Bài 9: Lực đàn hồi - Ngô Văn Tám

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo.

- Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi.

- Dựa vào kết quả TN, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.

2. Kĩ năng :

Nhận biết, đo chiều dài lò xo, đo trọng lượng vật, đọc ghi kết quả đo, thực hành để rút ra kết luận.

3. Thái độ :

Hợp tác trao đổi khi thảo luận thực hành nhóm, tuân thủ sự hướng dẫn, trật tự nghiêm túc.

II. Chuẩn bị : * Đối với mỗi nhóm HS :

1 cái giá treo, 1 chiếc lò xo, 1 cái thước chia độ đến mm, 1 hộp 4 quả nặng giống nhau mỗi quả 50g.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 9: Lực đàn hồi - Ngô Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Tuần :
Tiết :
Bài 9 : LỰC ĐÀN HỒI
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo.
- Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi.
- Dựa vào kết quả TN, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.
2. Kĩ năng : 
Nhận biết, đo chiều dài lò xo, đo trọng lượng vật, đọc ghi kết quả đo, thực hành để rút ra kết luận.
3. Thái độ : 
Hợp tác trao đổi khi thảo luận thực hành nhóm, tuân thủ sự hướng dẫn, trật tự nghiêm túc.
II. Chuẩn bị : * Đối với mỗi nhóm HS : 
1 cái giá treo, 1 chiếc lò xo, 1 cái thước chia độ đến mm, 1 hộp 4 quả nặng giống nhau mỗi quả 50g.
- Phiếu học tập : 
Số quả nặng 50g móc vào lò xo
Tổng trọng lượng của các quả nặng
Chiều dài của lò xo
Độ biến dạng của lò xo
0
 0 (N)
lo = (cm)
 0 (cm)
1 quả nặng
(N)
l = (cm)
l – lo = .(cm)
2 quả nặng
(N)
l = (cm)
l – lo = .(cm)
3 quả nặng
(N)
l = (cm)
l – lo = .(cm)
* Đối với cả lớp : Máy chiếu, vi tính, màn ảnh, giáo án điện tử.
III. Tổ chức hoạt động của học sinh : 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: (3 phút) Kiểm tra bài cũ.
- 1 HS trả bài cũ.
- 1 HS nêu nhận xét.
Trọng lực là gì? Quả nặng 50g; 100g; 1kg có trọng lượng là bao nhiêu?
Hoạt động 2: (5 phút) Tổ chức tình huống học tập.
- Trả lời câu hỏi của GV.
Sợi dây cao su và lò xo đều có thể dãn ra và co lại khi tác dụng lực vào hai đầu của chúng.
- Khi có lực tác dụng thì lò xo bị nén lại hoặc dãn ra (lò xo bị biến dạng).
- Lò xo trở về hình dạng ban đầu.
- Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau?
- GV cho HS quan sát lò xo khi không có lực tác dụng và khi có lực tác dụng thì lò xo như thé nào?
- Các em dự đoán xem khi buông tay thì lò xo sẽ như thế nào?
- Lò xo có tính chất đàn hồi.
Hoạt động 3: (25 phút) Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi.
- Các nhóm trưởng nhận dụng cụ TN.
- Làm TN đo chiều dài của lò xo khi chưa treo vật nặng (l0) và khi treo 1, 2, 3 quả nặng 50g (l1, l2, l3).
- Ghi kết quả đo vào ô tương ứng trong bảng kết quả 9.1 đã kẻ sẵn trong vở.
- Đo lại chiều dài tự nhiên (l0) của lò xo.
- Quan sát bảng kết quả trên màn hình.
- Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu C1.
(1)dãn ra; (2)tăng lên; (3)bằng
- Đọc câu thông báo về biến dạng đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.
- Ví dụ vật có tính chất đàn hồi : Dây cao su, đệm ngủ, lò xo bút bi, quả bóng
- Tính độ biến dạng (l – l0) của lò xo trong 3 trường hợp rồi ghi vào các ô tương ứng trong bảng kết quả.
- GV giới thiệu các dụng cụ TN và phát dụng cụ cho các nhóm.
- Hướng dẫn HS lắp thí nghiệm, đo đạc và ghi kết quả vào vở.
- Hướng dẫn tỉ mĩ cách đo chiều dài của lò xo.
- GV cần biểu diễn cụ thể cách ghi kết quả theo hàng và cột trên màn hình để HS làm theo. 
- Hướng dẫn HS tính trọng lượng của các quả nặng theo lập luận sau:
+ 1 quả nặng có KL 100g thì có TL 1,0N.
+ 1 quả nặng có KL 50g thì có TL 0,5N.
+ 2 quả nặng có KL 50g thì có TL 1,0N.
+ 3 quả nặng có KL 100g thì có TL 1,5N.
- Sau khi các nhóm ghi kết quả xong, GV chiếu bảng kết quả lên màn hình để HS theo dõi.
- Tổ chức hợp thức hoá các từ điền trong câu C1. 
- Kiểm tra một vài HS về việc nắm vững khái niệm biến dạng đàn hồi và độ biến dạng.
- Yêu cầu HS cho ví dụ về vật có tính chất đàn hồi?
- Yêu cầu HS thực hiện C2 và ghi kết quả thu được vào bảng nhóm và vở.
I. Biến dạng đàn hồi - Độ biến dạng: 
1. Biến dạng của một lò xo: 
a. Thí nghiệm: 
b. Kết luận: 
Lò xo là vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên.
2. Độ biến dạng của lò xo: 
Độ biến dạng của lò xo khi kéo dãn là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo : l – l0.
Hoạt động 4: (7 phút) Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi.
- Đọc thông báo về lực đàn hồi.
- Trả lời câu hỏi C3, C4 về đặc điểm của lực đàn hồi. 
C3: trọng lượng của quả nặng.
C4: C
- Bổ sung, góp ý để hoàn chỉnh các câu trả lời.
- Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.
- Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
- Hướng dẫn HS đọc SGK.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C3, C4.
- Cho biết đặc điểm về phương, chiều, cường độ của lực đàn hồi và trọng lực?
- Tổ chức hợp thức hoá câu trả lời C3, C4.
- Lực đàn hồi xuất hiện khi nào?
- Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó: 
1. Lực đàn hồi: 
Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó. 
2. Đặc điểm của lực đàn hồi: 
Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Hoạt động 5: (3 phút) Vận dụng.
- Trả lời các câu C5 và C6.
C5: (1) tăng gấp đôi
(2) tăng gấp ba
C6: Sợi dây cao su và chiếc lò xo có tính chất đàn hồi.
- Bổ sung, góp ý để hoàn chỉnh các câu trả lời.
- Phân biệt biến dạng và biến dạng đàn hồi.
- Tham gia chơi trò chơi ô chữ.
- Yêu cầu HS trả lời C5 và C6.
- Sửa chữa các câu trả lời của HS.
- Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Cho HS phân biệt biến dạng và biến dạng đàn hồi thông qua 1 số ví dụ trên màn hình.
- GV nêu một số ứng dụng biến dạng đàn hồi của lò xo trong đời sống.
- Cho HS chơi trò chơi ô chữ.
III. Vận dụng: 
C5: (1) tăng gấp đôi
 (2) tăng gấp ba
C6: Sợi dây cao su và chiếc lò xo có tính chất đàn hồi.
Hoạt động 6: (2 phút) Hướng dẫn về nhà.
Ghi chép và làm theo chỉ dẫn của giáo viên. 
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Cho HS đọc có thể em chưa biết.
- Làm các bài tập còn lại trong SBT.
- Soạn bài: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng.
IV. Rút kinh nghiệm : 
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Trọng lực - Đơn vị lực - Ngô Văn Tám - Trường THCS Nguyễn Chí Diểu.doc
  • docBAI TAP9.doc