Bài dạy Lớp 4 - Tuần 9

2. Tập đọc:

17. THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: - Hiểu những từ ngữ mới trong bài

 - Hiểu nội dung ý nghĩa trong bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ.

 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài: Biết đọc diễn cảm phân biệt lời Cương, lời mẹ Cương.

 3. Thái độ: - HS có ý thức giúp đỡ cha mẹ và biết quý trọng những ng ười lao động.

* GDKNS: -Lắng nghe tích cực. Giao tiếp. Thương lượng

 * Rèn luyện thêm kỹ năng về đọc cho HS yếu vào buổi chiều.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc (SGK)

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lớp 4 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Ghi lại những từ trong bài tập đọc “Trung thu độc lập” cùng nghĩa với từ “ước mơ”
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp đọc thầm bài “Trung thu độc lập”; tìm từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”
- Gọi HS phát biểu, kết hợp giải nghĩa từ
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
+ Mơ tưởng
+ Mong ước
Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ “mơ ước”
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập và mẫu
- Cho HS làm bài vào VBT
- Thi giữa hai nhóm (làm bài trên bảng lớp – mỗi nhóm 3 HS)
- Cả lớp nhận xét
- Chốt kết quả đúng:
a) Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muốn, 
ước ao, ước mong, ước vọng.
b) Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ tưởng, mơ mộng
Bài tập 3;)
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài theo nhóm 3
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Đánh giá cao: Ước mơ đẹp đẽ; ước mơ cao cả; ước mơ lớn; ước mơ chính đáng.
+ Đánh giá không cao: Ước mơ nho nhỏ
+ Đánh giá thấp: Ước mơ viển vông; ước mơ kỳ quặc; ước mơ dại dột.
Bài tập 4: Nêu ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ trên
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Nhắc nhở HS tham khảo gợi ý 1 trong tiết kể chuyện (trang 80 SGK) để tìm ví dụ
- Tổ chức cho HS trao đổi
- Cho HS trình bày trước lớp
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về xem lại các bài tập.
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Lớp đọc thầm, tìm từ
- Phát biểu, lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào VBT
- 2 nhóm làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ
 - Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi, nhóm khác nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Trao đổi theo nhóm 2
- 2 HS trình bày trước lớp
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
2. Chính tả
9. Nghe – viết: THỢ RÈN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Viết bài thơ : Thợ rèn
	- Làm bài tập chính tả phân biệt l/n.
2. Kĩ năng: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Thợ rèn.
	- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn (l/n)
3. Thái độ: - HS có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Chép sẵn nội dung bài tập 2a
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết các từ BT2 (T8).
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả:
- Đọc bài “Thợ rèn”
- Tóm tắt nội dung: “Sự vất vả và niềm vui của người thợ rèn”
- Cho HS đọc thầm bài phát hiện từ viết khó
- Đọc cho HS viết từ khó vào bảng con (thợ rèn, quệt, nực, quai, nghịch).
- Nhắc nhở HS cách trình bày
- GV đọc từng câu 
- GV đọc lại bài
- Chấm 5 – 6 bài; nhận xét từng bài
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống l/n?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập rồi làm bài
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, chốt lại đáp án đúng: 
+ Các từ được điền lần lượt theo thứ tự như sau: Năm; le; lập loè; lưng; làn; lóng lánh; loe.
- Cho HS đọc lại bài thơ hoàn chỉnh
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi
- Nêu từ khó
- Nghe, viết vào bảng con
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Nghe, soát lỗi chính tả
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào VBT
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- HS đọc bài đã làm
3. Toán:
40. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG - 51
I. Mục tiªu:
	1. Kiến thức:- Giúp học sinh có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
	2. Kĩ năng: - HS xác định được 2 đường thẳng song song.
	3. Thái độ: - HS tích cực học tập.
* Rèn luyện thêm kỹ năng về nhận biết kiến thức cho HS yếu vào buổi chiều.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Thước kẻ, Ê-ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu miệng bài tập 4 (SGK trang 50)
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Giới thiệu: Hai đường thẳng song song
- Vẽ hình chữ nhật: ABCD lên bảng kéo dài về hai phía – tô màu hai đường kéo dài giới thiệu cho HS “Hai đường thẳng AB và CD là hai đường thẳng song song với nhau”
- Giới thiệu tương tự đối với cạnh AD và BC
- Gợi ý cho HS nêu nhận xét về hai đường thẳng song song.
- Cho HS lấy ví dụ về 2 đường thẳng song song
- Vẽ “hình ảnh” 2 đường thẳng song song
c) Thực hành:
Bài tập 1: (SGK trang 51)
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm 
- Cho 1 số nhóm trình bày, cả lớp nhận xét 
- Nhận xét, chốt đáp án:	
a) - Cạnh AB song song với cạnh CD
 - Cạnh AD song song với cạnh BC
b) 
- Cạnh MN song song với cạnh PQ
- Cạnh MQ song song với cạnh NP
Bài tập 2: (SGK trang 51)
- Tiến hành tương tự bài tập 1
- Cạnh BE song song với những cạnh nào trong hình? (song song với cạnh AG và cạnh CD)
Bài tập 3: Nêu tên các cặp cạnh song song với nhau trong mỗi hình (câu a):
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS quan sát từng hình vẽ, làm bài vào vở
- Chấm, chữa bài
Câu b) Dành cho HSNK :
 4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về xem lại các bài tập.
- 2 HS
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát, lắng nghe
 HS nêu nhận xét 
- HS lấy ví dụ
- Quan sát, nhận dạng
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét
- Theo dõi 
- Trả lời
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
a/ - Quan sát hình, làm bài vào vở
- Theo dõi
b/ MN vuông góc MQ
 QM vuông góc QP
 ED vuông góc EG
 ID vuông góc IH
 HI vuông góc HG
5.Khoa học:
17. PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Biết những việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước 
	- Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
2. Kĩ năng: - Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
3. Thái độ: - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
* GDKNS: -Phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước.
- Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Hình vẽ SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy?
- Nêu cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối?
3. Bài mới:
a) Khám phá:
* Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước 
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- Cho HS thảo luận nhóm về các câu hỏi sau:
+ Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước?
- Cho các nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận:
+ Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối. Giếng phải xây thành cao có nắp đậy  không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
b) Kết nối: * Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi đi bơi.
- Cho HS thảo luận nhóm 2
- Nêu câu hỏi: Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? 
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận: Chỉ bơi, tập bơi ở những nơi có người lớn; có phương tiện cứu hộ; tuân thủ qui định ở nơi bơi 
c) Thực hành:
* Hoạt động 3: Thảo luận các tình huống
- Chia nhóm, giao cho mỗi nhóm một tình huống để các em thảo luận và tập ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước.
+ Nhóm 1: Hùng và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Hùng ra hồ gần nhà để tắm. Nếu là Hùng em sẽ ứng xử như thế nào?
+ Nhóm 2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu là Lan em sẽ làm gì?
+ Nhóm 3: Trên đường đi học về Hoa và Mai phải đi qua một con suối. Hôm đó trời mưa to, nước suối chảy siết. Nếu là hai bạn em sẽ làm gì?
- Đại diện nhóm nêu cách xử lý tình huống của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
* Bạn cần biết (SGK)
- Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết”
4. Củng cố: Dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà vận dụng bài.
- 2 HS trả lời
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát tranh
- Thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi
- Đại diện 3 – 4 nhóm trình bày
- Nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm 2
- Trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
- Các nhóm đọc các tình huống, thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- HS đọc 
4. Đạo đức:
9. TIẾT KIỆM THỜI GIAN (T1)
I. Mục tiªu:
	1. Kiến thức: Học sinh hiểu: - Thời giờ là cái quí nhất, cần phải tiết kiệm.
	2. Kĩ năng: - Cách tiết kiệm thời giờ.
	3. Thái độ: - Biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
* GDKNS: -Xác định giá trị của thời gian là vô giá. Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả. Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày. Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian.
GDTT HCM:Cần kiệm liêm chính.
 II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của?
- Em đã tiết kiệm tiền của như thế nào? 
3. Bài mới:
a) Khám phá: 
* Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút”
- Tổ chức cho HS kể chuyện “Một phút” ở SGK. 
- Nêu câu hỏi:
+ Mi-chi-ca có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? (Bao giờ cũng chậm hơn mọi người, khi mọi người giục thì em trả lời: “chỉ một phút nữa thôi”)
+ Chuyện gì sảy ra với Mi-chi-ca trong cuộc thi trượt tuyết? (Mi-chi-ca chỉ đạt giải nhì vì em chỉ chậm hơn Vích-to đúng một phút)
+ Sau chuyện đó Mi-chi-ca đã hiểu ra điều gì? (Mi-chi-ca hiểu một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng).
* Ghi nhớ: SGK 
- Gọi HS đọc ghi nhớ
b) Kết nối:
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài tập 1: (SGK)
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài rồi trình bày, trao đổi trước lớp
- Kết luận:
+ Ý (a); (c); (d) là tiết kiệm thời giờ
+ Ý (b); (đ); (e) là không tiết kiệm thời giờ
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Bài tập 2: (SGK)
- Chia lớp thành 6 nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Kết luận:
+ Đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng đến kết quả thi.
+ Hành khách đến muộn nhỡ tàu, máy bay
+ Người bệnh cấp cứu chậm có thể nguy hiểm đến tính mạng
d) Thực hành: * Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ
Bài tập 3: SGK
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Nêu từng ý kiến cho HS sử dụng các tấm thẻ để bày tỏ thái độ.
- Kết luận: 
+ Ý kiến (d): đúng
+ Các ý kiến (a); (b); (c): sai
* Hoạt động tiếp nối: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà vận dụng bài học.
- 2 HS
- Cả lớp theo dõi
- Kể dưới hình thức phân vai
- Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
- 2 HS đọc ghi nhớ
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài cá nhân
- Một số em trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung 
- Theo dõi, lắng nghe
- Các nhóm thảo luận về các tình huống: (nhóm 1 + 4: tình huống 1; nhóm 2 + 5: tình huống 2; nhóm 3 + 6: tình huống 3).
- Đại diện 3 nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài, sử dụng tấm thẻ để trả lời.
- Theo dõi, lắng nghe
Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017
1. Tập đọc:
18. ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI – ĐÁT
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa các từ mới (như chú giải SGK)
	- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho mọi người.
	 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng đọc khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi – đát. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
	3. Thái độ: - HS có thái độ không đồng tình với những người có hành vi tham lam.
* Rèn luyện thêm kỹ năng về đọc cho HS yếu vào buổi chiều.
 II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc (SGK)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: “Thưa chuyện với mẹ” – trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu bằng tranh và bằng lời
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
 * Luyện đọc:
- Cho 1 HS đọc toàn bài
+ Bài chia làm mấy đoạn ? (3 đoạn)
- Đọc đoạn nối tiếp
- Kết hợp sửa lỗi phát âm nhắc nhở đọc đúng giọng đọc và giải nghĩa một số từ (như chú giải SGK)
- Đọc theo nhóm
- Đọc toàn bài trước lớp
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu nội dung bài: 
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời các câu hỏi
+ Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? (Xin thần làm cho mọi vật mình chọn đều biến thành vàng)
+ Thần có đồng ý không? (thần ưng thuận)
+ Thế nào là ưng thuận? (là đồng ý)
+ Thoạt đầu điều ước được thực hiện như thế nào? (Vua bẻ cành sồi, ngắt quả táo chúng đều biến thành vàng)
- Cho HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Tại sao vua Mi-đát phải xin thần rút lại điều ước? (vì vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước)
- Cho HS đọc đoạn 3, trả lời:
+ Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì? (hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam)
- Gợi ý cho HS nêu ý chính của bài
- Nhận xét, bổ sung:
* Ý chính: Những điều ước tham lam không bao
giờ mang lại hạnh phúc cho con người.
- Yêu cầu HS nhắc lại
* Luyện đọc diễn cảm: 
- Cho HS nhắc lại giọng đọc
- Cho HS đọc diễn cảm
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về đọc lại bài.
- 2 HS đọc
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc toàn bài
- Chia đoạn
- HS đọc (3 lượt ) 
- Lắng nghe
- Đọc theo nhóm 3
- 2 HS đọc
- Lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Trả lời các câu hỏi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - Trả lời 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - Trả lời
- HS nêu ý chính
- Lắng nghe
- HS nhắc lại
- 1 HS nhắc lại giọng đọc
- Đọc theo cách phân vai
- Lớp nhận xét 
2. Kể chuyện:
9. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Bỏ tiết này theo nội dung giảm tải.
3.Toán:
41. VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC - 52
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Biết sử dụng thước thẳng và e –ke để vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
	2. Kĩ năng: - Vẽ được đường cao của hình tam giác.
	3. Thái độ: - HS tích cực học tập.
* Rèn luyện thêm kỹ năng về thực hiện tính toán cho HS yếu vào buổi chiều.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Thước kẻ và ê-ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Vẽ và nêu tên từng cặp cạnh song song ở hình. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Cách vẽ hai đường thẳng vuông góc:
* Giới thiệu:
- Trường hợp: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước 
- Vẽ hình lên bảng, kết hợp nêu cách vẽ
+ Điểm E nằm trên đoạn thẳng AB
C
E
A
 B
D 
+ Cho HS thực hành vẽ vào nháp
- Trường hơp vẽ đường cao của hình tam giác
+ Vẽ hình tam giác
+ Nêu bài toán (SGK)
+ Nêu cách vẽ (như vẽ một đường thẳng đi qua 1 điểm chotrước) đường thẳng đó cắt BC tại H
+ Giới thiệu cho HS: “AH là đường cao của tam giác ABC”
“Độ dài đoạn thẳng AH là chiều cao của hình tam giác ABC”
c) Thực hành;
Bài tập 1: (trang 52) Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E vuông góc với đường thẳng CD trong mỗi trường hợp sau:
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Gọi HS lên bảng vẽ
- Lớp nhận xét 
- Nhận xét, chốt lại:
a) b) 
Bài tập 2: (trang 53) Vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong mỗi trường hợp sau:
- Tiến hành như bài tập 1:
a) 	 
Bài 3. Dành cho HS NK . HS tự vẽ
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh chiều làm thêm BT3.
- 2 HS làm bài
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát, lắng nghe
+ Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB
C
E
A
 B
D
- HS vẽ hình. 
- Quan sát c)
- Lắng nghe
 Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu 
- 3 HS lên bảng thực hiện
- Quan sát, nhận xét 
- Theo dõi
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở
- Theo dõi
5. Khoa học:
18. ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố hệ thống hoá kiến thức cho học sinh về:
	+ Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường
	+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
2. Kĩ năng: - Dựa vào tranh ảnh và kiến thức đã học để tìm kiến thức.
3. Thái độ: - Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 3 lá cờ nhỏ. Phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề: Con người và sức khỏe.
	- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Chia lớp thành 3 nhóm 
- Phổ biến cách chơi, luật chơi
+ Nêu câu hỏi, đội nào có câu trả lời sẽ giơ cờ
+ HS được trả lời theo thứ tự giơ cờ
+ Cử 3 HS làm giám khảo để chấm điểm
+ Hệ thống câu hỏi (như ở phiếu)
- Điều khiển cuộc chơi.
* Hoạt động 2: Tự đánh giá
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá theo các tiêu chí:
+ Đã phối hợp ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
+ Đã phối hợp ăn đạm, chất béo động vật, thực vật chưa?
+ Đã ăn các thức ăn chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
- Đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, ôn tập tiếp
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi, lắng nghe
- 3 nhóm chơi trò chơi, chấm điểm, cộng điểm tuyên bố đội thắng cuộc.
- Tự đánh giá trao đổi theo bàn về kết quả tự đánh giá.
- 1 số HS trình bày kết quả tự đánh giá.
- Nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
4. Kỹ thuật:
10. KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
	- Thực hành khâu được các mũi khâu đột thưa theo vạch dấu
	2. Kĩ năng: - Khâu được các mẫu khâu đột thưa theo đường vạch dấu
3. Thái độ: - Học sinh yêu thích khâu vá.
	- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Mẫu khâu đột thưa, vải kim chỉ
	- HS: Vải, kim, chỉ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 3: Học sinh thực hành khâu đột thưa
- Yêu cầu nhắc lại các bước khâu đột thưa.
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Cho HS thực hành khâu đột thưa.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Cho HS trình bày sản phẩm
- Nêu tiêu chí đánh giá
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về thực hành.
- Hát
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại
Nhận xét.
- HS thực hành cá nhân
- HS trình bày sản phẩm
- HS nhận xét
Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017
2. Tập làm văn:
17. LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Bỏ tiết này theo nội dung giảm tải.
3. Toán:
43. VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG - 53
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết sử dụng thước thẳng và e - ke để vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước.
	2. Kĩ n ăng: - HS v ẽ đ ư ợc hai đ ư ờng th ẳng song song .
	3. Thái độ: - HS tích cực học tập.
* Rèn luyện thêm kỹ năng về thực hiện tính toán cho HS yếu vào buổi chiều.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV + HS: Thước kẻ, ê - ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Bài tập 3 (trang 53)
3. Bài mới:
b) Nội dung:
* Cách vẽ 2 đường thẳng song song
- Nêu bài toán
- Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước
- Vẽ mẫu lên bảng lớp (cách vẽ như sgk)
- Cho HS nêu lại cách vẽ đường thẳng CD song song với đường thẳng AB
* Luyện tập
Bài tập 1: Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét 
Bài tập 2. Dành cho HS K – G. 
Bài tập 3: 
- Cho 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp (dùng ê-ke kiểm tra góc đỉnh E của tứ giác BEDA)
- Chữa bài, 
- Đáp án đúng:
+ Góc đỉnh E là góc vuông 
BEDA là hình chữ nhật
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh chiều LT bài tập 2.
- 1 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Quan sát 
- HS nêu lại cách vẽ
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Vẽ ra nháp, 1 HS làm trên bảng lớp
* Theo dõi x A D
- AB song song DC
- AD song song BC
 B C
- 1 HS nêu y
- Làm bài vào vở
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi, lắng nghe
4. Lịch sử:
8. ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên
	- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
2. Kĩ năng: - HS dựa vào thông tin ở SGK để tìm kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu bài tập hoạt động 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Đặt câu hỏi: 
+ Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? (Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Ông là người cương nghị, mưu cao và có chí lớn)
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? (Ông đã xây dựng lực lượng, dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn)
+ Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? (Ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình).
- Giải thích các từ: Đại Cồ Việt; Thái Bình
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước ta trước và sau khi được thống nhất.
- Cho HS làm bài vào phiếu bài tập
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Nhận xét, chốt lại đáp án:
* Ghi nhớ: ( SGK)
- Yêu cầu học sinh đọc mục bài học ở SGK
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài. 
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- Suy nghĩ. Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 4, lập bảng so sánh.
- Làm bài vào phiếu bài tập
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét 
- Theo dõi, lắng nghe
- 2 HS đọc 
5. GDNGLL
9. KN NGÀY 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc