Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản

- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và biểu diễn các thông tin trong máy tính bằng dãy bít

2. Kĩ năng:

- Biết nghe, ghi bài, hiểu bài.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II. Phương pháp:

- Sử dụng phương pháp thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.

III. Đồ dùng dạy học:

- Tài liệu, báo, tranh ảnh.

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định tổ chức lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5'

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 
	Bài 2 	THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN 
Ngày soạn: 22.08.2013
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Điểm KTM
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và biểu diễn các thông tin trong máy tính bằng dãy bít
2. Kĩ năng:
- Biết nghe, ghi bài, hiểu bài.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.
III. Đồ dùng dạy học:
- Tài liệu, báo, tranh ảnh...
IV. Tiến trình bài giảng: 
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Hoạt động thông tin của con người được tiến hành thông qua gì? lấy VD? 
? Nêu một nhiệm vụ chính của tin học và lấy ví dụ?
HS: Trả lời
NDĐA: - Hoạt động thông tin của con người được tiến hành thông qua các giác quan và bộ não của con người; trong đó các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin, còn bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, lưu trữ thông tin 
VD: Dùng giác quan vị giác ta có thể tiếp nhận được thức ăn đó có mùi vị ntn sau đó dùng bộ não để xử lí, biến đổi sao cho hợp khẩu vị...
- Một nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin của con người một cách tự động nhờ sự trợ giúp của MTĐT
VD: Nhập thông tin của một bài hát qua bàn phím của máy tính khi đó máy tính sẽ tự động xuất hiện và tiến hành lưu trữ và in qua các lệnh do con người điều khiển
GV+HS: Nhận xét và cho điểm
3. Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
18’
1. Các dạng thông tin cơ bản
GV: Như các em đã biết thông tin quanh chúng ta rất đa dạng và phong phú 
GV: Đưa hình ảnh trực quan: truyện tranh, một tấm ảnh, một bài báo không có hình ảnh, một bài hát từ máy điện thoại (phát cho HS nghe) 
? GV: Em hãy cho biết những thông tin mà em nhận được nó thuộc những dạng gì? 
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK/6+7
? Thông tin được chia làm mấy dạng? đó là những dạng nào? Những thông tin mà em tiếp nhận từ hình ảnh trực quan nó thuộc dạng nào?
GV: Phân tích 3 dạng thông tin cơ bản
Trong thực tế có những thông tin ở những dạng khác nữa nhưng 3 dạng này MT hiểu được
? Vậy trong cuộc sống con người thường tiếp nhận thông tin thuộc dạng nào nữa
? Theo em liệu có những thông tin có thể ở dạng kết hợp được hay không? Nếu được em cho VD
GV: ? Vậy GV đang giảng bài thì theo em thông tin các em tiếp nhận được ở dạng nào?
HS: Trả lời theo cách hiểu
HS: Đọc
HS: Thông tin được chia làm 3 dạng
- Dạng văn bản
- Dạng hình ảnh
- Dạng âm thanh
* Bài báo thuộc dạng văn bản, bài hát thuộc dạng âm thanh, tấm ảnh thuộc dạng hình ảnh
HS: ...như mùi vị, cảm giác...
HS: Có;
VD: Phim kết hợp rõ rệt hai dạng thông tin cơ bản đó là hình ảnh và âm thanh...
HS: Kết hợp cả 3 dạng cơ bản
15’
2. Biểu diễn thông tin
? Các nốt nhạc dùng để biểu diễn thông tin gì?
? Để tính toán chúng ta biểu diễn ntn?
GV: Mỗi thông tin có một cách biểu diễn khác nhau
? Vậy biểu diễn thông tin là gì?
GV: Yêu cầu hs đọc thông tin trong SGK/7
? Người nguyên thủy dùng cái gì để biểu diễn số lượng các con thú săn được?
? Người câm muốn biểu diễn thông tin của mình thì làm ntn?
GV: NV thông tin được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau
? Vậy biểu diễn thông tin có vai trò quan trong gì? cụ thể ntn?
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK/7+8
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cũ
GV: Lấy dẫn chứng trong từng vai trò
Chẳng hạn: Danh sách HS giỏi các năm của trường được lưu giữ và truyền giao, Văn miếu Quốc Tử Giám, Chùa Hương...
HS: Lời bài hát
HS: Bằng các con số và kí hiệu toán học
HS: ...là cách thể hiện thông tin dạng cụ thể nào đó
HS: Đọc
HS: ...viên sỏi
HS: Nét mặt và cử chỉ...
HS: Trả lời theo cách hiểu
HS: Đọc
HS:- Biểu diễn thông tin có vai trò trong việc truyền và tiếp nhận thông tin
- Biểu diễn thông tin có vài trò trong việc lưu giữ và truyền giao thông tin cho cả những người đương thời và thế hệ tương lai
- Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng
4. Củng cố bài giảng: 5'
? Qua tiết hôm nay em tiếp nhận được thông tin gì?
HS: Trả lời theo cách hiểu
GV: Kết luận
5. Hướng dẫn về nhà: 1'
- Đọc nội dung phần 3 và trả lời các câu hỏi 1, 2 trong SGK
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 4 	Bài 2+3
	EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH
Ngày soạn: 22.08.2013
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
ĐIểm KTM
6A
6B
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại mục tiêu bài 2
- HS biết được khả năng ưu việt của MT cũng như các ứng dụng đa dạng của Tin học trong các lĩnh vực khác nhau trong XH
II. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.
III. Đồ dùng dạy học: 
- Tài liệu
IV. Tiến trình bài giảng: 
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau hãy lấy VD minh họa điều đó
? Thông tin trong máy tính được biểu diễn bằng gì?
HS: Trả lời
NDĐA: - Chẳng hạn để diễn tả cùng một buổi sáng đẹp trời họa sĩ có thể vẽ bức tranh, nhạc sĩ lại diễn tả bằng lời bài bài hát, nhà thơ diễn tả bằng bài thơ...
- Cùng các con số nhưng có thể biểu diễn bằng bảng hay đồ thị...
- Thông tin trong MT được biểu diễn bằng dãy bít
? GV: Hỏi thêm: Thông tin có mấy dạng cơ bản đó là dạng nào lấy VD minh họa
HS: Trả lời
GV+HS: Nhận xét và cho điểm
3. Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
18’
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
GV: Thông tin có thể biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau 
VD: Người khiếm thính không thể dùng âm thanh
- Người khiếm thị không thể dùng hình ảnh
? Vậy làm thế nào để người đó có khả năng tiếp nhận thông tin 
GV: NV việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin tùy theo mục đích và đối tượng dùng tin có vai trò rất quan trọng.
Cũng như đã nói ở trên MT chỉ xử lí được ba dạng thông tin cơ bản vì vậy thông tin đưa vào máy tính phải phù hợp
? Để MT xử lí được, các thông tin trong MT được biểu diễn bằng gì?
? Vậy thế nào là dãy bit?
? Trong tin học thông tin lưu giữ trong MT được gọi là gì?
? Vì sao ta phải dùng dãy bít để chuyển đổi thông tin vào máy tính?
GV: Để trợ giúp cho con người trong hoạt động thông tin MT cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình:
- Biến đổi thông tin đưa vào MT thành dãy bit
- Biến đổi thông tin lưu giữ dưới dạng dãy bít thành một trong các dạng quen thuộc với con người: VB, ÂT, HA
* Ghi nhớ: SGK/9
HS: Nghe
HS: Trả lời theo cách hiểu
HS: các thông tin phải được chuyển đổi thành các dãy bit
HS: Dãy bit- dãy nhị phân bao gồm hai kí hiệu 0 và 1
HS: Dữ liệu 
HS: Vì dãy bit chỉ có hai số 0 và 1 tương ứng với 2 trạng thái đóng - mở hay bật - tắt giúp cho việc xử lí được nhanh chóng
HS: Đọc
15’
Bài 3. 	1. Một số khả năng của máy tính
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm
trả lời câu hỏi:
? Hãy sưu tầm các ứng dụng và lấy VD minh họa của máy tính trong thời gian 5 phút
GV: Yêu cầu HS trình bày
GV: Kết luận: Máy tính có rất nhiều khả năng, cụ thể:
* Khả năng tính toán nhanh
- MT có thể thực hiện hàng nghìn tỉ phép tính trong một giây và cho kết quả trong chốc lát
* Khả năng tính toán với độ chính xác cao
* Khả năng lưu trữ lớn
* Khả năng làm việc không mệt mỏi
GV: Yêu cầu HS rút ra bài học hôm nay
HS: Thực hiện
HS: Trình bày
HS: MT trở thành bạn học thân quen ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường...
4. Củng cố bài giảng: 5'
? Yêu cầu HS nhắc được thông tin tiếp nhận qua tiết học hôm nay
HS: Trả lời
5. Hướng dẫn về nhà: 1'
- Học thuộc bài và đọc trước phần 2: Có thể dùng máy tính vào những việc gì?
V. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Em có thể làm được những gì nhờ máy tính.doc