Bài 4, Tiết 3: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

1/. Mục tiêu.

1.1/.Kiến thức: Biết các dụng cụ đo ( bình chia độ, bình tràn )

1.2/.Kĩ năng: Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình trn.

1.3/. Thái độ : Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được. Hợp tác trong mọi công việc của nhóm.

2/. Trọng tâm: Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình trn.

3/. Chuẩn bị.

 3.1/.Gv: Xô đựng nước, bảng 4.1.” kết quả đo thể tích vật rắn”, Bình chia độ, bình tràn, bình chứa

 3.2/.Hs: đọc trước nội dung bài 4

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1559Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 4, Tiết 3: Đo thể tích vật rắn không thấm nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Bài 4-Tiết 3
Tuần 3
1/. Mục tiêu.
1.1/.Kiến thức: Biết các dụng cụ đo ( bình chia độ, bình tràn ) 
1.2/.Kĩ năng: Xác định được thể tích của vật rắn khơng thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
1.3/. Thái độ : Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được. Hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
2/. Trọng tâm: Xác định được thể tích của vật rắn khơng thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
3/. Chuẩn bị.
 3.1/.Gv: Xô đựng nước, bảng 4.1.” kết quả đo thể tích vật rắn”, Bình chia độ, bình tràn, bình chứa
 3.2/.Hs: đọc trước nội dung bài 4
4/. Tiến trình
 4.1. Ổn định tổ chức-kiểm diện.
 6A1: ................................................................................
 6A2: ................................................................................
 6A3: ...............................................................................
 6A4: ...............................................................................
 4.2. Kiểm tra miệng .
?1/. Nêu đơn vị và dụng cụ đo thể tích chất lỏng (5đ)
?2/.Nêu cách đo thể tích chất lỏng (2đ
?3/. Hãy chỉ ra kết quả đúng ở trường hợp sau : bình chia độ có ĐCNN là 25 cm3 (2đ)
a. 110 cm3
b. 125 cm3
 c. 145 cm3
?4/. Kể tên các dụng cụ đo vật rắn không thấm nước?.(1đ)
?1/. m3; dụng cụ: lít, bình, ca, chai, lọ, đã ghi sẵn dung tích.
?2
+ Ước lượng thể tích cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp
+ Đặt bình và mắc đúng cách.
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng qui định.
?3- Câu đúng là b – 125 cm3
-> Bình chia độ, bình tràn
 4.3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hđ1:Vào bài: như sgk.
 Hđ2: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước:
 1/. Dùng bình chia độ
 Gv: y/c hs quan sát hình 4.2. rồi trả lời C1/. 
 Hs: thảo luận nhóm trả lời.
 Gv: H/d -> kết luận chung.(ghi lên bảng)
 Hs: C1/. Cách đo thể tích hòn đá bằng bình chia độ.
B1: đổ nước vào bình chia độ: V1 = 150cm3.
B2: Thả hòn đá vào bình: V2 = 200cm3.
B3: Thể tích đá : V2 – V1 = 200cm3 – 150cm3 = 50cm3.
 2/. Dùng bình tràn.
 Gv: Y/c hs quan sát hình vẽ 43 rồi thảo luận thống nhất trả lời C2 (gv ghi lên bảng)
 Hs: C2/. Cách đo thể tích của hòn đá bằng p2 bình tràn.
- Đổ đầy nước vào bình tràn
- Thả hòn đá vào
- Hứng nước tràn ra vào bình chứa
- Đo thể tích nước tràn ra đó là thể tích hòn đá.
?/. Có cách nào làm hơi khác với hình vẽ 4.3 ?
Qua hai cách đo thể tích ta rút ra được điều gì ?
 Gv: y/c hs trả lời C3/.
 Hs: cá nhân trả lời C3/.
* Hoạt động 2 : Thực hành đo thể tích
GV:
- Phân nhóm, phát dụng cụ. Hướng dẫn HS xác định thể tích hòn đá:làm theo hình 4.2 hoặc hình 4.3
- Quan sát theo dõi HS thực hành
- HS: làm xong gv y/c lên bảng ghi và mời các nhĩm khác nhận xét
 HS:Thực hành đo thể tích hòn sỏi và ghi kết quả thực hành vào bảng4.1.
* Hoạt động 3 : Vận dụng
Gv y/c hs đọc và trả lời C4/.
 Hs C4/. 
- Lau khô bát nước khi dùng
- Khi nhắc ra, không làm đổ nước ra bát.
- Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài
 I. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
 1. Dùng bình chia độ
 C1: Cách đo thể tích hòn đá
- Đo thể tích nước ban đầu (V1)
- Thả hòn đá vào bình
- Đo thể tích nước dâng lên trong bình (V2)
- Thể tích hòn đá (V)
V = V2- V1
 2. Dùng bình tràn
C2: 
- Đổ đầy nước vào bình tràn
- Thả hòn đá vào
- Hứng nước tràn ra vào bình chứa
- Đo thể tích nước tràn ra đó là thể tích hòn đá.
 * Kết luận :
C3:
(1) Thả chìm (2) Dâng lên 
(3) Thả
(4) Tràn ra
3/. Thực hành
 II. Vận dụng :
C4 : 
- Lau khô bát nước khi dùng
- Khi nhắc ra, không làm đổ nước ra bát.
- Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.
 4.4/. Câu hỏi, bài tập củng cố 
- Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, ta có thể dùng gì?
- Làm bài 4.1 SVBT /16, 17
- Làm bài tập 4.2 SVBT /16, 17
- Đo thể tích vật rắn không thấm nước, có thể dùng bình chia độ, bình tràn.
- Đúng là câu c/. V = 31 cm3
- Đúng là câu c/. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
 4.5/. Hướng dẫn hs tự học 
 *Đối với tiết học này:
- Học thuộc bài
- Làm bài tập: 4.3, 4.a, b svbt/17, 18.
- HD bài tập 
+ 4.3: nêu rõ từng bước đo tương tự như 4.2 sgk/15.
+ 4.a: làm tương tự 4.1(V sau – V trước)
 *Đối với tiết học sau: 
- Xem bài 5” khối luợng – đo khối lượng”, xem trước cái cân
- Đọc phần cĩ thể em chưa biết
5/. RKN
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Đo thể tích vật rắn không thấm nước (3).doc