Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Toán

TIẾT 14: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết: Nhân, chia hai phân số; Đổi số đo hai đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép tính với phân số.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn Toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

- Yêu cầu HS nêu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số.

- GV nhận xét.

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/09/2015
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 14: Luyện tập chung
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết: Nhân, chia hai phân số; Đổi số đo hai đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép tính với phân số.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu HS nêu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu lại cách làm.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm nháp, 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài của bạn..
a);
b)2; 
c) ;
d)1.
- HS nhắc lại.
HĐ 2: (10 phút)
Bài 2
- Mời 1 em nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Bài yêu cầu tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng.
a) x + b) x- 
x = x = 
x = . x = 
c) x d) x : 
 x = x = 
 x = x = 
HĐ 3: (12 phút)
Bài 3
- GV cùng HS phân tích mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS nêu mẫu.
- HS làm vở, 3 HS làm bảng phụ.
1 m 75 cm = 1m +m 
 = 1m. 
5 m 36 cm = 5m + m 
 = 5 m.
8 m 8 cm = 8m + m 
 = 8 m.
4. Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu 2 em nêu lại cách nhân, chia phân số.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại bài đã chữa
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về giải toán.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp; hiểu ý nghĩa chung của 1 số câu tục ngữ.
2. Kĩ năng: Dựa theo ý 1 khổ thơ trong bài “Sắc màu em yêu” viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng hai từ đồng nghĩa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ bài tập 1.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu 1 HS nêu một số từ nói về nhân dân.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Bài tập 1
- GV treo bảng phụ bài 1.
- GV chốt lời giải đúng: Ô 1 (đeo); 2 (xách); 3 (vác); 4 (khiêng); 5 (kẹp).
? Các từ: xách, đeo, vác, khiêng, kẹp cùng có nghĩa chung là gì?
? Vậy những từ đó là từ gì? 
- HS đọc yêu cầu + nội dung, lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm bài, quan sát tranh minh họa SGK.
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ.
- HS dán bài và trình bày kết quả của mình, lớp nhận xét, đánh giá.
+ ... mang một vật nào đó đến nơi khác.
+ Từ đồng nghĩa.
HĐ 2: (10 phút)
Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu: GV giải nghĩa từ cội “gốc”. 3 câu tục ngữ đã cùng nhóm nghĩa ( có chung ý nghĩa). Nhiệm vụ của các em là phải chọn 1 ý đúng (trong 3 ý đã cho) để giải thích đúng ý nghĩa chung cho cả 3 câu tục ngữ đó.
? ý nghĩa chung của cả 3 câu trong bài 2 là gì?
- Yêu cầu HS đặt câu với các câu tục ngữ.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu và nội dung, lớp đọc thầm 
- HS thảo luận cặp.
- Các cặp nêu ý kiến: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ.
+ Làm người phải biết nhớ quê hương.
- HS đặt câu.
 Ví dụ:	
+ Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi nữa là.
+ Ông tôi ở nước ngoài sắp về nước sống cùng gia đình tôi. Ông bảo: 
+ Lá rụng về cội, ông muốn về chết nơi quê cha đất tổ”.
HĐ 3: (12 phút)
Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV: Có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả sự vật không có trong bài; chú ý sử dụng các từ đồng nghĩa.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- 4 HS phát biếu dự định chọn khổ thơ nào.
- HS giỏi nêu vài câu mẫu.
- HS làm bài vào VBT.
- HS nối tiếp đọc bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố (4 phút)
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
? Khi sử dụng trong nói, viết phải chú ý điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Tự tập viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- Chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
2. Kĩ năng: Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa viết được 1 đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên có hình ảnh hợp lý.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu với thiên nhiên.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ bài 1 (SGK-tr.34).
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT; Dàn ý tả cơn mưa.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 1 HS đọc lại dàn ý tả cơn mưa đã làm ở tiết trước.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Hướng dẫn làm Bài tập 1
- Y/c HS đọc đề bài.
? Đề văn của bạn Quỳnh Liên làm là gì?
=> GV chốt lại bằng cách treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung chính của 4 đoạn
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt tới rồi tạnh.
+ Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
? Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên ?
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu và nội dung (Đọc là ba chấm những chỗ có dấu (...), lớp đọc thầm. 
+ Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- Lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn để xác định nội dung chính của mỗi đoạn theo cặp.
- Một số cặp nêu ý kiến.
- HS viết bài vào VBT.
- HS nối tiếp đọc bài.
- Lớp nhận xét.
HĐ 2: (20 phút)
Hướng dẫn làm Bài tập 2
- mời HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn: Dựa vào hiểu biết của đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em tập chuyển 1 phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành 1 đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
- Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân vào vở.
- GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS viết bài vào vở.
- Một số HS nối tiếp đọc bài của mình đã viết.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống lại kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Tự tập viết lại đoạn văn ở Bài tập 2.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Khoa học
Bài 6: từ lúc mới sinh đến lúc dậy thì
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già; Biết đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng: Nêu được các giai đoạn phát triển của con người và có kĩ năng tự chăm sóc sức khỏe.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ tích cực với môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thông tin và hình trang 14,15 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: HS mang ảnh của mình đến lớp (ảnh chụp ở các lứa tuổi khác nhau).
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì để bảo đảm sức khoẻ của mẹ và con ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Thảo luận 
cả lớp 
* Sưu tầm và giới thiệu ảnh:
=> GVKL: ở mỗi độ tuổi khác nhau các em có những đặc điểm chung và khác nhau.
- 3 HS mang ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu.
- HS giới thiệu, lớp quan sát, nhận xét.
HĐ 2: (10 phút)
Trò chơi 
Ai nhanh, ai đúng?
- GV chia lớp thành 6 nhóm.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi. 
- GV nhận xét kết quả từng nhóm.
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- GVKL: ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cơ thể chúng ta có sự thay đổi, tính tình cũng có sự thay đổi rõ rệt ...
- Các nhóm làm việc (t/g:5')
- Đại diện nhóm đưa ra đáp án.
* Đáp án: 2-b; 1-a; 3- c.
HĐ 3: (15 phút)
Thực hành
- Yêu cầu đọc thông tin SGK-tr.15 thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi người?
- GV nhận xét, kết luận.
? Tuổi dậy thì bắt đầu từ thời gian nào?
- GVKL về tuổi dậy thì: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người, vì đây là thời kỳ cơ thể có nhiều thay đổi nhất.
- HS đọc thông tin SGK Tr.15, thảo luận cặp. 
- Một số cặp nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung. 
+ Vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất.
+ Nữ thường bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi; nam thường bắt đầu từ khoảng từ 13 đến 17 tuổi.
- Lắng nghe.
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống lại kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các kiến thức của bài.
- Chuẩn bị bài sau: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Kĩ thuật
Bài 2: Thêu dấu nhân (tiết 1)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách thêu dấu nhân.
2. Kĩ năng: Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kỹ thuật.
3. Thái độ: Yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm được.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu thêu dấu nhân.
2. Chuẩn bị của học sinh: 1 mảnh vải trắng 35 x 35 cm; Kim khâu len, len, phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu kĩ thuật của việc đính khuy hai lỗ.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu thêu.
? Nhận xét mặt phải, mặt trái của đường thêu.
- Giới thiệu một số sản phẩm được thêu bằng mũi thêu dấu nhân.
- GV: Thêu dấu nhân được ứng dụng trong thêu trang trí hoặc thêu trên các sản phẩm.
- Quan sát.
- Nhận xét: các đường thêu tạo thành các mũi thêu giống nhau như dấu x nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu.
- Quan sát, nghe giới thiệu.
HĐ 2: (20 phút)
Thao tác 
kĩ thuật 
- Y/c HS quan sát và đọc mục 2 trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nêu các bước thêu đấu nhân.
+ Nêu cách vạch dấu đường thêu.
+ Nêu cách bắt đầu thêu.
+ Nêu cách thêu dấu nhân thứ nhất, thứ hai.
- Hướng dẫn HS thêu dấu thêu thứ nhất, thứ hai.
- Y/c HS quan sát và nêu cách kết thúc đường thêu.
- HS làm theo y/c của GV và trả lời các câu hỏi.
- HS lên thực hiện thao tác vạch dấu đường thêu.
- Quan sát.
- Vài HS lên thực hiện thêu các mũi thêu tiếp theo.
- HS nêu.
- 1 HS lên thao tác lại các bước trước lớp.
4. Củng cố (3 phút)
? Nhắc lại cách thêu bằng mũi thêu dấu nhân?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại cách thêu dấu nhân.
- Chuẩn bị dụng cụ để giờ sau thực hành thêu dấu nhân.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Toán
Tiết 15: Ôn tập về giải toán
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ bài toán 1, 2 (SGK -Tr.17, 18).
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu HS nêu cách nhân, chia phân số.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Hướng dẫn 
ôn tập 
+ Ví dụ 1
- GV treo đầu bài toán 1.
? Bài toán thuộc dạng toán gì? 
- Y/c HS vẽ sơ đồ và giải vào nháp và bảng phụ.
- Yêu cầu lớp dựa vào sơ đồ làm bài.
- GV nhận xét.
- Nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- HS đọc đề bài trên bảng.
+ Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- HS vẽ sơ đồ và giải vào nháp, 1 HS vẽ trên bảng phụ.
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng lớp.
Bài giải
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 6 = 11 (phần)
Số bé là : 
121 : 11 x 5 = 55
Số lớn là: 
121 - 55 = 66
 Đáp số : Số bé: 55; 
 Số lớn: 66.
- HS nhận xét.
- Các bước giải:
+ Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
+ Tìm tổng số phần bằng nhau.
+ Tìm giá trị của một phần.
+ Tìm các số.
+ Ví dụ 2
(Các bước như VD) 
? Em có nhận xét gì về hai dạng bài toán trên? (dựa vào các bước giải).
- Thực hiện như VD1.
- HS nhận xét.
HĐ 2: (20 phút)
Thực hành
+ Bài 1 
- Yêu cầu lớp tự làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
? Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng, hiệu và tỉ số của 2 số đó.
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS tự giải nháp, 2 em làm bảng phụ. 
Bài giải
a) Biểu thị số bé là 7 phần bằng nhau thì số lớn là 9 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
 7 + 9 = 16 (phần)
Số bé là: 
80 : 16 x 7 = 35
Số lớn là: 
80 - 35 = 45
 Đáp số: 35; 45.
b) Biểu thị số lớn bằng 9 phần bằng nhau thì số bé là 4 phần như thế.
Hiệu số phần bằng nhau là :
9 - 4 = 5 (phần)
Số bé là: 
55 : 5 x 4 = 44
Số lớn là:
55 + 44 = 99
 Đáp số: 44; 99.
- Lớp nhận xét bài của bạn.
- HS nêu.
+ Bài 2
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV nhận xét bài của HS.
- Yêu cầu nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. 
- 1 HS đọc đầu bài, lớp đọc thầm.
- HS tự giải vào vở, 2 em làm bảng lớp.
Bài giải
a) Nửa chu vi hình chữ nhật là :
120 : 2 = 60 (m)
Theo sơ đồ, tổng số phần bẳng nhau là: 
5 + 7 = 12 (phần)
Chiều rộng của mảnh vườn là:
60 : 12 x 5 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh vườn là :
60 - 25 = 35 (m)
b) Diện tích của mảnh vườn là:
25 x 35 = 875 (m2)
Diện tích lối đi là: 
875 : 25 = 35 (m2)
 Đáp số: Chiều dài: 35 m
 Chiều rộng: 25 m.
 Lối đi: 35 m2.
- HS nhận xét.
- 2 HS nêu.
4. Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu 1 HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Ghi nhớ cách giải toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và bổ sung về giải toán.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2015
Hội nghị Công chức - Viên chức

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.2.2015.doc