Đề cương học kì I, môn Sinh học 9 (di truyền và biến dị )

ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I , MÔN SINH HỌC 9

(DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ )

NĂM HỌC 2017 -2018

Đề gồm 2 phần TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )

1. Hãy chọn ý đúng trong các câu sau

Câu 1. Ở lúa thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Lai lúa thân cao không thuần chủng với lúa thân thấp. Kết quả thu được ở F1 là?

A. Toàn thân cao B. Toàn thân thấp

C. 1 thân cao : 1 thân thấp D. 3 thân cao : 1 thân thấp

Câu 2: Ở chó,lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài

 P : lông ngắn thuần chủng lông dài , kết quả ở F1 ¬như thế nào các trường hợp sau đây:

 A. Toàn lông ngắn C. 1 lông ngắn : 1 lông dài

 B Toàn lông dài D. 3 lông ngắn : 1 lông dài

Câu 7: Một gen có chiều dài là 5100 A0 , hỏi gen đó có số vòng xoắn là ?

A. 150 B. 10 C. 250 D. 34

Câu 3: Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội

A. Hợp tử B. Giao tử C. Tế bào sinh dưỡng. D. Tế bào xôma

Câu 4: Một đoan phân tử ADN có trình tự sắp xếp sau. - A- X- G- T- X- .

Trình tự sắp xếp của các đoạn mạch nào sau đây là mạch bổ sung cho đoạn mạch trên

 A. - T – X- A- G – T B. - T- G- X- G- T-

 C. - T- A- X- G- A- D. - T- G- X- A- G-

Câu 5: : Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân thì trường hợp nào sau đây là đúng

 A. A + G = T + X B. A = T ; G= X

 C. A + T + G = A + X + T D. A + X + T = G + X + T

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 761Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì I, môn Sinh học 9 (di truyền và biến dị )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I , MÔN SINH HỌC 9
(DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ )
NĂM HỌC 2017 -2018
Đề gồm 2 phần TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )
1. Hãy chọn ý đúng trong các câu sau
Câu 1. Ở lúa thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Lai lúa thân cao không thuần chủng với lúa thân thấp. Kết quả thu được ở F1 là?
A. Toàn thân cao	B. Toàn thân thấp	 
C. 1 thân cao : 1 thân thấp	 	D. 3 thân cao : 1 thân thấp
Câu 2: Ở chó,lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài 	
 P : lông ngắn thuần chủng lông dài , kết quả ở F1 như thế nào các trường hợp sau đây:
	A. Toàn lông ngắn C. 1 lông ngắn : 1 lông dài
	B Toàn lông dài D. 3 lông ngắn : 1 lông dài
Câu 7: Một gen có chiều dài là 5100 A0 , hỏi gen đó có số vòng xoắn là ?
A. 150 B. 10 C. 250 D. 34
Câu 3: Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội 
A. Hợp tử B. Giao tử C. Tế bào sinh dưỡng. D. Tế bào xôma
Câu 4: Một đoan phân tử ADN có trình tự sắp xếp sau. - A- X- G- T- X- .
Trình tự sắp xếp của các đoạn mạch nào sau đây là mạch bổ sung cho đoạn mạch trên
 A. - T – X- A- G – T B. - T- G- X- G- T- 
 C. - T- A- X- G- A- D. - T- G- X- A- G-
Câu 5: : Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân thì trường hợp nào sau đây là đúng
 A. A + G = T + X B. A = T ; G= X 
 C. A + T + G = A + X + T D. A + X + T = G + X + T 
Câu 6. : Mỗi vòng xoắn của ADN có chứa số nucleotit là
A.20 nucleotit B.10 nucleotit C . 30 nucleotit D. 40 nucleotit
Câu 7 Tong quá trình nguyên phân NST duỗi ra dài nhất vào kỳ nào trong các kỳ sau đây 
A. Kỳ đầu B.Kỳ trung gian C .Kỳ giữa D. Kỳ cuối 
Câu 8: Tong quá trình nguyên phân NST co ngắn cực đại vào kỳ nào trong các kỳ sau đây 
A. Kỳ đầu B.Kỳ trung gian C .Kỳ giữa D. Kỳ cuối 
Câu 9: Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:
A. AB, Ab	B. AB, Ab, aB C. Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB, ab
2.Hãy nối các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp 
 A
B
1. Đột biến gen
2. Đột biến cấu trúc NST.
3. Đột biến số lượng NST
4. Biến dị tổ hợp
a. Biến đổi xảy ra trong cấu trúc NST.
b. Sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ qua quá trình sinh sản làm xuất hiện kiểu hình khác P
c. Biến đổi về kiểu hình, không làm thay đổi kiểu gen.
d. Biến đổi về số lượng NST (xảy ra ở một hoặc một số cặp NST hoặc ở tất cả bộ NST)
e. Những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen.
3.Em hãy lựa chọn cụm từ phù hợp điền vào nội dung sau sao cho đúng .
a.Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang ..và cá thể mang .. .Nếu kết quả phép lai là  thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp , còn nếu kết quả phép lai là  thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp 
b. Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng ................... thì F1 ....................với tính trạng ................................. , còn F2 có tỉ lệ phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình ....................
II . TỰ LUẬN (7 điểm) 
A . LÝ THUYẾT
1.Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen , qua đó rút ra quy luật di truyền đồng tính và quy luật di truyền phân ly ( không cần giải thích kết quả thí nghiệm )
2.Trình bày bản chất mối quan hệ :
Gen ( 1 đoạn của ADN ) à m ARN à Proteinà Tính trạng 
3.Trình bày cơ chế sinh con trai và con gái ở người .Quan niệm cho rằng sinh con trai và con gái do người mẹ quyết định đúng hay sai ? Tại sao trong cấu trúc dân số nam : nữ xấp xỉ 1: 1
4.So sánh cấu tạo và chức năng của ADNvà ARN 
5. Thường biến là gì ? giữa thường biến và đột biến ( đột biến gen và đột biến NST ) khác nhau ở những điểm nào ?
6. Trình bày cấu trúc không gian của ADN , nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung ?
B. BÀI TẬP 
 Bài tập lai một cặp tính trạng ( dạng bài toán thuận )
Gợi ý : Cho biết tính trạng trội lặn ở P , từ đó quy ước gen , chỉ ra kiểu gen của 2 cơ thể P , viết sơ đồ lai P è F1 èF2. Phép lai phân tích từ F1..

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CUONG SINH 9 KỲ 1.doc