Tiết 32, Bài 26: Sự bay hơi và ngưng tụ - Dương Rương

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

 -Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng.

 -Biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc.

 -Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng bay hơi và sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng.

 2. Kĩ năng:

 -Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi.

 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh tổng hợp.

 3.Thái độ: Rèn luyện cho HS tính trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4004Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 32, Bài 26: Sự bay hơi và ngưng tụ - Dương Rương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32	Tiết: 32	 Ngày dạy: 16/04/2010
Lớp: 6a8	 GVHD: Ông Ngọc Thơ
Ngày soạn: 06/04/2010	 Người dạy: Dương Rương
Bài: 26 SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ
MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 -Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng.
 -Biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc.
 -Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng bay hơi và sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng.
 2. Kĩ năng: 
 -Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi.
 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh tổng hợp.
 3.Thái độ: Rèn luyện cho HS tính trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Một giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, hai đĩa nhôm giống nhau, một bình chia độ, một đèn cồn, một khăn lau, một bảng chữ của câu C4, một cốc nước, hộp quẹt (bật lửa).
 - HS: Đọc bài trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài (6 phút).
- Ổn định lớp: Mời lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là sự đông đặc? Em hãy nêu ví dụ minh họa về sự đông đặc?
 ? Vẽ sơ đồ chuyển hóa về sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến? 
- Đặt vấn đề: Khi thầy bôi bảng bằng khăn ướt, sau một thời gian ta thấy bảng đã khô, vậy do đâu mà bảng lại khô như vậy? Các em có biết tại sao không? Để biết điều đó hôm nay thầy cùng các em sẽ nguyên cứu bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- Một HS lên trả bài:
+ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Ví dụ: để nước vào trong tủ lạnh sau một thời gian thì nước sẽ đông cứng lại.
- Sơ đồ chuyển hóa của băng phiến:
 nóng chảy 
Rắn
Lỏng
 (800C)	
 Đông đặc 
 (800C) 
- HS chú ý lắng nghe.
- Các em ghi tựa bài vào vở.
Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Rắn
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập (3 phút).
- Hôm nay chúng ta chỉ nghiên cứu phần sự bay hơi còn phần sự ngưng tụ tiết sau chúng ta học tiếp. Bây giờ chúng ta đi vào I. Sự bay hơi.
- Ở lớp 4 các em đã học và biết được hiện tượng nước biến thành hơi (nước bay hơi). Vậy em nào nêu cho thầy một vài ví dụ về nước bay hơi xem nào?
- GV nhận xét.
- Từ ví dụ trên em nào có thể nhắc lại cho thầy biết thế nào là sự bay hơi?
- GV nhận xét.
- Chỉ có chất lỏng mới bay hơi còn chất rắn thì không bay hơi.
- Ngoài nước ra, các em hãy tìm một vài ví dụ về sự bay hơi không phải là nước? 
- GV nhận xét.
- GV chốt lại: không phải chỉ có nước mới bay, mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
- Ở nhà các em thấy mẹ hay chị các em phơi quần áo trong nhà hay ngoài trời, phơi ở đâu sẽ mau khô hơn?
- Để biết câu trả lời của bạn có đúng hay không chúng ta sang tiếp phần 2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Gọi 2 HS lên trả lời.
à Khi đun nước à nước sôi, ta thấy có khói trắng bốc lên sau một thời gian nước bay hơi hết. 
- HS trả lời.
- Xăng để ngoài nắng sau một thời gian nó bay hơi.
- Một em trả lời: ở ngoài trời, chỗ nào càng nắng thì quần áo càng mau khô.
I. Sự bay hơi:
1. Nhớ lại những điều đã học ở lớp 4 về sự bay hơi:
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi
2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hoạt động 3: Quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi (10 phút)
-Để biết tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào? Các em hãy quan sát hiện tượng sau?
- Quan sát hình 26.2a các em thấy quần áo vẽ ở hình A1 và quần áo ở hình A2, quần áo vẽ ở hình nào khô nhanh hơn? 
- Quần áo ở hình A2 khô nhanh hơn quần áo vẽ ở hình A1 chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV nhận xét.
- GV chốt lại: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Các em quan sát tiếp hình B1 và hình B2 quần áo vẽ ở hình nào khô nhanh hơn? 
- Quần áo ở hình B1 khô nhanh hơn quần áo vẽ ở hình B2 chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV nhận xét.
- GV chốt lại: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió.
- Các em quan sát tiếp hình C1 và hình C2 quần áo vẽ ở hình nào khô nhanh hơn? 
- Quần áo ở hình C2 khô nhanh hơn quần áo vẽ ở hình C1 chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV nhận xét.
- GV chốt lại: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Từ các hiện tượng trên các em rút ra nhận xét gì về tốc độ bay hơi?
- GV nhận xét.
- GV chốt lại.
- Các em hãy cho thầy một vài ví dụ để chứng tỏa tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió hay diện tích mặt thoáng?
- GV nhận xét: VD: Khi trời mưa ta phơi quần áo trong nhà để trước quạt gió để quần áo mau khô, phơi lúa lúc trời nắng.
- GV treo bảng phụ lên, các em nhìn vào bảng trên và lên điền vào chỗ trống cho thầy?
- GV nhận xét.
- GV chốt lại:
+ Nhiệt độ càng cao (thấp) thì tốc độ bay hơi càng lớn(nhỏ).
+ Gió càng mạnh (yếu) thì tốc độ bay hơi càng lớn(nhỏ).
+ Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn (nhỏ) thì tốc độ bay hơi càng lớn(nhỏ).
- Nhận xét trên chỉ là một dự đoán, muốn biết nó có chính xác hay không thì chúng ta phải làm thí nghiệm để kiểm chứng. Để làm đều đó chúng ta sang phần c) Thí nghiệm kiểm tra
- Một em lên trả lời: Quần áo ở hình A2 khô nhanh hơn quần áo vẽ ở hình A1
- Một em lên trả lời.
- Một em nhận xét câu trả lời của bạn.
- Một em lên trả lời: Quần áo ở hình B1 khô nhanh hơn quần áo vẽ ở hình B2
- Một em lên trả lời.
- Một em nhận xét câu trả lời của bạn.
- Một em lên trả lời: Quần áo ở hình C2 khô nhanh hơn quần áo vẽ ở hình C1
- Một em lên trả lời.
- Một em nhận xét câu trả lời của bạn.
- Một HS lên rút ra nhận xét của mình.
- Một HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS nêu ví dụ.
- Một em lên bảng điền vào chổ trống, các em còn lại quan sát bạn mình làm.
- Một em nhận xét.
a) Quan sát hiện tượng (SGK)
b) Rút ra nhận xét: 
à Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
c) Thí nghiệm kiểm tra
Hoạt động 4: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán (16 phút)
- Như trên, ta đã biết tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố, để kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào thì ta phải kiểm tra của từng yếu tố một.
- Vậy nếu thầy muốn kiểm tra sự tác động của nhiệt độ vào tốc độ bay hơi ta làm thế nào?
- GV nhận xét: 
- GV chốt lại: Muốn kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi, ta phải làm nhiệt độ thay đổi còn diện tích mặt thoáng và gió phải giữ không đổi.
- GV làm thí nghiệm.
- Lấy hai đĩa nhôm như nhau. Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau?
- GV nhận xét và chốt lại: Để diện tích mặt thoáng của nước ở hai đĩa như nhau.
- Tại sao phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió?
- GV nhận xét và chốt lại: Để loại trừ tác động của gió.
- Dùng kẹp vạn năng kẹp vào mép một đĩa nhôm và điều chỉnh sao cho đĩa nhôm đặt khớp vào ngọn lửa đèn cồn. Đĩa thứ hai để trên mặt bàn làm đối chứng.
- Dùng đèn cồn hơ nóng một đĩa.
- Đổ nước vào mỗi đĩa từ 2-5cm3 nước, sao cho mặt thoáng của nước ở hai đĩa như nhau.
- Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa?
- GV nhận xét và chốt lại: Để làm cho nhiệt độ thay đổi.
- Các em quan sát hiện tượng bay hơi của nước ở hai đĩa và cho thầy biết kết quả của thí nghiệm trên?
- GV nhận xét: Đĩa hơ nóng có sự bay hơi nhanh hơn đĩa dùng làm đối chứng.
- GV kết luận: Vậy điều mà chúng ta đã khẳng định ở trên là đúng.
 - Trường hợp còn lại, để kiểm tra 2 yếu tố còn lại thì ta làm tương tự như trên (kiểm tra yếu tố nào thì thay đổi yếu tố đó và giữ nguyên yếu tố còn lại). Về nhà các em tự làm thí nghiệm với 2 yếu tố còn lại.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận chung.
- Một HS trả lời: 
- HS khác nhận xét.
- Một HS trả lời, nếu HS này trả lời chưa đúng thì có thể gọi thêm một vài HS khác.
- Một HS trả lời, nếu HS này trả lời chưa đúng thì có thể gọi thêm một vài HS khác.
- Một HS trả lời, nếu HS này trả lời chưa đúng thì có thể gọi thêm một vài HS khác.
- Một HS trả lời.
- Ý kiến của một bạn khác.
- HS về nhà tự làm thí nghiệm để kiểm chứng tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 2 yếu tố còn lại
- Muốn kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào thì ta phải thay đôi yếu tố đó và giữ nguyên 2 yếu tố còn lại.
- Kết luận: Nhiệt độ càng cao, gió càng mạnh, diện tích mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng nhanh.
Hoạt động 5: Vận dụng (4 phút)
C9: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá? 
à GV nhận xét: Khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít mất nước hơn.
C10: Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Tại sao?
à GV nhận xét: Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Trời càng nắng nóng và gió càng mạnh thì ta nhanh thu hoạch được muối. Tại vì tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ và gió.
- Một HS lên trả lời
- Một HS khác nhận xét.
- Một HS trả lời HS khác nhận xét, nếu HS này nhận xét chưa đúng thì có thể gọi thêm một vài HS khác.
d) Vận dụng:
Hoạt động 6: Tích hợp-củng cố-dặn dò (6 phút)
1. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: 
 - Trong không khí luôn có một lượng hơi nước nhất định. Nếu độ ẩm không khí cao, nước không thể bay hơi được dẫn đến quá trình bay hơi chậm à ảnh hưởng dẫn đến con người mệt mỏi, khó chịu, quần áo lâu khô, dể phát sinh ẩm ước,
 - Độ ẩm cao làm kim loại chóng bị ăn mòn, giảm tuổi thọ các công trình xây dựng
è Cần có ý thức bảo vệ môi trường, tạo diều kiện cho nước bay hơi nhanh, tạo ra nơi làm việc, học tập thông thoáng, có ánh nắng mặt trời.
 - Độ ẩm không khí quá thấp làm nước bốc hơi nhanh dẫn đến khô hạn, ảnh hưởng đến sinh hoạt (da khô nứt nẻ, cổ họng khô rát)
è Tăng cường trồng cây xanh che phủ đất, tích trữ nước vào mùa khô, trồng rừng.
2. Củng cố: 
 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
 - Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
 - Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
 - Sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
 - Sự bay hơi xảy ra không nhìn thấy được.
3. Dặn dò:
 - Về nhà làm lại câu C4, C9, C10 ghi vào vở bài tập. 
 - Học bài và xem tiếp phần tiếp theo là bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tt).
 - Làm bài tập 26-27 SBT
..ngày..tháng..năm..
 GVDH duyệt giáo án
 ÔNG NGỌC THƠ

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 26. Sự bay hơi và sự ngưng tụ - Dương Rương.doc