ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 6 - NĂM HỌC 2017-2018
CHƯƠNG I : CƠ HỌC
A. LÍ THUYẾT:
Câu 1: Nêu dụng cụ đo độ dài? GHĐ của thước là gì? ĐCNN của thước là gì?
- Dụng cụ đo độ dài: Thước. Kí hiệu độ dài: l
- Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 2: Đơn vị đo độ dài là gì?
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m
- Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).
1km = 1000m; 1m = 10dm; 1m = 100cm; 1m = 1000mm.
Câu 3: Nêu một số dụng cụ đo thể tích? Giới hạn đo của bình chia độ là gì là gì? Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là gì?
- Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: Bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm, có ghi sẵn dung tích. Kí hiệu thể tích: V
- Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
- Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
Đơn vị đo thể tích là gì?
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l);
1l = 1dm3; 1ml = 1cm3 = 1cc.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 6 - NĂM HỌC 2017-2018 CHƯƠNG I : CƠ HỌC LÍ THUYẾT: Câu 1: Nêu dụng cụ đo độ dài? GHĐ của thước là gì? ĐCNN của thước là gì? - Dụng cụ đo độ dài: Thước. Kí hiệu độ dài: l - Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Câu 2: Đơn vị đo độ dài là gì? - Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m - Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm). 1km = 1000m; 1m = 10dm; 1m = 100cm; 1m = 1000mm. Câu 3: Nêu một số dụng cụ đo thể tích? Giới hạn đo của bình chia độ là gì là gì? Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là gì? - Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: Bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm, có ghi sẵn dung tích. Kí hiệu thể tích: V - Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình. - Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. Đơn vị đo thể tích là gì? - Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1l = 1dm3; 1ml = 1cm3 = 1cc. Câu 4: Khối lượng là gì? Dụng cụ đo khối lượng là gì? Đơn vị đo khối lượng là gì? Nêu một số loại cân mà em biết? - Khối lượng của một vật: lượng chất tạo thành vật. Kí hiệu: m - Đo khối lượng bằng cân. - Đơn vị đo khối lượng là kilôgam: kg. Các đơn vị khối lượng khác thường dùng là gam (g), tấn(t), tạ, yến, hg. - Một số loại cân thường gặp là: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế , cân tạ. Câu 5: Lực là gì? Dụng cụ đo lực là gì? Đơn vị đo lực là gì? Kí hiệu lực? - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Kí hiệu: F - Đo lực bằng lực kế. - Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N. Nêu 01 ví dụ về tác dụng đẩy, 01 ví dụ về tác dụng kéo của lực? - Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm. - Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu. Câu 6: Thế nào là hai lực cân bằng? - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật mà vẫn đứng yên. Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. - Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau. Câu 7: Nêu kết quả tác dụng của lực? - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. Nêu 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). - Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng. - Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại. - Xe đạp xuống dốc, xe chạy nhanh hơn. Câu 8: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? - Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực : P. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất : trọng lượng của vật đó. Trọng lượng kí hiệu là P. Đơn vị là Niutơn(N) - Trọng lượng quả cân 100g là 1N. Câu 9:Vì sao nói lò xo là một vật đàn hồi? Nêu cách nhận biết vật có tính đàn hồi? - Lò xo là một vật đàn hồi: Sau khi nén hoặc kéo dãn vừa phải rồi buông ra thì chiều dài của lò xo trở lại như cũ - Cách nhận biết: Tác dụng lực làm cho vật bị biến dạng, sau đó ngừng tác dụng lực nếu vật tự trở về hình dạng cũ: vật có tính đàn hồi. Câu 10: Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng? - Công thức: P = 10m; Với m : khối lượng của vật( kg);P là trọng lượng của ( N). Câu 11: Khối lượng riêng là gì? Đơn vị đo khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng? - Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Kí hiệu khối lượng riêng: D -Công thức: ; trong đó,D là khối lượng riêng (kg/m3);m là khối lượng (kg),V là thể tích (m3) - Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối: kg/m3. Câu 12: Nêu cách xác định khối lượng riêng của một chất? - Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của một vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức: để tính toán. Câu 13: Trọng lượng riêng là gì? Đơn vị đo trọng lượng riêng là gì? Công thức tính trọng lượng riêng? -Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.Kí hiệu trọng lượng riêng: d - Công thức:; trong đó, d là trọng lượng riêng (N/m3); P là trọng lượng (N); V là thể tích (m3). - Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối: N/m3. Câu 14: Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp? Cho ví dụ từng loại máy? Công dụng máy cơ đơn giản? - Có 3 loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - Mặt phẳng nghiêng: Tấm ván dày đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, dốc núi , dốc cầu,. - Đòn bẩy: Búa nhổ đinh, kéo cắt giấy, . -Ròng rọc: Cần cẩu ở công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng,. - Công dụng: giúp con người thực hiện các công việc dễ dàng hơn. Câu 15: Tác dụng của mặt phẳng nghiêng? - Mặt phẳng nghiêng có tác dụng làm giảm lực kéo hoặc đẩy của vật (nói cách khác mặt phẳng nghiêng có thể kéo hoặc đẩy vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật. - Mặt phẳng nghiêng càng ít so với mặt nằm ngang thì lực cần thiết để kéo hoặc đẩy vật lên mặt phẳng đó càng nhỏ. Câu 16: Đòn bẩy Nêu cấu tạo của đòn bẩy ? TL: Một đòn bẩy gồm: - Điểm tựa O. - Điểm tác dụng lực F1 là O1. - Điểm tác dụng lực F2 là O2. - Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật B. BÀI TẬP : Câu 1: Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây: 1m = .. dm 1m = .. cm 1cm = .mm 1km = m 1m3 = dm3 1m3 = .cm3 1m3 = . lít 1m3 = ml 1m3 = .cc 200 ml 0 ml 400 ml Câu 2. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là A. 400 ml và 20 ml B. 200 ml và 20 ml C. 400 ml và 10 ml D. 400 ml và 0 ml Câu 3: Tìm những con số thích hợp điền vào chỗ trống: Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng .N Một quả cân có khối lượng .. thì có trọng lượng 2N Một quả cân có khối lượng 1kg thì có trọng lượng .N Câu 4: Một xe tải có khối lượng 2,5 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu Niutơn. Câu 5:Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một vật có khối lượng 250kg , thểtích100dm3. Câu 6: Tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5m3 và khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3. Câu 7: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 Câu 8: Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3. Câu 9:Tính khối lượng của 2lít nước và 3 lít dầu hỏa, biết khối lượng riêng của nước và dầu hỏa lần lượt là: 1000kg/m3 và 800kg/m3. Câu 10: Lực nâng của hai tay một bạn học sinh chỉ có thể có cường độ lớn nhất là 450N. Hỏi học sinh này có thể nhấc lên vai một vật có khối lượng 50kg được không? Tại sao? Câu 11: Nếu mỗi người đều dùng lực 50N thì 5 người có thể khiêng thùng hàng nặng 50kg được không? Câu 12: Để đưa các thùng hàng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Hỏi tấm ván nào dài nhất? Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực lần lượt là: F1= 1000N; F2= 200N; F3= 500N; F4 = 1200N. Câu 13:Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật nặng lên thùng xe ô tô tải. Muốn giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng để giảm độ lớn của lực kéo ta phải làm như thế nào? Giải thích? Câu 14: Muốn kéo một vật nặng 2000N lên cao 1,2m với lực kéo500N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài bằng bao nhiêu? Tóm tắt: Giải P= 2000N Ta có: F= 500N h =1,2m =? Thay số ta được: (m) Vậy chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 4,8m.
Tài liệu đính kèm: