Giáo án Mĩ thuật 9 - Chủ đề: Lễ hội và truyền thống Việt Nam

CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau chủ đề này học sinh có khả năng:

- Hiểu về đề tài phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.

- HS chọn, cắt và vẽ được một tranh phong cảnh theo ý thích.

- HS yêu mến phong cảnh quê hương, đất nước.

- Hiểu ý nghĩa các ngày Lễ hội trên các vùng miền Việt Nam, biết chọn cho mình nội dung để thể hiện. Học sinh biết tìm nội dung đề tài và cách vẽ trang về đề tài Lễ hội.

- HS vẽ được tranh đề tài theo ý thích.

- HS biết giữ gìn, tiếp nối truyền thống dân tộc.

- Phát triển được năng lực hoạt động nhóm, tự đánh giá, vận dụng kiến thức vào thực tế linh hoạt sáng tạo .

II. NỘI DUNG

Tiết 1: Vẽ tranh đề tài: Phong cảnh quê hương (Vẽ hình) (Bài 5)

Tiết 2: Vẽ tranh đề tài: Phong cảnh quê hương (Vẽ màu) (Bài 5)

Tiết 3: Vẽ tranh đề tài: Lễ hội (Bài 10)

Tiết 4: Đánh giá kết quả và phát triển năng lực của HS.

Kiến thức HS đã biết liên quan đến chủ đề

- Những kiến thức cơ bản, thế nào là tranh phong cảnh, cách vẽ tranh đề tài. HS nhận biết như thế nào là một bài vẽ đẹp như: đường nét, hình mảng, sắc độ đậm nhạt, sắp xếp bố cục, cách tìm và chọn nội dung đề tài.

III. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV:

- Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, dụng cụ ngắm, và cắt cảnh; tranh phong cảnh các vùng miền; tranh về đề tài Lễ hội

- Các bước vẽ tranh phong cảnh; các bước vẽ tranh đề tài Lễ hội.

- Bài mẫu của học sinh lớp trước

2. Chuẩn bị của HS: SGK, giấy, bút, màu vẽ

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 9 - Chủ đề: Lễ hội và truyền thống Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Thông tin chung
1. Tên các trường: Trường PTDTBT THCS xã Lùng Sui
2. Phòng GD&ĐT: Huyện Si Ma Cai
3. Môn học: Mĩ thuật - Lớp: 9
4. Thông tin nhóm (Bao gồm những thành viên tham gia qua mạng)
4.1. CBQL, giáo viên tham gia nhóm
STT
Họ và tên
Đơn vị
Điện thoại/email
Ghi chú
1
 Nguyễn Văn Ba
Trường PTDT BT THCS xã Lùng Sui
 0974369171
Nhóm trưởng
2
 Phạm Quang Tuân
Trường PTDT BT THCS xã Lùng Sui
 Thành Viên
          B. Sản phẩm đưa lên "Trường học kết nối": Lựa chọn chuyên đề (đã xây dựng, thực hiện), biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng để sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau chủ đề này học sinh có khả năng:
- Hiểu về đề tài phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ. 
- HS chọn, cắt và vẽ được một tranh phong cảnh theo ý thích.
- HS yêu mến phong cảnh quê hương, đất nước. 
- Hiểu ý nghĩa các ngày Lễ hội trên các vùng miền Việt Nam, biết chọn cho mình nội dung để thể hiện. Học sinh biết tìm nội dung đề tài và cách vẽ trang về đề tài Lễ hội.
- HS vẽ được tranh đề tài theo ý thích.
- HS biết giữ gìn, tiếp nối truyền thống dân tộc.
- Phát triển được năng lực hoạt động nhóm, tự đánh giá, vận dụng kiến thức vào thực tế linh hoạt sáng tạo.
II. NỘI DUNG
Tiết 1: Vẽ tranh đề tài: Phong cảnh quê hương (Vẽ hình) (Bài 5)
Tiết 2: Vẽ tranh đề tài: Phong cảnh quê hương (Vẽ màu) (Bài 5)
Tiết 3: Vẽ tranh đề tài: Lễ hội (Bài 10)
Tiết 4: Đánh giá kết quả và phát triển năng lực của HS.
Kiến thức HS đã biết liên quan đến chủ đề
- Những kiến thức cơ bản, thế nào là tranh phong cảnh, cách vẽ tranh đề tài. HS nhận biết như thế nào là một bài vẽ đẹp như: đường nét, hình mảng, sắc độ đậm nhạt, sắp xếp bố cục, cách tìm và chọn nội dung đề tài.
III. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, dụng cụ ngắm, và cắt cảnh; tranh phong cảnh các vùng miền; tranh về đề tài Lễ hội
- Các bước vẽ tranh phong cảnh; các bước vẽ tranh đề tài Lễ hội.
- Bài mẫu của học sinh lớp trước 
2. Chuẩn bị của HS: SGK, giấy, bút, màu vẽ
Tiết 1: Vẽ tranh
PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG (Bài 5)
(Vẽ hình)
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
A. KHỞI ĐỘNG
* Hoạt động cá nhân
- HS quan sát một số tranh phong cảnh.
* Hoạt động nhóm
- HS tìm hiểu, trao đổi nhóm trả lời các câu hỏi của GV:
+ Tranh phong cảnh là gì? Trong các tranh vừa quan sát có những hình ảnh gì?
* Hoạt động cả lớp
- HS trao đổi về kết quả thảo luận sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.
- GV kết luận và giới thiệu hoạt động tiếp theo.
Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật là chủ yếu, tranh thể hiện những đặc điểm và vẻ đẹp riêng của các vùng, miền.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
* Hoạt động nhóm
HS quan sát tranh, ảnh, trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi:
Quan sát tranh, ảnh về phong cảnh các vùng miền.
+ Đất nước ta có những vùng, miền nào? Nêu những hình ảnh đặc trưng của các vùng miền đó?
- HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên.
- Kết thúc HĐ nhóm, HS trình bày kết quả và thảo luận với GV.
* Hoạt động cả lớp 
- HS lắng nghe và ghi nhớ kết luận của GV: Đất nước ta có nhiều vùng, miền khác nhau: Thành phố, đồng bằng, cao nguyên, miền núi, miền biểnvới cảnh sắc rất phong phú.
Đặc trưng các vùng miền:
+ Thành phố: nhà cửa đông đúc, xe cộ tấp nập, có đường phố
+ Miền núi: Núi, cây cối, ruộng bậc thang
+ Miền Biển: Biển, bãi cát, cây dừa, thuyền, ngư dân
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ
* Hoạt động cá nhân
- HS quan sát hình ảnh suy nghĩ để trả lời câu hỏi: Em hãy nhắc lại các bước tiến hành bài vẽ tranh (Vẽ hình)?
* Hoạt động nhóm
- HS HĐN, trao đổi để trả lời câu hỏi:
+ Sắp xếp lại các bước vẽ tranh cho đúng?
+ Quan sát các bức tranh và nhận xét về bố cục, hình ảnh đã hợp lý chưa?
* Hoạt động cả lớp
HS lắng nghe và ghi nhớ kết luận của GV:
+ Các bước tiến hành bài vẽ tranh (vẽ hình):
B1: Tìm và chọn nội dung đề tài
B2: Tìm bố cục
B3: Vẽ hình ảnh.
+ Khi vẽ cần lựa chọn hình ảnh cho đúng với nội dung, sắp xếp bố cục cho hợp lý, không quá to, quá nhỏ
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Vẽ tranh đề tài: Phong cảnh Quê hương
* Hoạt động cá nhân
- HS vẽ bài (vẽ hình)
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
(Làm ở lớp, ở nhà và vận dụng vào các bài tập sau)
* Hoạt động cá nhân 
- Từ nội dung đã chọn hs hình dung ra các hình ảnh và vận dụng vẽ một bức tranh theo đúng đề tài.
- HĐ với GV có thể là trao đổi kết quả tự học và y/c đánh giá.
E. HOẠT ĐỘN BỔ SUNG
(Thực hiện ở nhà hoặc vận dụng vào những bài sau, vào thực tế)
- GV khuyến khích những nhóm HS tìm và tham khảo những bài vẽ tranh mở rộng kiến thức đã học từ nguồn tư liệu trên mạng, sách tham khảo. Sau đó, HS tự ghi vào phiếu đánh giá năng lực sau mỗi bài học.
Tiết 2: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG (Bài 5)
(Vẽ màu)
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
A. KHỞI ĐỘNG
* Hoạt động cá nhân
- HS quan sát một số hình ảnh và tranh vẽ về quê hương, về các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày ở quê hương
- Quan sát bài vẽ hình tiết trước của học sinh nhận xét về: Nội dung, bố cục, hình ảnh. 
* Hoạt động cả lớp
- GV kết luận và giới thiệu hoạt động tiếp theo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hướng dẫn học sinh cách vẽ (vẽ màu)
* Hoạt động cá nhân
- HS quan sát hình ảnh suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nhắc lại các bước tiến hành bài vẽ tranh đề tài?
* Hoạt động nhóm
- HS HĐN, trao đổi để trả lời câu hỏi:
+ Sắp xếp lại các bước vẽ tranh cho đúng?
+ Quan sát các bức tranh và nhận xét về màu sắc đã hợp lý chưa?
* Hoạt động cả lớp
HS lắng nghe và ghi nhớ kết luận của GV:
+ Các bước tiến hành bài vẽ tranh:
B1: Tìm và chọn nội dung đề tài
B2: Tìm bố cục
B3: Vẽ hình ảnh.
B4: Vẽ màu (sử dụng màu sắc tươi vui thể hiện được vẻ đẹp của những vùng quê Việt Nam)
+ Khi vẽ cần lựa chọn hình ảnh cho đúng với nội dung, sắp xếp bố cục cho hợp lý, không quá to, quá nhỏ,đường nét, mảng miếng, màu sắc hợp lý
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Vẽ tranh đề tài: đề tài phong cảnh Quê hương
* Hoạt động cá nhân
- HS vẽ tiếp tranh đề tài phong cảnh Quê hương
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
(Làm ở lớp, ở nhà và vận dụng vào các bài tập sau)
* Hoạt động cá nhân 
- Học sinh tiếp tục hoàn thiện bài.
- HĐ với GV có thể là trao đổi kết quả tự học và y/c đánh giá.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
(Thực hiện ở nhà hoặc vận dụng vào những bài sau, vào thực tế)
- GV khuyến khích những nhóm HS tìm và tham khảo những bài vẽ tranh mở rộng kiến thức đã học từ nguồn tư liệu trên mạng, sách tham khảo.
Tiết 3 – Bài 10: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI LỄ HỘI
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
A. KHỞI ĐỘNG
* Hoạt động nhóm
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm quan sát một số bức tranh tham khảo.
- HS thảo luận nhóm và phân biệt tranh vẽ theo đề tài với các thể loại khác, các hình thức thể hiện của tranh đề tài.
- GV giới thiệu bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. HS tìm và chọn nội dung đề tài
* Hoạt động nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS quan sát một số bức tranh, tìm hiểu các nội dung trong sgk mỗi nhóm trình bày một nội dung theo nhóm: 
+ Nhóm 1: Nội dung tranh
+ Nhóm 2: Bố cục tranh
+ Nhóm 3: Hình vẽ trong tranh
+ Nhóm 4: Màu sắc
- HS xem một số tranh minh họa, thảo luận nhóm
- HS quan sát các bức tranh và phân loại về nội dung tranh, tìm hiểu về cách thể hiện khác nhau cùng một nội dung (Đề tài Lễ hội: thi bơi thuyền, thổi cơm, đấu vật, chọi gà, đâm trâu, ném còn, đánh cờ người, đánh đu) và ghi lại cảm nhận; đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, bổ sung ý kiến của các nhóm khác.
- GV chốt lại ý kiến của HS hiểu rõ thế nào là Tranh đề tài (thể hiện những cảm xúc, ý tưởng của cá nhân về thế giới xung quanh); các nội dung của đề tài.
* Hoạt động cả lớp
- HS quan sát một số tranh của các họa sĩ trong nước và thế giới về các hoạt động của lễ hội.
- GV kết luận: Có nhiều nội dung để lựa chọn trong đề tài Lễ hội, cần chọn nội dung gần gũi, có cảm xúc, có hiểu biết và yêu thích nội dung đó.
2. Học sinh tìm hiểu cách vẽ Tranh đề tài
* Hoạt động nhóm
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài trước thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Nêu các bước vẽ tranh đề tài?
+ Những điểm cần lưu ý khi tiến hành từng bước vẽ tranh là gì?
* Hoạt động cả lớp
- HS theo dõi và lắng nghe GV chốt lại các bước vẽ tranh đề tài:
Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
+ Tìm hình ảnh: Thể hiện nội dung, hoạt động gì, các hình ảnh có hình dáng thế nào, cảnh vật xung quanh là ở đâu, cảnh vật có những gì, hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
+ H/a chính phụ thường được quy vào các mảng hình to, nhỏ. Sắp xếp mảng chính, phụ để làm rõ trọng tâm tranh sao cho hài hòa, không bị đều nhau, không lặp lại, dàn trải hoặc rối mắt.
(GV chỉ ra các mảng hình chính phụ trên bức tranh cụ thể để HS dễ hình dung và hiểu khái niệm về sắp xếp bố cục).
Bước 2: Phác mảng và vẽ hình
+ Vẽ các mảng hình chính, phụ: dựa vào các mảng hình đã phác để vẽ các hình dáng cụ thể của con người và cảnh vật trong tranh.
+ Hình dáng nhân vật trong tranh nên khác nhau, có dáng tĩnh, có dáng động, có mảng to, nhỏ, cao, thấp, xa, gần khác nhau: động tác, dáng các nhân vật trong tranh cần sinh động, hợp với nội dung tranh.
Bước 3: Vẽ màu
+ Cần chú ý đến độ đậm nhạt, tương phản của màu, luôn nhìn toàn bộ tranh để điều chỉnh khi vẽ màu.
+ Chú ý phối hợp màu giữa người và khung cảnh, hình và màu nền.
+ Không nên vẽ chồng nhiều màu lên nhau, màu sẽ sám, bẩn, làm mất đi vẻ đẹp, sự trong trẻo của bức tranh.
+ Tùy theo ý thích và điều kiện để chọn chất liệu màu khác nhau như sáp màu, bút dạ màu nước, xé dán giấy..
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Vẽ tranh đề tài Lễ hội
Lựa chọn một trong hai hoạt động
* Hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm
- HS vẽ tranh đề tài cá nhân hoặc theo nhóm tự chọn. Đây là HĐ thực hành, HS phải vận dụng những hiểu biết đã học về cách vẽ tranh đề tài dựa trên các bước tiến hành đã học ở phần B. Hình thành kiến thức mới để giải quyết bài tập cụ thể thông qua bài vẽ cá nhân hoặc theo nhóm.
- Sau HĐ thực hành vẽ cá nhân hoặc theo nhóm, GV cho HS trao đổi, chia sẻ kết quả mình làm được, thông qua đó, HS có thể tự học tập lẫn nhau, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, giúp cho quá trình học tập của HS hiệu quả hơn. Kết thúc HĐ này, HS sẽ trao đổi với GV để được bổ sung kiến thức, uốn nắn các kĩ thuật, kĩ năng chưa tốt.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- HĐ vận dụng kiến thức về phối cảnh và Luật xa gần đã học trên lớp để vẽ tranh (để phát triển năng lực phân tích khi thực hành).
- GV động viên, khuyến khích HS luôn sáng tạo, vận dụng kiến thức về vẽ tranh để thực hiện các cách biểu đạt khác nhau về nội dung đề tài; tự đặt ra yêu cầu cho mình, trao đổi thảo luận với cộng đồng để cùng giải quyết. HS phải thể hiện năng lực thông qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong lớp, GV, gia đình và cộng đồng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- HS bổ sung tìm nguồn tài liệu khác, GV cung cấp cho HS các nguồn sách tham khảo, tranh của thiếu nhi, họa sĩ
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, đồng thời, yêu cầu HS làm bài tập đánh giá năng lực tùy theo mức độ, trình độ của học sinh từng địa phương.
MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Nội dung
Câu hỏi/bài tập đánh giá kĩ năng
Nhận biết (Mô tả y/c cần đạt)
Thông hiểu (Mô tả y/c cần đạt)
Vận dụng thấp (Mô tả y/c cần đạt
Vận dụng cao (Mô tả y/c cần đạt)
Năng lực có thể hình thành
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Tìm và xác định đúng nội dung đề tài
Bài tập định tính (Trắc nghiệm/Tự luận, thực hành)
Tự tìm được một nội dung đúng đề tài đã cho.
Xác định đúng nội dung và hình ảnh phù hợp với nội dung đã chọn.
Xác định đúng nội dung và hình ảnh phù hợp với nội dung đã chọn.
Chọn được nội dung và bước đầu hình dung hình ảnh phù hợp với nội dung đã chọn.
Xác định chính xác nội dung đề tài.
2. Vẽ hình ảnh
Bài tập định tính (Trắc nghiệm/Tự luận, thực hành)
Vẽ hình mô phỏng được nội dung đã chọn.
Vẽ hình mô phỏng được nội dung đã chọn.
Thể hiện hình ảnh bằng đường nét đơn giản.
3. Diễn tả màu sắc của tranh
Bài tập định tính (Trắc nghiệm/Tự luận, thực hành)
Tìm được mảng sáng - tối lớn của tranh
Xác định được sắc độ chính của tranh: Đậm - đậm vừa và sáng trong tranh
Diễn tả được sắc độ đậm nhạt trong tranh.
Diễn tả được sắc độ đậm nhạt theo cảm xúc. Bài vẽ có tương quan và không gian tốt.
Diễn tả đậm nhạt và màu sắc thể hiện được cảm xúc trên bài vẽ.
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHÙ HỢP VỚI CÁC MỨC ĐỘ
NHẬN BIẾT
Câu 1: Thế nào là tranh phong cảnh?
Câu 2: Hãy tìm một số nội dung cho phù hợp với đề tài vẽ tranh: Phong cảnh Quê hương?
Câu 3: Hãy tìm một số nội dung cho phù hợp với đề tài: Lễ hội?
Câu 4: Kể tên các hình ảnh đặc trưng của các vùng miền?
Câu 5: Kể tên các hoạt động chủ yếu trong lễ hội?
THÔNG HIỂU
Câu 1: Chọn nội dung cho phù hợp với đề tài: Phong cảnh Quê Hương?
Câu 2: Chọn nội dung cho phù hợp với đề tài: Lễ hội?
Câu 3: Chọn hình ảnh phù hợp với đề tài: Phong cảnh Quê Hương?
Câu 4: Chọn hình ảnh phù hợp với đề tài: Lễ hội?
Câu 5: Với đề tài: Phong cảnh Quê Hương và Lễ hội thì hình ảnh gì là hình ảnh chính trong tranh?
VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP
Câu 1: Xác định đúng nội dung và hình ảnh phù hợp với nội dung đã chọn.
Câu 2: Tìm được mảng chính, mảng phụ của tranh
Câu 3: Sắp xếp được bố cục hợp lý.
Câu 4: Vẽ hình mô phỏng được nội dung đã chọn.
Câu 5: Diễn tả màu sắc cảnh vật như thế nào?
VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO
Câu 1: Chọn được nội dung và hình dung được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
Câu 2: Vẽ được hình ảnh đúng tỷ lệ, cấu tạo phù hợp nội dung đã chọn.
Câu 3: Sắp xếp hình ảnh, bố cục hài hòa, hợp lý.
Câu 4: Diễn tả được sắc độ đậm nhạt theo cảm xúc.
Câu 5: Bài vẽ có tương quan và không gian tốt.
Tiết 4 - HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Yêu cầu cần đạt của chủ đề
- Nắm được những kiến thức cơ bản về cách vẽ tranh trong mĩ thuật.
- Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng vào vẽ tranh.
- Vẽ được tranh đề tài “Phong cảnh quê hương và đề tài lễ hội” theo ý thích và cảm nhận riêng.
- Phát triển năng lực HĐN, tự đánh giá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn linh hoạt, sáng tạo.
2. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Khi chọn nội dung cho ý tưởng bức tranh, em cần chú ý những điều gì?
Câu 2: Hãy nếu cách vẽ tranh đề tài, theo em màu sắc, hình ảnh, bố cục có ảnh hưởng như thế nào đến nội dung bức tranh?
Câu 3: Khi vẽ một bức trang cần sắp xếp bố cục hình mảng, đường nét như thế nào cho hợp lí, em hãy thể hiện suy nghĩ của mình bằng bài vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương và các lễ hội của địa phương mà em yêu thích?
Câu 4: Vận dụng những hiểu biết của em về phối cảnh, vẽ một tranh đề tài phong cảnh quê hương và các lễ hội dân tộc tại địa phương em. (tranh thể hiện được nội dung, hình ảnh phù hợp, màu sắc thể hiện tinh thần của tranh, tình cảm của người vẽ)

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de le hoi va truyen thong Viet nam_12213100.doc