GV: Để kiến thức âm nhạc ngày càng được vững vàng; ngoài việc học hát, chúng ta cần phải được học nhiều bài tập đọc nhạc, điển hình là bây giờ chúng ta sẽ cùng ôn lại bài TĐN số 5.
GV: Cả lớp trả lời những câu hỏi sau:
ĩ Bài TĐN số 5 được viết từ bài hát gì & do ai sáng tác?
ĩ Bài TĐN số 5 được viết bởi những hình nốt nào?
ĩ Bài TĐN số 5 được có cao độ thế nào?
Gv cho cả lớp đọc gam Đô trưởng.
Gv cho cả lớp đọc bài TĐN số 5.
Tiết 14 Ôn tập bài hát: Đi cấy Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5 Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến Tuần 14 (Từ ngày 24/11/2008 đến 28/11/2008) I- Mục tiêu: Kiến thức: - Hs tiếp tục được ôn thêm về bài hát “Đi cấy” - Hs tiếp tục ôn về bài TĐN số 5. - Hs có thêm hiểu biết về âm nhạc qua bài Âm nhạc thường thức. Thái độ: - Hs biết giữ gìn, tôn trọng, bảo vệ các loại nhạc cụ dân tộc. Kỹ năng: - Rèn HS hát đúng cao độ, trường độ, thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát. II- Chuẩn bị: - Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách giáo viên âm nhạc 6 - Trọng tâm: Âm nhạc thường thức. - Phương pháp: Thực hành, truyền khẩu, diễn giải. - Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Nhạc cụ – máy CD – băng mẫu – Laptop, máy chiếu. Học sinh: Tập chép, SGK. III- Tiến trình giảng dạy: Ổn định: Hát bài “Chào mừng” Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen trong tiết học. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Phần ghi bảng HĐ 1: Giới thiệu chương trình học: GV: Ở bài học trước các em hãy cho cô biết chúng ta đã học bài gì? HS: Ôn tập bài hát; Ôn TĐN số 5. Hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập lại bài hát Đi cấy & ôn TĐN số 5. Cùng với 2 bài ôn đó, chúng ta sẽ tìm hiểu Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. HĐ 2: Ôn bài hát Gv luyện thanh cho hs: mì-i-í-i-mà-a-á-a-à Gv cho cả lớp hát kết hợp với động tác phụ họa, sau đó cho cả lớp làm trắc nghiệm kiểm tra lại kiến thức của bài học. GV: Cô đã dặn các tổ về đặt lời mới cho bài hát “Đi cấy”. Vậy bây giờ cô mời đại diện tổ nào lên xung phong trình bày bài hát mới của mình. Gv nhận xét & cho điểm. HĐ 3: Ôn tập đọc nhạc số 5 GV: Để kiến thức âm nhạc ngày càng được vững vàng; ngoài việc học hát, chúng ta cần phải được học nhiều bài tập đọc nhạc, điển hình là bây giờ chúng ta sẽ cùng ôn lại bài TĐN số 5. GV: Cả lớp trả lời những câu hỏi sau: Bài TĐN số 5 được viết từ bài hát gì &ø do ai sáng tác? Bài TĐN số 5 được viết bởi những hình nốt nào? Bài TĐN số 5 được có cao độ thế nào? Gv cho cả lớp đọc gam Đô trưởng. Gv cho cả lớp đọc bài TĐN số 5. b TRÒ CHƠI NỐT NHẠC VUI. Các em hãy nghe câu nhạc sau & cho biết nó nằm ở câu nào của bài TĐN số 5. HĐ 4: Âm nhạc thường thức Theo như các em đã được học về “Sơ lược dân ca Việt Nam”, các em có biết khi hát những bài hát dân ca chúng ta sẽ sử dụng những nhạc cụ nào không? Vì thế, hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em sơ lược về các nhạc cụ của dân tộc. Gv giới thiệu & hướng dẫn cụ thể chi tiết từng loại nhạc cụ. HĐ 5: Củng cố Gv cho hs chơi trò chơi nhằm giúp hs củng cố kiến thức đã học. ù TRÒ CHƠI LẬT HÌNH Gv chỉ trên màn hình giới thiệu các cảnh trên màn hình. Gv lật các hình trên màn hình cho hs các nhóm thảo luận trả lời. Nhóm trả lời đúng được 1 điểm. ð Câu hỏi: Nối 2 tên gọi để chỉ một loại nhạc cụ: Đàn bầu ÷ é Đàn thập lục Đàn tranh ÷ é Đàn kìm Đàn nhị ÷ é Đàn độc huyền Đàn nguyệt ÷ é Đàn cò Sáo được làm bằng . gỗ lá thân cây trúc, nứa mây Sáo được diễn tấu bằng cách: Gõ bằng tay Dùng tay vỗ hơi Dùng hơi để thổi Dùng móng tay để gảy Đàn nhị còn được gọi là .............. , có ....... dây Đàn kìm, hai dây Đàn cò, một dây Đàn cò, hai dây Đàn kìm, một dây Đàn nhị được diễn tấu bằng cách: Dùng hơi để thổi Dùng móng để gảy Dùng cung để kéo Gõ bằng tay Một trong những nhạc cụ độc đáo của Việt Nam là ; có dây, vì vậy còn được gọi là ...... , Đàn nhị, 2 dây, đàn cò Đàn bầu, 2 dây, độc huyền cầm Đàn nhị, 1 dây, độc huyền cầm Đàn bầu, 1 dây, độc huyền cầm Đàn bầu được diễn tấu bằng cách: Gõ bằng dùi Thổi bằng hơi Dùng ngón để gảy Dùng que để gảy. Các em được nghe đoạn nhạc để phân biệt đây là loại nhạc cụ gì? Đàn tranh Đàn bầu Trống cơm Đàn nguyệt Đàn nhị I GV tổng kết điểm của mỗi nhóm. 1’ 8’ 10’ 15’-20’ 3’ I. Ôn tập bài hát: II. Ôn tập Tập đọc nhạc số 5: III. Âm nhạc thường thức: Sáo: Được làm bằng thân cây trúc, nứa dùng hơi để thổi. Có 2 loại sáo dọc, sáo ngang Đàn bầu: Chỉ có 1 dây, dùng que gảy, có âm sắc đặc biệt Đây là nhạc cụ độc đáo của dân tộc. Đàn tranh: Còn gọi là đàn thập lục, dùng móng gảy. Ngoài độc tấu hay hòa tấu, đàn tranh còn đệm cho ngâm thơ. Đàn nhị: Ở miền Nam gọi là đàn cò Là nhạc cụ có 2 dây Dùng cung kéo. Đàn nguyệt: Ở miền Nam gọi là đàn kìm. Có 2 dây, dùng móng gảy. Trống: Có nhiều loại trống: trống cái, trống đế, trống cơm b Dặn dò: Học bài từ tiết 1-13. Ôn kĩ về cao độ. Học kĩ về tác giả. Chuẩn bị ôn thi học kì I. Ï Rút kinh nghiệm: Duyệt tuần 14 của Tổ trưởng. Ngày tháng năm .. Lê Thị Thùy Trang
Tài liệu đính kèm: