Bài kiểm tra định kì cuối học kì I – lớp 4 môn Toán

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

 Câu 1: Số gồm sáu chục triệu, ba trăm nghìn, năm nghìn, bốn trăm và hai đơn vị là: A. 60 350 402 B. 6 305 402 C. 60 305 402 D. 60 305 420

 Câu 2: Kết quả của phép cộng 204 578 + 574 892 là:

 A. 779 470 B. 778 470 C. 777 480 D. 779 480

 Câu 3: Kết quả của phép trừ 789 012 – 594 378 là:

 A. 294 634 B. 194 644 C. 194 634 D. 149 734

 Câu 4: Kết quả của phép nhân 125 x 432 là:

 A. 1125 B. 54 000 C. 53 900 D. 53 000

 Câu 5: Kết quả của phép chia 16195 : 56 là :

 A. 289 B. 288 C. 307 ( dư 3) D. 289 ( dư 11)

 Câu 6 : Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 12 m2 8 dm2 = . dm2 là:

 A. 128 B. 1208 C. 1280 D. 12008

 

doc 17 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kì I – lớp 4 môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC
..
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – LỚP4
Năm học: 2017 – 2018
Môn: Toán
( Thời gian làm bài 40 phút)
Họ và tên học sinh: . Lớp: ..
Họ tên người coi, chấm KTĐK
Điểm
Nhận xét của GV chấm
GV coi
GV chấm
1.
1.
2.
2.
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 
 Câu 1: Số gồm sáu chục triệu, ba trăm nghìn, năm nghìn, bốn trăm và hai đơn vị là: A. 60 350 402 B. 6 305 402 C. 60 305 402 D. 60 305 420
 Câu 2: Kết quả của phép cộng 204 578 + 574 892 là:
 A. 779 470 B. 778 470 C. 777 480 D. 779 480
 Câu 3: Kết quả của phép trừ 789 012 – 594 378 là:
 A. 294 634 B. 194 644 C. 194 634 D. 149 734
 Câu 4: Kết quả của phép nhân 125 x 432 là:
 A. 1125 B. 54 000 C. 53 900 D. 53 000
 Câu 5: Kết quả của phép chia 16195 : 56 là :
 A. 289 B. 288 C. 307 ( dư 3) D. 289 ( dư 11)
 Câu 6 : Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 12 m2 8 dm2 = .... dm2 là: 
 A. 128 B. 1208 C. 1280 D. 12008
 Câu 7 : Tổng số tuổi của hai chị em là 23 tuổi, chị hơn em 5 tuổi. Em có số tuổi là : A. 14 tuổi B. 13 tuổi C. 18 tuổi D. 9 tuổi
 Phần 2 Tự luận
 Câu 1 : Tính bằng cách thuận tiện:
 a) 425 x 16 + 425 x 4 b) 2017 x 12 - 1017 x 12 
 = .......................................... = ............................................
 = ........................................... = ............................................
 = ........................................... = ............................................
 Câu 2 : Viết tất cả các số có hai chữ số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5
 .............................................................................................................................
 Câu 3: Hai vòi nước cùng bắt đầu chảy vào một bể. Vòi thứ nhất chảy mỗi phút được 25 lít nước. Vòi thứ hai mỗi phút chảy được 20 lít nước. Hỏi sau 1 giờ 20 phút cả hai vói đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước ?
........................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................ 
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN LỚP 4
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
( Trường TH Quảng Phúc)
Phần tự luận : ( Khoanh đúng mỗi câu cho 1 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Khoanh
C
A
C
B
D
B
D
Phần tự luận :
 Câu 1 : Tính bằng cách thuận tiện: (1 điểm)
 a) 425 x 16 + 425 x 4 b) 2017 x 12 - 1017 x 12 
 = 425 x ( 16 + 4) (0.25đ) = 12 x ( 2017 - 1017) (0.25đ) 
 = 425 x 20 = 850 (0.25đ) = 12 x 1000 = 12 000 (0.25đ)
 Câu 2 : Viết tất cả các số có hai chữ số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5
Các số đó là : 15 ; 30 ; 45 ; 60 ; 75 ; 90
(Viết đúng mỗi số cho 0.2 điểm ; Viết đúng cả cho 1 điểm)
Câu 3 (1 điểm)
(Học sinh có thể làm các cách khác nhau, tùy vào cách làm giáo viên chấm tự phân chia điểm sao cho hợp lí)
Cách 1. Bài giải
 1 giờ 20 phút = 80 phút (0.25đ)
 Sau 1 giờ 20 phút, vòi thứ nhất chảy được là :
25 x 80 = 2000 (l) (0.25đ)
 Sau 1 giờ 20 phút, vòi thứ hai chảy được là :
20 x 80 = 1600 (l) (0.25đ)
 Sau 1 giờ 20 phút, cả hai vòi cùng chảy được là :
 2000 + 16000 = 3600 (l) (0.25đ)
Đáp số : 3600 lít nước 
Cách 2 :
Bài giải
 1 giờ 20 phút = 80 phút (0.25đ)
Sau 1 giờ 20 phút, cả hai vòi cùng chảy được là :
(25 + 20) x 80 = 3600 (l) (0,5đ)
Đáp số : 3600 lít nước (0.25đ)
TRƯỜNG TIỂU HỌC
..
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – LỚP4
Năm học: 2017 – 2018
Môn: Tiếng Việt (tờ 1)
Họ và tên học sinh: . Lớp: ..
Họ tên người coi, chấm KTĐK
Điểm
Nhận xét của GV chấm
GV coi
GV chấm
1.
1.
2.
2.
A) ĐỌC THẦM BÀI: ( 7 điểm) RỪNG PHƯƠNG NAM
 Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?
 Gió bắt đầu nổi rào rào với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
 Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái
(Lược trích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi)
 Học sinh đọc thầm bài Rừng phương Nam để trả lời các câu hỏi ( Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng)
 Câu 1: Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam là:
Tiếng chim hót từ xa vọng lại.
Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.
Gió đã bắt đầu nổi lên
Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên. 
 Câu 2: Mùi hương của hoa tràm như thế nào?
Nhè nhẹ tỏa lên
Tan dần theo hơi ấm mặt trời
Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng
Thơm đậm lan xa khắp rừng
 Câu 3: Gió thổi như thế nào:
Ào ào
Rào rào
Rì rào
Xào xạc 
Câu 4: Câu: “ Hay vừa có tiếng chim ở nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?” là câu hỏi dùng để :
Tự hỏi mình
Hỏi người khác
Nêu yêu cầu
Nêu đề nghị
Câu 5: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu “Ai làm gì?”
Chim hót líu lo.
Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu cả.
Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời.
Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Câu 6: Tìm tính từ trong câu sau: Đàn bướm lượn lờ đờ quanh hoa cải vàng
Tính từ có trong câu: .....................................................................................
Câu 7: Trong đoạn 3 của bài em vừa đọc trên (Chim hót líu lo ... đến biến ra màu xanh lá ngái.) có những từ nào là từ láy?
Các từ láy là: ..........................................................................................................................
Cấu 8: Đặt một câu kể theo kiểu câu “Ai làm gì” nói về chủ đề “Ý chí- Nghị lực”
..........................................................................................................................
 ..........................................................................................................................
 B) ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Học sinh bắt thăm bài đọc và trả lời câu hỏi theo theo yêu cầu giáo viên.
Nội dung
Nhận xét
Điểm
Đọc thầm
Tên bài đọc
Câu hỏi
Tổng điểm đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
TRƯỜNG TIỂU HỌC
..
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – LỚP4
Năm học: 2017 – 2018
Môn: Tiếng Việt ( tờ 2)
Họ và tên học sinh: . Lớp: ..
Họ tên người coi, chấm KTĐK
Điểm
Nhận xét của GV chấm
GV coi
GV chấm
1.
1.
2.
2.
A. CHÍNH TẢ: “Nghe – viết” (Thời gian: 15 phút)
 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Kéo co (từ Hội làng Hữu Trấp  đến  chuyển bài thành thắng) (Sách Tiếng Việt lớp 4 – Tập 1 – trang 156)
 Đánh giá, cho điểm: 
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm.
Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,2 điểm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC
..
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – LỚP4
Năm học: 2017 – 2018
Môn: Tiếng Việt (tờ 3)
( Thời gian làm bài 35 phút)
Họ và tên học sinh: . Lớp: ..
Họ tên người coi, chấm KTĐK
Điểm
Nhận xét của GV chấm
GV coi
GV chấm
1.
1.
2.
2.
 Đề bài: Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Bài làm
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 8
KTĐK CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2017 - 2015
ĐỌC THẦM :(7 điểm)
Câu 1. B (1 điểm) Câu 2. C (1 điểm) Câu 3. B (0,5 điểm) 
Câu 4. A(0,5 điểm) Câu 5. A (1 điểm) 
Câu 6. (0,5 điểm) lờ đờ, vàng 
Câu 7. (0,5 điểm) líu lo, ngây ngất, phảng phất, rón rén, động đậy 
Câu 8. (1 điểm) - Đặt câu đúng ngữ pháp, đúng mẫu câu, đúng chủ đề: 0,5đ (VD: Bạn Hùng cố gắng học tập để trở thành một học sinh giỏi.)
 * Lưu ý : HS có thể đặt câu khác đúng yêu cầu, GV cho điểm phù hợp 
ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) 
 - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu (80 tiếng/ phút), giọng đọc có biểu cảm: (1 điểm)
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): (1 điểm)
 - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc theo yêu cầu của giáo viên: (1 điểm)
II. CHÍNH TẢ ( 2 điểm) ( Như hướng dẫn trên phiếu kiểm tra)
III/ TẬP LÀM VĂN: (8 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau :
- Viết đúng thể loại văn miêu tả có đầy đủ các phần :mở bài,thân bài,kết bài theo đúng yêu cầu đã học và phù hợp với nội dung của đề với độ dài khoảng 12 câu trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng,trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tuỳ the sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết của HS mà GV có thể cho các mức điểm phù hợp.
BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 7 – 8 : Bài làm hay, thể hiện sự sáng tạo, phong phú, lỗi chung không đáng kể (từ ngữ, ngữ pháp, chính tả ..)
- Điểm 5 – 6 : Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên; không quá 2 lỗi chung
- Điểm 3 – 4 : Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình; không quá 4 lỗi chung
- Điểm 1,5 – 2 : Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, lặp từ .
- Điểm 1 : Bài làm lạc đề
Lưu ý: Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả viết thư .
Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sữa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.
TRƯỜNG TIỂU HỌC
..
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – LỚP4
Năm học: 2017 – 2018
Môn: Khoa học
( Thời gian làm bài 40 phút)
Họ và tên học sinh: . Lớp: ..
Họ tên người coi, chấm KTĐK
Điểm
Nhận xét của GV chấm
GV coi
GV chấm
1.
1.
2.
2.
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1(1đ): Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải ra những chất cặn bã ra môi trường được gọi là gì?
Quá trình trao đổi chất B. Quá trình bài tiết 
Quá trình hô hấp D. Quá trình tiêu hóa
Câu 2 (1đ): Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
 A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp B. Thức ăn
 C. Nước uống D. Tất că các ý trên
Câu 3 (1đ): Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng của vai trò chất đạm:
 A. Xây dựng mới cơ thể 
 B. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K
 C. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
 D. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo các men để thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống
 Câu 4 (1đ): Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật:
 A. Đạm động vật và đạm thực vật đều chứa nhiều chất bổ dưỡng quý 
 B. Đạm thực vật thường dế tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý
 C. Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý
 D. Ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để bữa ăn được ngon miệng hơn.
 Câu 5 (1đ): Nên ăn khoảng bao nhiêu gam muối ăn trong một tháng:
 A. Ăn vừa phải B. Ăn theo khả năng
 C. Ăn dưới 300 gam D. Ăn trên 300 gam 
 Câu 6 (1đ): Trong tự nhiên, nước tồn tại ở những thể nào:
 A. Thể lỏng B. Thể rắn C. thể khí D. Cả 3 thể nêu trước 
 Câu 7(1đ): Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp: 
A
B
1. Thiếu chất đạm
a. Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa
2. Thiếu vi-ta-min A 
b. Bị còi xương
3. Thiếu i-ốt
c. Bị suy dinh dưỡng
4. Thiếu vi-ta-min D
d. Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ 
Câu 8 (1đ): Chọn từ thích hợp : mưa, ngưng tụ, đám mây, hạt nước điền vào chỗ trống :
 Hơi nước bay lên cao gặp lạnh ........................ thành những ...........................
rất nhỏ, tạo nên các ................ . Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành ....................
 Câu 9 (1đ): Nước có những tính chất gì ?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 Câu 10 (1đ): Nêu các việc làm bảo vệ nguồn nước:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
ĐÁP ÁN MÔN KHOA HỌC LỚP 4
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
1
2
3
4
5
6
A
D
A
C
C
D
Câu 7 : Thứ tự nối là : 1 – c ; 2 – a ; 3 – d ; 4 – b 
Câu 8 : Thứ tự cần điền là : ngưng tụ, hạt nước, đám mây, mưa 
Câu 9 : Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hào tan được một số chất.
Câu 10 : Cần giữ sạch sẽ xung quanh nguồn nước : giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước. Không đục phá đường ống dẫn nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.
 Xây dựng nàh tiêu tự hoại, nhà tiêu hai, ba ngăn để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
 Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước mưa ; xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung ....
 Lưu ý: Câu 10 tùy vào khả năng HS nêu các ý, giáo viên chấm lựa chọn cho điểm hợp lí. 
TRƯỜNG TIỂU HỌC
..
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – LỚP4
Năm học: 2017 – 2018
Môn: Lịch sử va Địa lí
( Thời gian làm bài 40 phút)
Họ và tên học sinh: . Lớp: ..
Họ tên người coi, chấm KTĐK
Điểm
Nhận xét của GV chấm
GV coi
GV chấm
1.
1.
2.
2.
A) PHẦN LỊCH SỬ:
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4, 5):
 Câu 1: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?
 A. Âu Lạc B. Văn Lang C. Đại Cồ Việt D. Đại Việt
 Câu 2: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán vào năm nào:
 A. 40 B. 179 C. 938 D. 968
 Câu 3: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ ba, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc:
Phòng tuyến sông Như Nguyệt
Cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng
Cả hai ý trên
 Câu 4: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) ra thành Đại La vào năm nào?
 A. 1009 B. 1900 C. 1400 D. 1010
 Câu 5: Thủ đô Hà Nội có vị trí ở:
 A. Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có sông Hồng chảy qua.
Hai bên có sông Hồng, sông Đuống chảy qua.
Phía bắc của tình Ninh Bình và phía nam của tỉnh Thái Nguyên
Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có sông Bạch Đằng chảy qua.
Câu 6: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo:
B) PHẦN ĐỊA LÍ
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4, 5):
 Câu1: Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn thoải
Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc
Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc
Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
 Câu 2: Trung du Bắc Bộ là vùng:
Có thế mạnh về đánh bắt cá
Có diện tích trồng cà phê lớn nất nước ta
Có thế mạnh về khai thác khoáng sản
Có thể mạnh về trồng chè và cây ăn quả.
Câu 3 : Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm là :
Có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông
Có hai màu rõ rệt là mưa và mùa khô
Cả A và B đều đúng
 Cả A đều sai. 
Câu 4: Thành phố Đà lạt thuộc coa nguyên :
A. Kon Tum B. Đắk Lắk C. Lâm Viên D. Di Linh
Câu 5: Đồng bằng Bác Bộ do phù sa của sông nào bồi đắp nên:
A. Sông Hồng và sông Thái Bình B. Sông Thái Bình 
C. Sông Hồng D . Sông Cửu long
Câu 6: Để khắc tình trạng đất trống trọc người dân trung du Bắc Bộ đã làm gì?
ĐÁP ÁN MÔN LICH SỬ & ĐỊA LÍ 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1 LỚP 4
PHẦN LỊCH SỬ:
Câu 1(1đ)
Câu 2 (0.5đ)
Câu 3(0.5đ)
Câu 4(1đ)
Câu 5(1đ)
B
C
B
C
A
Câu 6(1đ): Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938: Kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc; mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc
PHẦN ĐỊA LÍ:
Câu 1(0.5đ)
Câu 2(0.5đ)
Câu 3(1đ)
Câu 4(1đ)
Câu 5(1đ)
B
D
B
D
A
Câu 6(1đ): Để che phủ đất trống đồi trọc, người dân ở đây đã tích cực trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (keo, trẩu, sở, ) và cây ăn quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ KT ĐK CUᅯI KI 1 LƠP 4.doc