Bài 21: Nhiệt năng - Phan Văn Chiến

I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức

 - Làm cho học sinh hiểu được khái niệm nhiệt năng và sự phụ thuộc của nhiệt năng vào nhiệt độ.

 - Biết được các cách làm thay đổi nhiệt năng.

 - Hiểu được khái niệm nhiệt lượng

 2. Kỹ năng

 Phân biệt được nhiệt năng và nhiệt lượng

 3. Thái độ

 Tập trung chú ý và nghiêm túc trong học tập

II. Chuẩn bị

 Quả bóng cao su, phích nước nóng, cốc thủy tinh, miếng kim loại, thìa nhôm, đèn cồn, kẹp.

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

 - Nêu thí nghiệm Bơ-rao và nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao?

 TL: Thí nghiệm Bơ-rao: Khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, Bơ-rao phát hiện chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.

 Nguyên nhân: Do các phân tử nuớc không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Sự phụ thuộc của chuyển động phân tử vào nhiệt độ?

 TL: Nhiệt độ càng cao, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 21: Nhiệt năng - Phan Văn Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21: NHIỆT NĂNG
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức
	- Làm cho học sinh hiểu được khái niệm nhiệt năng và sự phụ thuộc của nhiệt năng vào nhiệt độ.
	- Biết được các cách làm thay đổi nhiệt năng.
	- Hiểu được khái niệm nhiệt lượng
	2. Kỹ năng
	Phân biệt được nhiệt năng và nhiệt lượng
	3. Thái độ
	Tập trung chú ý và nghiêm túc trong học tập
II. Chuẩn bị
	Quả bóng cao su, phích nước nóng, cốc thủy tinh, miếng kim loại, thìa nhôm, đèn cồn, kẹp.
III. Các bước lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
	- Nêu thí nghiệm Bơ-rao và nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao?
	TL: Thí nghiệm Bơ-rao: Khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, Bơ-rao phát hiện chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.
	 Nguyên nhân: Do các phân tử nuớc không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Sự phụ thuộc của chuyển động phân tử vào nhiệt độ?
	TL: Nhiệt độ càng cao, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
A. Hoạt động 1: Nêu vấn đề
- Làm thí nghiệm về thả quả bóng rơi và yêu cầu học sinh mô tả hiện tượng.
- Như vậy rõ ràng cơ năng của vật đã giảm dần. Mà ta đã học cơ năng được bảo toàn, vậy cơ năng đã chuyển thành dạng năng lượng nào? Chúng ta đi vào bài hôm nay.
B. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt năng
- Động năng là gì?
- Ở bài trước ta đã được học, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, vậy chúng sẽ mang năng lượng ở dạng nào?
- Thế nào là nhiệt năng?
- Mối quan hệ của nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích?
- Chuyển ý: Ta thấy nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ. Vậy có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật? 
C. Hoạt động 3: Các cách làm thay đổi nhiệt năng.
- Đưa ra một miếng kim loại và hỏi: Làm thế nào để thay đổi nhiệt năng của miếng đồng?
- Ta có 2 phương pháp chính làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Đó là thực hiện công và truyền nhiệt.
- Khi ta thực hiện 1 công lên miếng đồng thì hiện tượng gì xảy ra đối với miếng đồng?
- C1: Nêu 1 thí nghiệm đơn giản chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên?
- Về nhà các em tìm thêm một số ví dụ chứng tỏ khi thực hiện công lên vật, nhiệt năng của nó tăng.
- Khi không thực hiện công, ta có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật tăng bằng cách nào?
- Cho ví dụ về phương pháp truyền nhiệt?
- Thế nào là truyền nhiệt?
- C2: Nêu 1 thí nghiệm đơn giản chứng tỏ khi truyền nhiệt cho miếng đồng, nhiệt năng của miếng đồng sẽ tăng lên?
- Còn nhiều thí nghiệm về phương pháp truyền nhiệt, các em về nhà tìm thêm.
- Nêu cách làm giảm nhiệt năng của miếng đồng? Cho biết đó là cách thực hiện công hay truyền nhiệt? Vì sao?
- Chuyển ý: Ta thấy nhiệt năng của vật tăng lên ( hoặc giảm đi ) khi ta thực hiện công ( hoặc truyền nhiệt). Vậy phần nhiệt năng đó được gọi là gì?
D. Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệt lượng
- Thế nào là nhiệt lượng?
- Kí hiệu và đơn vị của nhiệt lượng?
E. Hoạt động 5: Vận dụng
Yêu cầu học sinh trả lời C3, C4, C5
Khi thả quả bóng ra, quả bóng tiếp dất sau đó nảy lên.Mỗi lần nảy lên dộ cao của quả bóng giảm dần, cuối cùng không nảy lên nữa
- Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động.
- Động năng.
- Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn vì nhiệt độ cao thì các phần tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh làm động năng của chúng lớn, do đó nhiệt năng của vật sẽ lớn.
- Cọ xát, hơ lửa, phơi nắng, ngâm nước nóng,...
- Miếng đồng sẽ nóng lên nhiệt năng của nó sẽ tăng.
- Cọ xát miếng đồng vào tay.
- Truyền nhiệt
- Cho miếng đồng tiếp xúc với những vật có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn, nhiệt năng của nó sẽ tăng hoặc giảm.
- Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
- Nhúng miếng đồng vào cốc nước sôi.
- Cho miếng đồng vào cốc nước đá. Đây là phương pháp truyền nhiệt vì nhiệt độ của miếng đồng được truyền sang cho cốc nước đá.
- Nhiệt lượng là phần năng lượng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Kí hiệu: Q
 Đơn vị: Jun ( J )
Học sinh trả lời
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
 1. Thực hiện công
- Khi thực hiện công lên miếng đồng ( cọ xát ), miếng đồng có thể nóng lên làm nhiệt năng của nó tăng.
 2. Truyền nhiệt
- Truyền nhiệt là cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công.
- Ví dụ: Phơi miếng đồng ngoài nắng.
III. Nhiệt lượng
- Nhiệt lượng là phần năng lượng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Kí hiệu: Q
- Đơn vị: Jun ( J )
IV. Vận dụng
- C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là quá trình truyền nhiệt.
- C4: Chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là quá trình thực hiện công.
- C5: Cơ năng của quả bóng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
4. Củng cố
 - Thế nào là nhiệt năng, nhiệt lượng
- Các cách làm thay đổi nhiệt năng
 5. Dặn dò
 - Đọc phần ghi nhớ Sgk/75
	 - Đọc phần có thể em chưa biết Sgk/76
 - Làm bài tập trong SBT và chuẩn bị bài 22: “Dẫn nhiệt”

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Nhiệt năng - Phan Văn Chiến.doc