Đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 4

ĐỀ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT LỚP 4

ĐỀ 1

I. Đọc thầm và làm bài tập:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí , có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thói rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “ Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghétngười khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chụi ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta troa tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chún ta dành tặng bản thân mình .”

 Lại Thế Luyện

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Thầy giáo mang tíu khoai tây đến lớp để làm gì?

a. Để cho cả lớp liên hoan.

b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

c. Để cho cả lớp học môn sinh học.

2. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

a. Đi đâu cũng mang theo túi lhoai tây kè kè phiền toái.

b. Các củ khoai tây thối rữa , rỉ nước.

 

doc 73 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2098Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 không? Xin gì? Xin khúc đầu ( Những xương cùng xẩu). Xin khúc giữa ( Những máu cùng me). Xin khúc đuôi ( Tha hồ thầy đuổi). ”
	Đọc những câu đồng dao trên, em có nhận ra đó là những trò chơi nào không? Hãy kể tên và nêu cách chơi các trò chơi ấy.
ĐỀ 16
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:
TẾT LÀNG
	Tết lại sắp đến rồi. Làng tấp nập vui như hội. Mấy cây đào ngoài đền đã phất phơ mấy bông hoa màu hồng mỏng tang. Cây mận bố trồng kỉ niệm ngày tôi ra đời, hoa đã trắng muốt.
	Lúa đã cấy kín đồng. Nước đã đủ, ruộng nào cũng lấp lánh như gương. Lúa mới cấy, lá cây mạ bị cắt ngọn, còn cứng, chưa có lá mềm vẫy gió. Trời trong, nhìn rõ ràng làng bên có những ngon cau nhô hẳn lên.
	Mấy cái cầu ao bằng tre hoặc bằng thanh tà vẹt cũlúc nào cũng đông. Người đãi đỗ, người rửa lá rong, người giặt chiếu, có người còn làm lòng lợn khiến đàn rô ron nhảy đớp mồi loạn xạ.
	Từ đầu đến cuối làng, tiếng gọi nhau í ới. Lợn kêu eng éc. Ai cũng vội. Hình như Tết đang đuổi phía sau lưng.
	Ông thủ từ đã đánh bóng các đồ thờ. Nhà chùa đã đóng oản, mỗi phẩm oản đặt trên một cái lá mít cắt tròn. Tường hoa ngoài đình đã quét vôi trắng lốp.
	Những nhà nghèo cũng đã đủ gạo nếp, đậu xanh, con gà , bó măng. Mật đã mua, sẽ có món chè con ong ngọt sắc. Nải chuối xanh, mấy quả cam vàng, chùm quất, thành mâm ngũ quả trên bàn thờ lung linh ánh nến. Lá cờ ngũ hành xanh đỏ tím vàng trắng đã được treo cao giữa sân đình. Còn ở chùa lại treo một cái phướn ngũ sắc dài.
	Điều lạ là cả làng không có tiếng vịt kêu. Mọi người kiêng ăn thịt vịt , sợ rông.
	Không khí mùa xuân thật náo nức. Trường đã nghỉ học. Sẽ có tắm tất niên bằng nồi nước lá mùi già thơm ngào ngạt. Mấy nhà đông con đã đánh gộc tre để đun bánh chưng.
	Đã nhìn thấy nhiều người mặc quần áo đẹp từ đâu đó về ăn Tết. Có người xách va li, có người đeo ba lô. Nhiều người còn mang về cả cành đào, cành hoa bằng giấy trang kim để làm hoa thờ.
	Tết. Sao mà vui thế!
 Theo Băng Sơn
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Dấu hiệu nào cho biết Tết sắp đến, Xuân đã về?
a. Cây đào, cây mận ra hoa.
b. Lúa đã câ6ý kín đồng.
c. Cả làng không có tiếng vịt kêu.
2. Khoanh vào những việc làm của mọi người để chuẩn bị đón Tết ?
a. Đãi đỗ, rửa lá dong, gói bánh.
b. Mổ thịt lợn.
c. Gieo mạ , dẫn nước vào ruộng.
d. Đánh bóng các đồ thờ. Quét vôi , sửa sang đình làng.
đ.Mua sắm các món ăn đặc trưng ngày Tết.
e. Đánh gộc tre để đun bánh chưng.
g. Mua cành đào, mua hoa thờ.
h. Bày biện mâm ngũ quả.
i. Treo cờ ở đình, treo phướn ở chùa.
k. Giết thịt vịt.
l. Học sinh nghỉ học.
m. Tắm tất niên bằng lá mùi già.
n. Giặt chăn chiếu, quần áo, làm vệ sinh, dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa.
o. Trồng cây.
Ô. Đốt pháo.
Ơ. Người đi làm xa trở về làng.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
1. Tìm câu kể trong đoạn văn sau và cho biết mỗi câu dùng để làm gì?
Tết lại sắp đến rồi. Làng tấp nập vui như hội. Mấy cây đào ngoài đền đã phất phơ mấy bông hoa màu hồng mỏng tang. Cây mận bố trồng kỉ niệm ngày tôi ra đời, hoa đã trắng muốt. Ông thủ từ đã đánh bóng các đồ thờ. Nhà chùa đã đóng oản, mỗi phẩm oản đặt trên một cái lá mít cắt tròn. Tường hoa ngoài đình đã quét vôi trắng lốp.
2. Đặt từ 3 đến 4 câu để:
a. Kể một việc em làm trong ngày Tết.
b. Nói lên niềm vui của em khi Tết đến.
c. Miêu tả cảnh phố em trong ngày Tết.
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Viết một đoạn văn kể về một phong tục Tết tốt đẹp mà em biết.
2. Viết một đoạn văn có câu mở đầu như sau:
	Không khí mùa xuân thật náo nức .
ĐỀ 17
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:
HỌA SĨ TÍ HON
	Hồi còn bé , lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Tôi vẽ đầy ra tường, đầy ra cửa sổ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi . Một lần, tôi tóm được một hộp phấn đựng đầy những viên tròn tròn, nho nhỏ mà mẹ không dùng đến ( mẹ tôi là cô giáo mà). Lại còn cả một quyển sổ to đùng nữa chứ. Thế là tôi bắt đầu vẽ, tôi vẽ một cách say sưa . Trước tiên tôi vẽ một con gà , đầu nó tròn xoe như cái bánh bao, mình nó dài dài, dẹt dẹt như cái bánh mì . Tôi còn vẽ cảnh tôi đang cho gà ăn. Tôi vẽ say sưa đến nỗi mẹ đi dạy về lúc nào không hay. Mẹ hỏi:
	- Chào họa sĩ tí hon! Con đang làm gì đấy?
	- Con đang vẽ. Tôi trả lời, vẫn không ngẩng đầu lên.
	Mẹ cười bảo:
	- Thế họa sĩ của mẹ đang vẽ cái gì đấy? Cho mẹ xem được không?
	Tôi nhanh nhảu chạy lại bên mẹ khoe:
	- Đây này, con vẽ nhiều ơi là nhiều, con vẽ cảnh con đang cho gà ăn này, con mặc một chiếc áo màu đỏ rực như ông mặt trời này. Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. À, con vẽ cả cảnh gia đình mình đi công viên, bố mua cho con bao nhiêu là kem  Tôi thích thú nói một thôi một hồi . Vậy mà mẹ tôi cứ rú ầm ầm như cái còi ô tô ( khi bố về, tôi kể cho bố nghe lại như vậy).
	Biết chuyện, bố ôm tôi vào lòng rồi mắng yêu:
	- Con gái bố nghịch quá! Dám vẽ linh tinh vào sổ điểm của mẹ. Ôi chao con gái bố vẽ ngộ thật ! 
	Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi vẽ linh tinh vào đấy lại là cuốn “sổ điểm ” của mẹ.
	Bây giờ thì tôi chẳng vẽ vời gì hết. Những bức vẽ hồi ấy tôi vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt chúng vào ngăn kéo nhỏ. Ngăn kéo lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.
 Theo Nguyễn Thị Yên
1. Khoanh vào chữ cái đặt trước những cảnh mà bạn nhỏ trong bài đã vẽ .
a. Bạn nhỏ đang cho gà ăn.
b. Bạn nhỏ và bố mẹ đi công viên.
c. Cô giáo và các bạn đang đi học.
d. Bố mua kem cho bạn nhỏ.
đ. Bạn Mi tóc xù.
e. Thằng Tí mắt híp bụng to.
g. Mẹ đang dạy học.
h. Bạn nhỏ đi chơi với các bạn.
2. Vì sao mẹ bạn nhỏ lại không vui khi nhìn thấy những bức tranh trong cuốn sổ to?
a. Vì đó là cuốn sổ học tập của mẹ.
b. Vì đó là cuốn sổ điểm của mẹ. 
c. Vì đó là một cuốn sổ quý hiếm, đắt tiền.
3. Câu chuyện giới thiệu với em về những điều gì?
a. Một bạn nhỏ vẽ rất đẹp.
b. Những kỉ niệm ngộ nghĩnh thời thơ ấu của một bạn nhỏ. 
c. Trẻ con thật ngây thơ và đáng yêu biết bao!
d. Đừng bao giờ nghịch ngợm vào sách vở của người lớn.
đ. Hãy học vẽ và vẽ thật nhiều.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
1. Trong đoạn văn sau , câu nào là câu kể Ai làm gì? Hãy xác định vị ngữ của những câu đó và nêu ý nghĩa của vụ ngữ.
	Hồi còn bé , lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Tôi vẽ đầy ra tường, đầy ra cửa sổ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi . Một lần, tôi tóm được một hộp phấn đựng đầy những viên tròn tròn, nho nhỏ mà mẹ không dùng đến ( mẹ tôi là cô giáo mà). Lại còn cả một quyển sổ to đùng nữa chứ. Thế là tôi bắt đầu vẽ, tôi vẽ một cách say sưa .	
2. Viết đoạn văn kể về những công việc của em trong một tiết học vẽ. Cho biết câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì?
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Em đã từng vẽ được những bức tranh đạt điểm A+ chưa ? Hãy viết một đoạn văn tả lại bức tranh mà em thấy ưng ý nhất.
2. Viết đoạn văn tả một đồ vật gắn bó nhiều kỉ niệm với em.
ĐỀ 18
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
NIỀM TIN CỦA TÔI
	Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “ lên rừng, xuống biển” . Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác.
	Cuối khóa học , thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó.
	Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi :
	- Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi !
	Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi :
	- Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy ?
	- Đó là nghề của tôi mà . Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha- cua ( Hacourt) .
	Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận cuat tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong . Tôi nín thở chờ đợi 
	- Nếu tôi là người chầm điểm , tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.
	- Gì cơ? Bà nói thật chứ ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.
	- Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.
	Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể . Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật.
	Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà , dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết.
 Nhã Khanh
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
1. Tác giả trong câu chuyện gặp khó khăn gì khi viết tiểu luận ?
a. Đề bài ra quá khó nên không biết triển khai đề tài như thế nào.
b. Nghĩ rằng mình không có khả năng viết lách.
c. Có quá ít thời gian dành cho việc viết bài.
2. Điều gì đã khiến tác giả hoàn thành bài luận?
a. Được một người bạn yêu sách giúp đỡ.
b. Được một người bạn cùng lớp giúp đỡ.
c. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn động viên.
3. Điều gì đã khiến tác giả thay đổi hẳn cuộc đời và trở thành một nhà văn ?
a. Những lời động viên khen gợi của người biên tập viên.
b. Những kiến thức thu được sau khóa học.
c. Năng lực của chính tác giả.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Hãy biết khơi gọi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng nhưngc lời động viên chân thành của mình.
b. Hãy luôn khen gợi người khác.
c. Hãy tự tin vào chính bản thân mình.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
1. Nêu rõ tác dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:
	Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “ lên rừng, xuống biển” . Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác ... “Viết bài cho mọi người đọc ” – điều này cứ ám ảnh tôi mãi. Chắc chắn tôi không thể làm tốt bài tiểu luận này . Chắc chắn cả lớp sẽ giễu cợt điểm kém của tôi.
2. Trong những trường hợp sau, các câu hỏi dùng để làm gì?
a. Tôi không biết làm cách nào để vượt qua sự bế tắc này Tôi chợt nghĩ đến một người bạn rất yêu sách. Biết đâu cô ấy có thể giúp tôi được chăng ?
b. Khi tôi dợm bước đi, bà ái ngại nhìn tôi rồi nói :
	- Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi !
	- Sao cơ ? Bà đã nghe hết câu chuyện của tôi ư ? – Tôi cảm thấy bối rối và khó chịu .
c. Bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi :
	- Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy ?
d. Cuối cùng bà cũng đọc xong . Tôi nín thở chờ đợi 
	- Nếu tôi là người chầm điểm , tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.
	- Gì cơ? Bà nói thật chứ ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.
3. Tìm các danh từ , động từ, tính từ trong đoạn văn sau :
Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận cuat tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong . Tôi nín thở chờ đợi 
	- Nếu tôi là người chầm điểm , tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.
	- Gì cơ? Bà nói thật chứ ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.
	- Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.
	Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể . Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật.	
4. Sắp xếp các từ sau vào các cột cho phù hợp :
	Viết lách, rèn luyện, căng thẳng, lo lắng, công cộng, thao thao,ái ngại, bối rối, may mắn , sẵn sàng, hồi hộp, chờ đợi, luồng điện, ám ảnh, tê cứng, ngón tay, chắc chắn, dàn ý.
Từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp
Từ láy
5. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng sau:
Tôi đã viết cuốn sách đầu tay để dành tặng riêng cho người đã khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi. 
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Viết đoạn văn tả một thứ đồ chơi dân gian mà em biết.
2. Em đã từng nhận được một món quà đặc biệt, chứa đầy tình yêu thương của người tặng . Hãy kể lại câu chuyện về kỉ niệm đó.
3. Em đã từng tự làm một món quà đặc biệt để tặng người thân. Món quà ấy làm người nhận rất ngạc nhiên và xúc động. Hãy kể lại câu chuyện ấy.
4. Viết một lá thư gửi cho người đặc biệt để nói về ước mơ của em.
ĐỀ 19
ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
HỌC ĐÀN – HÃY HỌC IM LẶNG
	Bét – to – ven ( 1770 – 1825 ) là nhạc sĩ thiên tài người Đức . Ngay từ khi còn rất nhỏ , ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc . Mỗi ngày, Bét – tô – ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn . Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào Bet-to-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.
	Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc . Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn . Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô –ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi :
	- Con thấy âm thanh lan xa tới đâu?
	- Con không thấy ạ!
	- Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan tỏa tới đâu.
	Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như lan xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan tỏa xa hơn ô cửa sổ, nó hòa với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu :
	- Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ : Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.
	Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ : Đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.
 Uyên Khuê
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Cậu bé Bét-tô-ven trong câu chuyện đã phải khổ luyện như thế nào mới thành tài?
a. Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.
b. Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ.
c. Đàn đến mức ngất xỉu.
2. Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên?
a. Vì thầy giáo muốn cậu lắng nghe hơi thở của chính mình .
b. Vì thầy giáo muốn cậu rèn luyện tính cẩn thận.
c. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh .
3. Nội dung câu chuyện này là gì?
a. Ca ngợi cậu bé Bét – tô –ven đã kiên trì khổ luyện hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài.
b. Ca ngợi thầy trò Bét – tô – ven đã kên trì tập luyện đàn .
c. Ca ngợi người thầy giáo đã dạy cho cậu bé Bét – to – ven biết lắng nghe âm thanh.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
1. Đọc đoạn văn sau , xác định các câu kể Ai làm gì? Và tìm chủ ngữ của các câu đó.
	Để mau chóng biến con mình thành thần đồng , cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc . Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc . Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét –tô – ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông . Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ooc-gan ngay.
2. Đặt câu với các từ ngữ sau để có câu kể Ai làm gì?
a. Cậu bé Bét-tô-ven
b. Thầy giáo của cậu
3. Tìm trong câu chuyện trên những từ ngữ nói lên sự tài giỏi của cậu bé Bét-tô-ven.
M. thiên tài,..
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Viết một đoạn mở bài và kết bài cho bài văn tả đồ dùng học tập mà em thích nhất.
2. Em hãy viết phần mở bài và kết bài cho bài văn tả con tò he sau đây:
.
	Được làm từ cơm nếp, những con tò he rất mềm và dẻo. Để cầm được những con tò he , người ta phải xâu vào chúng những chiếc que bằng tre . Bằng đôi bàn tay khéo léo , những người bán hàng ( theo em phải gọi là nghệ nhân mới đúng!) đã nặn ra những con tò he đủ các sắc màu, đủ các loại > Nào tò he hoa hồng, tò he ông tiên, Tôn Ngộ Không, siêu nhânCon nào cũng đẹp và sống động như thật.
.
ĐỀ 20
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN
	Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều , thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú , lớp 5B , trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc , xã Thọ Thành , huyện Yên Thành , tỉnh Nghệ An .
Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào quên được cái ngày 17 – 7 – 1990 ấy. Cô đã ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình : một hài nhi yếu ớt , nhỏ bé và thiếu hẳn đôi cánh tay . Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức tự lập từ rất sớm, tập làm mọi việc bằng đôi chân của mình . Mỗi sáng ngủ dậy , Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt . Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm , mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện,  mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần , tập viết, Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân , viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết đọc thông , viết thạo , Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn . Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp , cứng đờ.
	Vất vả , khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào. Điều đáng nói là Phù viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10 . Năm 2002, Phú đoạt giải “ vở sạch chữ đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch, vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất đối với một người không có tay như Phú. Nhìn gương mặt thông minh với đôi mắt sáng, kiên quyết của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được ước mơ của mình.
 Theo báo Thiếu niên tiền phong
KHOANH VÀO CHỮ CÁI CÓ CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG:
1. Bạn Phú trong bài đã thiếu hẳn đôi tay nhưng đã biết làm những công việc gì?
a. Tát nước, cày ruộng.
b. Bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quết nhà.
c. Xâu kim chỉ.
d. Viết chữ đẹp.
2. Phú đã gặp những khó khăn gì khi tập viết bằng chân?
a. Mùa hè , mồ hôi nhỏ xuống làm nhòe vở, mùa đông, chân tê cứng vì lạnh.
b. Hay bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.
c. Tất cả những khó khăn ở hai ý trên.
3. Phú đã đoạt được những thành tích gì trong học tập ?
a. Đoạt giải Học sinh giỏi toán.
b. Đoạt giải thi đấu thể thao.
c. Là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập , rất giỏi toán, đoạt giải “ vở sạch chữ đẹp”.
4. Nội dung câu chuyện này là gì?
a. Ca ngợi bạn Nguyễn Minh Phú giàu nghị lực mặc dù thiếu hẳn đôi tay nhưng vẫn chăm làm, học giỏi và viết chữ đẹp.
b. Ca ngợi đôi bàn chân khéo léo của bạn Nguyễn Minh Phú.
c. Ca ngợi tài viết chữ đẹp của bạn Nguyễn Minh Phú.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
1. Tìm các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu đó:
Mỗi sáng ngủ dậy , Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt . Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm , mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện,  mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần , tập viết, Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân , viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch.
2. Viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về việc “ rèn chữ - giữ vở ” của em trong đó có dùng kiểu câu Ai làm gì ?
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Dựa vào cách viết như trên, em hãy viết một bài nói về một tấm gương tiêu biểu mà em biết.
2. Hãy kể về những đổi mới của trường ( lớp) em trong năm học này.
ĐỀ 21
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
“ PHÁT MINH ” TỪ RÃNH NƯỚC
	Nhà nghèo, đi làm thuê nhổ cỏ, cắt lúa nhiều hơn ngồi học, thế mà “ đùng một cái”, Lê Thế Trung ( lớp 11 M3 , trường Trung học phổ thông Mỹ Hưng, huyện Mỹ Tú , tỉnh Sóc Trăng ) đoạt giải Nhì Quốc gia cuộc thi “ Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước ”. Tin ấy đã làm xôn xao không chỉ ở một xã vùng sâu.
	Chính cái tính “ gặp cái lạ thì thắc mắc , tìm hiểu ” đã giúp Trung đoạt giải Nhì trong cuộc thi cấp quốc gia này. Nhà dì của Trung nuôi trên cả chục con heo, mỗi lần qua cắt rau muống cho heo ăn, Trung để ý thấy rãnh nước cạnh chuồng heo nhà dì ít hôi và trong hơn nhiều so với rãnh nước cạnh chuồng heo nhà mình, mặc dù số lượng heo nhà dì gắp hàng chục lần heo nhà Trung. Quan sát , Trung thấy nguyên nhân dẫn tới điều khác nhau này chính là rãnh nước nhà dì có rất nhiều cây thủy trúc và rau chai, còn rãnh nước nhà mình thì không.
	Trung tức khắc trồng cây thủy trúc và rau chai ở rãnh nước nhà mình. Thực tế đã chứng minh những điều Trung nghi ngờ là đúng. Để kiểm chứng một lần nữa cho chắc ăn, Trung mượn trường một số dụng cụ thí nghiệm. Đúng một tuần, Trung hồi hộp kiểm tra kết quả, và “ nhà nghiên cứu” rất vui mừng với kết quả thu được . Trung nghĩ, hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, nếu đem những điêù mình đã khám phá ứng dụng vào cuộc sống thì sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Trung làm một bể chứa nước thải và bể này được hút bùn định kì . Nước thải sẽ chảy ra mương trồng rau dừa, rau ngổ, sau đó tiếp tục sang mương trồng thủy trúc, rau chai trước khi đổ ra sông... Từ thành công ở nhà mình , Trung đi phổ biến cho bà con ở khắp xã để mọi người làm theo.
	Cùng lúc đó, Trung hay tin Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng tổ chức cuộc thi nên đã gửi đề tài “ Dùng thủy trúc , rau chai xử lí nước thải trong sinh hoạt ” dự thi. Và đề tài của cậu đã đoạt giải Nhất.
	Trung tâm sự : “ Cuộc sống xung quanh mình có rất nhiều cái hay, cái lạ. Trung sẽ cố gắng tìm tòi, “ g

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 Cach viet ten nguoi ten dia li Viet Nam_12173148.doc