Chuyên đề: Quần xã sinh vật – Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Lý do chọn chuyên đề:

- Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ thợ săn - con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vật ký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống.v.v. Mối quan hệ phức tạp này được thể hiện qua các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Một quần xã sinh vật thường có lịch sử hình thành lâu dài và hoạt động như một hệ thống mở tương tác với các yếu tố vô sinh của môi trường.

- HS có thể dễ dàng vận dụng kiến thức vào để giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ trong thực tiễn cuộc sống.

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2596Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Quần xã sinh vật – Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên nhóm 2: huyện Cầu Kè
Tên Chuyên đề: Quần xã sinh vật – giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Thành viên:
STT
Họ Tên
ĐV Công Tác
Mail
Phân công nhiệm vụ
1
Huỳnh Thụy Tường Linh
THPT Cầu Kè
tuonglinhck@gmail.com
Tên CĐ, nội dung CĐ, HĐ1
2
Tiêu Mỹ Linh
THPT Cầu Kè
tieumylinhck@gmail.com
Tên CĐ, mục tiêu, ma trận, HĐ1
3
Ông Thị Mỹ Hạnh
THPT Cầu Kè
myhanhcauke@gmail.com
Tên CĐ, câu hỏi KTĐG, ma trận, HĐ3
4
Đặng Thúy Kiều
THPT Tam Ngãi
dangkieu99@gmail.com
Tên CĐ, HĐ 2, câu hỏi KTĐG
5
Tôn Thị Ngọc Xuân
THPT Tam Ngãi
ttngxuan.1507@gmail.com
Tên CĐ, HĐ3, Tổng hợp
6 
Nguyễn Ngọc Diệp
THPT Tam Ngãi
hacminhthien7777@gmail.com
Tên CĐ, ma trận, HĐ 3
7
Bùi Thanh Trung
THPT Phong Phú
trunghs01@gmail.com
Tổ chức dạy học CĐ
8
Trần Thanh Tân
THPT Phong Phú
tranthanhtanpp@gmail.com
Tổ chức dạy học CĐ
9
Triệu Văn Tuấn
TT GDTX Cầu Kè
trieutuan75@gmail.com
Định hướng PTNL
10
Nguyễn Thị Mỹ Gương
TT GDTX Cầu Kè
ntmguong@gmail.com
Định hướng PTNL
CHUYÊN ĐỀ: QUẦN XÃ SINH VẬT – GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Lý do chọn chuyên đề:
- Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ thợ săn - con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vật ký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống.v.v. Mối quan hệ phức tạp này được thể hiện qua các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Một quần xã sinh vật thường có lịch sử hình thành lâu dài và hoạt động như một hệ thống mở tương tác với các yếu tố vô sinh của môi trường.
- HS có thể dễ dàng vận dụng kiến thức vào để giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ trong thực tiễn cuộc sống.
* XÂY DỰNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT:
- GV nêu tình huống có vấn đề, gợi ý học sinh đưa cách giải quyết, học sinh thực hiện, GV và học sinh cùng đánh giá. 
+ GV cho HS nghe bài hát “Người canh giữHYPERLINK "file:///C:/Users/chlorophyll/Desktop/CHUYEN%20DE/Người%20canh%20giữ%20tràm%20chim.mp4" HYPERLINK "file:///C:/Users/chlorophyll/Desktop/CHUYEN%20DE/Người%20canh%20giữ%20tràm%20chim.mp4"tràm chim” 
+ GV nêu câu hỏi có vấn đề: 
Câu 1: Tại sao người canh giữ rừng tràm lại “lòng khát khao thèm nghe tiếng sếu kêu”?
Câu 2: Anh mơ “một Tam Nông đất lành sếu quay về. Sếu ơi về về đây nghe sếu”. Vì sao sếu bỏ đi và làm thế nào để sếu quay về?
- HS phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề.
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Mô tả chuyên đề
* Chuyên đề này gồm 2 bài trong “chương II: Quần xã sinh vật, Phần 7: Sinh thái học trong chương trình Sinh học 12 Cơ bản”:
- Bài 40: Quần xã sinh vật
- Bài 41: Diễn thế sinh thái.
2. Mạch kiến thức:
2.1. Quần xã sinh vật và diễn thế sinh thái:
Khái niệm về quần xã sinh vật.
Khái niệm về diễn thế sinh thái.
Một số đặc trưng cơ bản của quần xã.
Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật.
Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
2.2. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học:
- Giải pháp xây dựng nền nông nghiệp bền vững dựa trên ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học.
- Ứng dụng về tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế sinh thái để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.
3. Thời lượng:
Số tiết học trên lớp: 03 tiết
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Định nghĩa được khái niệm quần xã.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã : tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian.
- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp tác, cộng sinh, ức chế – cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ – vật kí sinh).
- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái).
1.2. Kĩ năng
Sưu tầm các tư liệu đề cập các mối quan hệ giữa các loài và ứng dụng các mối quan hệ trong thực tiễn.
1.3. Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên
- Có ý thức và tuyên truyền về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học trong thực tiễn (nhất là trong nông nghiệp)
2. Định hướng phát triển năng lực trong chuyên đề
2.1 Các năng lực chung: 
STT
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
Năng lực tự học
- Học sinh tự xác định mục tiêu học tập.
- Thời gian: 3 tiết
+ Tiết 1, 2: Quần xã sinh vật và diễn thế sinh thái.
+ Tiết 3: Ứng dụng.
- Học sinh lập kế hoạch học tập cụ thể về: thời gian, nội dung công việc, người thực hiện, sản phẩm.
- Nghiên cứu tốt tài liệu liên quan về quần xã sinh vật và quá trình diễn thế sinh thái như:
+ Sách giáo khoa 12 Cơ bản, trang 175-185.
+ Sách tham khảo ở thư viện trường.
+ Một số website như:
- Một số nội dung HS cần tìm hiểu như:
+ Khái niệm về quần xã sinh vật.
+ Một số đặc trưng cơ bản của quần xã: Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã (loài ưu thế, loài đặc trưng); Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian quần xã (Phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang).
+ Khái niệm về diễn thế sinh thái.
+ Nguyên nhân và các giai đoạn diễn ra của diễn thế sinh nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
2
Năng lực giải quyết vấn đề
Giải quyết tình huống gặp trong đời sống thực tế có liên quan như: 
+ Phân biệt được mối quan hệ giữa các loài trong một quần xã ở địa phương em như: trong ao, cánh đồng, vườn cây,...
+ Hiện tượng xâm nhập của một số loài ngoại lai như cá lau kiếng (ốc b... Đề xuất một số biện pháp xử lí.
+ Vận dụng khống chế sinh học trong bảo vệ mùa màng.
+ Vận dụng để mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó ở địa phương.
+ Ứng dụng về tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế sinh thái để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường .
3
Năng lực tư duy và sáng tạo
HS tự đặt ra các câu hỏi học tập:
+ Quá trình hình thành cồn Tân Qui – Cầu Kè thuộc loại diễn thế nào?
+ Tại sao trong một ao nuôi người dân thường phối hợp nuôi nhiều loài cá khác nhau?
+ Tại sao trong trồng trọt thường trồng xen canh một số loại cây trồng như: cây họ đậu trong vườn cây ăn trái
+ Hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người như khai thác hải sản nước ngọtcó thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình”?
+ Đề xuất những biện pháp để khắc phục và hạn chế những biến đổi bất lợi của điều kiện môi trường.
4
Năng lực tự quản lý
Quản lí bản thân (tập trung trong học tập, quản lí thời gian) và quản lí nhóm trong quá trình báo cáo khi tìm hiểu 	
Lắng nghe báo cáo của các thành viên trong nhóm.
Phân tích nội dung báo cáo các vấn đề trên.
Chia sẻ cách nghiên cứu nội dung được phân công.
Hình thành kĩ năng làm việc nhóm: kĩ năng phân chia công việc.
5
Năng lực giao tiếp
- Sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học liên quan đến chủ đề như: quần xã sinh vật, sinh cảnh, các nhân tố sinh thái, loài ưu thế, loài đặc trưng, quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hợp tác, hội sinh), quan hệ đối kháng (cạnh tranh, ký sinh, ức chế - cảm nhiễm), khống chế sinh học, diễn thế sinh thái, diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh, giai đoạn đỉnh cực, giai đoạn tiên phong
6
Năng lực hợp tác
Qua trao đổi thông tin với bạn bè, giáo viên, người thân, thảo luận nhóm, HS biết thực hiện nhiệm vụ của bản thân và biết lắng nghe ý kiến của các thành viên khác.
7
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Sử dụng thành thạo cách khai thác thông tin trên mạng; chia sẻ thông tin qua mạng, sách báo, các phương tiện truyền thông.
8
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Diễn đạt được một số nội dung như:
+ Khái niệm về quần xã sinh vật.
+ Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng.
+ Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và sự khác biệt giữa mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng.
+ Diễn đạt được sự biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật trong diện thế sinh thái.
2.2 Các năng lực chuyên biệt 
2.2.1 Các kĩ năng khoa học
-1 Quan sát: 
+ Quan sát quần xã sinh vật trong tự nhiên, quan sát và biết được loài trong quần xã cũng như loài ưu thế và loài đặc trưng
+ Quan sát và biết quá trình diễn thế trong tự nhiên.
-2 Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: phân loại các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã quan sát.
-3 Tìm mối liên hệ: giữa khống chế sinh học và bảo vệ mùa màng; bảo vệ sự đa dạng của loài, trong trồng trọt,
-4 Đưa ra các tiên đoán, nhận định: HS có thể dự đoán được sự thay thế của quần xã sinh vật trong một điều kiện cụ thể như: ao bồi lấp bị bỏ hoang
-5 Xử lí và trình bày các số liệu: Biết được độ đa dạng của quần xã sinh vật ở địa phương dựa vào các số liệu đã thu thập.
-6 Thực địa: Quan sát thực tế tại khu vườn nhà, ao nhà hoặc ở địa phương
2.2.2. Các kĩ năng sinh học cơ bản	
-1 Biết sơ đồ hóa về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
-2 Đưa ra các tiên đoán: Dự đoán quần xã thay thế trong quá trình diễn thế sinh thái.
-3 Năng lực tính toán: Xác định được số lượng cá thể của mỗi loài và số loài trong quần xã.
2.2.3. Các phương pháp sinh học 
	Các phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học
-1 Ước lượng số lượng loài và thành phần loài trong quần xã.
-2 Nhận định được sự phân tầng trong quần xã.
3. Chuẩn bị
 2.1. Chuẩn bị của GV
	- Nội dung chuyên đề “Quần xã sinh vật – giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học”
	- Kế hoạch thực hiện chuyên đề (03 tiết)
	- Kế hoạch tự học của nhóm 
	- Kế hoạch thực hiện dự án học tập của nhóm 
	- 1 Phiếu học tập 	
 2.2. Chuẩn bị của HS
	- Đọc trước nội dung chương II: Quần xã sinh vật của Phần 7 “Sinh thái học”:
	- Sưu tầm một số hình ảnh về Quần xã sinh vật tại địa phương.
	- Giấy roki, bút lông, máy ảnh
4. Tiến trình dạy học chuyên đề
HOẠT ĐỘNG 1: GV nêu tình huống có vấn đề, gợi ý học sinh đưa cách giải quyết, học sinh thực hiện (tiết 1 trên lớp)
- Kiểm tra kiến thức của chuyên đề cũ.
- GV nêu tình huống có vấn đề, gợi ý học sinh đưa cách giải quyết, học sinh thực hiện, GV và học sinh cùng đánh giá. 
+ GV cho HS nghe bài hát “Người canh giữHYPERLINK "file:///C:/Users/chlorophyll/Desktop/CHUYEN%20DE/Người%20canh%20giữ%20tràm%20chim.mp4" HYPERLINK "file:///C:/Users/chlorophyll/Desktop/CHUYEN%20DE/Người%20canh%20giữ%20tràm%20chim.mp4"tràm chim” 
+ GV nêu câu hỏi có vấn đề: 
Câu 1: Tại sao người canh giữ rừng tràm lại “lòng khát khao thèm nghe tiếng sếu kêu”?
Câu 2: Anh mơ “một Tam Nông đất lành sếu quay về. Sếu ơi về về đây nghe sếu”. Vì sao sếu bỏ đi và làm thế nào để sếu quay về?
Hướng dẫn tiến trình tham gia và thực hiện chuyên đề 
Nội dung hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Mục tiêu (NL hướng tới)
Hướng dẫn, tổ chức lớp tham gia hoạt động học tập
- Phân nhóm: 6 - 7 nhóm, mỗi nhóm 05 HS.
- Hướng dẫn HS thảo luận xây dựng và thống nhất mạch kiến thức của chuyên đề.
- Kế hoạch học tập ngoại khóa tại địa phương
- Hướng dẫn HS chuẩn bị kế hoạch học tập (phiếu học tập - Bảng 41 SGK trang 184, kế hoạch tự học của nhóm, kế hoạch thực hiện dự án học tập của nhóm)
- Quy định thời gian chuẩn bị để hoàn thành chuyên đề: 1 tuần
- Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký
- Thảo luận thống nhất mạch kiến thức của chuyên đề.
- Nhận các phiếu học tập, kế hoạch tự học,Nghe hướng dẫn, ghi nhận thông tin.
- Phân công nhiệm vụ học tập:
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ và lập kế hoạch cho nhóm; các thành viên lập kế hoạch tìm hiểu theo sự phân công của nhóm trưởng.
HS phát huy các năng lực chung trong quá trình thảo luận, phân nhóm.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn, gợi ý HS thực hiện chuyên đề (tiết 2 trên lớp)
I – Tìm hiểu về khái niệm Quần xã sinh vật và diễn thế sinh thái.
HS: Mục I, hình 40.1 SGK Thảo luận
- Nêu VD về một số quần xã ở địa phương? 
- Xác định số loài sinh vật, mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhau và với môi trường? 
 Quần xã sinh vật là gì?
* Yêu cầu HS quan sát Mục I, hình 41.1-2 SGK → Thảo luận
- Phân tích 2 VD về sự biến đổi của môi trường và quần xã sinh vật?
- Lập sơ đồ quá trình biến đổi của QXSV qua các thời kì khác nhau?
- Thế nào là diễn thế sinh thái ?
à Yêu cầu một nhóm đại diện trả lời.
à Nhận xét về kết quả trình bày → kết luận và đánh giá. 
GV: Cùng với sự thay đổi của các QXSV là sự biến đổi tương ứng của điều kiện môi trường.
II- Tìm hiểu một số đặc trưng của quần xã:
* Yêu cầu HS quan sát mục II.1-2, H40.2 SGK và một số hình ảnh về QXSV rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, thủy vực ...
 Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định số lượng, kể tên các loài sinh vật trong các QXSV?
- QXSV ổn định có độ đa dạng như thế nào?
- Thế nào là loài ưu thế, loài đặc trưng? VD minh họa?
- Các kiểu phân bố cá thể trong không gian? VD minh họa? Ý nghĩa của sự phân bố cá thể trong tự nhiên và trong sản xuất?
à Yêu cầu một nhóm đại diện trả lời.
à Nhận xét về kết quả trình bày → kết luận và đánh giá. 
III- Tìm hiểu quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
* Yêu cầu HS quan sát mục III.1-2, hình 40.3-4 SGK sau đó thảo luận, hoàn thành bảng 40 SGK
- Các mối quan hệ giữa các loài sinh vật? VD minh họa? 
- Ý nghĩa của từng mối quan hệ qua từng VD minh họa?
- Thế nào là khống chế sinh học? VD minh họa? 
- Ý nghĩa của khống chế sinh học trong tự nhiên và trong sản xuất?
- Hãy đề xuất cách nuôi cá hoặc trồng rừng kết hợp phát triển kinh tế sao cho đạt hiệu quả cao nhất?
à Yêu cầu một nhóm đại diện trả lời.
à Nhận xét về kết quả trình bày → kết luận và đánh giá.
IV- Các kiểu diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thế sinh thái:
- GV nhận xét chung và điều chỉnh hoàn thiện phiếu học tập (bảng 41 SGK).
- Thực hiện nhiệm vụ (HS làm việc cá nhân → trao đổi với các thành viên trong nhóm → hoàn thành khái niệm).
 Quan sát, ghi chú các thông tin cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ (HS làm việc cá nhân → trao đổi với các thành viên trong nhóm → trả lời được các yêu cầu của GV.
Quan sát, ghi chú các thông tin cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ (HS làm việc cá nhân → trao đổi với các thành viên trong nhóm → trả lời được các yêu cầu của GV.
Quan sát, ghi chú các thông tin cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ (HS làm việc cá nhân → trao đổi với các thành viên trong nhóm → trả lời được các yêu cầu của GV.
Quan sát, ghi chú các thông tin cần thiết.
- Các nhóm báo cáo, thảo luận về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
- HS tự nhận xét và đánh giá.
- Đặt ra những câu hỏi thắc mắc trong quá trình thảo luận nhóm .
- Các nhóm báo cáo hoàn thành phiếu học tập bảng 41 SGK.
- HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.
- HS nêu được khái niệm về QXSV, DTST.
- Hợp tác làm việc nhóm, báo cáo nhóm 
- HS phát huy các năng lực chung và một số năng lực chuyên biệt như: Quan sát, Phân loại hay sắp xếp theo nhóm, Đưa ra các tiên đoán, nhận định. Xử lí và trình bày các số liệu. Thực địa; Các kĩ năng sinh học cơ bản như: Biết sơ đồ hóa về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã; Đưa ra các tiên đoán: Dự đoán quần xã thay thế trong quá trình diễn thế sinh thái; Năng lực tính toán: Xác định được số lượng cá thể của mỗi loài và số loài trong quần xã; Các phương pháp sinh học như phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học: Ước lượng số lượng loài và thành phần loài trong quần xã, Nhận định được sự phân tầng trong quần xã.
- HS nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã: Đặc trưng về thành phần loài và đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian quần xã.
- HS nêu được đặc điểm, ví dụ về các mối quan hệ sinh thái: quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng trong quần xã; và khái niệm về hiện tượng khống chế sinh học.
- HS hoàn thiện kiến thức trong bảng 41 SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học (tiết 3 trên lớp)
V- Ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học - Giải pháp xây dựng nền nông nghiệp bền vững:
- GV nêu tình huống: “Trong việc trồng nhãn thường kết hợp với việc nuôi ong để tăng hiệu quả thụ phấn ở nhãn, đồng thời cung cấp cho ong lượng mật hoa chất lượng tốt“.
( )
Theo em, việc trồng nhãn kết hợp với nuôi ong đã vận dụng mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã sinh vật?
VI - Ứng dụng về tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế sinh thái để khắc phục những biến đổi bất lợi của điều kiện môi trường:
- GV nêu tình huống có vấn đề, gợi ý học sinh đưa cách giải quyết, học sinh thực hiện, GV và học sinh cùng đánh giá. 
+ GV cho HS nghe bài hát “Người canh giữHYPERLINK "file:///C:/Users/chlorophyll/Desktop/CHUYEN%20DE/Người%20canh%20giữ%20tràm%20chim.mp4" HYPERLINK "file:///C:/Users/chlorophyll/Desktop/CHUYEN%20DE/Người%20canh%20giữ%20tràm%20chim.mp4"tràm chim” 
+ GV nêu câu hỏi có vấn đề: 
Câu 1: Tại sao người canh giữ rừng tràm lại “lòng khát khao thèm nghe tiếng sếu kêu”?
Câu 2: Anh mơ “một Tam Nông đất lành sếu quay về. Sếu ơi về về đây nghe sếu”. Vì sao sếu bỏ đi và làm thế nào để sếu quay về?
- HS phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề.
- Thực hiện nhiệm vụ (HS làm việc cá nhân → trao đổi với các thành viên trong nhóm → trả lời được các yêu cầu của GV.
Quan sát, ghi chú các thông tin cần thiết.
- HS thảo luận nhóm → trao đổi với các thành viên trong nhóm → trả lời được các yêu cầu của GV.
- HS ứng dụng được hiện tượng khống chế sinh học trong sản xuất nông nghiệp của gia đình, địa phương.
- HS nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế sinh thái và có thể đề xuất được những giải pháp để khắc phục những biến đổi bất lợi của điều kiện môi trường bằng những việc làm cụ thể như: tích cực trồng cây, hạn chế những tác động xấu của con người tới môi trường (thu gom và phân loại rác, xây dựng kế hoạch nhỏ, xử lí chất thải sinh hoạt, )
- HS hướng tới các năng lực chung; một số năng lực chuyên biệt như: Phân loại hay sắp xếp theo nhóm, Tìm mối liên hệ, Đưa ra các tiên đoán, nhận định, Xử lí và trình bày các số liệu, Biết được độ đa dạng của quần xã sinh vật ở địa phương dựa vào các số liệu đã thu thập, Thực địa; Các kĩ năng sinh học cơ bản: Biết sơ đồ hóa về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, Đưa ra các tiên đoán: Dự đoán quần xã thay thế trong quá trình diễn thế sinh thái.
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực: (nêu số câu hỏi tương ứng)
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Năng lực hướng tới
1. Quần xã sinh vật và diễn thế sinh thái
Khái niệm về quần xã sinh vật; (1.1) hiện tượng khống chế sinh học (3); diễn thế sinh thái (4).
- Một số đặc trưng cơ bản của quần xã (5).
- Đặc điểm các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã (6).
- Nguyên nhân và các giai đoạn xảy ra của diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. (7.1)
- Liệt kê loài ưu thế và loài đặc trưng trong khu vườn, cánh đồng... (8)
- Liệt kê được mối quan hệ hỗ trợ, đối kháng giữa các loài trong một quần xã như tại khu vườn nhà... (1.2)
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các loài trong một quần xã ở địa phương em như: trong ao, cánh đồng, vườn cây,... (1.3)
- Vận dụng khống chế sinh học trong bảo vệ mùa màng. (9)
- Vận dụng để mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó ở địa phương. (2)
NL tự học
NL giao tiếp
NL sử dụng ICT
NL sử dụng ngôn ngữ
NL giải quyết vấn đề
NL hợp tác
Kĩ năng khoa học
Kĩ năng sinh học cơ bản
Phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học.
2. Ứng dụng
Mô tả được quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu lũng – Lạng Sơn (H41.3. SGK 12 Cơ bản, trang 183) (7.2)
- Đề xuất những biện pháp để khắc phục và hạn chế những biến đổi bất lợi của điều kiện môi trường. (8.2)
NL tư duy
NL hợp tác
NL sử dụng ICT
Kĩ năng khoa học
Phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học
5. Hệ thống câu hỏi theo các mức độ đã mô tả:
Câu 1: Ao là môi trường sống của cá, để cho cá lớn nhanh, đạt năng suất cao, tránh bệnh tật cần phải làm tốt việc chuẩn bị ao nuôi. Hàng năm, hoặc 2 năm ao nuôi cá phải được tát cạn vào cuối năm hoặc đầu xuân bắt cá lớn chọn để lại cá nhỏ. Lấp bùn ở đáy ao vứt lên bờ, lấp hết hang hốc, cây cỏ, diệt hết cá tạp, lọc nước vào ao có vật chắn,... Những nơi có tập quán nuôi từ trước, chưa có điều kiện thâm canh thì nên sử dụng các đối tượng: cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá rô phi, ... Những nơi có điều kiện thâm canh nuôi năng suất cao thường sử dụng các đối tượng: cá chim trắng, cá chép lai, tôm càng xanh, .... Thời vụ thả: cuối tháng 3 đầu tháng 4 thả cá giống vào ao đã tẩy dọn sẵn.
( www.vietlinh.vn/libary/aquaculture_fish_and_others/ca_ao.asp )
1.1. Em hãy kể tên các quần thể sinh vật trong ao và các mối quan hệ giữa chúng. Từ đó cho biết thế nào là quần xã sinh vật?
1.2. Em hãy cho biết mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong ao cá trên.
1.3. Tại sao trong một ao nuôi người dân thường phối hợp nuôi nhiều loài cá như: cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá rô phi,... khác nhau?
Câu 2: Sau vụ thu hoạch lúa đông – xuân, Bác nông dân A thường đốt đồng. Nếu trường hợp khu đất đó Bác không tiến hành canh tác nữa, vì một lí do nào đó lại bỏ hoang.
Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trên khu đất đó. (Vận dụng cao).
Câu 3: Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Cho ví dụ trong thực tiễn. 
Câu 4: Quan sát H41.1 – SGK trang 181, hãy cho biết thế nào là diễn thế sinh thái?
Câu 5: Hãy lấy ví dụ minh họa về các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
Câu 6: Hãy cho các ví dụ minh học cho các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Câu 7: Quan sát H41.3 – SGK trang 183, hãy cho biết:
7.1. Nguyên nhân dẫn đến quá trình diễn thế tại rừng Lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
7.2. Mô tả quá trình diễn thế tại rừng Lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Câu 8: Trong quần xã Rừng tràm ở Tam Nông, Đồng Tháp (thể hiện trong bài hát “Người canh giữ tràm chim”):
8.1. Hãy liệt kê loài ưu thế và loài đặc trưng.
8.2. Theo em, cần làm gì để sếu quay về?
Câu 9: “Trong việc trồng nhãn thường kết hợp với việc nuôi ong để tăng hiệu quả thụ phấn ở nhãn, đồng thời cung cấp cho ong lượng mật hoa chất lượng tốt“. Theo em, việc trồng nhãn kết hợp với nuôi ong đã vận dụng mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã sinh vật?

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_Quan_xa_sinh_vat_giai_phap_bao_ton_da_dang_sinh_hoc.doc