CHỦ ĐỀ “ADN - GEN ” SINH HỌC 9
Bước 1. Xác định chủ đề “ADN - Gen” trong dạy học Sinh học 9.
Đối với Sinh học lớp 9, căn cứ vào khung phân phối chương trình dưới đây, ở đây chúng ta chọn chọn chủ đề là “ADN - Gen” (chương III) để trình bày.
Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề “ADN -GEN” trong chương trình hiện hành trên quan điểm định hướng phát triển năng lực học sinh.
Bước 3. Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của học sinh trong chủ đề theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của học sinh (bảng 3.4).
Chủ đề “ADN - Gen” có các nội dung chính là:
• ADN
• ADN và bản chất của gen
• Mối quan hệ của gen và ARN
• Prôtêin
• Mối quan hệ của gen và tính trạng
• Thực hành – Quan sát và lắp mô hình ADN
Cụ thể, sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần đạt được các yêu cầu về các kiến thức, kĩ năng và thái độ sau đây (xem bảng 3.4).
Bước 4. Bộ câu hỏi-bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá chủ đề “ADN - Gen” trong quá trình dạy học Sinh học 9.
SẢN PHẨM 1 CHỦ ĐỀ “ADN - GEN ” SINH HỌC 9 Bước 1. Xác định chủ đề “ADN - Gen” trong dạy học Sinh học 9. Đối với Sinh học lớp 9, căn cứ vào khung phân phối chương trình dưới đây, ở đây chúng ta chọn chọn chủ đề là “ADN - Gen” (chương III) để trình bày. Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề “ADN -GEN” trong chương trình hiện hành trên quan điểm định hướng phát triển năng lực học sinh. Bước 3. Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của học sinh trong chủ đề theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của học sinh (bảng 3.4). Chủ đề “ADN - Gen” có các nội dung chính là: ADN ADN và bản chất của gen Mối quan hệ của gen và ARN Prôtêin Mối quan hệ của gen và tính trạng Thực hành – Quan sát và lắp mô hình ADN Cụ thể, sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần đạt được các yêu cầu về các kiến thức, kĩ năng và thái độ sau đây (xem bảng 3.4). Bước 4. Bộ câu hỏi-bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá chủ đề “ADN - Gen” trong quá trình dạy học Sinh học 9. BẢNG 3.4. Ma trận dùng để xây dựng bộ câu hỏi-bài tập đánh giá năng lực của học sinh ở chủ đề “ADN - Gen” Sinh học 9 (Bảng ngang) MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VỀ CHỦ ĐỀ “ADN - Gen” MÔN: SINH HỌC 9 Bảng 3.4: Ma trận dùng để xây dựng bộ câu hỏi-bài tập đánh giá năng lực của HS ở chủ đề “ADN - Gen” Sinh học 9 NỘI DUNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và Năng lực (Câu hỏi - bài tập định tính/định lượng bằng hình thức Trắc nghiệm và Tự luận) ADN Nêu được cấu tạo hóa học của ADN Trình bày cấu trúc không gian của ADN - Gọi tên các đơn phân Nu cleotit. - Nêu được hệ quả của NTBS Trình bày được NTBS. Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù Vẽ được sơ đồ cấu tạo phân tử ADN. Từ số Nu trên 1 mạch hãy suy ra số nu trên mạch bổ sung Bài tập tính số Nu mỗi loại, chiều dài, khối lượng, chu kỳ xoắn của ADN ADN và bản chất của gen Định nghĩa gen Nhận biết được sự nhân đôi diễn ra trên 2 mạch và sự liên kết các cặp nu qua sơ đồ. Mô tả sơ lược quá trình tự sao, các nguyên tắc tự sao. Nêu được bản chất của gen Trình bày được chức năng ADN Bài tập tính số ADN mới tạo ra, số Nu môi trường cung cấp cho quá trình tự sao. Vẽ được sơ đồ tự sao của ADN Giải thích được vì sao 2 ADN con giống với ADN mẹ Mối quan hệ của gen và ARN Trình bày được cấu tạo của ARN Nhận biết 3 loại phân tử ARN Nhận biết được sự sao mã dựa theo mấy mạch của gen - So sánh đặc điểm cấu trúc ARN với ADN. Nêu được bản chất của mối quan hệ giữa gen với ARN I. ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào Vẽ sơ đồ cấu trúc ARN Vẽ được sơ đồ tổng hợp ARN Prôtêin Trình bày được cấu trúc Pr Trình bày được các chức năng chính của Pr Nêu được đặc điểm của từng bậc cấu trúc Thấy được tính đa dạng và đặc thù của Pr Giải thích được vai trò quan trọng của Pr đối với TB và cơ thể Vẽ được sơ đồ các bậc cấu trúc Pr So sánh Pr Với ADN về cấu trúc Mối quan hệ của gen và tính trạng Nêu đượ mối quan hệ giữa gen với ARN, giữa ARN với Pr. Nêu được bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ Trình bày được NTBS biểu hiện trong mối quan hệ theo sơ đồ. Trình bày được các nguyên tắc tổng hợp chuỗi axit amin Giải thích được sự hình thành tính trạng Vẽ được sơ đồ hình thành chuỗi axit amin Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN Biết cách lắp ghép mô hình không gian AND - Phát hiện được vị trí tương đối của 2 mạch Nu, sự liên kết giữa các Nu, số Nu trong chu kỳ xoắn. Giải thích được cách quan sát, vẽ hình cơ chế tự sao, sao mã, giải mã SẢN PHẨM 2 BỘ CÂU HỎI - BÀI TẬP CHỦ ĐỀ “ADN - GEN” SINH HỌC 9 Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN? Câu 2: Trình bày cấu trúc không gian của ADN? Câu 3: Trình bày nội dung NTBS? Hệ quả của nó? Câu 4: Gen là gì? Bản chất hóa học của gen? Câu 5: Trình bày đặc điểm cấu tạo hóa học của ARN? Câu 6: Trình bày cấu trúc của Pr và chức năng của nó? Câu 7: Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? Chức năng của ADN Câu 8: Trình bày quá trình tự sao của ADN? Ý nghĩa của quá trình đó? Câu 9: So sánh Gen với ADN. Nêu mối quan hệ giữa hoạt động gen với ADN Câu 10: So sánh ADN với ARN về cấu trúc? Câu 11: ADN có tính chất và đặc điểm gì mà có thể đảm baỏ cho nó giữa được TTDT và truyền đạt TTDT trong cơ thể sống? Câu 12: Trình bày quá trình tổng hợp ARN? Ý nghĩa của quá trình đó? Câu 13: Trình bày quá trình tổng hợp protein? Ý nghĩa của quá trình đó? .Câu 14: So sánh cơ chế tự nhân đôi của ADN và cơ chế tổng hợp ARN? Câu 15: So sánh ADN với Pr về cấu trúc?. Câu 16: Pr có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở những điểm nào? Câu 17: Trình bày cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin? Câu 18: Giải thích tại sao Trâu, Bò đều ăn cỏ nhưng thịt trâu khác thịt bò? Câu 19: Trình bày mối quan hệ giữa gen với tính trạng? Câu 20: Ở 1 cơ thể lưỡng bội của loài số gen có bằng số tính trạng của cơ thể không? Giải thích? Câu 21: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ Câu 22: Vì sao nói Pr có vai trò quan trọng đối với TB và cơ thể. Câu 23: Thế nào là liên kết peptit? Là chuỗi po ly peptit? Cho ví dụ minh họa? Câu 24: Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? SẢN PHẨM 3: Tổ chức hoạt động dạy - học theo chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh. (PP dạy học theo dự án) Mục tiêu của dự án: Sau khi hoàn thành dự án này, học sinh có khả năng: - Hiểu được cấu tạo phân tử ADN – ARN - Pr . Quá trình tự nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp protein, mối quan hệ gữa gen với tính trạng - Xác định được cơ sở vật chất cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và vai trò của Pr trong TB, cơ thể - Phát triển được kỹ năng quan sát, viết và trình bày vấn đề cũng như sử dụng công nghệ thông tin Thời lượng tổ chức cho học sinh thực hiện dự án: 6 tiết, 2 tiết/1 tuần.(21 ngày) Đối tượng học dự án: học sinh lớp 9 Mô tả dự án: Phần di truyền ở cấp độ phân tử GV cho hs quan sát hình cấu tạo các phân tử ADN, ARN, Pr. Xem các quá trình tự nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp protein qua màn hình Tiến hành lắp mô hình rồi so sánh 2. Yêu cầu tiên quyết đối với học sinh - Có kiến thức về phần di truyền học. - Kĩ năng khai thác mạng Internet - Kĩ năng sử dụng phần mềm Microsoft Word và Powerpoint. 3. Các địa chỉ website gợi ý: Sách tài liệu tham khảo; google.com.vn. 4. Các bước tổ chức bài dạy Thời gian Nội dung Mục tiêu Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1 Giới thiệu dự án và giao nhiệm vụ cho các nhóm - Giúp HS phát triển năng lực nhận biết, giải quyết vấn đề - Hs xác định được các nhiệm vụ học tập cần thực hiện của nhóm mình. - Gv đặt câu hỏi: Để giải quyết được vấn đề đặt ra trong câu hỏi trên, em cần làm gì? - Gv tổng hợp các ý kiến và đưa ra định hướng chung: + Kiến thức về cấu tạo và chức năng phân tử ADN + Kiến thức về cấu tạo và chức năng phân tử ARN + Kiến thức về cấu tạo và chức năng phân tử Pr + Kiến thức về các quá trình tự nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp protein và ý nghĩa của mỗi quá trình + Kiến thức về Gen và mối quan hệ giữa gen với tính trạng. - Gv có thể hướng dẫn thêm cho học sinh về cách thu thập thông tin liên quan trên các kênh khác nhau, đặc biệt các đoạn phim về quá trình tổng hợp ADN, ARN, Pr trên “intenet” - GV phân lớp thành 5 nhóm học sinh (mỗi nhóm 6-7 người). Yêu cầu hoàn thành mỗi phần kiến thức: + Nhóm 1: Kiến thức về cấu tạo và chức năng phân tử ADN + Nhóm 2: Kiến thức về cấu tạo và chức năng phân tử ARN + Nhóm 3: Kiến thức về cấu tạo và chức năng phân tử Pr + Nhóm 4: Kiến thức về các quá trình tự nhân đôi của ADN tổng hợp ARN, tổng hợp protein và ý nghĩa của mỗi quá trình + Nhóm 5: Kiến thức về Gen và mối quan hệ giữa gen với tính trạng Cả lớp phải hoàn thành kiến thức của 5 phần trong trong 3 tuần. Mỗi nhóm hoàn thiện kiến thức trên powerpoint. - Thời gian còn lại các nhóm lên kế hoạch thực hiện. - Gv quy định thời gian nghiên cứu và có sản phẩm của nhóm 1 là 1 tuần; nhóm 2, 3 là 2 tuần; nhóm 4, 5 là 3 tuần. - Hs suy nghĩ và nêu ý kiến... - Các nhóm cử trưởng nhóm, thư ký, ghi danh sách và nội dung công việc.. Tiết 2 Kiểm tra tiến độ thực hiện cho các nhóm HS được rèn kỹ năng trình bày, hợp tác nhóm và giải quyết vấn đề. - GV gọi đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả của nhóm mình. - GV gọi các nhóm khác nhận xét kết quả. - Gv tổng hợp kiến thức, chỉ ra những ưu điểm và tồn tại cũng như tư vấn thêm cho các nhóm những vấn đề còn chưa chính xác hoặc thiếu sót. - Gv yêu cầu các nhóm tiếp tục hoàn thiện sản phẩm trong thời gian quy định còn lại. - Các nhóm khác lắng nghe, đối chiếu kết quả với nhóm mình - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung bài trình bày của nhóm trước. - Hs các nhóm ghi chép lại những bổ sung để hoàn thiện kiến thức. Tiết 3,4,5,6 Các nhóm 2, 3, 4, 5 báo cáo kết quả - Giúp HS phát triển năng lực tiên đoán, tự học và trình bày - HS xác định được những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của ADN, ARN, Pr. Phân biệt giữa chúng. Kiến thức về các quá trình tự nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp protein diễn ra theo những nguyên tắc nào và ý nghĩa của mỗi quá trình từ đó rút ra được mối quan hệ giữa chúng. - GV tổ chức cho từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình - Gv gọi 1 số nhóm khác nhận xét và nhóm phản biện sau đó yêu cầu các nhóm công bố phiếu đánh giá và biên bản làm việc của nhóm trình bày. - GV tổng hợp lại các ý kiến và phiếu cho điểm của các nhóm và đưa ra đánh giá chung. - Gv nhận xét tinh thần và kết quả làm việc của mỗi nhóm và giao nhiệm vụ (nếu có) - Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm. - Nhóm trình bày thông báo kết quả làm việc thông qua biên bản làm việc nhóm và các nhóm khác cho điểm vào phiếu đánh giá. 5. Đánh giá học sinh - Đánh giá hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân thông qua biên bản nhóm. - Đánh giá kết quả của nhóm dựa trên sản phẩm Phụ lục 1 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM Nhóm: . TT Họ và tên thành viên Nhiệm vụ cụ thể Thời gian hoàn thành 1 Trưởng nhóm . 2 3 4 Phụ lục 2 Phiếu đánh giá bản báo cáo tham luận: Tiêu chí Điểm tối đa Điểm chấm Nhóm khác chấm Gv chấm Nội dung Nêu đầy đủ, chính xác đặc điểm cấu tạo và chức năng của ADN, ARN, Pr. Phân biệt giữa chúng. 3 Kiến thức về các quá trình tự nhân đôi của ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp protein diễn ra theo những nguyên tắc nào và ý nghĩa của mỗi quá trình. 3 So sánh Gen với ADN. Thấy được mối quan hệ giữa gen với tính trạng theo sơ đồ... 2 Hình thức Nội dung báo cáo được diễn đạt rõ ràng, logic; hoàn thành đúng thời gian. 1 Người trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn 1 Tổng điểm
Tài liệu đính kèm: