Giáo án Sinh học 10 - Bài 5: Prôtêin

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm của prôtêin.

- Phân biệt được các bậc cấu trúc của prôtêin.

- Nêu được chức năng của prôtêin.

2. Kĩ năng, thái độ:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.

- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.

- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

 2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 8425Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 5: Prôtêin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/06/2015	Ngày dạy:	Lớp:

Tuần: 05	Tiết PPCT: 05
BÀI 5: PRÔTÊIN
@&?
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm của prôtêin.
- Phân biệt được các bậc cấu trúc của prôtêin.
- Nêu được chức năng của prôtêin.
2. Kĩ năng, thái độ:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
	2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi.
IV. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Nêu được khái niệm của prôtêin.
- Phân biệt được các bậc cấu trúc của prôtêin.
- Nêu được chức năng của prôtêin.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1: Cacbohiđrat là gì? Các loại cacbohiđrat có thành phần cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Chức năng của cacbohiđrat đối với tế bào là gì?
Câu 3: Đặc điểm chung của lipit là gì? Lipit gồm có các loại nào?
	3. Hoạt động dạy - học bài mới: (37 phút)
BÀI 5: PRÔTÊIN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của prôtêin – (25 phút)
- Nêu được khái niệm của prôtêin.
- Phân biệt được các bậc cấu trúc của prôtêin.
- GV treo hình phóng to 5.1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi:
? Prôtêin là gì?
? Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là gì?
? Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết gì?
? Dựa vào đâu để phân loại prôtêin thành các bậc cấu trúc khác nhau?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
? Các yếu tố nào có thể gây biến đổi cấu trúc không gian của prôtêin?
- GV mở rộng: Trứng vịt chứa thành phần prôtêin tồn tại ở dạng lỏng, nếu đun nóng thì prôtêin sẽ bị biến tính và đông đặc lại. Hoặc thịt bò tươi sống, nếu nhỏ nước chanh tươi vào thì prôtêin sẽ bị biến tính và đông đặc lại.
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi:
 + Đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
 + Axit amin.
 + Liên kết peptit, tạo nên chuỗi pôlipeptit.
 + Dựa vào số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin.
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
 + Nhiệt độ, độ pH có thể gây biến đổi cấu trúc không gian của prôtêin. Ta gọi là biến tính prôtêin.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 I. Cấu trúc của prôtêin:
- Prôtêin là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là axit amin.
- Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit, tạo nên chuỗi pôlipeptit.
- Dựa vào số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin, prôtêin gồm có 4 bậc cấu trúc:
CẤU TRÚC
ĐẶC ĐIỂM
Bậc 1
Chuỗi pôlipeptit tồn tại ở dạng mạch thẳng
Bậc 2
Chuỗi pôlipeptit tồn tại ở dạng co xoắn α hoặc gấp nếp β
Bậc 3
Chuỗi pôlipeptit tồn tại ở dạng co xoắn α và gấp nếp β, tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng
Bậc 4
Gồm 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit liên kết lại với nhau
- Nhiệt độ, độ pH có thể gây biến đổi cấu trúc không gian của prôtêin. Ta gọi là biến tính prôtêin.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của prôtêin – (12 phút)
- Nêu được chức năng của prôtêin.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi:
? Prôtêin có các chức năng gì? Ví dụ?
6 Vì sao cần sử dụng prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
- GV mở rộng: Prôtêin có cấu trúc và chức năng đa dạng. Do đó, cần sử dụng prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau, để tăng khả năng cung cấp nhiều axit amin khác nhau cho cơ thể.
- HS nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi:
 + SGK.
 + Bởi vì, giúp tăng khả năng cung cấp nhiều axit amin khác nhau cho cơ thể.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 II. Chức năng của prôtêin:
- Tham gia cấu tạo. VD: Côlagen – Mô liên kết da, miôzin – Cơ, karatin – Lông
- Dự trữ axit amin. VD: Oval bumin, cazêin, ferritin
- Vận chuyển. VD: Hêmôglôbin, lipôprôtêin, miôglôbin
- Bảo vệ. VD: Các kháng thể, immunôglôbulin, fibrinôgen
- Thu nhận thông tin. VD: Các thụ thể.
- Xúc tác. VD: Các enzim, restrictaza, ligaza
4. Củng cố: (3 phút)
Câu 1: Prôtêin là gì? Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là gì?
Câu 2: Dựa vào đâu để phân loại prôtêin thành các bậc cấu trúc khác nhau?
Câu 3: Prôtêin có các chức năng gì? Ví dụ?
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài, trả lời CH & BT SGK trang 25.
- Đọc mục: “Em có biết ?”.
- Xem trước bài mới: Bài 6 - “Axit nuclêic”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Protein.doc