Báo cáo Chuyên đề môn Tiếng Việt lớp 5

I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :

 Thông qua tình hình đọc- hiểu các bài học Tiếng Việt lớp 45 của học sinh lơp 4 và lớp 5 ở thời điểm đầu năm năm nay rât chậm, nhiều HS khó hoàn thành các nhiệm vụ các bài học môn Tiếng Việt. Do đó để củng cố và rèn đọc cho HS 2 khối lớp 4,5. Tất cả GV 2 tố 4,5 thống nhất mở chuyên đề Tiếng Việt.

II. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch và tương đối lưu loát các văn bản nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí, tốc độ đọc khoảng 100-110 tiếng / phút; biết ngắt, nghỉ hợp lí.

- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn.

- Nhắc lại được từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, nhân vật nổi bật trong bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch

- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn.

- Đọc hiểu: Biết trả lời đúng các câu hỏi trong bài tập đọc.

- Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài.

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 3135Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Chuyên đề môn Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
        Thông qua tình hình đọc- hiểu các bài học Tiếng Việt lớp 45 của học sinh lơp 4 và lớp 5 ở thời điểm đầu năm năm nay rât chậm, nhiều HS khó hoàn thành các nhiệm vụ các bài học môn Tiếng Việt. Do đó để củng cố và rèn đọc cho HS 2 khối lớp 4,5. Tất cả GV 2 tố 4,5 thống nhất mở chuyên đề Tiếng Việt.
II. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch và tương đối lưu loát các văn bản nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí,  tốc độ đọc khoảng 100-110 tiếng / phút; biết ngắt, nghỉ hợp lí.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn.
- Nhắc lại được từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, nhân vật nổi bật trong bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn.
- Đọc hiểu: Biết trả lời đúng các câu hỏi  trong bài tập đọc.
- Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài. 
III. NỘI DUNG BÀI HỌC:
a. Tiếp tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh
Trên cơ sở kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm đã được rèn ở các lớp 1, 2, 3 ,4, phần Tập đọc lớp 5 tiếp tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc một cách đầy đủ, toàn diện cho HS nhằm hoàn thiện yêu cầu cần đạt: đọc rành mạch, lưu loát bài văn (khoảng 150 từ/ 1 phút); đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn, hiểu nội dung ý nghĩa của bài đọc. Giúp HS rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản ở mức độ cao hơn, cụ thể là:
- Nhận biết đề tài hoặc chủ đề đơn giản của bài.
- Nắm được dàn ý của bài; biết tóm tắt đoạn; bài.
- Hiểu được ý nghĩa của bài.
- Biết phát hiện và bước đầu biết nhận định giá trị về một số  nhân vật, hình ảnh trong các bài đọc có giá trị văn chương.
- Làm quen với thao tác để nắm ý hoặc chọn ý.
b.  Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS .
    Nội dung các bài đọc trong TLHDTV4.5 ngoài việc phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất của con người còn đề cập đến các đề tài về trẻ em và quyền của trẻ em, bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, giới tính, ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộcThông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ, nhân văn, các bài tập đọc có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm và trau dồi nhân cách cho HS. Giúp HS hiểu biết về con người, xã hội,  thiên nhiên trong nước và thế giới. Còn cung cấp thêm về vốn từ, vốn diễn đạt Từ đó nâng cao tình độ văn hóa nói chung và  trình độ tiếng Việt nói riêng.
IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
1.  Nghe đọc mẫu
a. Chọn người đọc mẫu
- Có thể linh hoạt GV hoặc HSKG đọc ( Đối với các bài khó thì GV nên đọc mẫu)  Ví dụ như các bài thơ có nhịp ngắt đặc biệt, các bài văn xuôi có yếu tố nghệ thuật tinh tế, các văn bản truyện có nhiều lời đối thoại khó.
b. Cách tổ chức hoạt động nghe đọc mẫu: Gv cần HD HS theo dõi bài đọc trong sách đọc thầm theo. Có như vậy, HS vừ tiếp nhận hình thức văn bản, vừa tập đọc thầm và bước đầu hình thành hiểu biết sơ bộ về nội dung văn bản.
2. Đọc thành tiếng:
a. Đọc từ:
