I- PHẦN TRẮC NGHIỆM CHUNG: (Trắc nghiệm mang tính chất tham khảo)
CHƯƠNG: PHÂN BÀO
Câu 1: Hình thức phân bào có thoi phân bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực:
A. Nguyên phân. B. Phân chia tế bào. C. Nguyên phân và giảm phân. D. Giảm phân.
Câu 2: Kết quả của quá trình giảm phân là:
A. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n. B. 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n.
C. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n kép. D. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n.
Câu 3: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 ở kì đầu của giảm phân I có:
A. 12 cromatit và 12 tâm động. B. 24 cromatit và 24 tâm động.
C. 48 cromatit và 24 tâm động. D. 48 cromatit và 48 tâm động.
Câu 4: Sau GP số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa vì:
A. Ở kì cuối phân bào I có 2 tế bào con mang n NST kép. B. Ở lần phân bào II có sự phân li của cặpNST kép tương đồng.
C. Có 2 lần phân bào liên tiếp. D. Ở lần phân bào II không có sự tự nhân đôi của NST.
Câu 5: Số lượng tế bào ban đầu, biết số tế bào con được sinh ra là 384 tế bào đã trãi qua 5 lần nguyên phân:
A. 12 B. 32 C. 22 D. 42
Câu 6: NST ở trạng thái kép tồn tại trong quá trình nguyên phân ở:
A. Kì trung gian đến hết kì giữa. B. Kì đầu, giữa và kì sau.
C. Kì trung gian đến hết kì cuối. D. Kì trung gian đến hết kì sau.
Câu 7:Số lượng tế bào con được sinh ra qua n lần nguyên phân từ 1 tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai là:
A. 4n B. 2n C. 2(n) D. 2n
Câu 8: Ở kỳ sau của nguyên phân .(1) .trong từng NST kép tách nhau ở tâm động xếp thành hai nhóm .(2) .tương đương, mỗi nhóm trượt về 1 cực của tế bào.
A. (1) : 4 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể. B. (1) : 2 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể đơn.
C. (1) : 2 nhiễm sắc thể con; (2) : 2 crômatit. D. (1) : 2 nhiễm sắc thể đơn; (2) : crômatit.
Câu 9: Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kỳ sau của nguyên phân trong một tế bào có :
A. 16 NST kép. B. 8 NST kép. C. 8 NST đơn. D. 16 NST đơn.
Câu 10: Ý nghĩa của quá trình giảm phân là:
A. Giảm bộ NST trong tế bào. B. Giúp cho cơ thể tạo thế hệ mới. C. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội cho cơ thể.
D. Hình thành giao tử có bộ NST n, tạo cơ sở cho quá trình thụ tinh.
n ra bình thường. Câu 19: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, số NST trong mỗi tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của lần phân bào I trong giảm phân là: A. 8 NST đơn. B. 4 NST đơn. C. 8 NST kép. D. 4 NST kép. Câu 20: Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là: A. 23 NST đơn. B. 46 NST kép. C. 46 NST đơn. D. 23 NST kép. Câu 21: Kết quả của quá trình nguyên phân: A. Tạo ra 2 TB con có bộ NST khác nhau. B. Tạo ra 2 TB con có bộ NST 2n khác TB mẹ. C. Tạo ra 2 TB con có bộ NST 2n giống TB mẹ. D. Tạo ra nhiều TB con có bộ NST 2n giống TB mẹ. Câu 22: Gà có 2n=78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là : A. 156 NST đơn B. 156 NST kép C. 78 NST kép D. 78 NST đơn Câu 23: Trong giảm phân, sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở A. kì sau II. B. kì cuối II. C. kì sau I. D. kì cuối I. Câu 24: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là: A. ADN tự nhân đôi. B. NST tự nhân đôi. C. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào. D. Nhân đôi ADN và NST. Câu 25: NST đơn tồn tại song song với trạng thái nào của NST: A. Trạng thái đóng xoắn và trạng thái tháo xoắn. B. Không liên quan đến hai trạng thái trên. C. Trạng thái đóng xoắn. D. Trạng thái tháo xoắn. Câu 26: Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc là nơi : A. Gắn NST. B. Hình thành màng nhân và nhân con cho các TB con. C. Tâm động của NST bám và trượt về các cực của TB. D. Xảy ra quá trình tự nhân đôi của NST. Câu 27: Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào : A. Kỳ giữa B. Kỳ đầu C. Kỳ cuối D. Kỳ sau Câu 28: Loại TB xảy ra quá trình giảm phân: A. Tế bào sinh dục chín. B. Tế bào sinh dục sơ khai. C. Tế bào sinh dưỡng. D. Tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh giao tử ở giai đoạn chín. Câu 29: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là: A. Kì trung gian. B. Kì giữa. C. Kì đầu. D. Kì cuối. Câu 30: Trình tự các giai đoạn trong chu kì tế bào? A. G1 – G2 – S – nguyên phân. B. G1 – S – G2 – nguyên phân. C. G1– G2 – S – nguyên phân. D. S – G1 – G2– nguyên phân. Câu 31: Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN và nhân đôi NST diễn ra ở: A. Pha G2 B. Kỳ đầu của nguyên phân C. Pha G1 D. Pha S Câu 32: Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra : A. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n. B. Nhiều cơ thể đơn bào. C. 4 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội n. D. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n. Câu 33: Giảm phân là hình thức phân bào có ý nghĩa tiến hóa nhất: A. Tạo các giao tử, qua thụ tinh tạo hợp tử mang biến dị tổ hợpà nguyên liệu cho quá trình chon lọc. B. Tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. C. Tạo sự đa dạng về kiểu hình và kiểu gen. D. Kết hợp với thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng. Câu 34: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương. B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ. C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn. D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Câu 35: Khi giảm phân, hiện tượng trao đổi đoạn trên cặp NST kép tương đồng xảy ra ở: A. Kì đầu I . B. Kì sau I. C. Kì giữa I. D. Kì cuối I. Câu 36: Hoạt động xảy ra trong pha G2 của kì trung gian là: A. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. B. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào. C. Tổng hợp tế bào chất và bào quan. D. Phân chia tế bào Câu 37: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là A. 16. B. 32. C. 64. D. 128. Câu 38: Bộ NST của 1 loài là 2n = 14( Đậu Hà lan ), số lượng NST kép, số crômatit, số tâm động ở kì giữa của nguyên phân là: A. 7, 14, 28. B. 14, 28, 14. C. 14, 14, 28. D. 28, 14, 14. Câu 39: Mỗi tế bào sinh trứng sau giảm phân tạo nên: A. 4 trứng. B. 3 trứng và 1 thể định hướng. C. 2 trứng và 2 thể định hướng. D. 1 trứng và 3 thể định hướng. Câu 40: Sự kiện quan trọng nhất của giảm phân để phân biệt với nguyên phân về mặt di truyền học là: A. Phân li NST. B. Kiểu tập trung của NST ở kì giữa của giảm phân I. C. Giãn xoắn và co xoắn của NST. D. Trao đổi chéo NST. Câu 41: Mỗi tế bào sinh tinh sau giảm phân tạo ra: A. 1 tinh trùng và 3 thể định hướng. B. 2 tinh trùng và 2 thể định hướng. C. 3 tinh trùng và 1 thể định hướng. D. 4 tinh trùng. Câu 42: Giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là : A. Đều có hai lần phân bào B. Đều xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể D. Đều xảy ra trao đổi chéo nhiễm sắc thể Câu 43: Kết quả của lần phân bào I trong giảm phân, từ 1 tế bào tạo ra: A. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép. B. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn. C. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép. D. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn. Câu 44: Từ một hợp tử của ruồi giấm( 2n = 8) nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu? A. 128. B. 160. C. 64. D. 256. Câu 45:Hình thức phân bào không có thoi phân bào ở sinh vật nhân sơ: A. Phân cắt. B. Phân đôi. C. Nguyên phân. D. Giảm phân. Câu 46: Sự kiện nào sau đây xảy ra trong kì sau của nguyên phân? A. NST đơn nhân đôi. B. Phân chia tế bào chất. C. Các cromatit trong cặp NST kép phân li. D. Thoi phân bào xuất hiện. Câu 47: Có 3 tế bào sinh dục đực sơ khai của ruồi giấm cùng nguyên phân liên tiếp 5 đợt, các tế bào con tạo ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường, số giao tử đực tạo ra: A. 128 B. 384. C. 96. D. 372. Câu 48: Có 8 tế bào sinh dưỡng của ngô cùng nguyên phân liên tiếp 4 đợt, người ta thấy môi trường nội bào phải cung cấp 2400 NST đơn để hình thành các tế bào con. Bộ NST của tế bào sinh dưỡng của ngô là: A. 75. B. 150. C. 20. D. 40. Câu 49: Một tế bào sinh dưỡng của cà chua (2n = 24) thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Ở đợt nguyên phân cuối cùng, vào kì giữa số cromatit là: A. 192. B. 384. C. 96. D. 0 Câu 50: Bộ NST của loài được kí hiệu AaBbDd, kí hiệu bộ NST của loài ở kì đầu của nguyên phân là: A. AAaaBBbbDDdd. B. AABBDD và aabbdd. C. AaBbDd. D. AaBbDd và AaBbDd. CHƯƠNG: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT Câu 51:Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là : A. Hoá dị dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Quang dị dưỡng. D. Hoá tự dưỡng. Câu 52:Những căn cứ để phân biệt hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men: A. Chất cho và chất nhận điện tử cuối cùng. B. Chất cho điện tử ban đầu. C. Nhu cầu về ooxxi. D. Chất nhận điện tử cuối cùng. Câu 53: Làm sữa chua từ sữa đặc có đường theo cách nào dưới đây là đúng? A. Dùng nước sôi pha sữa → cho sữa chua giống vào trộn đều → đổ ra cốc nhỏ → ủ ở 400C trong 3 – 5h → bảo quản trong tủ lạnh. B. Pha sữa và sữa giống bằng nước sôi, để nguội 400C → ủ ấm 400C trong vòng 3 – 5h → lấy sữa ra và bảo quản trong tủ lạnh. C. Pha sữa bằng nước sôi → cho sữa chua giống → ủ ấm trong vòng 3 – 5h → đổ sữa vào các cốc nhỏ → cho vào tủ lạnh bảo quản. D. Pha sữa bằng nước sôi, để nguội 400C → cho sữa chua giống vào, đỗ ra các cốc nhỏ ủ ấm 3 – 5h → bảo quản lạnh. Câu 54: Dinh dưỡng ở vi khuẩn có nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn cacbon là chất hữu cơ. Đây là kiểu dinh dưỡng gì? A. Hoá tự dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Quang dị dưỡng. D. Hoá dị dưỡng. Câu 55: Con người không ứng dụng các quá trình phân giải ở VSV để: A. Bảo quản nông, lâm, thủy sản. B. Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc. C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân giải các chất độc. D. Sản xuất bột giặt sinh học, cải thiện công nghiệp thuộc da. Câu 56: Nuôi cấy vi khuẩn tía trong môi trường có nhiều chất hữu cơ và sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng. Đây là vi khuẩn: A. Hóa dị dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Quang dị dưỡng. Câu 57: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 (0,2); KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5). Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường: A. Bán tổng hợp B. Nhân tạo. C. Tự nhiên. D. Tổng hợp. Câu 58: Thực phẩm nào là sản phẩm của quá trình lên men lactic: A. Tương. B. Dưa muối. C. Nước mắm. D. Rượu bia. Câu 59: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây? A. Muối dưa. B. Làm tương. C. Làm nước mắm. D. Làm giấm. Câu 60: Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men: A. Xảy ra trong môi trường không có ôxi. B. Xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi. C. Sản phẩm tạo thành. D. Đều phân giải chất hữu cơ, sinh năng lượng. Câu 61: Quá trình oxi hóa chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là oxi phân tử gọi là: A. Hô hấp. B. Lên men. C. Hô hấp kỵ khí. D. Hô hấp hiếu khí. Câu 62: Vi sinh vật tổng hợp Lipit bằng cách liên kết : A. Glicôgen +axit béo. B. Glixerol + axit béo. C. Axetyl CoA + axit béo. D. Glixerol + axit piruvic. Câu 63: Loại vi sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật quang tự dưỡng? A. Vi khuẩn lam. B. Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh. C. Vi khuẩn lactic. D. Tảo đơn bào. Câu 64: Thực phẩm đã sử dụng VSV phân giải Prôtêin? A. Cà muối. B. Rượu, bia. C. Tương. D. Dưa muối. Câu 65: Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành 3 loại môi trường nuôi cấy VSV trong phòng thí nghiệm? A. Mật độ VSV. B. Thành phần chất dinh dưỡng. C. Thành phần VSV. D. Tính chất vật lí của môi trường. Câu 66: Để phân giải prôtêin thành các axit amin, VSV cần tiết ra enzim: A. nuclêaza. B. prôtêaza. C. amilaza. D. kininaza. Câu 67: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các VSV còn lại: A. Vi khuẩn sắt. B. Vi khuẩn lưu huỳnh. C. Tảo đơn bào. D. Vi khuẩn nitrat hóa. Câu 68: Thực phẩm nào sau đây là sản phẩm của quá trình phân giải prôtêin? A. nước mắm B. dưa muối C. sữa chua D. nước đường Câu 69: Hoạt động nào không phải là ứng dụng của quá trình phân giải chất ở vi sinh vật ? A. Lên men rượu. B. Ủ phân xanh. C. Tạo sinh khối vitamin lớn. D. Làm sữa chua. Câu 70: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2 và năng lượng ánh sáng được gọi là: A. Hoá tự dưỡng. B. Hoá dị dưỡng. C. Quang tự dưỡng. D. Quang dị dưỡng. Câu 71: Nguồn năng lượng (1) và nguồn cacbon (2) của VSV quang dị dưỡng? A. Ánh sáng (1) và chất hữu cơ (2). B. Chất hữu cơ (1) và CO2 (2). C. Ánh sáng (1) và CO2 (2). D. Chất vô cơ (1) và CO2 (2). Câu 72: Những vi sinh vật chỉ có thể sinh trưởng được trong môi trường có nồng độ oxi bình thường gọi là: A. vi sinh vật kỵ khí bắt buộc B. vi sinh vật kỵ khí không bắt buộc C. vi sinh vật vi hiếu khí D. vi sinh vật hiếu khí bắt buộc Câu 73: Nội dung nào sau đây là Sai khi nói về VSV? A. Phần lớn VSV là cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực. B. VSV rất đa dạng nhưng phân bố của chúng lại rất hẹp. C. VSV là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được. D. VSV là tập hợp các SV thuộc nhiều giới có những đặc điểm chung nhất định. Câu 74: Ứng dụng nào không phải là ứng dụng tổng hợp của vi sinh vật? A. Làm rượu vang. B. Sản xuất sinh khối protein đơn bào. C. Sản xuất axitamin. D. Sản xuất chất xúc tác sinh học Câu 75: Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở VSV: A. Sử dụng năng lượng hóa học của hợp chất vô cơ hay hữu cơ. C. Sử dụng năng lượng ánh sáng. B. Sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất. D. Sử dụng nguồn cacbon chủ yếu. Câu 76: Xác động vật và thực vật được VSV phân giải trong đất sẽ: A. Tạo thành CO2 và H2O. B. Chuyển thành chất dinh dưỡng cho cây trồng. C. Phân giải các chất độc tồn tại trong đất. D. Góp phần xây dựng một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh. Câu 77: Nguồn năng lượng (1) và nguồn cacbon (2) của VSV hóa dị dưỡng? A. Chất vô cơ (1) và CO2 (2). B. Ánh sáng (1) và chất hữu cơ (2). C. Ánh sáng (1) và CO2 (2). D. Chất hữu cơ (1) và chất hữu cơ (2). Câu 78: Ở vi khuẩn có các hình thức dinh dưỡng nào sau đây? A. Hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng và quang tự dưỡng. B. Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa tổng hợp và quang tổng hợp. C. Quang dị dưỡng, quang hóa dưỡng, hóa dị dưỡng và hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng, quang tổng hợp, hóa tự dưỡng và quang hóa dưỡng. Câu 79: Căn cứ vào đâu người ta chia VSV thành các nhóm khác nhau về kiểu dinh dưỡng? A. Nguồn năng lượng và nguồn H. B. Nguồn năng lượng và nguồn N. C. Nguồn năng lượng và nguồn C. D. Nguồn năng lượng và nguồn cung cấp C hay H. Câu 80: Cách nhận biết quá trình lên men lactic và lên men rượu là: A. Lên men lactic có mùi chua và lên men rượu có mùi rượu. B. Lên men lactic có mùi khai và lên men rượu có mùi rượu. C. Lên men lactic và lên men rượu có mùi thơm D. Lên men lactic và lên men rượu đều tạo sản phẩm có màu khác nhau. CHƯƠNG: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Câu 81: Trong những chất hữu cơ sau, chất nào là yếu tố sinh trưởng của vi khuẩn E. Coli? A. Triptophan. B. Các Enzim. C. Các axít amin. D. Các vitamin. Câu 82: Sinh trưởng của vi sinh vật là: A. Sự tăng số lượng và kích thước tế bào. B. Sự tăng khối lượng và kích thước tế bào. C. Sự tăng số lượng tế bào và kích thước của quần thể. D. Sự tăng số lượng và khối lượng tế bào. Câu 83: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu tối đa sinh khối vi sinh vật nên dừng lại ở đầu pha: A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong. Câu 84: Vi sinh vật được dùng để chế tạo các môi trường sinh trưởng là: A. Tảo. B. Vi khuẩn. C. Động vật nguyên sinh. D. Nấm. Câu 85: Ưu điểm của sinh sản bằng bào tử so với các hình thức sinh sản khác là: A. Giúp cho vi sinh vật có khả năng phát tán rộng, hạn chế tác động có hại của môi trường. B. Tiết kiệm thời gian C. Tiết kiệm vật chất D. Tạo ra số lượng lớn tế bào trong thời gian ngắn. Câu 86: Cơ chế tác động của chất kháng sinh trong điều trị bệnh do vi sinh vật gây bệnh là: A. làm bất hoạt các protein. B. gây biến tính các protein. C. diệt khuẩn có tính chọn lọc. D. oxi hóa các thành phần tế bào. Câu 87: Có thể sử dụng dung dịch muối ăn để khử trùng vì: A. Tế bào vi sinh vật bị mất nước dẫn đến co nguyên sinh. B. Muối làm phá hủy một số bào quan. C. Tế bào vi sinh vật trương nước nên khó hoạt động. D. Hàm lượng muối tăng nên vi sinh vật không hoạt động. Câu 88: Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào vi khuẩn thì chúng phải phân chia bao nhiêu lần để có quần thể gồm 208 tế bào? A. 2 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 5 lần. Câu 89: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha: A. cân bằng. B. tiềm phát. C. lũy thừa. D. suy vong. Câu 90: Sau thời gian của một thế hệ, số lượng tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào? A. Số lượng tế bào trong quần thể không tăng. B. Số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp bốn. C. Số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp ba D. Số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp đôi. Câu 91: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực: A. Tẩy trùng trong bệnh viện. B. Thanh trùng nước máy. C. Khử trùng phòng thí nghiệm. D. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại Câu 92: Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào vi khuẩn thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 208. Thời gian thế hệ là bao nhiêu? A. 60 phút. B. 30 phút. C. 45 phút. D. 120 phút. Câu 93: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục quần thể vi khuẩn, các chất dinh dưỡng cạn kiệt, các chất độc hại tích lũy quá nhiều, số lượng tế bào vi khuẩn chết vượt số lượng tế bào mới tạo thành xảy ra ở pha: A. tiềm phát. B. suy vong. C. lũy thừa. D. cân bằng. Câu 94: Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli sau nuôi cấy thu được 320.000 tế bào. Thời gian để VK phân chia tăng số lượng tế bào, biết số lượng tế bào ban đầu cấy vào là 104, thời gian thế hệ của VK ở 400C là 20 phút. A. 1giờ 30 phút B. 1giờ 45 phút. C. 1giờ 20 phút. D. 1giờ 40 phút. Câu 95: Hình thức sinh sản hầu hết ở các SV nhân sơ là: A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Tiếp hợp. D. Tạo bào tử. Câu 96: Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi gọi là: A. Thời gian nuôi cấy. B. Thời gian thế hệ( g). C. Thời gian phân chia. D. Thời gian sinh trưởng. Câu 97: Trật tự đúng của quá trình ST của quần thể VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục là A. Pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong. B. Pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong. C. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng. D. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong. Câu 98: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục quần thể vi khuẩn, enzim cảm ứng được hình thành ở pha: A. cân bằng. B. suy vong. C. lũy thừa. D. tiềm phát. Câu 99: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục quần thể vi khuẩn, vi khuẩn thích nghi với môi trường nhưng số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng xảy ra ở pha: enzim cảm ứng được hình thành ở pha: A. tiềm phát. B. suy vong. C. cân bằng. D. lũy thừa. Câu 100: Trong một quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là: A. 104. 23. B. 104. 25. C. 104. 24. D. 104. 26. Câu 101: Vi sinh vật nào thường sinh sản bằng nảy chồi? A. Nấm rơm. B. Nấm men. C. Vi khuẩn. D. Động vật nguyên sinh. Câu 102: Trong các vi sinh vật sau đây, vi sinh vật nào sinh sản bằng bào tử đốt? A. Nấm mốc. B. Xạ khuẩn. C. Động vật nguyên sinh. D. Nấm men. Câu 103: Để khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện người ta thường sử dụng các hợp chất phenol vì: A. gây biến tính các protein. B. diệt khuẩn có tính chọn lọc. C. làm bất hoạt các protein. D. oxi hóa các thành phần tế bào. Câu 104: Trong nuôi cấy vi khuẩn, nuôi cấy liên tục là phương pháp nuôi cấy khi bình nuôi cấy được: A. Bổ sung thêm chất kích thích sinh trưởng. C. Thêm môi trường mới, rút sinh khối tế bào ra khỏi bình. B. Bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới và thu sản phẩm do vi khuẩn tạo ra. D. Bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới, rút bỏ chất thải và rút sinh khối tế bào ra khỏi bình. Câu 105: Vi sinh vật nào sau đây sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính? A. Nấm mốc. B. Xạ khuẩn. C. Vi khuẩn. D. Động vật nguyên sinh. CHƯƠNG: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Câu 106: Virut thực vật xâm nhiễm tế bào và lan truyền bệnh theo con đường: A. Nhờ các thụ thể trên bề mặt tế bào. B. Nhờ côn trùng, gió, nước. C. Nhờ cầu sinh chất nối giữa các tế bào. D. Nhờ côn trùng hay qua các vết trầy xước. Câu 107: Nội dung nào là sự xâm nhập của Virut kí sinh động vật? A. Sau khi bám thụ thể, Virut đưa hệ nucleocapsit vào tế bào chủ, sau đó "cởi áo" protein. B. Sau khi bám thụ thể,Virut bơm axitnucleic vào trong tế bào chủ. C. Sau khi bám thụ thể, Virut tự tổng họp vật chất ở đó. D. Sau khi bám thụ thể, Virut xâm nhập vào và lắp ráp các thành phần tạo Virut hoàn chỉnh. Câu 108: Là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch gọi là: A. Chất kháng thể. B. Enzim. C. Hoocmon. D. Intefêron. Câu 109: Câu nào có nội dung chưa chính xác? A. Hệ gen của virut gồm có ADN và ARN. B. Virut có cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic. C. Virut sống ký sinh nội bào bắt buộc ở tế bào vật chủ. D. Virut không có cấu trúc tế bào. Câu 110: Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện: A. Độc lực đủ mạnh + Không có kháng thể + Hệ hô hấp suy yếu B. Đường xâm nhiễm phù hợp + Độc lực đủ mạnh + Số lượng nhiễm đủ lớn C. Hệ miễn dịch yếu + Hệ tiêu hóa yếu + Số lượng nhiễm đủ lớn D. Có virut gây bệnh + Môi trường sống thuận lợi phát bệnh + Đường xâm nhiễm phù hợp Câu 111: Giai đoạn hình thành ADN và các thành phần khác của phagơ gọi là: A. Giai đoạn phóng thích. B. Giai đoạn hấp phụ. C. Giai đoạn lắp ráp. D. Giai đoạn sinh tổng hợp. Câu 112: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự: A. hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → lắp ráp → phóng thích. B. hấp phụ → xâm nhập → lắp ráp → sinh tổng hợp → phóng thích. C. hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → lắp ráp → phóng thích. D. hấp phụ → lắp ráp → xâm nhập → sinh tổng hợp → phóng thích. Câu 113: Trong cơ thể người HIV hoạt động như thế nào? A. HIV làm giảm hồng cầu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công B. HIV gây nhiễm và phá hủy một số tế bào hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào) C. HIV kí sinh, phá hủy và làm giảm hồng cầu, làm cho người bệnh thiếu máu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công D. HIV kí sinh và phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh thiếu máu Câu 114: Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì virut A. không có hình dạng đặc thù. B. có kích thước vô cùng nhỏ bé. C. chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc. D. có hệ gen chỉ chứa 1 loại axit nucleic. Câu 115: Đối tượng tác động của virut HIV là: A. Hồng cầu. B. Tiểu cầu. C. Bạch cầu. D. Bạch cầu LimphoT4. Câu 116: Nếu trộn axit nucleic của virut chủng B với một nửa protein của chủng virut A và một nửa protein của chủng virut B thì chủng virut lai sẽ có dạng: A. B. vỏ giống A, lõi giống B. B. vỏ giống A và B, lõi giống C. giống chủng B. D. giống chủng A. Câu 117: Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai? A. Khả năng lây truyền rất cao. B. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội. C. Truyền từ mẹ sang con. D. Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn → không thấy biểu hiện bệnh. Câu 118: Một số loại virut chỉ có thể nhiễm vào một loại tế bào nhất định vì: A. Sinh sản nhờ vào hệ gen của tế bào vật chủ. B. Trên bề mặt TB có các thụ thể là tín hiệu đặc thù dành riêng cho mỗi loại virut. C. Virut có thể xâm nhập bằng cách ẩm bào hay thực bào. D. Virut có hệ gen mã hóa Lizôxom làm tan thành tế bào. Câu 119: Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai? A. Truyền từ mẹ sang con. B. Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn ® không thấy biểu hiện bệnh. C. Khả năng lây truyền rất cao. D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội. Câu 120: Virut đưa hệ nucleocapsit vào trong tế bào chủ, sau đó “cởi áo” là nội dung giai đoạn nào trong chu trình sinh tan? A. Phóng thích. B. Lắp ráp C. Xâm nhiễm. D. Hấp phụ Câu 121: Bện
Tài liệu đính kèm: