mẫu để điều chỉnh độ đậm nhạt cho hợp lý.
- Làm bài.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	1/ Củng cố:
	GV:	Thu 1 số bài vẽ của học sinh dán lên bảng đặt câu hỏi để học sinh
 nhận xét.
	HS:	Quan sát nhận xét bài các bạn (bố cục, hình, tỷ lệ, độ đậm nhạt...)
	GV:	Đánh giá chung.
	2/ Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học: Về nhà học thuộc bài, nắm cách vẽ tượng chân dung.
	b) Bài sắp học: Xem trước bài 9: Tập phóng tranh ảnh
	Ž Chuẩn bị mỗi em 1 tranh (ảnh) khổ 9 x 12 cm.
	Ž Xem cách phóng tranh như thế nào? Có những cách 
 phóng tranh nào?
	Ž Giấy, thước kẻ, bút chì, tẩy...
 NS: 26/10/2007
Tiết 9: Vẽ trang trí	TẬP PHÓNG TRANH ẢNH
I. MỤC TIÊU:	Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:
	1/ Kiến thức:	Học sinh biết phóng tranh ảnh, phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
	2/ Kỹ năng:	Học sinh phóng được tranh ảnh đơn giản.
	3/ Thái độ:	Giúp học sinh có được thói quen quan sát và làm việc kiên trì
 chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	GV:	Tranh mẫu và tranh phóng từ mẫu.
	Thước kẻ.
	HS:	Hình mẫu, thước kẻ, bút chì, tẩy...
	2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp thực hành luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ:	Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
	3/ Bài mới:	Có rất nhiều tranh ảnh rất cần cho việc học tập, quảng cáo, tuyên truyền như bản đồ, panô... nhưng kích thước quá nhỏ, không thể đáp ứng được, vì vậy ta phải phóng lớn tranh lên gấp nhiều lần. Vậy, phải phóng như thế nào khi tranh lớn lên gấp nhiều lần mà vẫn giữ được đúng tỷ lệ của tranh, để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 9 Tập phóng tranh ảnh.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
I. Quan sát, nhận xét:
 (SGK)
II. Cách phóng tranh:
1/ Kẻ ô vuông:
- Đo chiều cao, ngang của hình mẫu và kẻ các ô vuông bằng nhau trên hình mẫu.
- Phóng to kích thước lên theo yêu cầu cần phóng.
- Dựa vào ô đã kẻ để vẽ hình.
2/ Kẻ đường chéo:
- Kẻ đường chéo và các ô hình chữ nhật lên hình mẫu.
- Đặt hình mẫu vào góc dưới bên trái tờ giấy.
- Dùng thước kẻ kéo dài đường chéo của tranh mẫu lên tờ giấy theo tỷ lệ cần phóng.
- Kẻ các ô hình chữ nhật lên hình lớn.
- Dựa vào các ô và đường chéo để đánh dấu và vẽ hình.
- Nhìn mẫu điều chỉnh tỷ lệ rồi vẽ hình và vẽ màu.
III. Thực hành:
Phóng tranh theo cách kẻ ô vuông (tỷ lệ 1/3)
- Trong cuộc sống hằng ngày các em thường thấy những tranh nào được phóng to gấp nhiều lần?
- GV cho học sinh xem 1 tranh gốc và 1 tranh được phóng to từ tranh gốc.
- Tỷ lệ 2 tranh như thế nào? Nội dung và tỷ lệ các hình vẽ trong hai tranh có khác nhau không?
- Vậy khác nhau ở điểm nào?
Ž Phóng tranh sẽ làm thay đổi khích thước khuôn khổ của tranh nhưng tỷ lệ hình ảnh trong tranh không thay đổi.
- GV dán hình mẫu lên bảng.
- Để phóng được 1 hình theo phương pháp kẻ ô vuông ta phải tiến hành các bước kẻ như thế nào?
- GV phóng minh họa lên bảng để học sinh quan sát.
- GV dán tranh mẫu có kẻ các đường chéo và các hình chữ nhật lên bảng.
- Phóng tranh theo cách kẻ đường chéo như thế nào? Để phóng được ta phải thực hiện các bước như thế nào?
- GV kẻ phóng minh họa từng bước lên bảng để học sinh quan sát.
- Quan sát học sinh làm bài giúp học sinh làm bài.
- Bảng đồ địa lý, mô hình, panô, tranh cổ động, ảnh, chân dung, tranh ảnh phục vụ lễ hội...
- Không khác nhau.
- Khác nhau ở kích thước khổ tranh.
- Đo chiều cao, ngang của hình mẫu và kẻ các ô vuông bằng nhau lên hình mẫu. Phóng to kích thước lên theo yêu cầu cần phóng.
- Dựa vào các ô vuông để vẽ hình.
- Kẻ các đường chéo và các hình chữ nhật lên hình mẫu cần phóng. Đặt hình mẫu vào góc dưới bên trái tờ giấy, dùng thước kẻ kéo dài đường chéo của tranh mẫu lên tờ giấy theo tỷ lệ cần phóng. Kẻ các ô chữ nhật và các đường chéo lên hình lớn. Dựa vào các ô và đường chéo để đánh dấu và vẽ hình. Nhìn mẫu điều chỉnh lại tỷ lệ và vẽ hoàn chỉnh hình.
- Làm bài.
IV. CỦNG CỐ VÀ THỰC HÀNH:
	1/ Củng cố:	- GV chọn thu ở 4 nhóm, mỗi nhóm 1 bài, dán lên bảng.
Ž Bài bạn phóng đúng tỷ lệ chưa?
Ž Hình được phóng so với hình ở tranh mẫu như thế nào?
- HS quan sát trả lời.
- GV củng cố kiến thức.
	2/ Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học: - Về nhà phóng tranh hình 3 trang 84 theo cách kẻ đường 
 chéo với tỷ lệ 1/4.
	 - Học thuộc cách phóng tranh.
	b) Bài sắp học: Bài 10 - Vẽ tranh đề tài lễ hội
	 - Nước ta có những lễ hội nào diễn ra hàng năm
 	 - Quê hương em có những lễ hội gì?
	 - Chọn 1 nội dung tranh vẽ về hoạt động lễ hội mà em
 thích nhất.
	 - Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ...Tiết 10:	
 NS: 2/11/2007
Tiết 10 Vẽ tranh	 ĐỀ TÀI LỄ HỘI
I. MỤC TIÊU:	Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:
	1/ Kiến thức: Học sinh hiểu biết thêm về ý nghĩa và nội dung của 1 số lễ hội ở 
 nước ta.
	2/ Kỹ năng:	Học sinh vẽ được tranh đề tài về Lễ hội ở nước ta.
	3/ Thái độ:	Giúp học sinh thêm yêu thích vẽ tranh, thêm yêu quê hương và
 những lễ hội của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	GV:	Tranh ảnh, lọich... về 1 số lễ hội ở nước ta.
	Một số bài vẽ của học sinh.
	HS:	Giấy vẽ, chì, tẩy...
	2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp gợi mở.
	- Phương pháp thực hành kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ:	Thu bài tập về nhà và kiểm tra dụng cụ học tập.
	3/ Bài mới:	Lễ hội là món ăn về văn hóa, tinh thần không thể thiếu trong đời sống của con người. Tùy vào điều kiện của mỗi vùng mà ở đó có những tập tục văn hóa riêng, mang đầy tính đặc trưng của vùng miền đó. Ví dụ như miền Bắc có lễ hội đền Hùng, miền Trung có lễ hội Cầu ngư, Tây Nguyên có lễ hội Đâm Trâu... Và để thể hiện được các hình ảnh về lễ hội đó bằng tranh vẽ thì như thế nào? Hôm nay ta tìm hiểu bài 10: Đề tài Lễ hội.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
I. Tìm và chọn nội dung đề tài: (SGK)
II. Cách vẽ tranh:
III. Thực hành kiểm tra:
- Ở nước ta có những lễ hội nào mà em biết?
- Cho học sinh xem tranh về 1 số lễ hội...
- Hình trong tranh nói về lễ hội gì?
- Ta thấy không khí của lễ hội như thế nào?
- Màu sắc ở tranh này như thế nào?
- Lễ hội rất phong phú, đa dạng. Tùy vào phong tục tập quán, quan niệm của từng vùng mìen mà có những lễ hội khác nhau.
- Để vẽ được tranh đề tài ta tiến hành các bước như thế nào? (Kiến thức cũ. Gọi 1, 2 học sinh trả lời.)
- Vậy đối với đề tài lễ hội thì ta vẽ như thế nào để thể hiện được nội dung?
- GV dán 1 số tranh vẽ của học sinh năm trước để học sinh tham khảo.
- Quan sát học sinh làm bài.
- Lễ hội Đền Hùng, Đua thuyền, Cầu ngư, Đâm trâu...
- Học sinh quan sát trả lời.
- Trả lời các bước.
- Có thể chọn vẽ toàn cảnh hay vẽ 1 hình ảnh tiêu biểu cho các hoạt động của lễ hội.
- Học sinh làm bài.
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
	1/ Củng cố:
	2/ Dặn dò:
	a) Bài vừa học: Về nhà sưu tầm tranh ảnh trên sách báo, tạp chí về đề tài Lễ hội ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
	b) Bài sắp học: Bài 11 – Trang trí hội trường.
	Ž Trang trí hội trường thường diễn ra khi nào?
	Ž Cách tang trí, bố cục của hội trường như thế nào?
	Ž Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, tẩy, thước, màu vẽ...
 NS: 8/11/2007
 Tiết 11: Vẽ trang trí	TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:	Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:
	1/ Kiến thức:	Học sinh hiểu sơ lược về 1 số kiến thức trang trí hội trường.
	2/ Kỹ năng:	Học sinh vẽ được phác thảo trang trí họi trường.
	3/ Thái độ:	Thấy được vẻ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường.
II. CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	GV:	Tranh ảnh về hội trường phóng to.
	Hình minh họa các bước vẽ.
	HS:	Giấy vẽ, bút chì, tẩy, thước, màu vẽ...
	2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp thực hành luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ:	Trả bài kiểm tra cho học sinh.
	3/ Bài mới:	Ở phân môn Vẽ trang trí, chúng ta đã nắm được về cách trang trí hình vuông, tròn, chữ nhật và 1 số đồ vật khác... Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 hình thức trang trí mới nữa là trang trí Hội trường. Chúng ta bước vào bài mới, bài 11.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
I. Quan sát, nhận xét:
 (SGK)
II. Cách trang trí hội trường:
- Xác định nội dung buổi lễ.
- Chuẩn bị kiểu chữ cho phù hợp với nội dung và hình ảnh cần thiết cho trang trí.
- Sắp xếp hoàn thiện các hình ảnh và mảng chữ.
* Chú ý:
III. Thực hành:
Vẽ phác thảo trang trí hội trường.
- GV dán 1 số tranh ảnh trang trí hội trường lên bảng.
- Để trang trí được hội trường ta cần có những đồ vật gì?
- Ta có thể trang trí hội trường theo những lối trang trí nào?
- Tùy vào nội dung của buổi Đại hội, Hội nghị hay buổi Lễ nào đó mà ta có thể bố trí, sắp xếp cho phù hợp. Vd Trang trí hội trường để Đại hội Liên đội hay buổi Tọa đàm...
- Để trang trí cho phù hợp với nội dung của buổi Đại hội hay Tọa đàm... thì bước đầu tiên ta phải làm gì?
- Xác định được nội dung rồi ta cần phải chuẩn bị những nội dung gì?
- Chuẩn bị xong, cuối cùng ta sẽ tiến hành trang trí sắp xếp các mảng hình, chữ như thế nào?
- Quan sát giúp học sinh làm bài.
- Quan sát.
- Phông màn, cờ, bục, tượng Bác Hồ, cây cảnh, bàn ghế...
- Có thể trang trí theo lối bố cục cân đối hoặc không cân đối.
- Xác định được nội dung của buổi lễ cần trang trí.
- Kiểu chữ, cờ, những hình ảnh cần thiết cho trang trí, bàn ghế, cây cảnh, biểu trưng...
- Sắp xếp các mảng hình, chữ phải phù hợp, chữ phải dễ đọc, đầy đủ dấu, không cao quá, thấp quá, hay gần quá. Các đồ vật trang trí phải kết hợp với nhau sao cho hài hòa giữa phông màn, cờ, chữ, biểu trưng, bàn ghế, cây cảnh...
- Làm bài.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	1/ Củng cố:	- GV chọn thu 1 số bài vẽ của học sinh dán lên bảng.
	Ž Bố cục sắp xếp hợp lý chưa? Có trọng tâm chưa?
	Ž Chọn kiểu chữ này đã phù hợp với nội dung chưa?
	Ž Chọn kết hợp phông màn, cờ và khăn trải bàn thì như thế nào?
	- Học sinh quan sát bài bạn nhận xét.
	- GV nhận xét đánh giá từng bài.
	2/ Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học: Về nhà tiếp tục hoàn thành bài tập trên lớp.
	b) Bài sắp học: Đọc kỹ bài 12 – Sơ lược về Mỹ thuật các dân tộc ít
 người ở Việt Nam.
	Ž Nước ta có tất cả bao nhiêu dân tộc anh em?
	Ž Em đã biết gì về dân tộc ít người ở Việt Nam?
 NS: 18/11/2007 SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT
 Tiết 12: Thường thứcMT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:	Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:
1/ Kiến thức:	Học sinh hiểu sơ lược về MT các dân tộc ít người ở Việt Nam.
	2/ Kỹ năng:	Học sinh thấy được sự phong phú, đa dạng của nền Mỹ thuật các
 dân tộc ít người Việt Nam.
	3/ Thái độ:	Học sinh có thái độ trân trọng, yêu quý và bảo vệ các di sản văn 
 hóa nghệ thuật của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	GV:	Tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
	HS:	Sưu tầm tranh ảnh, bài viết trên sách báo tạp chí về Mỹ thuật các dân tộc ít người Việt Nam.
	2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp thuyết trình kết hợp trực quan.
	- Phương pháp vấn đáp gợi mở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ:	Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
	3/ Bài mới:	Nước ta có bao nhiêu dân tộc anh? (Ž 54 dân tộc) Em có thể kể tên 1 số dân tộc ít người mà em biết? (Ž Tày, Nùng, Thái, Dao, H’mông, Giarai, Êđê, Chăm, Khơme, Caolan, Mường, Máng, Bana...). Nước ta có 54 dân tộc anh em, sinh sống trải dài từ Bắc vào Nam. Ở mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có phong tập tập quán văn hóa khác nhau. Vì vậy mà Mỹ thuật gắn với mỗi dân tộc cũng hết sức phong phú. Để biết sơ lược về Mỹ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam này thì ta sẽ vào bài hôm nay, bài 12.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
I. Vài nét khái quát:
II. Một số loại hình và đặc điểm của Mỹ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam:
1/ Tranh thờ và thổ cẩm:
a) Tranh thờ.
b) Thổ cẩm.
2/ Nhà Rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên:
a) Nhà Rông.
b) Tượng nhà mồ.
3/ Tháp và điêu khắc Chăm: (Chàm)
a) Tháp Chăm.
b) Điêu khắc Chăm.
- Nước ta là nước đông dân tộc anh em, sống trải dài từ Bắc vào Nam. Vậy khu vực miền Bắc có những dân tộc ít người nào?
- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên thì có những dân tộc ít người nào?
- Miền Nam thì sao?
Ž Mỗi dân tộc có 1 nét đặc trưng riêng về văn hóa và nghệ thuật tạo nên sự phong phú đa dạng cho nền Mỹ thuật của các dân tộc ít người Việt Nam.
- Em biết gì về tranh thờ của dân tộc ít người ở Việt Nam nào?
Ž Tranh thờ thường thấy ở các dân tộc ít người thuộc khu vực phía Bắc như: Dao, Tày, Nùng, H’mông, Caolan... phản ánh ý thức hệ lâu đời nhằm hướng thiện con người, răn đe cái ác. Tranh thờ họ có thể vẽ hoặc có thể in nét và vẽ chất liệu màu tự tạo (nhựa cây sung, sơn...). Ngoài phục vụ thờ cúng, tranh thờ còn có giá trị lịch sử và nghệ thuật, có vị trí đáng kể trong nền Mỹ thuật dân gian Việt Nam.
- Thổ cẩm là gì?
- Các dân tộc ít người dệt Thổ cẩm để làm gì?
- Nét đặc sắc của nghệ thuật trang trí Thổ cẩm như thế nào?
- GV củng cố chung.
- Nhà Rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên ở những Tỉnh nào?
- Là nơi sinh sống của dân tộc ít người nào?
- Nhà Rông có đặc điểm gì khác với nhà ở?
- Vậy nghệ thuật nhà Rông có đặc điểm gì nổi bật?
- Theo tục lệ của 1 số dân tộc ít người ở đây thì ngoài việc họ làm nhà để ở thì họ còn làm nhà cho người chết rất đẹp và xung quanh đặt rất nhiều tượng gỗ. Tại sao họ làm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12228325.doc