Chuyên đề: Thủy quyển (Địa lý 10)

I. Nội dung chuyên đề:

Nội dung 1: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất.

Nội dung 2: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển.

II. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm thuỷ quyển.

- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông.

- Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên thế giới.

- Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thuỷ triều ; phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.

- Phân tích được vai trò của biển và đại dương trong đời sống.

2. Kĩ năng :

- Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn.

3. Thái độ: Tích cực tham gia vào các nhiệm vụ học tập trên lớp, khẳng định giá trị bản thân thông qua hoạt động học tập.

- Cảm thông với những quốc gia, vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của thiên tai.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tu duy, tự quản lý.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ.

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2196Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Thủy quyển (Địa lý 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho sông ngòi, làm giảm lũ lụt.
- Hồ đầm cũng có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm; khi nước sông xuống thì nước ở hồ đàm lại chảy ra làm cho nước sông đỡ cạn.
Câu 5: Tại sao ở Bắc bán cầu: vòng hoàn lưu chảy theo hướng cùng chiều với kim đồng hồ? Nam bán cầu vòng hoàn lưu chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ
Trả lời: Do tác động của lực Cô-ri-ô-lít
C. Câu hỏi vận dụng cấp thấp:
Câu 1: Dựa vào hình 16.4 hãy chứng minh các dòng biển nóng và dòng biển lạnh có sự đối xứng giữa bờ Đông và bờ Tây của các đại dương.
Trả lời: Ở Bắc Đại Tây Dương:
-Khoảng 30oB bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển lạnh, bờ Tây của Đại Dương có dòng biển nóng.
- Khoảng 60oB bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển nóng, bờ Tây của Đại Dương có dòng biển lạnh.
Câu 2: Dựa vào hình 16.1 và 16.2, 16.3 hãy cho biết khi nào dao động của thủy triều lớn nhất, khi nào dao động thủy triều là nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ thấy mặt Trăng như thế nào? Giải thích tại sao?
Trả lời: -Các ngày trong tháng có dao động thủy triều lớn nhất là: ngày 15 và 30 âm lịch
- Lúc này ở TĐ sẽ không thấy trăng (ngày không trăng) và ngày trăng tròn.
- Giải thích: Do Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng -> lực hút của Mặt trăng và Mặt Trời lớn nhất.
- Trả lời: Các ngày trong tháng có dao động thủy triều nhỏ nhất là: vào ngày mồng 7 âm lịch và ngày 22 âm lịch
- Lúc này ở TĐ sẽ thấy trăng khuyết
- Giải thích: Do Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc -> lực hút của Mặt trăng và Mặt Trời nhỏ nhất
Câu 3: Hãy nêu những dấu hiệu nhận biết sóng thần sắp xảy ra? Em sẽ làm gì khi nhận thấy những dấu hiệu đó?
Trả lời: - Cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ; sau đó mặt nước biển sủi nhiều bọt trắng; một thời gian sau, nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ; cuối cùng một bức tường nước khổng lồ sẽ đột ngột tiến nhanh vào bờ, tàn phá tất cả những gì trên đường chúng đi qua.
- Giải pháp:
+ Cảnh báo cho mọi người xung quanh.
+ Chạy thật nhanh đến khu vực cao hơn, các tòa nhà cao tầng và lên tầng cao nhất có thể, xa khu vực bờ biển.
Câu 4: Dựa vào hình 16.4 và hình 13. Nêu tác động của dòng biển nóng, lạnh đối với khí hậu nơi nó chảy qua?
Trả lời: - Nơi có dòng biển nóng đi qua, không khí bên trên chứa nhiều hơi ẩm nên gây mưa nhiều.
- Nơi có dòng biển lạnh đi qua, nhiệt độ dòng biển thấp nên hơi nước khó bốc hơi, không khí trên dòng biển ít hơi nước vì vậy khó gây mưa, khí hậu khô hạn, thường hình thành các hoang mạc như Xa-ha-ra, Na-míp
D. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1:Vì sao mực nước lũ ở sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh ?
Trả lời: Vì sông ở đây ngắn, dốc, địa hình núi lan ra biển, mưa nhiều tập trung trong 1 thời gian ngắn.
Câu 2. – Hãy đưa ra những giải pháp phòng chống lũ quét ở các con sông miền Trung nước ta.
Trả lời: - Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, xây hồ điều tiết lũ... 
Câu 3. Ở Việt Nam thủy triều ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân vùng ven biển ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long? Hãy đề xuất giải pháp khắc phục ảnh hưởng của thủy triều.
Trả lời: - Do ảnh hưởng của Thủy triều lên mang theo nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền dẫn tới nhiễm mặn các vùng đất gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó nếu thủy triều lên trùng với nước từ thượng nguồn đổ về và mưa sẽ gây tình trạng ngập lụt ảnh hưởng đến đời sông, ách tắc giao thông.... 
- Biện pháp khắc phục: Kiện toàn hệ thống đê điều, hệ thống thoát nước, nạo vét sông, kênh và rạch, xây dựng hồ chứa nước...
- Câu hỏi 4: Làm thế nào để quan sát hiện tượng nhật thực một cách an toàn?
- Trả lời: Không được xem nhật thực trực tiếp bằng mắt thường hay xem qua óng nhòm, camera máy ảnh vì cường độ bức xạ lúc này rất lớn dễ dẫn tới mù măt. Để xem nhật thực cần có những dụng cụ chuyên dụng như các loại kính xem nhật thực. 
V. Thiết kế tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy mô tả hoạt động của vòng tuần hoàn nước nhỏ và vòng tuần hoàn nước lớn.
3. Khởi động: (Giới thiệu bài mới, nội dung mới, trò chơi) (2 phút)
Nội dung 1: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên thế giới. (Tiết PPCT 18)
Nước trên Trái Đất tồn tại ở những dạng như thế nào, chế độ nước của các con sông phụ thuộc vào những yếu tố nào. Sóng biển, thủy truyền và các dòng biển hoạt động như thế nào trong chuyên đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về thủy quyển và 2 vòng tuần hoàn nước
Thời gian: 10 phút
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: đàm thoại
Bước 1: Giáo viên đặt vấn đề (3 câu hỏi) (1 phút)
- Câu hỏi 1: Thủy quyển là gì ?
- GV: Khối lượng nước trên Trái Đất ước tính khoảng 1386.106 km3 và tập trung chủ yếu trên bề mặt Trái Đất
- Nước trên Trái Đất tồn tại khá phước tạp: trong thủy quyền, sinh quyển, khí quyển. Tuy nhiên nước trong các quyển của Trái Đất có mối quan hệ với nhau qua vòng tuần hoàn nước.
- Nước tồn tại ở nhiều trạng thái (rắn, lỏng, hơi) và phân bố khá phức tạp 
- Câu hỏi 2: Dựa vào hình 15 hãy cho biết có mấy vòng tuần hoàn nước ?
- Câu hỏi 3: Dựa vào hình 15 hãy phân tích hoạt động của 2 vòng tuần hoàn nước ?
- Như vậy vòng tuần hoàn nước bắt đầu bằng giai đoạn bốc, thoát hơi nước. Do tác động của năng lượng Mặt Trời nước từ biển, đại dương, sông hồ, sinh vật thoát ra bay hơi và khí quyển. Hơi nước ngưng đọng thành mây, sương trong điều kiện thích hợp các hạt nước trong mây rơi xuống mặt đất tạo thành mưa. 
+ Trong vòng tuần hoàn nhỏ nước chỉ trải qua 2 giai đoạn: bốc hơi – nước rơi.
+ Trong vòng tuần hoàn nước lớn thì nước trải qua 3-4 giai đoạn: Bốc hơi - mưa sẽ tạo thành dòng chảy và 1 phần ngấm xuống đất cung cấp cho sông suối đổ ra biển. Đến đây kết thúc 1 vòng tuần hoàn và bắt đầu vòng tuần hoàn mới.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu nội dung (2 phút)
Bước 3: Điều hành học sinh trả lời và nhận xét (5 phút)
Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức (2 phút)
Chuyển ý: Trong toàn bộ khối nước trên lục địa, nước ngọt chỉ chiếm 3%, còn lại là nước mặn. Sông chỉ chiếm một phần rất nhỏ lượng nước ngọt nhưng lại có vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhân loại.
- Trong đó nước ngầm có vai trò rất quan trọng, nước ngầm có khối lượng nhiều hơn tất cả nước sông hồ và băng tuyết cộng lại, nguồn gốc chủ yếu là do nước trên bề mặt Trái Đất thấm xuống. Phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
I. Thủy quyển
1. Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, các đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
a. Vòng tuần hoàn nhỏ
- Nước biển và đại dương (hoặc ao, hồ, song ngòi...) bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành nước rơi xuống rồi nước lại bốc hơi
b. Vòng tuần hoàn lớn
- Nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết rơi; mưa nhiều và tuyết tan chảy vào các dòng sông, hồ và một phần thấm xuống đất thành nước ngầm, nguồn nước từ lục địa lại chảy ra biển; rồi nước biển lại bốc hơi.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
Thời gian: 15 phút
Hình thức: Hoạt động theo nhóm.
Phương pháp: Thảo luận theo nhóm.
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm thảo luận (1 phút).
Bước 2: Phân công nhiệm vụ (2 phút).
+ Nhóm 1,2,3: hoàn thành phiếu học tập số 1.
+ Nhóm 4,5,6 : hoàn thành phiếu học tập số 2.
Bước 3: Điều hành học sinh nghiêm cứu nội dung và trình bày kết quả và góp ý (10 phút) + HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
+ GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động và hỗ trợ các nhóm nếu thấy cần thiết.Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung nội dung.
Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức . (3 phút)
- Một số câu hỏi bổ sung:
- Hãy nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa.
- Ở nhưng nơi mưa theo mùa thì chế độ nước sông cũng chia theo mùa. Mùa mưa nước sống lớn, mùa khô nước sông cạn hơn.
- Vì sao mực nước lũ ở sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh ?
→ Vì sông ở đây ngắn, dốc, địa hình núi lan ra biển, mưa nhiều tập trung trong 1 thời gian ngắn.
 - Tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn?
- Giảm tốc độ dòng chảy hạn chế tình trạng nước từ thượng ngồn đổ về hạ lưu sông quá nhanh, gây ra hiện tượng lũ quét, tránh sói mòn, sạc lỡ đất, tăng lượng nước ngầm.
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn nước cung cấp cho nước sông chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
- Ở miền ôn đới lạnh và những miền núi cao, nguồn nước cung cấp cho sông ngòi là băng tuyết tan nên sông nhiều nước và mùa xuân.
- Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước của sông.
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
- Độ dốc của địa hình làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ khiến nước dâng nhanh.
- Thực vật có tác dụng điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, làm giảm lũ lụt.
- Hồ đầm cũng có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm; khi nước sông xuống thì nước ở hồ đàm lại chảy ra làm cho nước sông đỡ cạn.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (15 phút)
Tìm hiểu đặc điểm 1 số sống lớn trên thế giới
Thời gian: 15 phút
Hình thức: Hoạt động theo nhóm.
Phương pháp: Thảo luận theo nhóm
Bước 1: Chia nhóm (1 phút).
Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo nội dung
Bước 2: Phân công nhiệm vụ (2 phút).
- Nhóm 1: Phiếu học tập số 3 - sông Nin. 
- Nhóm 2: Phiếu học tập số 4 - A-Ma-Dôn.
- Nhóm 3: Phiếu học tập số 5 - I-Ê-Nit-Xây.
Bước 3: Điều hành học sinh nghiêm cứu nội dung và trình bày kết quả và góp ý. (8 phút)
+ HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
+ GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động và hỗ trợ các nhóm nếu thấy cần thiết.Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung nội dung.
 Cần xác định vị trí và hướng chảy của dòng sông trên bản đồ.
Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức. (3 phút)
- Sông Nil : Năm ở phía Tây châu Phi, dài nhất thế giới. Bắt nguồn từ sông Kagenra của Burunđi chảy vào hồ Victoria rồi chảy theo hướng Bắc-Nam đổ ra Địa Trung Hải. Sông Nil có tên gọi là sông Nil đổi màu vì có khu vực nước sông chia làm 2 màu tại KhacwsTum do 2 nguồn nước khác nhau đổ về :
+ Sông nin trắng từ hồ Victoria
+ Sông nin xanh từ sơn nguyên Êtiôpi chảy qua vùng đồng cỏ nhiệt đớivới 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Vào mùa mưa nước sông nin xanh tăng nhanh rõ rệt mang theo nhiều phù sa, tro núi lửa và xác thực vật nên có màu thẩm, đây là lí do có tên sông nin xanh. Sông Nil là 1 trong những vùng phát nguyên văn hóa loài người, rưc rỡ nhất là thời các Fa ra ông.
 Sông Amazôn : có biệt danh là vua các dòng sông. Phần lớn lưu vực nằm trong khu vực rừng mưa xích đạo mưa nhiều quanh năm nên lượng nước phong phú.
III. Một số sông lớn trên Trái Đất
1. Sông Nin : ( Đổi màu )
- Là sông dài nhất thế giới ( 6685km )
- Hướng: Chảy theo hướng Bắc - Nam
- Bắt nguồn từ hồ Victoria chảy ra vùng xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt đổ ra Địa Trung Hải
2. Sông A-Ma-Dôn
- Dài thứ 2 thế giới : 6437 km
- Hướng: Chảy theo hướng Tây đông
- Bắt nguồn từ dãy An Đét đổ ra Đại Tây Dương
- Sông nằm trong vùng xích đạo , mưa quanh năm, nước nhiều
3. Sông I-ê-nít-xê-i
- Dài 4102 km
- Hướng: Chảy từ Nam lên Bắc
- Bắt nguồn từ dãy XaiAn chảy theo hướng Bắc Nam trong vùng ôn đới lạnh. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan.
Phụ lục 1:
1. Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
Phiếu học tập số 1:
Nhóm: ........ Nhóm trưởng:........................................Thư ký:.....................................
Câu hỏi: Phân tích chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Cho ví dụ minh họa.
Nhân tố
Tác động
Mưa
Băng tuyết
Nước ngầm
Ví dụ
Phiếu học tập số 2:
Nhóm: ........ Nhóm trưởng:........................................Thư ký:.....................................
Câu hỏi: Địa thế, thực vận và hồ đầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Cho ví dụ minh họa.
Nhân tố
Tác động
Địa thế
Thực vật
Hồ đầm
Ví dụ
2. Tìm hiểu đặc điểm một số sông lớn trên Trái Đất.
Phiếu học tập số 3:
Nhóm: ........ Nhóm trưởng:........................................Thư ký:.....................................
Câu hỏi: Dựa vào nội dung sách giáo khoa hãy tìm hiểu đặc điểm của sông Nil
Chiều dài 
Diện tích lưu vực
Khu vực phân bố
Nơi bắt nguồn 
Hướng chảy 
Nguồn cung cấp nước
Phiếu học tập số 4:
Nhóm: ........ Nhóm trưởng:........................................Thư ký:.....................................
Câu hỏi: Dựa vào nội dung sách giáo khoa hãy tìm hiểu đặc điểm của sông A-ma-dôn
Chiều dài 
Diện tích lưu vực
Khu vực phân bố
Nơi bắt nguồn 
Hướng chảy 
Nguồn cung cấp nước
Phiếu học tập số 5:
Nhóm: ........ Nhóm trưởng:........................................Thư ký:.....................................
Câu hỏi: Dựa vào nội dung sách giáo khoa hãy tìm hiểu đặc điểm của sông I-ê-nít-xây.
Chiều dài 
Diện tích lưu vực
Khu vực phân bố
Nơi bắt nguồn 
Hướng chảy 
Nguồn cung cấp nước
Bài tập: Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn nước lớn và vòng tuần hoàn nước nhỏ
Nội dung 2: Sóng, thủy triều, dòng biển. (Tiết PPCT 19)
Kiểm tra bài cũ:Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông? Cho ví dụ chứng minh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm về sóng biển 
Thời gian: 10 phút
Hình thức: cá nhân
Phương pháp: thuyết trình và đàm thoại.
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi (1 phút) : 3 câu hỏi
- Câu hỏi 1: Sóng biển là gì ? Hãy nêu các nguyên nhân gây ra sóng biển ?
 - Sóng trên biển và đại dương rất đa dạng. Người ta thường phân loại sóng theo nguồn gốc phát sinh của nó; bao gồm có 3 loại :
+ Sóng biển hay còn gọi là sóng gió ( do tác động của gió)
+ Sóng thần: do tác động của nội lực
+ Sóng triều: Do sức hút của các thiên thể như Mặt Trăng, Mặt Trời. 
- Độ cao của sóng có thể từ vài chục mm đến vài mét hay vài chục mét như sóng thần.
- Theo độ cao của sóng có thể chia làm 3 loại
+ Sóng nhỏ : cao 0,3-0,9m
+ Sóng vừa : cao 1 – 2,4m
+ Sóng lớn : cao trên 2,5m.
- Câu 2: Dựa vào một số hình ảnh về sóng thần kết hợp nội dung SGK và nhưng hiểu biết của bản thân hãy mô tả những đặc điểm của sóng thần và nguyên nhân hình thành sóng thần.
- Sóng thần cao từ 20-40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ lớn 400-800km/h, bước sóng rất dài có thể lên đến hàng trăm km, chiều cao song ngoài khơi khá nhỏ nhưng khi vào bờ sẽ tăng vọt, gây thiệt hại rất lớn về người và của nơi có sóng thần ập vào. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do động đất hay núi lửa phun ngầm dưới đáy biển. Ngoài ra cũng có thể do bão lớn hay đá đổ ...
Bước 2: Học sinh nghiên cứu nội dung. (2 phút)
Bước 3: Điều hành học sinh trả lời và góp ý. (4 phút)
Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức. (3 phút)
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh về sóng thần và cho ví dụ về một số đợt sóng thần đã xảy ra.
-Ngày 26/12/2004, động đất 9,2 độ Richter tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Sóng cao tới 30m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất. 
- Ngày 11/3/2011, động đất mạnh 9 độ Richter gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Sóng cao tới 40,5 m mang chết chóc đến các tỉnh ven biển làm 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá.
- Năm 1755, trận động đất mạnh 8,5 độ Richter ở khu vực trung tâm Đại Tây Dương đã phá hủy gần như hoàn toàn thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha và làm rung chuyển nhiều nước châu Âu khác. Ngay sau đó, một cơn sóng thần cao tới 30 mét đã xảy ra và giết chết hơn 60.000 người. Đây được coi là một trong số những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử loài người.
- Thảm họa sóng thần đã diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới gây ra rất nhiều thiệt hại về người và của. Ở Việt Nam chưa có ghi nhận cụ thể nào về hiện tượng sóng thần từng xảy ra, tuy nhiên các nhà nghiên cứu khoa học đã khẳng định về sự tồn tại nguy cơ xảy ra sóng thần ở vùng biển và các đảo ở Việt Nam là rất cao vì nước ta nằm gần với nơi tiếp giáp giưa 2 mảng kiến tạo: Mảng Philippin và mảng Á-Âu.
- Câu hỏi 3: Dựa vào những hiểu biết của mình hãy nêu những dấu hiệu nhận biết sóng thần sắp xảy ra? Em sẽ làm gì khi nhận thấy những dấu hiệu đó?
- Cảm thấy đất rung chuyển như sắp có động đất; sau đó nước biển sủi nhiều bong bóng, nước biển nóng bất thường hay có mùi lạ, nghe thấy tiếng nổ; một thời gian sau, nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ; cuối cùng một bức tường nước khổng lồ sẽ đột ngột tiến nhanh vào bờ.
- Giải pháp:
+ Cảnh báo cho mọi người xung quanh.
+ Chạy thật nhanh đến khu vực cao hơn, các tòa nhà cao tầng và lên tầng cao nhất có thể, xa khu vực bờ biển.
- Ngoài sóng thần, sóng lừng là một loại sóng cực kỳ đáng sợ đối với những người đi biển, từ giữa mặt biển phẳng lặng, bất ngờ dựng lên một bức tường nước khổng lồ, đổ sụp xuống và tan biến.
I. Sóng biển
1 – Sóng biển
- Là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên song là do gió.
2 - Sóng thần: 
- Là sóng có chiều cao khoảng 20-40m truyền theo chiều ngang với tốc độ khoảng 400-800 km/h. 
- Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do động đát, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, ngoài ra còn do bão.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu thủy triều
Thời gian: 15 phút
Hình thức: Hoạt động theo nhóm
Phương pháp: Thảo luận theo nhóm. Đàm thoại.
Câu hỏi 1: Hãy cho biết thủy triều là gì? Nguyên nhân hình thành thủy triều?
- Triều cường là hiện tượng mực nước trên Trái Đất dân lên cao hơn so với mức trung bình.
- Triều kém là hiện tượng mực nước trên Trái Đất hạ xuống thấp hơn so với mức trung bình.
Câu hỏi 2: Hãy cho biết hiện nay trong thực tế thủy triều được ứng dụng để làm gì?
- Sản xuất muối, làm thủy điện, tàu bè ra khơi...
- Ứng dụng trong quân sự như chiến thắng quân Nam Hán năm 938 (Ngô Quyền), hay 1288 (Trần Hưng Đạo) trên sông Bạch Đằng: Đóng cọc gỗ nhọn dưới lòng sông, lợi dụng thủy triều lên che khuất cọc, dùng thuyền nhỏ dẫn dụ địch vào bãi cọc. Khi nước triều rút thuyền của địch bị cọc gỗ đâm thủng.
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm. (1 phút)
Bước 2: Giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập. (1 phút)
- Nhóm 1,2,3: Phiếu học tập số 1
 (Dựa vào hình 16.1 và 16.2, hãy cho biết vào các ngày có dao động thủy triều lớn nhất trong tháng, ở Trái Đất sẽ thấy mặt Trăng như thế nào? Giải thích tại sao?)
-Các ngày trong tháng có dao động thủy triều lớn nhất là: ngày 15 và 30 âm lịch
-Lúc này ở Trái Đất sẽ không thấy trăng (ngày không trăng) và ngày trăng tròn.
-Giải thích: Do Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng -> lực hút của Mặt trăng và Mặt Trời lớn nhất.
- Nhóm 4,5,6: Phiếu học tập số 2
 (Dựa vào hình 16.1 và 16.3, hãy cho biết vào các ngày có dao động thủy triều nhỏ nhất trong tháng, ở Trái Đất sẽ thấy mặt Trăng như thế nào?. Giải thích tại sao?)
- Trả lời: Các ngày trong tháng có dao động thủy triều nhỏ nhất là: vào ngày mồng 7 âm lịch và ngày 22 âm lịch
-Lúc này ở Trái Đất sẽ thấy trăng khuyết
-Giải thích: Do Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc -> lực hút của Mặt trăng và Mặt Trời nhỏ nhất
- Bước 3: Điều hành học sinh nghiên cứu, trả lời và góp ý (8 phút)
+ HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
+ GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động và hỗ trợ các nhóm nếu thấy cần thiết.Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung nội dung.
- Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua một số câu hỏi (5 phút )
Câu hỏi 3: Giữa Mặt Trăng và Mặt Trời thiên thể nào có lực hút lớn hơn đến nước biển trên Trái Đất? Vì sao.
- Mặt Trăng có sức hút lớn hơn. Tuy Mặt Trời lớn hơn rất nhiều lần nhưng khoảng cách từ mặt Trời Đến Trái Đất xa hơn rất nhiều so với Mặt Trăng (hơn 400 lần) vì vậy Mặt trăng có sức hút lớn hơn Mặt Trời.
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng sẽ sinh ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
- Hiện tượng nguyệt thực: xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng, Mặt Trời. Những nơi nằm ở bán cầu quay về phía Mặt Trăng sẽ thấy hiện tượng nguyệt thực. 
Ngày 4/4/2015 Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng nguyệt thực toàn phần. 31/1/2018 sẽ xuất hiện lại.
- Hiện tượng nhật thực:  xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.
- Câu hỏi 4: Làm thế nào để quan sát hiện tượng nhật thực một cách an toàn?
- Trả lời: Không được xem nhật thực trực tiếp bằng mắt thường hay xem qua óng nhòm, camera máy ảnh vì cường độ bức xạ lúc này rất lớn dễ dẫn tới mù măt. Để xem nhật thực cần có những dụng cụ chuyên dụng như các loại kính xem nhật thực. 
Câu hỏi 5: Ở Việt Nam thủy triều ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân vùng ven biển ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long? Hãy đề xuất giải pháp khắc phục ảnh hưởng của thủy triều.
- Do ảnh hưởng của Thủy triều lên mang theo nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền dẫn tới nhiễm mặn các vùng đất gây khó khăn cho đời sống và sản xuất. Bên cạnh đó nếu thủy triều lên trùng với nước từ thượng nguồn đổ về và mưa sẽ gây tình trạng ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống, ách tắc giao thông.... 
- Biện pháp khắc phục: Kiện toàn hệ thống đê điều, hệ thống thoát nước, nạo vét sông, kênh và rạch, xây dựng hồ chứa nước...
II. Thủy triều
1 - Khái niệm
Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
2 - Nguyên nhân
Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. 
3 - Đặc điểm
-

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de Thuy quyen lop 10_12243595.doc