Chuyên đề: Tìm hiểu một số quy luật của lớp vỏ Địa Lí

A. NỘI DUNG CHI TIẾT

I. Lớp vỏ địa lý.

- Khái niệm

- Giới hạn

- Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất

II. Một số quy luật:

1. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh:

- Khái niệm

- Nguyên nhân

- Biểu hiện của quy luật.

- Ý nghĩa

 

doc 16 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3265Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Tìm hiểu một số quy luật của lớp vỏ Địa Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
A. NỘI DUNG CHI TIẾT
I. Lớp vỏ địa lý.
- Khái niệm
- Giới hạn
- Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất
II. Một số quy luật:
1. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh:
- Khái niệm
- Nguyên nhân
- Biểu hiện của quy luật.
- Ý nghĩa
2. Quy luật địa đới
- Khái niệm
- Nguyên nhân
- Biểu hiện của quy luật
- Ý nghĩa
3. Quy luật phi địa đới:
a. Quy luật đai cao;
b. Quy luật đia ô
- Khái niệm
- Nguyên nhân
- Biểu hiện
B. Bảng mô tả các yêu cầu đánh giá chuyên đề tìm hiểu một số quy luật của lớp vỏ địa lí
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Lớp vỏ địa lí
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
Trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống và hoàn chỉnh.
Hiểu khái niệm vỏ địa lí
Lấy một số ví dụ minh họa về những hậu quả xấu của con người gây ra
Những biện pháp đặt ra để hạn chế tác động xấu con người đến môi trường
Quy luật địa đới và phi địa đới
Trình bày một số biểu hiện của quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí
Giải thích sự phân bố các kiểu thảm thực vật và đất trên Trái Đất
Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật
D. Bộ câu hỏi và bài tập
Câu 1: Nêu khải niệm của lớp vỏ địa lí? 
TL: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.
Câu 2: Trình bày giới hạn của lớp vỏ địa lí?
TL: 
+ Trên: Phía dưới của lớp ô dôn
+ Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở LĐ
+ Chiều dày khoảng 30 → 35km
Câu 3: Phân biệt lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa lí?
TL: 
Lớp vỏ địa lí
Lớp vỏ Trái Đất
Giới hạn
Lớp ôzon đến đáy vực thẩm đại dương
Lớp đất và vỏ phong hoá đến hết tầng bazan 
Thành phần
Đất và vỏ phong hoá
Tầng đối lưu
Tầng bazan
Tầng granit
Đất và vỏ phong hoá
Câu 4: Trình bày khái niệm quy luật thống nhất và hoàng chỉnh của lớp vỏ địa lí?
TL: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí.
Câu 5: Nguyên nhân nào tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
TL: 
+Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.
+Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.
Câu 6: Trong tự nhiên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí biểu hiện như thế nào?
TL: Trong một lãnh thổ:
+Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau
+Nếu một thành phần thay đổi → sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
-Ví dụ
VD1: Khí hậu (lượng mưa tăng):
+ Sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng)
+ Địa hình (mức độ xói mòn tăng)
+ Thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng)
VD2: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt:
+ Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy)
+ Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá)
+ Thổ nhưỡng (QT hình thành đất nhanh hơn)
+ Thực vật (phát triển mạnh)
VD3: Thực vật rừng bị phá hủy:
+ Địa hình (xói mòn)
+ Khí hậu (biến đổi)
+ Thổ nhưỡng (đất biến đổi)
Câu 7: Quan sát hình 20.2 bề mặt đất bị rửa trôi xói mòn sau khi rừng bị tàn phá. Dẫn chứng cụ thể thành phần thay đổi những thành phần nào sẽ thay đổi theo. Nêu nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên và rút ra kết luận?
TL: Con người chặt cây rừng, đốt nương làm rẩy gây xói mòn rửa trôi bề mặt đất làm biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái, thiên tai ngày càng gia tăng, động thực vật ngày càng suy giảm, 
Kết luận: Một thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo.
Câu 8: Em hãy trình bày khái niệm của quy luật đai cao?
TL: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành quy luật đai cao?
TL: Giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa.
Câu 10: Những biểu hiện của quy luật đai cao thông qua hình 18 trang 67 và hình 19.11 trang 73?
TL: Phân bố vành đai đất, thực vật theo độ cao.
Câu 11: Nêu khái niệm quy luật địa ô?
TL: Sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
Câu 12: Vì sao các thành phần tự nhiên và các cảnh quan thay đổi theo kinh độ?
TL: 
- Sự phân bố đất liền và biển, ĐD → KHLĐ bị phân hóa từ đông sang tây 
- Núi chạy theo hướng kinh tuyến
Câu 13: trình bày biểu hiện của quy luật địa ô, cho ví dụ?
TL: Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ
VD: Dọc vĩ tuyến 40oB trên lục địa Bắc Mĩ: Phía Đông (ven Đại Tây Dương) là rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới. Trung tâm là thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao.
Câu 14: Khái niệm quy luật địa đới?
TL: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ .
Câu 15: Nguyên nhân?
TL:
- Do hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời.
Câu 16: Trình bày sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất?
TL
- Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt:
+ Một vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt 200C.
+ Hai vòng đai ôn đới nằm giữa hai đường đẳng nhiệt 200C và 100C.
+ Hai vòng đai lạnh nằm giữa hai đường đẳng nhiệt 100C và 00C.
+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực dưới 00C
Câu 17: Dựa hình 12.1 cho biết trên Trái Đất có những đai khí áp và đới gió nào?
TL:
- Có 7 đai khí áp đối xứng và xen kẽ qua xích đạo.
- Có 6 đới gió
Câu 18: Dựa hình 14.1 hãy cho biết mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu? Kể tên các đới khí hậu?
TL:
- Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu.
- Theo thứ tự từ cực đến xích đạo: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo, cận xích đạo.
Câu 19: Dựa hình 19.1 kể tên các thảm thực vật từ xích đạo đến cực?
TL:
- Có 10 thảm thực vật.
- Rừng nhiệt đới xích đạo, xavan cây bụi, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao, hoang mạc và bán hoang mạc, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng và rừng cận nhiệt ôn đới, rừng lá kim, đài nguyên, hoang mạc lạnh.
Câu 20: Dựa hình 19.2 kể tên các nhóm đất từ cực về xích đạo?
TL:
- Có 10 nhóm đất.
- Băng tuyết, đất đài nguyên, đất bốtdôn, đất nâu xám và rừng lá rộng ôn đới, đất đen hạt dẻ thảo nguyên đồng cỏ núi cao, đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng, đất đỏ vàng cận nhiệt, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất đỏ và nâu đỏ xa van, đất đỏ vàng.
Câu 21: Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và nhóm đất có theo quy luật địa đới hay không?
TL:
- Có tuân theo quy luật địa đới.
- Mỗi đới khí hậu có thảm thực vật và nhóm đất khác nhau.
- Nguyên nhân:
+ Do hình cầu của Trái Đất và do bức xạ mặt trời.
+ Do dạng hình cầu của Trài đất làm cho góc chiếu của tia bức xạ mặt trời đến Trái đất thay đổi từ xích đạo về cực do đó lượng bức xạ cũng thay đổi.
C. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm lớp vỏ địa lí.
- Hiểu và trình bày được một số biểu của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để trình bày lớp vỏ địa lí và các quy luật của lớp vỏ địa lí
3. Thái độ:
- HS coù yù thöùc vaø haønh ñoäng hôïp lí baûo veä töï nhieân phuø hôïp vôùi quy luaät cuûa noù.
- Nhaän thöùc ñuùng ñaén veà quy luaät töï nhieân, töø ñoù bieát vaän duïng, giaûi thích caùc hieän töôïng ñòa lí töï nhieân moät caùch ñuùng ñaén.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dụng sơ đồ.
- Năng lực phân tích.
- Năng lực so sánh.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
5. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bộ câu hỏi định hướng (Câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung)
- Các phiếu đánh giá, câu hỏi.
+ Trước khi bắt đầu báo cáo:
. Nhật kí cá nhân
+ Trong khi thực hiện báo cáo:
. Phiếu học tập
. Phiếu đánh giá
+ Sau báo cáo:
. Thông tin phản hồi.
. Tổng kết
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Các sơ đồ, hình ảnh thu thập được qua Internet hoặc có trong thư viện, phòng thiết bị dạy học của trường.
- Các ấn phẩm do học sinh tạo ra.
III. Thiết kế tiến trình dạy học:
III.1Tiến trình lên lớp tiết 1
Hoạt động khởi động tạo hứng thú (10 phút)
1. Gv cho học sinh trả lời một số câu hỏi:
 Em hãy kể tên các quyển của lớp vỏ địa lí. Các thành phần này có mối quan hệ với nhau hay không?
Gợi ý trả lời: Thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển. Các quyển này xâm nhập và tác động lẫn nhau. Đọc đoạn văn sau cho HS nghe:
“Dòng biển nóng En Nino cứ khoảng 12 năm lại hoạt động một lần, thường vào tháng 2 hoặc tháng 3. Do ảnh hưởng của dòng biển này làm xuất hiện các trận mưa rào nhiệt đới đổ xuống hoang mạc Atacama, lập tức hoang mạc xuất hiện vô vàng thực vật và các loài sâu bọ, lòng sông khô cạn trở thành những dòng chảy đầy nước, sau đó có rất nhiều loài chim từ các nơi bay đến sinh sống làm nơi đây vô cùng náo nhiệt.
Hiện tượng trên kéo dài 3,4 tháng sau đó dòng En Nino dịch chuyển về phía Bắc, hoang mạc lại khô hanh và hoang vắng.”
Đoạn văn trên thể hiện mối quan hệ nhân quả nào?
Gợi ý trả lời: thành phần thuỷ quyển thay đổi (nguyên nhân) dẫn đến khí hậu thay đổi (kết quả 1) và cảnh quan trên hoang mạc thay đổi theo (kết quả 2)
	Em rút ra kết luận gì về các thành phần tự nhiên cơ bản (các quyển địa lí)?
Gợi ý trả lời: các thành phần này luôn có mối quan hệ tác động lẫn nhau, khi một thành phần tự nhiên thay đổi sẽ dẫn đến các thành phần khác thay đổi theo.
2. Chuyển ý: Tại bất kì lãnh thổ nào trên bề mặt trái đất các thành phần tự nhiên cơ bản đó luôn ảnh hưởng qua lại tác động lẫn nhau theo các quy luật nhất định. Sự tác động qua lại của các thành phần tự nhiên cơ bản trên diễn ra ở đâu?(Diễn ra trên lớp vỏ địa lý.) Vậy lớp vỏ địa lý là gì? Phân biệt với lớp vỏ trái đất ra sao, cả lớp chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 1 (10 phút): Lớp vỏ địa lí (cá nhân)
- Bước 1: Gv yêu cầu Hs dựa hình 20.1 nêu khái niệm của lớp vỏ địa lí?
- Bước 2: Hs nghiên cứu SGK trả lời.
- Bước 3: Gv yêu cầu Hs ngồi kế nhau trao đổi và hoàn chỉnh nội dung.
- Bước 4: Gv chuản kiến thức:
Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.
Khác biệt cơ bản của vỏ Địa lý và vỏ trái đất là:
-Vị trí: Vỏ địa lí nằm trên vỏ trái đất.
-Giới hạn, chiều dày: 
+ Lục địa: VĐL tính từ vỏ phong hoá->tầng ôzon khoảng 25km. VTĐ dày 70km
+ Đại dương: VĐL từ vực thẳm đến tầng ôzon khoảng 35km. Vỏ TĐ từ bề mặt đáy đại dương xuống hết vỏ TĐ khoảng 5km
-Thành phần vật chất:
+ VĐL: đá mẹ, đất, sinh vật, nước, không khí
+ Vỏ TĐ: vỏ cứng gồm 3 lớp đá trầm tích granit và bazan.
Theo em lớp vỏ địa lí chịu ảnh hưởng của các quy luật nào?
Trả lời: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp VĐL, quy luật địa đới và phi địa đới.
Hoạt động phân công nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện (10 phút)
1.Gv thông báo cho học sinh :
+ Chuyên đề nhóm cần thực hiện: “Tìm hiểu các quy luật vỏ địa lí”.
+ Thời gian: 2 tiết.
+ Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, giảng giải, thuyết trình.
2. Phân công nhiệm vụ:
a. Hướng dẫn thực hiện: HS dựa vào 
- SGK địa lí 10.
- Bài học có liên quan 11, 12, 15, 17, 19.
- Gv cung cấp cho Hs tài liệu: Cơ sở Địa lí tự nhiên – Lê Bá thảo.
- Tư liệu trên mạng Internet
- Cung cấp HS phiếu học tập và bộ câu hỏi định hướng bài học.
- Các nhóm đăng ký với giáo viên về cách thức trình bày báo cáo: trình bày dưới dạng ấn phẩm học sinh hay báo cáo Powerpoint.
b. Chia nhóm:
- Nhóm 1: Tìm hiểu quy luật thống nhất và hoàn chỉnh cuả lớp vỏ địa lí.
- Nhóm 2: Tìm hiểu quy luật địa đới.
- Nhóm 3: Tìm hiểu quy luật đai cao.
- Nhóm 4: Tìm hiệu quy luật địa ô.
- Thời gian báo cáo mỗi nhóm: 10 phút. Các nhóm thực hiện thảo luận phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm (15 phút), về nhà chuẩn bị báo cáo vào tiết 2.
c. Địa điểm: Lớp học hoặc phòng máy.
*Tiến trình lên lớp của tiết 2: 45 phút
Hoạt động 2: Các quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp VĐL và quy luật địa đới
Bước 1: Triển khai hoạt động
-Mời nhóm 1 lên báo cáo.
- Các nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo. Thư ký của mỗi nhóm ghi lại câu hỏi và thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời
Phiếu học tập 1:
Tên quy luật
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Quy luật địa đới
Khái niệm
Nguyên nhân
Biểu hiện
Ý nghĩa
Bước 2: Các nhóm trao đổi làm việc, Gv quan sát về ý thức, thái độ, tinh thần hợp tác.
Bước 3: Gv nhận xét về kết quả các nhóm và chuẩn kiến thức
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP 1
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Quy luật địa đới
Khái niệm
Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí.
Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ .
Nguyên nhân
+ Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.
Do hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời.
Biểu hiện
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau
+ Nếu một thành phần thay đổi → sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt.
+ Các đai khí áp và đới gió trên Trái Đất.
+ Các đới khí hậu trên Trái Đất
+ Các đới đất và thảm thực vật.
Ý nghĩa
- Cần nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
- Nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên trên trái đất liên quan đến BXMT.
- Quy luật này làm đa dạng thêm các môi trường địa lý (phân hoá thành các đới khác nhau)
*Tiến trình lên lớp tiết 3: 45 phút
Hoạt động 3 (5 phút): Tìm hiểu quy luật phi địa đới (cả lớp)
Bước 1: Gv đặt câu hỏi: chúng ta vừa tìm hiểu xong quy luật địa đới do các nhóm trình bày tiết trước. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu quy luật phi địa đới là gì, nguyên nhân dẫn tới quy luật này?
Bước 2: Gọi 1 Hs trả lời (gợi ý: quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
Nguyên nhân: Do nội lực)
Bước 3: Gv chhuyển ý Yếu tố địa hình, lục địa và đại dương lại phân bố lượng BXMT theo độ cao, hướng sườn làm cho các thành phần tự nhiên phân hoá theo tạo nên 2 biểu hiện rõ nhất của quy luật phi địa đới là “quy luật đai cao và quy luật địa ô”. Đề tìm hiểu rõ hai quy luật này mời các nhóm tiếp theo báo cáo.
Bước 4: GV cà cả lớp theo dõi báo cáo của nhóm 3 và 4 
PHIẾU HỌC TẬP 2 (NHÓM 3,4)
Tên quy luật
Quy luật đai cao
Quy luật địa ô
Khái niệm
Nguyên nhân
Biểu hiện của quy luật
Bước 5: cho các nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm 3 và 4 trả lời
Bước 6: GV chuẩn kiến thức bằng thông tin phản hồi sau:
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP 2
Tên quy luật
Quy luật đai cao
Quy luật địa ô
Khái niệm
- Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
- Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
Nguyên nhân
- Do sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
- Do sự phân bố đất liền, biển đại dương.
Biểu hiện của quy luật
- Các vành đai đất và thực vật thay đổi theo độ cao.
- Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật và đất theo kinh độ.
Hoạt động 5 (10 phút): Tổng kết đánh giá
Bước 1: Gv đánh giá và cho điểm cac nhóm trình bày dựa trên thang điểm tham khảo Phụ lục 7 trang 91.
Bước 2: Củng cố kiến thức, cho điểm thưởng cho cá nhân hoàn thành các câu hỏi củng cố bên dưới.
Câu 1: Em hãy lập sơ đồ thể hiện mối liên hệ tác động và xâm nhập lẫn nhau giữa các lớp vỏ địa lí bộ phận.
Sinh quyển
Thổ nhưỡng
quyển
Nhân sinh quyển
Thạch quyển
Thuỷ quyển
Khí quyển
Câu 2: khái quá bằng sơ đồ: “Phá rừng sẽ gây nên những hậu quả gì?”
Câu 3: Giáo viên kẻ bảng, dựa vào kiến thức đã học bài 11,12,17,19 cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ, khí áp, đất, sinh vật, lượng mưa trên trái đất?
Yếu tố
Nhiệt độ
Khí áp
Đất
Sinh vật
Lượng mưa
Trả lời:
Yếu tố
Quy luật địa đới
Quy luật phi địa đới
Quy luật đai cao
Quy luật địa ô
Nhiệt độ
Vĩ độ
Địa hình
Lục địa/Đại dương
Khí áp
Vĩ độ
Địa hình
Lục địa/Đại dương
Đất
Vĩ độ
Địa hình
Lục địa/Đại dương
Sinh vật
Vĩ độ
Địa hình
Lục địa/Đại dương
Lượng mưa
Vĩ độ
Địa hình
Lục địa/Đại dương
NGUYÊN NHÂN: 
	 Bức xạ Mặt Trời Năng lượng từ bên trong
 Ngoại lực Nội lực

Tài liệu đính kèm:

  • docDay_hoc_theo_chu_de.doc