+  Chọn từ cho HS luyện đọc: Cần hiểu rằng những từ trong sách cũng chỉ là gợi ý, trong khi tổ chức các giờ học, GV có thể diều chỉnh các từ cần luyện đọc cho phù hợp trình độ và ngôn ngữ của lớp mình. Số lượng từ luyện đọc không quá nhiều. GV cần phân bổ việc khắc phục lỗi phát âm cho một số bài khác.
+  HDHS luyện đọc: Nên tổ chức cho HS đọc nối tiếp với bạn ( thực hiện theo nhóm đôi)
GV chú ý nhắc HS luyện đọc đổi lượt. Trong quá trình HS luyện đọc GV cần quán xuyến các nhóm kịp thời để sửa cách đọc cho HS. Với những âm nhiều HS mắc lỗi khi đọc thì GV HD chung cho cả lớp vào thời điểm thích hợp.
b. Đọc câu
+ Chọn câu cho HS luyện đọc:
- Những câu cần chú ý chi HS luyện đọc là: Câu văn xuôi dài, đặc biệt là những câu có ít dấu ở giữa. Câu thơ khó đọc ( dòng thơ có cấu trúc ngữ pháp và nhịp thơ không trùng nhau, có thể thêm những câu khác để luyện đọc. Nhưng trong thực tế những câu được chọn trong sách là những câu điển hình cho mỗi bài. Do vậy GV cần phải cân nhắc nên thêm câu nào cho phù hợp.
+  HDHS luyện đọc: Theo qui trình thông thường thì HĐ này tổ chức trong nhóm. Chú ý cho HS đọc nối tiếp và đổi lượt luân phiên.
- Về đánh giá: HS tự đánh giá hoặc HS đánh giá nhau là điều cần thiết. Với một số nội dung không phức tạp, thì HSG có thể hỗ trợ GV đánh giá các bạn khác. Đối với nội dung khó thì GV phải trực tiếp đánh giá.
c. Đọc đoạn
+  Xác định các đoạn đọc: theo sách HDH
+  HDHS luyện đọc đoạn: Mỗi HS đọc 1 đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.
4. Giải nghĩa từ
- Với kiểu bài tập giải nghĩa từ bằng lời miêu tả, sau khi mỗi HS đọc thầm lời giải nghĩa từ, từng cặp HS cần đọc lại cho nhau nghe. Sau đó GV có thể mời một vài HS đọc trước lớp những lời giải nghĩa từ đó để giúp HS ghi nhớ.
- Với kiểu bài tập giải nghĩa từ vừa bằng  lời miêu tả vừa có tranh ảnh minh họa, GV cần nhắc nhở hoặc giới thiệu, HD HS quan sát tranh ảnh để HS hiểu từ ngữ hơn.
- Với kiểu bài tập bằng cách chọn nghĩa thích hợp với từ đã cho, theo logo, HS thường làm việc cá nhân sau đó trao đổi theo nhóm đôi. Nếu khi GV kiểm tra các nhóm mà nhiều nhóm trả lời sai thì GV có thể chốt lại bằng các cách sau:
. Mời 1, 2 bạn làm đúng lên bảng làm ở bảng phụ.
. Mời một vài HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm đúng.
- Với kiểu bài tập điền từ thích hợp vào chỗ trống như trò chơi THI TÌM TỪ NHANH, yêu cầu các nhóm đọc kĩ yêu cầu và thực hiện như sau: Cá nhân suy nghĩ , trao đổi nhóm đôi, nhóm lớn thực hiên dưới sự điều khiển của nhóm trưởng:
. Nhóm trưởng nhận thẻ
. HS mỗi nhóm ghép từng từ với lời giải nghĩa sao cho thích hợp.
. GV kiểm tra kết quả từng nhóm.
5. Tìm hiểu nội dung văn bản
a. Đối với văn bản nghệ thuật
- Với câu hỏi, bài tập tự luận dạng đóng: HS thường làm theo nhóm hoặc cặp. Khi HS làm theo nhóm , mỗi HS cần đọc câu thầm câu hỏi và tự trả lời. Sau đó đóng vai em đọc em trả lời. GV cấn nhắc HS trả lời thành câu.
Cuối cùng GV mời một vài cặp trả lời trước lớp để khắc sâu hơn hiểu biết về bài đọc.
Đối với câu hỏi yêu cầu HS khái quát ý nghĩa câu văn bản nghệ thuật thì càng cần phải có nhiều HS  nói lên thành lời  để HS ghi nhớ, khắc sâu hơn.
- Đối với dạng bài tập TNKQ ( dạng đóng) thì cá nhân đọc thầm và tự trả lời sau đó trao đổi với bạn. Cuối cùng một vài HS hỏi- đáp trước lớp theo từng câu hỏi.
- Với những câu hỏi bài tập tự luận dạng mở, có thể dạy giống như dạy câu hỏi dạng đóng. Cuối cùng, có thể mời 2,3 nhóm nối tiếp nhau thể hiện kết quả trước lớp.
- Với câu hỏi, bài tập yêu cầu H từng cặp HS thực hành hỏi- đáp theo nội dung bài đọc ( có câu hỏi đóng có cả câu hỏi mở) thì HDHS như sau:
. Lần một cho nhìn sách trả lời; Lần hai thoát li sách để trả lời. Cuối cùng 1,2 cặp hỏi- đáp trước lớp.
b. Đối với văn bản phi hư cấu: như các văn bản báo cáo, thông báo, bản tin, quảng cáo, văn bản khoa học... : PP dạy đọc- hiểu nội dung, ý nghĩa cũng tương tự như văn bản hư cấu. GV không cần và không nên dạy đọc diễn cảm.
+ Để tiết Tiếng Việt đọc đạt kết quả cao thì GV phải chú ý tổ chức tốt các nhóm tự quản ngay từ đầu năm học, suốt cả quá trình học, sao cho các thành viên trong nhóm, dưới sự  quản lí của nhóm trưởng đều làm việc, đều đọc, tìm hiểu nội dung bài đọc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Cần chú ý kết hợp đúng lúc, đúng chỗ giữa PP làm việc nhóm với làm việc cá nhân và làm việc chung lớp phù hợp.
V. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Quan sát :                                                                                           
     Là phương pháp quan sát đối tượng qua tranh ảnh, băng hình, vật thật hoặc thông qua hệ thống câu hỏi theo mục đích sự vật, sự việc; đối tượng quan sát phải phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.
 2. Đàm thoại ( hỏi đáp ) :                                                                                                
     Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh, giữa HS với HS dựa trên một hệ thống câu hỏi trong bài học hoặc các câu hỏi đã được GV chuẩn bị thêm.Tuy nhiên các câu hỏi phải ngắn gọn, chính xác, có thể kích thích tư duy độc lập của học sinh .
 3. Thảo luận nhóm:                                                                                                                                                                                                                                    
   Là phương pháp chia HS thành các nhóm nhỏ để các em tự do trao đổi ý kiến , bày tỏ thái độ , chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề nào đó dưới sự hướng dẫn của Nhóm trưởng .
 4. Trò chơi :                                                                                                 
   Là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những thao tác , hành động thích hợp với bài học thông qua một trò chơi nào đó.
5. Phương pháp tường thuật, miêu tả,kể chuyện.                                                                                                                                
   Tuỳ từng bài mà GV và HS kết hợp các phương pháp dạy, học sao cho phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.
VI. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT
 1. Mục tiêu bài học:Dựa vào mục tiêu của từng bài trong TLHDH; GV có thể chẻ nhỏ ý của mục tiêu trong TLHDH để học sinh dễ hiểu hơn ( tùy theo bài)
2. Đồ dùng dạy học
     +Những đồ dùng của thiết bị trường học , thiết bị tích luỹ , tự làm . Tuỳ theo từng bài mà chọn.
     + Xác định rõ sẽ chuẩn bị gì để liệt kê trong bài dạy và nhớ chuẩn bị chúng.
3. Hoạt động dạy học
      a. Ổn định tổ chức
      b. Kiểm tra bài cũ:
        - Đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của tiết học trước .(nhẹ nhàng)
        - Giáo viên nhận xét- đánh giá.
     c. Bài mới :
        + Trải nghiệm:
        - Qua bài thơ, bài hát, tranh ảnh để giới thiệu bài hoặc giới thiệu trực tiếp
        - GV ghi tựa bài lên bảng- HS ghi bài vào vở.
        + Hoạt động cơ bản:
        * Hình thành kiến thức:
        - Tổ chức các hoạt động theo logo của sách HDH (tuỳ từng bài GV bố trí thời gian sao cho hợp lí):                                                                                                 
        - Các hoạt động diễn ra thường theo hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm
        - Nội dung và hình thức:
         . Làm việc với sách cuả HDH: quan sát kênh hình, kênh chữ, đọc hiểu đúng các câu lênh trong bài để đọc, thảo luận, trả lời hoàn thành các nhiệm vụ.
        + Học sinh trình bày kết quả đọc, thảo luận, học sinh nhận xét bổ sung.                    
        + Giáo viên nhận xét, đánh giá, cần tập trung vào để giúp đỡ, hỗ trợ cho các HS chưa hoàn thành nhiệm vụ.
       * Hoạt động trò chơi(Trong các tiết ôn tập)
        - Trò chơi Hái hoa dân chủ: ( tiết ôn tập ) Dưới sự điều hành HĐTQ, cử HS dẫn chương trình, làm ban giám khảo. Đại diện nhóm bóc thăm đọc và trả lời câu hỏi. Ban giám khảo nhận xét đánh giá xếp hạng. GV theo dõi đánh giá khi cần thiết.
4. Củng cố :                                                                                                                   
        - Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh .
5. Nhận xét - Dặn dò :
       - Nhận xét tiết học ( biểu dương , nhắc nhở làm Hoạt động ứng dụng)
VII.  KẾT LUẬN
     Trên đây là một số nội dung phương pháp mang tính khái quát  mà chuyên đề đưa ra để vận dụng chung trong quá trình dạy phần Tiếng Việt đọc theo mô hình VNEN. Mong rằng các thầy cô khi sử dụng cải tiến thêm cho phù hợp với lớp mình. Qua quá trình nghiên cứu không khỏi thiếu sót mong quí thầy cô nhiệt tình góp ý cho chuyên đề hoàn thiện để chúng ta cùng vận dụng đạt hiệu quả hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE TIENG VIET KHOI 5_12239010.doc