Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, sự phát triển năng động của nền kinh tế thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về giáo dục và đào tạo con người cho mỗi quốc gia. Vì vậy, việc vận dụng những phương pháp dạy học mới để chuyển tải nội dung bài học đến học sinh một cách có hiệu quả, kích thích tư duy, sự hứng thú của học sinh đối với môn học là hết sức cần thiết.
Bản thân tôi luôn trăn trở giảng dạy những nội dung GDCD như thế nào cho có hiệu quả ? Đây là điều không đơn giản đối với học sinh lớp 10 - lứa tuổi vừa mới chuyển từ THCS lên THPT - hiểu được những nội dung GDCD lớp 10 là một vấn đề khó khăn. Vận dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào giảng dạy là một cách để khắc phục khó khăn đó.
Để giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức môn GDCD một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, kích thích tính tư duy logic, và làm cho bộ não luôn hoạt động. Tôi và học sinh cùng chuẩn bị một số đồ dùng trực quan liên quan đến bài học nhằm thiết kế và tổ chức dạy học bằng sử dụng đồ dùng trực quan. Giáo viên sử dụng phương pháp học tập theo đồ dùng trực quan giúp học sinh hiểu nhanh hơn, nhớ lâu hơn, giảm bớt ghi nhớ máy móc thông tin kiến thức mới thông qua những đồ dùng rất sinh động.
NG TRỰC QUAN. Người nghiên cứu: Võ Thị Ninh Giáo viên môn: Giáo dục công dân Năm học: 2014 - 2015 I. TÓM TẮT Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, sự phát triển năng động của nền kinh tế thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về giáo dục và đào tạo con người cho mỗi quốc gia. Vì vậy, việc vận dụng những phương pháp dạy học mới để chuyển tải nội dung bài học đến học sinh một cách có hiệu quả, kích thích tư duy, sự hứng thú của học sinh đối với môn học là hết sức cần thiết. Bản thân tôi luôn trăn trở giảng dạy những nội dung GDCD như thế nào cho có hiệu quả ? Đây là điều không đơn giản đối với học sinh lớp 10 - lứa tuổi vừa mới chuyển từ THCS lên THPT - hiểu được những nội dung GDCD lớp 10 là một vấn đề khó khăn. Vận dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào giảng dạy là một cách để khắc phục khó khăn đó. Để giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức môn GDCD một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, kích thích tính tư duy logic, và làm cho bộ não luôn hoạt động. Tôi và học sinh cùng chuẩn bị một số đồ dùng trực quan liên quan đến bài học nhằm thiết kế và tổ chức dạy học bằng sử dụng đồ dùng trực quan. Giáo viên sử dụng phương pháp học tập theo đồ dùng trực quan giúp học sinh hiểu nhanh hơn, nhớ lâu hơn, giảm bớt ghi nhớ máy móc thông tin kiến thức mới thông qua những đồ dùng rất sinh động. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn hai lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, lớp 10C2 là lớp đối chứng do cô Nguyễn Thị Hường giảng dạy. Lớp 10C12 là lớp thực nghiệm do tôi giảng dạy. Lớp thực nghiệm chọn giải pháp thay thế là sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy một số bài GDCD 10. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp dạy học theo đồ dùng trực quan đã tạo được hứng thú và nâng cao kết quả học tập GDCD 10 cho học sinh. Đổi mới trong giáo dục không chỉ là đổi mới về nội dung tri thức mà trọng tâm là đổi mới về mặt phương pháp nhằm hướng người học có thể lĩnh hội, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Việc nghiên cứu thành công đề tài mang một ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần không nhỏ giúp giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Nguyễn Huệ thưc hiện tốt sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. II. GiỚI THIỆU 1. Hiện trạng - Đa số học sinh học yếu, thụ động, coi thường xem nhẹ môn học. Bên cạnh đó vẫn còn số ít giáo viên chưa tâm huyết với nghề, giảng dạy theo phương pháp cũ nên không hấp dẫn, thu hút học sinh học tập. - Kết quả học tập và sự hứng thú của học sinh đối với môn GDCD những năm qua ở trường THPT Nguyễn Huệ còn chưa tốt. Một trong những nguyên nhân chính là giáo viên chưa linh hoạt trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. - Thực tế đã chứng minh sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học để chuyển tải nội dung bài học đến học sinh một cách có hiệu quả, kích thích tư duy, sự hứng thú của học sinh đối với môn học. - Đổi mới phương pháp dạy học bằng sử dụng đồ dùng trực quan là một giải pháp tích cực, phù hợp, tính hiệu quả và khả thi cao với đặc thù của trường THPT Nguyễn Huệ. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: Tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn GDCD 10 cho học sinh trường THPT Nguyễn Huệ bằng sử dụng đồ dùng trực quan. 2. Giải pháp thay thế - Sử dụng dạy học bằng đồ dùng trực quan thông qua các dụng cụ như các loại trái cây, cây, hình ảnh, tranh ảnh, có liên quan đến bài dạy kết hợp với một số phương pháp dạy học khác. - Sử dụng các phần mềm soạn bài giảng điện tử và các phần mềm hỗ trợ dạy học khác qua các hình ảnh trực quan trong giáo án Powerpoint. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học đã có nhiều công trình được công bố mà tác giả được biết là: - “Sơ đồ và biểu đồ về chủ nghĩa duy vật biện chứng” của tác giả Vlaxôva và Ivanốp, NXB sgk Mác - Lênin, 1986. - “Các phương tiện trực quan trong giảng dạy triết học” do tập thể viện nâng cao trình độ trường Đại học Tổng hợp Matxcơva soạn thảo, NXB sgk Mác - Lênin, 1983. Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu xung quanh vấn đề này, tiêu biểu như: - “Vấn đề trực quan trong dạy học”, Phan Trọng Ngọ (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. - “Quy trình sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hóa nhận thức của học sinh trong giờ học ở trường THCS”, Phan Minh Tiến, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, tháng 10/1998. - “Tập mô hình hóa kiến thức cơ bản của giáo trình các bộ môn khoa học Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2005. - “Phương pháp trực quan trong giảng dạy GDCD”, Giáo trình phương pháp giảng dạy GDCD ở trường THPT, Khoa GDCT, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003. Ngoài ra, còn một số bài viết khác ít nhiều có bàn đến phương pháp dạy học trực quan. Tuy nhiên, những công trình này tùy theo những mục đích nghiên cứu mà đề cập đến vấn đề này ở các góc độ khác nhau, chỉ nói chung chung về việc sử dụng phương pháp trực quan nhưng chưa đề cập vào một bài học hay một trường THPT cụ thể trong giảng dạy GDCD lớp 10. Kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước, tôi tiếp tục nghiên cứu và bước đầu thiết kế một số bài học trong sách giáo khoa GDCD lớp 10 theo hướng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan. 3. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu - Vấn đề nghiên cứu: Sử dụng đồ dùng trực quan cho môn GDCD 10 ở trường THPT Nguyễn Huệ có tạo được hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh hay không? - Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng đồ dùng trực quan cho môn GDCD 10 ở trường THPT Nguyễn Huệ có tạo được hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu - Giáo viên: Tác giả đề tài – Võ Thị Ninh - Học sinh: Lớp đối chứng: 10C2 tổng số học sinh là 33 do cô Nguyễn Thị Hường giảng dạy Lớp thực nghiệm: 10C12 tổng số học sinh là 33 do tôi cô Võ Thị Ninh giảng dạy Tôi chọn hai lớp trên có nhiều điểm tương đồng về sĩ số, giới tính, dân tộc, học lực với mong muốn sẽ tìm được giải pháp tác động phù hợp nhằm giúp đỡ các học sinh nâng cao kết quả và tạo hứng thú học tập. 2. Thiết kế Tôi chọn tất cả học sinh của hai lớp 10C2, 10C12 trường THPT Nguyễn Huệ để khảo sát trước và sau tác động. Điểm kiểm tra trước và sau tác động của hai lớp được lấy như sau: - Điểm bài kiểm tra 1 tiết học kì I làm bài kiểm tra trước tác động - Khảo sát mức độ hứng thú của HS trước, sau tác động đối với dạy học bằng đồ dùng trực quan. - Điểm bài thi học kỳ I và bài kiểm tra 1 tiết ở học kỳ II làm bài kiểm tra sau tác động. Bảng 1: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra của hai lớp Điểm trung bình Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Bài kiểm tra 1 tiết HKI 5,9 5,9 Bài thi HKI 7,1 7,7 Bài kiểm tra 1 tiết HKII 7,5 8,2 Tổng trung bình 6,8 7,3 Bảng 2: Kiểm tra trước và sau tác động với 2 nhóm tương đương Lớp Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 10 C12 (N = 33 ) O1 Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học O3 Đối chứng 10C2 (N = 33) O2 Giáo viên không sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học O4 3. Quy trình nghiên cứu GV chuẩn bị bài giảng - Lớp đối chứng 10C2: Dạy học không sử dụng đồ dùng trực quan, bài giảng được soạn theo các phương pháp truyền thống, thường dùng. - Lớp thực nghiệm 10C12: Thiết kế bài dạy theo đồ dùng trực quan có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học (tùy theo bài); sử dụng phần mềm Powerpoint và một số phần mềm tính toán khác để thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức thảo luận và hoạt động nhóm. Tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng - Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 10C12 và dạy đối chứng ở lớp10C2 theo thiết kế. Bước 1: Giáo viên sử dụng những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về các hình ảnh, trái cây, tranh ảnh, các thiết bị kĩ thuật,( giáo án Powerpoint )... và nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của học sinh. Bước 2: Giáo viên trình bày các nội dung theo đồ dùng trực quan, hình ảnh, trái cây, tranh ảnh, các thiết bị kĩ thuật, sơ đồ, tiến hành trình chiếu các thiết bị kĩ thuật,( giáo án Powerpoint )... Bước 3: Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày lại, giải thích nội dung hình ảnh, tranh ảnh, sơ đồ,.. trình bày những gì thu nhận được qua quan sát. Bước 4: Từ những chi tiết, thông tin học sinh thu được qua sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà đồ dùng trực quan cần chuyển tải. - Để thực hiện bốn bước trên giáo viên tổ chức cho học sinh chuẩn bị một số dụng cụ ở nhà mang đến lớp. Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân/nhóm học sinh phải làm việc cụ thể từng nội dung bài học, chuẩn bị bài cũ, các kiến thức liên quan nhằm giúp cho học sinh tiếp nhận tri thức mới logic và khoa học. - Dựa trên đồ dùng trực quan ( học sinh và giáo viên cùng chuẩn bị), GV giảng giải, hướng dẫn học sinh tự ghi nội dung bài học theo cách hiểu của mình có hiệu quả nhờ các giác quan và thao tác của tư duy. - Hướng dẫn học sinh tiếp cận với cách học mới sáng tạo và hiệu quả bằng sử dụng đồ dùng trực quan: Dựa trên các đồ dùng trực quan đã chuẩn bị và thông qua các giác quan các em tự rút ra kiến thức của bài học. Bảng 3: Khung thời gian tác động với nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. STT Môn Tiết theo PPCT Tên bài dạy Ngày dạy đối chứng Ngày dạy thực nghiệm 1 GDCD 9 Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng 20/10/2014 23/10/2014 2 GDCD 10 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 27/10/2014 30/10/2014 3 GDCD 13 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội 17/11/2014 27/11/2014 4 GDCD 24 Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình 09/02/2015 12/02/2015 3. Đo lường và thu thập dữ liệu 1. Xây dựng công cụ đo lường. - Thang đo dịnh danh: Theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ. - Thang định hạng: Theo thứ bậc, trật tự. - Thang định tỉ lệ: đánh giá bằng số, biểu đồ. 2. Thu thập dữ liệu - Chuẩn bị phiếu điều tra trước, sau khi tác động ở lớp thực nghiệm. 3. Sử dụng công cụ đo/ bài kiểm tra (bình thường trên lớp) bài kiểm tra 1 tiết, bài thi học kỳ, phiếu điều tra. 4. Kiểm chứng độ giá trị bằng cách kết hợp với giáo viên tham gia nghiên cứu. 5. Kiểm chứng độ tin cậy bằng phương pháp kiểm tra nhiều lần, qua phiếu điều tra và qua phân tích T-Test độc lập. - Chọn phép kiểm chứng T-Test độc lập tính giá trị p, tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) trước tác động và sau tác động. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ - Bảng mức độ hứng thú của học sinh trước tác động đối với sử dụng đồ dùng trực quan. Số HS được khảo sát Số học sinh Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Bình thường 33 5 3 22 3 - Bảng mức độ hứng thú của học sinh sau tác động đối với sử dụng đồ dùng trực quan. Số HS được khảo sát Số học sinh Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Bình thường 33 15 13 2 3 Số học sinh Mức độ Mức độ Biểu đồ so sánh mức độ hứng thú trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm. - Qua phiếu điều tra từ học sinh lớp 10C12 tôi giảng dạy hỏi về tác dụng của đồ dùng trực quan thì gần 100% trả lời: Giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn. Về tiết dạy sử dụng giáo án (Power Point) thì 100% học sinh trả lời: Giúp các em hiểu biết rộng hơn từ những hình ảnh các em được nhìn thấy mà trong các giờ học truyền thống không có được. - Bảng mức độ mong muốn của học sinh đối với việc được giảng dạy bằng sử dụng đồ dùng trực quan. Số HS được khảo sát Số học sinh Rất muốn Muốn Không quan tâm 33 17 15 1 - Bảng mức độ đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với việc được giảng dạy bằng sử dụng đồ dùng trực quan. Số HS được khảo sát Số học sinh Đánh giá cao Đánh giá vừa phải Đánh giá thấp 33 28 4 1 - Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động. Điểm trung bình Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Trước tác động 5,9 5,9 Sau tác động 1 7,1 7,7 Sau tác động 2 7,5 8,2 Tổng trung bình 6,8 7,3 - Bảng tổng hợp kết quả trước và sau tác động. Lớp Trước tác động Sau tác động Lớp đối chứng 5,9 7,3 Lớp thực nghiệm 5,9 8,0 So sánh Chất lượng lớp đối chứng và lớp thực nghiệm như nhau Chất lượng lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng 0,7 điểm - Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra trước và sau tác động theo tiêu chí Cohen. TTĐ Sau TĐ1 Sau TĐ2 p= 0.16726 0.02695 0.00002 Sau khi TĐ1 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Điểm trung bình 7.1 7.7 Độ lệch chuẩn 0.99 0.52 Giá trị p của T-test 0.02695 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.60606 Sau khi TĐ2 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Điểm trung bình 7.5 8.2 Độ lệch chuẩn 0.69 0.49 Giá trị p của T-test 0.00002 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1.01449 - Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điểm Điểm Lớp Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Nhận xét chung: - Trong thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài này tôi thấy kết quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại kết quả khả quan hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Nhờ sử dụng đồ dùng trực quan và công nghệ thông tin mà các em nắm bắt kiến thức nhanh hơn, hiểu biết sâu rộng hơn về nội dung bài học và kết quả học tập của các em được nâng cao rõ rệt qua các bài kiểm tra. - Khi GV tác động đến việc học tập môn GDCD cho học sinh lớp 10 một cách khôn khéo về sử dụng đồ dùng trực quan sẽ tạo được hứng thú cao cho các em; từ đó, làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường THPT Nguyễn Huệ. - Ngược lại, GV vẫn sử dụng các phương pháp dạy học cũ thì không kích thích được hứng thú và không nâng cao được chất lượng dạy và học. Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng: Sử dụng đồ dùng trực quan cho môn GDCD 10 ở trường THPT Nguyễn Huệ có tạo được hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh. V. BÀN LUẬN - Để thực hiện phương pháp này có hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian chuẩn bị, giáo viên cần tính toán kĩ, để phù hợp với thời lượng đã quy định, phải thực hiện linh hoạt để tránh “cháy giáo án” - Khi giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là khi quan sát tranh ảnh, các sile, nếu giáo viên không định hướng cho học sinh quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng học sinh sa đà vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng, làm phân tán chú ý của học sinh, dẫn đến học sinh không lĩnh hội được những nội dung chính của bài học. - Học sinh và giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng trực quan cho mỗi tiết học. Đặc biệt phải có kĩ năng quan sát và tư duy nhạy bén để chuẩn bị được đồ dùng trực quan dễ kiếm tìm, gần gũi trong đời sống hằng ngày. Đồ dùng càng sinh động, cụ thể, gần gũi thì càng thu hút được sự chú ý của học sinh và hiệu quả càng cao. - Sử dụng phương pháp trực quan không đơn thuần là giáo viên chỉ đưa ra các phương tiện trực quan mà phải dùng các phương pháp dạy học khác như phân tích, tổng hợp, giảng giải, chứng minh, so sánh, để hướng dẫn học sinh sút ra kết luận. Không làm được điều đó thì việc sử dụng phương pháp trực quan sẽ không đạt được hiệu quả. Những tri thức mà học sinh thu nhận được có thể vận dụng ngay vào cuộc sống của mình. - Khó khăn lớn là làm thế nào để lựa chọn được những đồ dùng trực quan phù hợp, tiêu biểu để có thể nâng cao khả năng khái quát, vận dụng của học sinh. Làm được điều này học sinh sẽ nắm vững, hiểu sâu sắc hơn tri thức của môn học, có cách nhìn nhận, đánh giá đúng, vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh cuộc sống, thấy được vai trò, ý nghĩa của tri thức bộ môn đối với hoạt động thực tiễn. VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận: - Sử dụng đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như tranh ảnh, sơ đồ, bức tranh, hình vẽ, các loại trái cây, cây...Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của học sinh, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo viên, học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp học sinh học tập được những thao tác mẫu của giáo viên từ đó hình thành kĩ năng cần thiết. - Sử dụng đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức . Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, đồ dùng trực quan còn phát triển kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh - Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học giúp cho học sinh tư duy, sáng tạo, biết làm việc nhóm, kích thích hoạt động trí não, biết lựa chọn và chuẩn bị các đồ dùng trực quan hợp lí, dễ tìm kiếm. Từ đó, học sinh có thể áp dụng cách học theo sử dụng đồ dùng trực quan cho các bài trong SGK. - Học sinh rất hứng thú trong học tập, dễ hiểu bài, nhớ lâu, hợp tác với giáo viên và kết quả các bài kiểm tra được nâng cao nhờ sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học. Việc cho các em quan sát đồ dùng trực quan rồi các em tự rút ra những nhận xét, tiếp thu tri thức linh hoạt tránh được tình trạng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, rập khuôn. - Đồ dùng trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc dạy - học, nó giúp học sinh hình thành nhanh chóng và vững chắc những kỹ năng và kỹ xảo lời nói; dụng cụ trực quan không chỉ giúp học sinh hiểu và ghi nhớ ngữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, ngoài ra nó còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tổng hợp: nghe, nói, trình bày và viết bài. Nhờ có đồ dùng trực quan mà giờ học sinh động và hiệu quả hơn, học sinh hiểu biết nhanh và chắc hơn kiến thức. - Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học cần chú ý các nguyên tắc: + Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với từng bài học. + Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan, phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh. + Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan, đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan (miêu tả đồ vật, hình ảnh...) + Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau. Loại đồ dùng trực quan được sử dụng nhiều trong dạy học là vật mẫu, hình ảnh, tranh ảnh, sơ đồ, ... Trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kĩ (nắm chắc nội dung, ý nghĩa của từng loại phục vụ cho nội dung nào của giờ học,...). Trong khi giảng cần xác định đúng thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan + Loại đồ dùng trực quan được giáo viên sử dụng riêng cho học sinh trong giờ học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng tốt loại đồ dùng trực quan này: quan sát kĩ, tìm hiểu sâu sắc nội dung, hoàn thành các bài tập chứ không phải "can" theo sách. + Việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. + Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lý để có thể khai thác tối đa kiến thức từ các đồ dùng trực quan. Cần chuẩn bị câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh quan sát và tự khai thác kiến thức. Khuyến nghị: - Đối với cấp lãnh đạo: + Cần chỉ đạo và kiểm tra nghiêm khắc về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. + Cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu hoặc màn hình ti-vi rộng có bộ kết nối cho nhà trường. + Cần quan tâm hơn nữa đến bộ môn GDCD trong trường học. + Tạo mọi điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn bằng việc tự học và rèn luyện. - Đối với giáo viên: + Phải có ý thức cao trong việc tìm tòi, sưu tập và tâm huyết với nghề, với mỗi bài giảng của mình trước học sinh. + Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin mỗi một giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học hỏi và tiếp cận những phương tiện dạy học hiện đại. + Phải có trình độ chuyên môn vững vàng để hiểu rõ tri thức bộ môn cần truyền đạt đến học sinh những vấn đề gì? Truyền đạt như thế nào? Tri thức đó giáo dục học sinh điều gì? Phải có trình độ khoa học cơ bản tức là phải hiểu kiến thức của các bộ môn khoa học khác được giảng dạy trong trường THPT. + Nắm bắt kịp thời các vấn đề xã hội đang diễn ra từ đó có thể xác định, lưạ chọn những dụng cụ trực quan nào có liên quan đến bài giảng của mình để sử dụng đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức. + Phải nắm rõ trình độ, khả năng nhận thức của học sinh để sử dụng phù hợp. + Phải linh hoạt trong việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của các phương pháp dạy học truyền thống trong đó có phương pháp dạy học bằng sử dụng đồ dùng trực quan. + Biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo phần mềm Word, Powerpoint. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên), Góp phần dạy tốt, học tốt môn GDCD ở trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001. 2. Phùng Văn Bộ, Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học, NXB Giáo dục, 2001. 3. Vương Tất Đạt (chủ biên), Phương pháp giảng dạy GDCD, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội, 1994. 4. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên), Vấn đề trực quan trong dạy học, Tập1, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000. 5. Nguyễn Như Thơ, Sử dụng sơ đồ, biểu đồ trong giảng dạy triết học, Tạp chí giáo dục, Số 123, tháng 10 năm 2005, trang 16 - 17. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác - LêNin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, sgk GDCD 10, NXB Giáo dục, 2006. 8. Th.s Kiều Văn Bức, Th.s Lê Thị Quỳnh Hương, “Bài giảng - Tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - tháng 08/2010”, Sở giáo dục Khánh Hòa tổ chức. 9. Mạng internet: www.giaoan.violet.vn, www.youtube.com. 10. Một số đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứn
Tài liệu đính kèm: