Câu 1: (5 điểm)
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội của các nước châu Phi từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Câu 2: (7 điểm)
Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là gì? Nêu tên một số tổ
chức của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam?
Câu 3: (5 điểm)
Phân tích sự phân hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
để thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp.
TaiLieu.VN Page 1 ĐỀ 1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: SỬ 9 Thời gian: 150 phút Phòng GD & ĐT Thanh Oai Câu 1: (5 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội của các nước châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Câu 2: (7 điểm) Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là gì? Nêu tên một số tổ chức của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam? Câu 3: (5 điểm) Phân tích sự phân hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất để thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp. Câu 4: (3 điểm) Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, em hãy nêu rõ mặt tích cực và mặt hạn chế của phong trào đấu tranh do tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức Việt Nam lãnh đạo từ năm 1919 đến năm 1926. Theo bảng sau: Phong trào Mặt tích cực Mặt hạn chế ---------------------------------------------Hết----------------------------------------------- TaiLieu.VN Page 2 HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9(năm học: 2012 – 2013) Câu Đáp án Điểm 1 (5đ) * Học sinh trình bày được những nét lớn của các nước châu Phi với các ý chính sau: - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn vùng khác trong lục địa. Khởi đầu là cuộc binh biến tháng 7-1952 của các sĩ quan yêu nước do Đại tá Nát-xe chỉ huy. Cuộc binh biến này đã lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai Cập ngày 18-6-1953. - Tiếp đó là thắng lợi của cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân An-giê-ri nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc. - Năm 1960 được gọi là “ Năm châu Phi ” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền. - Các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tựu. Nhưng những thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt của châu Phi . Nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo lạc hậu. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định. Đó là các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành. - Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đã tích cựu tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết xung đột khắc phục các khó khăn về kinh tế nhằm xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu 1 1 1 1 1 TaiLieu.VN Page 3 2 (7đ) * Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc: - Từ ngày 25-4 đến 26-6-1945 theo sáng kiến của Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hội nghị đại biểu 50 nước họp tại Xan Phran-xi- xcô (Mĩ) đã thông qua Hiến Chương Liên hợp quốc và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc. - Mục đích hoạt động của Liên hợp quốc: + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. + Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. + Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. - Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc: + Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. + Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, TQuốc. * Một số tổ chức của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam: - WHO: Tổ chức y tế Thế giới. - PAM: Chương trình lương thực. - UNICEF: Quỹ nhi đồng. - UNESCO: Tổ chức văn hóa Giáo khoa học. - FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 TaiLieu.VN Page 4 3 (5đ) Học sinh nêu và phân tích sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc sau chiến tranh thế giới thứ nhất: - Giai cấp địa chủ phong kiến chia làm hai bộ phận: Phần lớn địa chủ phong kiến đầu hàng làm tay sai cho Pháp, cũng còn bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước nên đã tham gia phong trào cách mạng khi có điều kiện. - Giai cấp tư sản: Mới ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, còn nhỏ bé yếu ớt nhưng cũng phân hóa thành hai bộ phận. Tư sản mại bản: Quyền lợi gắn chặt với lợi ích kinh tế của tư bản thực dân. Phần lớn các nhà tư sản Việt Nam là tư sản dân tộc đứng ra kinh doanh độc lập ; họ bị tư bản Pháp và tư sản ngoại kiều chèn ép. Vì thế, để tồn tại và phát triển, các nhà tư sản dân tộc đã cố kết với nhau trong kinh doanh, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, chống đế quốc và phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp. - Giai cấp tiểu tư sản: Ngày càng đông đảo, được kết hợp một cách lỏng lẻo bởi ba bộ phận: Trí thức, tiểu thương và thợ thủ công. Đặc điểm chung của họ là thị dân, sở hữu một ít tư liệu sản xuất là vốn và chất xám. Họ bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản, thất nghiệp. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ từ nước ngoài nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. - Giai cấp nông dân: Chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề bằng sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, tạp dịch, cướp đoạt ruộng đất. Họ bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. - Giai cấp công nhân: Ra đời trước chiến tranh thế giới thứ nhất, phát triển nhanh sau chiến tranh, phần lớn tâp trung ở các vùng mỏ, đồn điền cao su và các thành phố công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn-Chợ Lớn. Giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam...Trên cơ sở đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc. 1 1 1 1 1 TaiLieu.VN Page 5 4 (3đ) Phong trào Mặt tích cực Mặt hạn chế Phong trào do tư sản dân tộc lãnh đạo: Chấn hưng nội hóa, chống độc quyền Sài Gòn và xuất khẩu gạo, đấu tranh bằng báo chí, thành lập Đảng Lập hiến. Đã có cố gắng trong việc đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài. Đòi một số quyền lợi về kinh tế và quyền tự do dân chủ, mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân, sắn sàng thỏa hiệp với Pháp khi chúng ban phát cho một số quyền lợi. Phong trào do tiểu tư sản trí thức lãnh đạo: Xuất bản báo chí, thành lập Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên; mưu sát toàn quyền Pháp; đòi thả Phan Bội Châu; để tang Phan Châu Trinh. Chống áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ; thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá những tư tưởng cách mạng. Chưa có chính đảng lãnh đạo nên còn ấu trĩ, xốc nổi. 1,5 1,5
Tài liệu đính kèm: