ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 6
CHƯƠNG 2: CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN
NĂM HỌC: 2017-2018
Môn thi: SINH HỌC
Câu 1. Trình tự của phương pháp nghiên cứu ở Menđen là
(1). Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều cặp tính trạng.
(2). Phân tích kết quả lai ở các đời F1, F2 và F3.
(3) Sử dụng toán học xác suất thống kê .
(4). Tiến hành thí nghiệm để chứng minh giả thuyết
(5). Dùng phương pháp tự thụ phấn để tạo ra dòng thuần.
(6). Đưa ra giả thuyết và giải thích giả thuyết của mình.
A. (5)->(2)->(1)-> (3)->(6)->(4). B. (5)->(6)->(2)-> (3)->(1)->(4).
C. (5)->(1)->(2)-> (3)->(6)->(4). D. (5)->(1)->(3)-> (1)->(6)->(4).
Câu 2. Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng ở cây đậu Hà lan, Menđen cho rằng:
(1). tính trạng trội là tính trạng xuất hiện liên tục ở các thể hệ.
(2). tính trạng lặn là tính trạng không có ở F1, mà luôn xuất hiện ở F2 với số lượng nhiều.
(3). cây hoa đỏ ở F1 luôn có kiểu gen dị hợp.
(4). trong số các cây hoa đỏ ở F2, có 1/4 cây có kiểu gen đồng hợp.
(5). trong số các cây ở F2, có 1/2 số cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp.
(6). trong số cây ở F2, khi lớn lên sẽ cho 2 loại hoa đỏ và vàng với tỉ lệ 3: 1.
Số thông tin chính xác ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
lệ kiểu gen F1= F2 = AaBb = 1/2.1/2 = 1/4 (6).Đúng, Số dòng thuần = 2n =22 = 4 = (AABB; Aabb; aaBB; aabb = 1/16= 6,25%). Câu 13. Cho phép lai (P) : ♂ AaBbddEE x ♀AaBbDdEe. Các gen trội đều hoàn toàn, giảm phân bình thường. Theo lý thuyết hãy dự đoán ở F1, số thông tin chưa chính xác ? (1). Có 8 loại kiểu hình tương ướng với 36 loại kiểu gen. (2). Tỉ lệ kiểu gen giống ♀ là 6,25%. (3). Tỉ lệ kiểu hình giống ♂ là 3/32. (4). Tỉ lệ kiểu hình có 3 tính trạng lặn chiếm 1/32. (5). Tỉ lệ kiểu hình có 4 tính trạng trội chiếm 3/32. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. (1).Đúng. Kiểu hình = 2.2.2.1 = 8; Kiểu gen = 3.3.2.2 = 36. (2).Đúng. Tỉ lệ kiểu gen giống ♀ AaBbDdEe = 1/2.1/2.1/2.1/2 = 1/16 = 6,25%. (3). Sai. Tỉ lệ kiểu hình giống ♂ = 3/4.3/4. 1/2.1 = 9/32. (4). Đúng. Tỉ lệ kiểu hình có 3 tính trạng lặn aabbdd = 1/4.1/4.1/2= 1/32. (5). Sai. Tỉ lệ kiểu hình có 4 tính trạng trội chiếm A-B-D-E- = 3/4.3/4.1/2.1 =9/32. Câu 14. Cho các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai đời con cho 4 loại kiểu hình. Biết rằng tính trội là hoàn toàn, giảm phân xãy ra bình thường. (1). AaBb x aabb. (2). Aabb x aaBb. (3). AaBb x AaBb. (4). AaBB x AABb. (5). AABb x aabb. (6) AaBbdd x aaBbDD A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. (1). AaBb x aabb = 2.2 = 4 (2). Aabb x aaBb = 2.2 = 4 (3). AaBb x AaBb= 2.2 = 4 (4). AaBB x AABb = 1.1 = 1 (5). AABb x aabb =1.2 =2 (6) AaBbdd x aaBbDD =2.2.1 = 4 Câu 15. Cho phép lai (P): ♂AaBbDd x ♀AaBbdd. Các tính trạng đều trội không hoàn toàn, không có đột biến, giảm phân bình thường. Theo lý thuyết ở F1, có bao nhiêu nhận định đúng? (1). Tỉ lệ cá thể có kiểu hình trung gian chiếm 1/8. (2). Tỉ lệ cá thể có kiểu hình giống mẹ là 1/8. (3). Xuất hiện 8 kiểu hình và 18 kiểu gen khác nhau. (4). Tỉ lệ kiểu hình 2 tính trạng trội 1 tính trạng lặn là 1/16 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. (1).Đúng. Tỉ lệ cá thể có kiểu hình trung gian = 1/2.1/2.1/2=1/8 (2).Đúng. Tỉ lệ cá thể có kiểu hình giống mẹ = 1/2.1/2.1/2=1/8 (3). Sai. Kiểu hình = 3.3.2 = 18; Kiểu gen = 3.3.2=18 (4). Đúng. Tỉ lệ kiểu hình 2 trính trội 1/4.1/4.1/2=1/32 Câu 16. Cho phép lai (P): ♂ AaBbDdEe x ♀AaBbDdEe. Biết rằng tính trội là hoàn toàn, không đột biến, giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, ở F1. Có bao nhiêu nhận định đúng? (1). Có 16 loại kiểu hình và 81 loại kiểu gen khác nhau. (2). Có 65 loại kiểu gen dị hợp. (3). Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp chiếm 19,75% (4). Tỉ lệ kiểu hình có 2 tính trạng trội chiếm 68,35%. (5). Tỉ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính lặn chiếm 21,09 % A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. (1). Đúng. Kiểu hình = 2n = 24 = 16; Kiểu gen = 3n = 34 = 81. (2). Đúng. Tổng kiểu gen dị hợp = Tổng kiểu gen – Tổng KG đồng hợp = 3n -2n ó 34 – 24 =81-16 =65 (3). Đúng. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp = 24/34 =16/81 = 19,75% (4). Sai. Tỉ lệ kiểu hình có 2 tính trạng trội = (3/4)2.(1/4)2.C24 = 27/128 =21,09%. (5). Sai. Tỉ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính lặn= 1- (kiểu hình 4 trội) = 1 – (3/4)4 = 175/256 =68,35% Câu 17. Ở người, bệnh bạch tạng và bệnh phenylketo niệu do độ biến lặn a và b cùng nằm trên các NST thường khác nhau. Trong một gia đình bố mẹ bình thường, sinh con đầu lòng mắc cả hai loại bệnh trên. Biết rằng giảm phân bình thường, theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định đúng? (1). Xác suất sinh con bị 2 loại bệnh trên chiếm tỉ lệ 6,25%. (2). Xác suất sinh con bị bệnh bạch tạng chiếm tỉ lệ 18,75%. (3). Xác suất sinh con gái bị bệnh bạch tạng chiếm tỉ lệ 9,375%. (4). Xác suất sinh con trai có kiểu gen giống cha hoặc mẹ là 25%. (5). Xác suất sinh con gái không bị 2 loại bệnh trên chiếm tỉ lệ 56,25%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. (1). Đúng. Xác suất sinh con bị 2 loại bệnh aabb = 1/16 = 6,25%. (2). Đúng. Xác suất sinh con bị bệnh bạch tạng aaB- = 3/16 = 18,75%. (3). Đúng Xác suất sinh con gái bị bệnh bạch tạng aaB-. 1/2 gái = 9,375%. (4).Sai. Xác suất sinh con trai có kiểu gen giống cha hoặc mẹ AaBb = 1/2.1/2.1/2 trai = 1/8 = 12,5% (5).Sai. Xác suất sinh con gái không bị 2 loại bệnh A-B- = 3/4.3/4.1/2 gái = 9/32 = 28,125% Câu 18. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, không có đột biến, giảm phân bình thường. Trong phép lai n cặp gen dị hợp với nhau, theo lý thuyết có bao nhiêu nhận định chưa đúng? (1). Số kiểu giao tử giữa bố và mẹ ở thế hệ sau là 4n. (2). Số loại kiểu hình có thể là 2n hoặc 3n, số loại kiểu gen là 3n. (3). Kiểu hình phân li theo tỉ lệ (3:1)n hoặc (1:2:1)n. (4). Kiểu gen phân li theo tỉ lệ (1:2:1)n. (5). Số loại biến dị tổ hợp là 1 -2n. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. (1). Đúng. Số loại tổ hợp = Số gt cha x Số gt mẹ = 2n.2n = 4n. (2). Đúng. Số loại kiểu hình trội hoàn toàn là 2n ; Số loại kiểu hình trội không hoàn toàn là 3n, số loại kiểu gen là 3n. (3). Đúng. Kiểu hình trội hoàn toàn phân li theo tỉ lệ (3:1)n; trội không hoàn toàn (1:2:1)n. (4). Đúng. Kiểu gen phân li theo tỉ lệ (1:2:1)n. (5). Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp là 2n => Số loại biến dị tổ hợp = 2n -1(KH ở P) Câu 19. Khi nói về tương tác gen, một học sinh đưa ra các nhận định,có bao nhiêu nhận định chưa đúng? (1). Tương tác gen, là sự tác động qua lại giữa các gen alen để hình thành nên kiểu hình mới. (2). Tương tác gen, thực chất là tương tác các sản phẩm do gen tạo ra để hình thành nên kiểu hình mới. (3). Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình của tương tác gen giống với phân li độc lập. (4). Các tính trạng thuộc về số lượng thường di truyền theo tương tác cộng gộp. (5). Các trường hợp của tương tác bổ trợ đều xuất hiện một loại kiểu hình với tỉ lệ 56,25%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20. Khi xem xét về sự biểu hiện màu da ở người, các nhà khoa học xác định rằng sự biểu hiện màu da là do sự cộng gộp các gen trội (A, B, C) làm cho tế bào có khả năng tổng hợp được sắc tố melanyl. Màu da sậm nhất (da đen) nhất khi trong kiểu gen có 6 alen trội, màu da sáng nhất (da trắng) là trong kiểu gen có 6 alen lặn. Nếu F1 hai bên bố và mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen thì ở F2, theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định chưa chính xác? (1). Sẽ có 7 loại kiểu màu da khác nhau. (2). Xác suất xuất hiện kiểu gen có 4 alen trội là 15/64. (3). Xác suất xuất hiện kiểu gen có 2 alen lặn là 3/32. (4). Xác suất xuất hiện kiểu gen có 3 alen lặn là 5/16. (5). Số kiểu gen xuất hiện ở F2 là 27 loại kiểu gen khác nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. (1). Đúng. Số kiểu hình = 2n +1 = 2.3+1=7 (2). Đúng. Xác suất xuất hiện kiểu gen có 4 alen trội = C46/43= 15/64. (3). Sai. Xác suất xuất hiện kiểu gen có 2 alen lặn = C26/43 = 15/64 (4). Đúng. Xác suất xuất hiện kiểu gen có 3 alen lặn = C36/43 =5/16. (5). Đúng. Số kiểu gen xuất hiện ở F2 = 33 =27 Câu 21: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây ở F1 cho giao phấn với nhau, biết rằng không đột biến, giảm phân bình thường. Theo lý thuyết có bao nhiêu nhận định đúng? (1). Nếu 2 cây được chọn đều là thân cao, hoa đỏ; thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là 1/81. (2). Nếu 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ; thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là 1/9. (3). Nếu 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân cao, hoa đỏ; thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là 2/18. (4). Nếu 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ; thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa đỏ ở F2 là 4/9. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. P: AaBb x AaBb => F1: 9/16A-B- ; 3/16A-bb; 3/16aaB-; 1/16aabb (1).Đúng.=> F1 :Cao đỏ ( 9/16A-B-) Chọn 4/9 (AaBb) . 4/9(AaBb) .1/16 (aabb) = 1/81 aabb (2). Đúng => (2/3Aabb x 2/3aaBb).1.4aabb => (2/3)2.1/4=1/9 (3). Sai => (2/3Aabb x 4/9AaBb ).1/8aabb = 1/27 (4). Đúng => (1AAbb, 2Aabb)(1aaBB, 2aaBb)=> A-B-=4/9 Câu 22. Ở một loài thực vật, màu hoa được qui định bởi hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi trong kiểu gen có hai gen trội A và B qui định màu hoa đỏ, kiểu gen còn lại qui định hoa trắng. Biết rằng không xãy ra đột biến và không tính phép lai thuận nghịch. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân theo tỷ lệ 3: 1. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Qui ước: A-B- (đỏ); A-bb + aaB- + aabb (trắng). - Nếu đề cho kiểu hình ở P khác nhau thì chỉ có 1 phép lai là giữa cây trắng với cây đỏ ó P: aabb x AaBb - Nếu đề cho kiểu gen ở P khác nhau thì có 2 khả năng F1: xuất hiện tỉ lệ KH 3: 1. Có 2 khả năng: 3 Đỏ: 1 Trắng hoặc 3 Trắng: 1 Đỏ * Khả năng 1: 3 Đỏ : 1 trắng PL1: AaBb x AABb => F1: (100%A- )(3/4B-+ 1/4bb) = 3/4A-B- + 1/4A-bb = 3 Đỏ: 1 Trắng. PL2: AaBb x AaBB => F1: (3/4A- + 1/4aa )(100% B-) = 3/4A-B- + 1/4A-bb = 3 Đỏ: 1 Trắng. * Khả năng 2: 3 Trắng : 1 Đỏ PL1: AaBb x aabb => F1: = 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb = 1 Đỏ: 3 Trắng. Câu 23. Khi nói về hiện tượng di truyền liên kết, một học sinh đưa ra các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? (1). Liên kết gen làm hạn chế sự suất hiện các biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền thành từng nhóm tính trạng, các gen quí thường đi kèm với nhau, thuần lợi trong công tác chọn giống. (2). Ở ruồi giấm, con cái thường xuất hiện hoán vị gen còn con đực là liên kết gen. (3). Nếu biết gt Ab = 20% thì tần số HVG sẽ là 40% và kiểu gen của các thể trên là dị hợp chéo. (4). Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen thì gt AB = gtab > gt Ab = gtaB. (5). Hoán vị gen làm gia tăng sự suất hiện các biến dị tổ hợp, giải thích tính đa dạng của sinh giới, có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 24. Có ba tế bào có kiểu gen dị hợp đồng về hai cặp gen, qua giảm phân tạo thành giao tử, chỉ có một tế bào có hiện tượng trao đổi chéo. Nhận định nào sau đây là chính xác? A. Giao tử AB: ab: Ab: aB xuất hiện với tỉ lệ 5: 5: 1: 1. B. Giao tử Ab: aB : AB: ab xuất hiện với tỉ lệ 5: 5: 1: 1. C. Bốn loại giao tử không đều, tỉ lệ mỗi giao tử phụ thuộc vào tần số hoán vị gen. D. Hai giao tử AB và ab luôn lớn hơn giao tử Ab và aB, còn tỉ lệ mỗi loại phải phụ thuộc và tần số HVG. 1 tế bào có kiểu gen AB/ab qua giảm phân có HVG cho 4 gt gồm: 1 gt AB; 1gt ab; 1gt Ab ; 1 gt aB 1 tế bào có kiểu gen AB/ab qua giảm phân có LKG cho 4 gt gồm: 2 gt AB; 2gt ab; 0gt Ab ; 0 gt aB 1 tế bào có kiểu gen AB/ab qua giảm phân có HVG cho 4 gt gồm: 2 gt AB; 2gt ab; 0gt Ab ; 0 gt aB Tổng: 3 tế bào AB/ab : 5gt AB: 5gt ab: 1gt Ab: 1 gt aB Câu 25. Có 60 tế bào có kiểu gen dị hợp chéo về hai cặp gen hình thành giao tử, trong đó có một số tế bào có hiện tượng trao đổi đoạn dẫn đến hiện tượng hoán vị gen với tần số là 0,2. A. Có 24 tế bào có trao đổi chéo và 36 tế bào không có trao đổi chéo. B. Có 36 tế bào có trao đổi chéo và 24 tế bào không có trao đổi chéo. C. Có 12 tế bào có trao đổi chéo và 48 tế bào không có trao đổi chéo. C. Có 48 tế bào có trao đổi chéo và 12 tế bào không có trao đổi chéo. f = 2a/4b => Số tế bào có TĐC = a = f.4b/2 = 0,2.4.60/2 = 24 => Số tế bào không TĐC = 60 -24 = 36 Câu 25. Một học sinh làm thí nghiệm, cho cà chua thân cao, quả đỏ thuần chủng giao phấn với thân thấp, quả vàng, F1 nhận được 100% cây thân thấp, quả đỏ. Cho F1 tạp giao với nhau, biết rằng các cặp gen trên cùng nằm trên một cặp NST và có hiện tượng liên kết gen. Trong biên bản kết luận của mình, theo bạn những kết luận nào sau đây là chưa chính xác? (1). Thế hệ xuất phát thuần chủng có kiểu gen Ab/Ab x aB/aB và kiểu gen ở F1 là Ab/aB. (2). Ở F2 xuất hiện tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình là 1 : 2 : 1. (3). Nếu cho F1 lai phân tích thì Fa xuất hiện 2 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau. (4). Nếu cho F1 giao phấn với cây cà chua dị hợp đồng có hóa vị gen, thì F2 xuất hiện 4 kiểu hình phụ thuộc vào tần số hoán vị gen của cây dị hợp đồng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26. Ở cà chua gen A qui định thân cao, trội so với a qui định cây thân thấp ; alen B quả đỏ trội so với b qui định quả vàng. Cho hai cây có kiểu gen dị hợp tử đồng giao phấn với nhau. Biết rằng hoán vị gen xãy ra ở hai bên với tần số như nhau là 25%. Có bao nhiêu nhận định đúng ? (1). Kiểu gen ở (P) là AB/ab x AB/ab. (2). Tỉ lệ kiểu hình cây thân thấp quả vàng ở F1 chiếm 0,140625. (3). Tỉ lệ kiểu hình cao đỏ ở F1 chiếm 64,0625 (4). Tỉ lệ kiểu hình có một tính trạng trội chiếm 0,21875 (5). Ở (P), tỉ lệ 1 loại giao tử ab chiếm = 12,5% A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. (1). Đúng. Kiểu gen ở (P) là AB/ab x AB/ab. (2). Đúng. Tỉ lệ kiểu hình cây thân thấp quả vàng ab/ab = (0,375)2 = 0,140625. (3). Đúng.Tỉ lệ kiểu hình cao đỏ A-B- = 0,5 + 0,140625 = 64,0625 (4). Đúng. Tỉ lệ kiểu hình có một tính trạng trội = A-bb + aaB- = (0,25 – 0,140625) x 2 = 0,21875 (5). Sai. Ở (P), tỉ lệ 1 loại giao tử ab chiếm = 37,5% Câu 27. Ở cà chua gen A qui định thân cao, trội so với a qui định cây thân thấp ; alen B quả đỏ trội so với b qui định quả vàng. Cho hai cây đều có kiểu gen dị hợp giao phấn với nhau, F1 thu được 4% cây thân thấp quả vàng. Biết rằng không có đột biến, hiện tượng giảm phân diễn ra bình thường ở bố và mẹ. Có bao nhiêu nhận định chưa chính xác ? (1). Kiểu gen ở (P) là đều là dị hợp chéo và tần số hoán vị gen ở hai bên đều là 0,4. (2). Kiểu gen ở (P) là dị hợp đều có liên kết gen và dị hợp chéo có hoán vị gen với tần số 0,16. (3). Kiểu gen ở (P) là đều là dị hợp đều và tần số hoán vị gen ở hai bên đều là 0,4. (4). Kiểu gen ở (P) là dị hợp chéo có liên kết gen và dị hợp đều có hoán vị gen với tần số 0,16. (5). Tỉ lệ kiểu hình có ít nhất tính trạng trội chiếm 96%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. TH1: P: A-B- x A-B- => F1: aabb = 0,04 => gt ab = 0,2 => f = 0,4 =>Kg P: Ab/aB x Ab/aB (f1=f2=0,4) TH2: P: A-B- x A-B- => F1: aabb = 0,04 => gt ab = 0,5 (LKG) x xgt ab (HVG) => gt ab = 0,08 => f = 0,16 => kg P: AB/ab (f=0) x Ab/aB (f=0,16) (1). Đúng. Kiểu gen ở (P) là Ab/aB x Ab/aB (f1=f2=0,4) (2). Đúng. Kiểu gen ở (P) là AB/ab x Ab/aB (f1=0; f2=0,16) (3). Sai. Vì AB/ab x AB/ab (f1=f2=0,4) => kiểu hình ab/ab = 0,32 = 0,09 (4). Sai. Vì Ab/aB x AB/ab (f1=0; f2=0,16 => Kiểu hình ab/ab = 0 (5). Đúng. Tỉ lệ kiểu hình có ít nhất tính trạng trội = 1 – ab/ab ó 1 – 0,04 = 0,96 =96%. Câu 28. Một học sinh làm thí nghiệm như sau: Ở cà chua gen A qui định thân cao, trội so với a qui định cây thân thấp ; alen B quả đỏ trội so với b qui định quả vàng. Cho hai cây thân cao quả đỏ thụ phấn với nhau, F1 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao quả vàng chiếm 18,75 %. Biết rằng không có đột biến, hiện tượng giảm phân diễn giống nhau ở bố và mẹ. Trong biên bản ghi chép có các thông tin như sau, có bao nhiêu thông tin chưa chính xác? (1). Kiểu gen ở có thể (P): AaBb x AaBb. (2). Kiểu gen ở có thể (P): AB/ab x AB/ab với (f1 = f2 = 0,5). (3). Kiểu gen ở có thể (P): Ab/aB x Ab/aB với (f1 = f2 = 0,5). (4). Phép lai trên có thể tuân theo qui luật phân li độc lập hoặc di truyền liên kết có hoán vị gen. (5). Muốn phân biệt hai qui luật trên người ta dùng lai phân tích. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. P: cao đỏ (A-B-) x cao đỏ (A-B-) => F1: có 4 kiểu hình => KG P là dị hợp 2 cặp gen. F1 có 0,1875 cao vàng (A-bb) => thấp vàng (aabb) = 0,25 – 0,1875 = 0,0625 => gt ab = 0,25 => Kg P: AB/ab x AB/ab (f1=f2= 0,5) hoặc AB/ab x Ab/aB (f1=f2= 0,5) hoặc Ab/aB x Ab/aB (f1=f2= 0,5) (1). Đúng với PLĐL. Vì aabb = 1/16 = 0,0625 và A-bb = 3/16 = 0,1875 => 4 đúng (2). Đúng. Kiểu gen ở có thể (P): AB/ab x AB/ab với (f1 = f2 = 0,5). (3). Đúng. Kiểu gen ở có thể (P): Ab/aB x Ab/aB với (f1 = f2 = 0,5) => 4 đúng (5). Dùng lai phân tích cũng không phân biệt được PLĐL hoặc HVG (vì f=0,5) Câu 29. Cho các phép lai sau, biết rằng giảm phân bình thường, không có đột biến, gen trội là hoàn toàn. Theo lý thuyết, có mấy phép lai đời F1 không cho được tỉ lệ kiểu hình 1: 2: 1? (1). P: ♀ AB/ab (f =0) x ♂ AB/ab (f 0). (2). P: ♀ Ab/aB (f = 0) x ♂ Ab/aB (f = 0). (3). P: ♀ Ab/aB (f = 0) x ♂ Ab/aB (f = 0,4). (4). P: ♀ AB/ab (f = 0,2) x ♂ Ab/aB (f = 0). (5) P: ♀ Ab/aB (f = 0) x ♂ Ab/aB (f = 0,3). (6). P: ♀ AB/ab (f = 0,25) x ♂ Ab/aB (f = 0). A1. B. 2. C. 3. D. 4. Muốn ở F1 xuất hiện 3 loại kiểu hình (1A-bb; 2A-B-; 1aaB-) thì 1 bên cha hay mẹ không xuất hiện giao tử ab, thì kiểu hình aabb không xuất hiện, và 00,5. (1). F1 cho 4 loại kiểu hình . Các phép lai (2,3,4,5,6) đều cho tỉ lệ 1:2:1. Câu 30. Cho các phép lai sau, biết rằng giảm phân bình thường, không có đột biến, gen trội là hoàn toàn. Theo lý thuyết, có mấy phép lai đời F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình với tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 1. (1). P: ♀ AB/ab (f =0) x ♂ Ab/aB (f = 0,25). (2). P: ♀ AB/ab (f = 0,5) x ♂ AB/ab (f = 0,5). (3). P: ♀ Ab/aB (f = 0,5) x ♂ Ab/aB (f = 0,5). (4). P: ♀ AB/ab (f = 0,5) x ♂ Ab/aB (f = 0.5). (5). P: ♀ AB/ab (f = 0) x ♂ Ab/aB (f 0). (6). P: ♀ AB/ab (f 0) x ♂ Ab/aB (f 0). A1. B. 2. C. 3. D. 4. - Muốn F1 xuất hiện 4 kiểu hình, thì P phải dị hợp 2 cặp gen. - Muốn F1 có 1 kiểu hình aabb =1/16 = 1/4gtab x 1/4 gt ab => f = 0,5 hoặc 1/2gtab x 1/8gtab (f1=0 và f2 = 0,25) (1). Đúng vì P:♀ AB/ab (f =0) x ♂ Ab/aB (f = 0,25) ó 1/2gtab x 1/8gtab = 1/16ab/ab (2). Đúng vì 2 bên đều cho gt ab = 1/4 => aabb = (1/4)2= 1/16 (3). Đúng vì 2 bên đều cho gt ab = 1/4 (4). Đúng vì 2 bên đều cho gt ab = 1/4 (5). Sai vì P: ♀ AB/ab (f = 0) x ♂ Ab/aB (f khác 0) ó 1/2ab chỉ nhân với 1/8 mới đúng. (6). Sai vì hai bên cho gt ab khác 1/4 Câu 31. Khi nói về tần số hoán vị gen. Một học sinh đưa ra các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin chính xác? (1). Kiểu gen khi giảm phân cho giao tử abEd chiếm tỉ lệ 5%, thì tần số HVG là 40%. (2). Có 20 tế bào có khả năng TĐC trong số 80 tế bào, thì tần số HVG là 12,5% (3). Vị trí gen B cách tâm động là 40cM, còn gen A cách tâm động là 10 cM, tính cùng một chiều, thì tần số HVG là 30%. (4). Kiểu gen ABD/abd có sự TĐC giữa A và B không cùng lúc thì tỉ lệ 1 gt có TĐC bằng f/2. (5). Trong 100 tế bào có kiểu gen AB/ab, khi giảm phân 100 tế bào đều có TĐC thì tần số HVG là 100% A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. (1).Đúng, AaBb. DE/de = 4gt.4gt = 16 gt (8 gt LK + 8 gt TĐC) => Tỉ lệ 1 gt TĐC = f/8 = 40%/8=5% (2).Đúng, vì f =2a/4b = 2.20/4.80.100% =12,5% (3).Đúng. (4). Sai, vì ABD/abd có sự TĐC giữa A và B không cùng lúc thì tỉ lệ 1 gt có TĐC bằng f/4. (2). Sai, vì f = 2a/4b = 2.100/4.100 = 50% (3). Sai, f = 50% Câu 32:Ở một loài thực vật, alen A (thân cao) trội hoàn toàn so với alen a (thân thấp); alen B (hoa tím) trội hoàn toàn so với alen b (hoa trắng); alen D (quả đỏ) trội hoàn toàn với alen d (quả vàng); alen E (quả tròn) trội hoàn toàn so với alen e (quả dài). Tính theo lí thuyết, phép lai (P) x trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1, có bao nhiêu nhận định đúng? (1). kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ 0,3894 (2). kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn chiếm tỉ lệ 0,0594 (3). kiểu hình thân thấp, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ 0,1056 (4). kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, dài chiếm tỉ lệ 0,0531 (5). kiểu hình thân cao, hoa tím hơn kiểu hình quả đỏ tròn là 7%. P: AB/ab x AB/ab (f1=f2= 0,2) => Tỉ lệ aabb = 0,42 = 0,16 => A-bb =aaB- = 0,09; A-B- = 0,66 P: DE/de x DE/de (f1=f2= 0,4) => Tỉ lệ ddee = 0,32 = 0,09 => D-ee = ddE- = 0,16; D-E- = 0,59 (1).Đúng. A-B- D-E- = 0,66.0,59 = 0,3894 (2). Sai. Vì A-B-ddE- = 0,66.0,16 =0,1056 (3). Sai. Vì aaB-D-E- = 0,09.0,59 = 0,0531 (4). Sai. Vì A-B-ddee= 0,66.0,09 = 0,0594 (5). kiểu hình thân cao, hoa tím hơn kiểu hình quả đỏ tròn là 7%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33. Một cơ thể có kiểu gen đem lai phân tích. Biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng, các gen alen trội lặn hoàn toàn, khoảng cách giữa hai locus A và B là 40 cM; giữa hai locus D và E là 20 cM. Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định chính xác? (1). tỉ lệ cá thể Fa có kiểu hình trội về 3 tính trạng là 0,3. (2). có 3 loại kiểu gen có kiểu hình trội về 3 tính trạng. (3). Fa xuất hiện 16 loại kiểu hình với tỉ lệ không đều. (4). Tỉ lệ biến dị tổ hợp ở Fa là 87,5%. (5). Fa có 32 loại kiểu gen khác nhau. A. 1. B. 2 C. 3. D. 4. P: AB/ab.De/dE x ab/ab.de/de => Tỉ lệ kiểu gen = Tỉ lệ kiểu hình = Tỉ lệ giao tử của cá thể dị hợp AB/ab (f= 0,4 )=> gt AB = ab = 0,3; gt Ab=aB = 0,2 De/dE (f=0,2) => gt De =dE = 0,4; gt DE= de = 0,1. (1).Sai, vì kiểu hình 3 tính trội gồm: ABDe + ABdE +AbDE + aBDE = 0,3.0,4 +0,3.0,4 + 0,2.0,1 + 0,2.0,1 = 0,28 (2). Sai. Có 4 loại kiểu gen, có kiểu hình trội về 3 tính trạng. (3). Đúng vì đây là LPT => Số KG = Số KH = Số gt của cá thể dị hợp (không đều) (4). Đúng vì 16 kiểu hình ở F1 – 2 kiểu hình ở P = 14/16 = 87,5%. (5). Sai. Fa có 16 loại kiểu gen khác nhau. Câu 34. Cho các phép lai nào sau đây (1). AaBbXDXd x AaBbXDY. (2). (3). Aa (4). Aa x Aa Biết rằng giảm phân bình thường, không có đột biến, gen trội là hoàn toàn. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhậ định đúng? (1). Phép lai (1), (2) và (3) cho nhiều loại tổ hợp giao tử nhất. (2). Phép lai (1) và (4) cho nhiều biến dị tổ hợp nhất. (3). Phép lai (4) cho ít loại kiểu gen nhất. (4). Phép lai (2) cho tỉ lệ giao tử luôn thay đổi (5). Biến dị tổ hợp sắp xếp tăng dần theo các phép lai lần lượt là 1>2>3>4. Số phương án đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. * Số loại tổ hợp giao tử (1) AaBbXDXd x AaBbXDY = 4.2.4.2 = 64 tổ hợp (2). = 8 .8 = 64 tổ hợp (khi có HVG 2 chổ không cùng lúc = HV kép) (3). Aa= 2.4.2.4 = 64 tổ hợp (4). Aa x Aa= 2.4.2.2 = 32 tổ hợp * Số loại BDTH = Số KH ở F1 – KH ở (P) (1) = 2.2.(1+2) = 12– 2 = 10 BDTH (2). 2.2.2 = 8 -1 = 7 BDTH (3). 2.4 = 8 -1 = 7 BDTH (4). 2.(1+ 4) = 10 – 2= 8 BDTH * Số loại kiểu gen (1). 3.3.(2+2) = 36 KG (2). 2.2.2(2.2.2+1)/2 = 36 KG (3). 3.10 = 30 KG (4). 3. (4+4) = 24 KG Câu 35: Ở một loài thực vật, tình trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy đ
Tài liệu đính kèm: