Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 8

I. VĂN-TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

 Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả?

b. Đoạn trích nói về nhân vật nào?

c. Em hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 3 đến 5 dòng) về nỗi lòng của nhân vật đó qua đoạn trích trên?

Câu 2 (3.0 điểm)

 Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

“Đê vỡ rồi!. Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?. Lính đâu? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?”

 ( Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn)

a. Trong các câu trên, câu nào là câu nghi vấn? Dựa vào đặc điểm nào của câu nghi vấn để em xác định.

b. Em hãy nêu chức năng của các câu nghi vấn vừa được?

 

doc 7 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1572Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề 01, 02
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
-Văn bản: 
- Hịch tướng sĩ
- Thuế máu
Tên bài, tác giả, nhân vật.
Viết một đoạn văn ngắn
 Văn học
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ: %
Số điểm: 
1 =10%
Số điểm: 
1 = 10% 
Số câu: 1
Số điểm: 2.
= 20%
Chủ đề 2: Tiếng việt
- Câu cảm thán 
- Câu nghi vấn
Đặc điểm hình thức, chức năng
Xác định được câu cảm thán, câu cầu khiến trong đoạn trích. Tác dụng.
Số câu
Số điểm: 2.5 
 Tỉ lệ: 25%
Số điểm: 1.5= 15%
Số điểm: 
1.5=15%
Số câu: 1
Số điểm: 3
= 30%
Chủ đề 3: Tập làm văn
Văn nghị luận
Đúng thể loại văn nghị luận.
Biết cách làm bài văn nghị luận 
Nêu và đánh giá được nội dung nghệ thuật bài thơ, đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào làm văn.
Sát với bố cục, có liên kết, có mạch lạc, nội dung sâu sắc.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
Số điểm: 1
= 10% 
Số điểm:0.5
= 5% 
Số điểm: 3
= 30% 
Số điểm: 0.5
= 5% 
Số câu: 1
Số điểm: 5
= 50% 
Tổng số câu
Tổng số điểm 
Tỉ lệ: %
Số điểm: 2 
 Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 2 
 Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 5.5 
 Tỉ lệ: 5.5%
Số điểm: 0.5 
 Tỉ lệ: 5%
Số câu: 3
Số điểm: 10 = 100% 
SỞ GD- ĐT QUẢNG BÌNH	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS $ THPT TRUNG HÓA	Năm học: 2016 - 2017
Họ và tên:.	Môn: Ngữ văn. Khối 8
	Thời gian làm bài: 90 phút
	( không kể thời gian giao đề)
	Mã đề: 01
I. VĂN-TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
 Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả?
Đoạn trích nói về nhân vật nào?
Em hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 3 đến 5 dòng) về nỗi lòng của nhân vật đó qua đoạn trích trên?
Câu 2 (3.0 điểm)
 Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?”
	( Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn)
 Trong các câu trên, câu nào là câu nghi vấn? Dựa vào đặc điểm nào của câu nghi vấn để em xác định.
 Em hãy nêu chức năng của các câu nghi vấn vừa được?
II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)
 Em hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ “ Đi đường”.
..Hết
Đáp án – Hướng dẫn chấm 	
SỞ GD- ĐT QUẢNG BÌNH	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS $ THPT TRUNG HÓA	Năm học: 2015 - 2016
Họ và tên:.	Môn: Ngữ văn. Khối 8
	Thời gian làm bài: 90 phút
	Mã đề: 01
Câu
Yêu cầu về kỹ năng và kiến thức
Điểm
1
Trích từ văn bản “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
b. Nói về nhân vật: Trần Quốc Tuấn
c. Viết được đoạn văn theo yêu cầu về độ dài và thể hiện được nỗi căm tức đối với quân thù và quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.
0.5
0.5
1
 2
Các câu nghi vấn:
Có biết không?... Lính đâu? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?”
Dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng:
Hình thức: Có từ để hỏi, thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi
Chức năng: dung để hỏi, bộc lộ cảm xúc, đe dọa..
Chức năng: Đe dọa
0.5
0.75
0.75
0.5
3
Yêu cầu về kỹ năng: 
- Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ưu tiên, khích lệ những bài viết biết cách dùng thao tác so sánh giữa nguyên tác và bản dịch thơ.
- Văn phong trong sáng, trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,...
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn được tác giả, tác phẩm.
* Thân bài: 
- Hai câu đầu diễn tả việc đi đường gặp nhiều vất vả, cản trở khó nhọc, khó khăn chồng chất triền miên. Bước chân của người tù như thi gan với tất cả gian lao thử thách. Cần phải có ý chí, quyết tâm cao độ để vượt qua.
- Hai câu sau là niềm vui niềm hạnh phúc của người chiến thắng với ý chí, nghị lực phi thường. Khi trèo lên đỉnh cao nhất là thu cả nước non ngàn dặm vào mắt mình, đó là thắng lợi của người biết vượt qua gian lao, thử thách.
- Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên và ý chí phi thường. Tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để đi đến chiến thắng. 
- Đường ở đây vừa là con đường chuyển lao, vừa là con đường cách mạng, điều đó thể hiện niềm tin của người vào thắng lợi cuối cùng của con đường cách mạng dù phải trải qua gian lao, thử thách. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng.
* Kết bài: khái quát lại vấn đề bàn luận.
* Lưu ý: Bài viết của học sinh rất phong phú, sinh động. Vì vậy giáo viên chấm cần linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm thoả đáng đối với những bài viết có tính sáng tạo, trình bày sạch sẽ. 
0,5
1.0
1.0
1,0
1.0
0,5
SỞ GD- ĐT QUẢNG BÌNH	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS $ THPT TRUNG HÓA	Năm học: 2016 - 2017
Họ và tên:.	Môn: Ngữ văn. Khối 8
	Thời gian làm bài: 90 phút
( không kể thời gian giao đề)
	Mã đề: 02
I. VĂN-TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
 Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “Còn những người nào thấy không thể thoát khỏi số phận hẩm hiu, thì tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất, mà thông thường hơn cả là bệnh đau mắt toét chảy mủ, gây ra bằng cách xát vào mắt nhiều thứ chất độc, từ vôi sống đến mủ bệnh lậu.”
Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả?
Đoạn trích nói về số phận của ai?
Hãy viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 dòng) về số phận của những người đó?
Câu 2 (3.0 điểm)
 Em hãy đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“ Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm như ai hếtMột người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày càng them đáng buồn
	( Nam Cao, Lão Hạc)
Trong các câu trên câu nào là câu cảm thán? Dựa vào đặc điểm nào về câu cảm thán để em xác định? 
Tác dụng của việc sử dụng câu cảm đó?
II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)
 Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ “ Ngắm trăng”.
Hết..
Đáp án – Hướng dẫn chấm 	
SỞ GD- ĐT QUẢNG BÌNH	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS $ THPT TRUNG HÓA	Năm học: 2016 - 2017
Họ và tên:.	Môn: Ngữ văn. Khối 8
	Thời gian làm bài: 90 phút
	Mã đề: 02
Câu
Yêu cầu về kỹ năng và kiến thức
Điểm
1
Trích từ văn bản “Thuế máu ” của Hồ Chí Minh
Nhân vật: Những người bản xứ
Viết đúng yêu cầu về độ dài, Số phận thảm thương của những người bản xứ khi trở thành cồng cụ chiến tranh.
0,5
0,5
1
 2
BPNT: Câu cảm thán: Hỡi ơi lão Hạc!
Dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng:
Hình thức: Có từ cảm thán: Hỡi ơi, kết thúc bằng dấu chấm than.
Chức năng: Bộc lộ cảm xúc
b. Tác dụng: bộc lộ sự ngạc nhiên lẫn nỗi buồn sự thất vọng của ông giáo đối với lão Hạc.
1.0
0.75
0.75
0.5
 3
Yêu cầu về kỹ năng: 
- Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ưu tiên, khích lệ những bài viết biết cách dùng thao tác so sánh giữa nguyên tác và bản dịch thơ.
- Văn phong trong sáng, trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,...
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn được tác giả, tác phẩm.
* Thân bài: 
- Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ.
- Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà là một “thi gia” đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. 
- Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng.
* Kết bài: khái quát lại vấn đề bàn luận.
* Lưu ý: Bài viết của học sinh rất phong phú, sinh động. Vì vậy giáo viên chấm cần linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm thoả đáng đối với những bài viết có tính sáng tạo, trình bày sạch sẽ. 
0,5
1.0
1.5
1
0.5
0.5
Giáo viên: Nguyễn Thị Hiếu

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KY 1 CO MA TRAN_12211625.doc