TUẦN 1:
TIẾT 1: HỌC HÁT: BÀI QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
Nân ca Nùng
Đặt lời: Anh Hoàng
I. Mục tiêu:
1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
- Hs biết vỗ tay theo bài hát.
2. Học sinh khá giỏi: Biết gõ đệm theo bài hát.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ,máy nghe,băng nhạc.
- Đàn và hát thuần thục bài hát Quê hương tươi đẹp.
- Bảng phụ chép sẵn lời bài hát.
- Tranh ảnh minh họa quê hương.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
c bài. - Hát tập thể một bài hát. - Chú ý nghe. - Học sinh thực hiện. - HS sửa sai. - Hát và gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. - Học sinh thực hiện. - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. Học sinh nghe - Chú ý nghe. - Học sinh thực hiện. - - Học sinh ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: ......... ......... ......... TUẦN 14: Thứ tư, ngày 23 tháng1 1 năm 2016 TIẾT 14: ÔN TẬP BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI I.MỤC TIÊU 1. Kiếnthức: -Thuộc lời bài hát 2.Kĩ năng: -Biết hát kết hợp theo phách, tiết tấu lời ca. - Biết biểu diễn một vài động tác phụ hoạ đơn giản. 3. Thái độ: -Thích ca hát, vui vẻ, mạnh dạn. II.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, thanh phách. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức (3’) : Kiểm ttra sĩ số, đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ (2’): Thực hiện trong giờ học 3. Bài mới (25’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a-Giới thiệu bài: -Hôm nay các em học tiếp bài: Sắp đến tết rồi -GV ghi tựa bài. b-Các hoạt động: Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Sắp đến tết rồi -Hướng dẫn ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức. -Yêu cầu từng HS hát lại bài hát. -GV nhận xét. - GV cho hs hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo phách theo tiết tấu lời ca và gõ đệm theo nhịp - Chia tổ để thi đua. - Mời hs nhận xét chéo. Hoạt động 2: hát kết hợp vận động phụ họa, tập biểu diễn. -GV hát và vận động phụ họa đơn giản -Câu 1, 2: Các em vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp, tay lần lượt đưa sang phải, sang trái đầu nghiêng theo tay vỗ - Câu 3: Hai tay bắt chéo đưa ngang ngực, chân nhún theo nhịp bài hát. - Câu 4: Hai tay mở rộng đưa cao quá đầu rồi từ từ hạ xuống, người lắc qua phải, qua trái. - Cho cả lớp thực hiện hát kết hợp vận động tại chỗ. - Cho từng nhóm lên đứng vừa hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Gọi HS nhận xét. Hoạt động 3: Em làm ca sĩ -Yêu cầu lớp chia làm 2 đội. -Luật chơi: Yêu cầu từng thành viên lên hát bài hát.Hát đúng lời, đúng nhịp nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. -GV nhận xét. 4.Củng cố - dặn dò: -Em học bài gì ? - Về nhà xem lại bài. -GV nhận xét tiết học. -Bài: Sắp đến tết rồi -HS trả lời. -HS đọc tựa bài. -Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy, tổ + Hát cá nhân -Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiêt tấu lời ca. -HS theo dõi - Thực hiện theo hướng dẫn của GV -Thực hiện -Bài : Sắp đến tết rồi -Lắng nghe Rút kinh nghiệm: ......... ......... ......... Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2016 LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát: Sắp đến tết rồi. - HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Giúp các em tự tin, mạnh dạn trướcđám đông II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: ( 2’ ) - GV hướng dẫn HS khởi động giọng. 2.Kiểm tra bài cũ KT trong quá trình luyện tập. 3. Bài mới:( 2’ ) a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: *. Ôn tập bài hát: Sắp đến tết rồi ( 26 ’ ) - Gv đàn cho hs nghe lại giai điệu bài hát - GV đàn, HS hát+ gõ đệm theo phách của bài). - GV đàn cho HS hát, vận động theo nhịp - Mời 1 vài nhóm HS lên trình bầy bài trước lớp theo các hình thức : Đơn Ca, song ca, tam ca. (HS nhận xét, GVnhận xét đánh giá từng tiết mục) 4.Củng cố- dặn dò ( 2’ ) - HS nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác - GV nhận xét giờ học: - GV đàn, HS hát lại bài có phụ họa - Nhắc HS về học bài. - Hát tập thể một bài hát. - Chú ý nghe. - Hs nghe - Hát và gõ đệm theo phách. - Học sinh thực hiện. - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. Học sinh nghe - Chú ý nghe. - Học sinh thực hiện. - - Học sinh ghi nhớ. Rút kinh nghiệm : TUẦN 15 Thứ tư, ngày 30 tháng 11 năm 2016 TIẾT 15: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON – SẮP ĐẾN TẾT RỒI I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu lời ca và thuộc lời ca. -HS thực hiện một vài động tác phụ họa,hát kết hợp gõ đệm theo phách,tiết tấu lời ca. -Tập đọc những câu thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Sắp đến tết rồi II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức (1’) : Kiểm ttra sĩ số, đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ : Thực hiện trong giờ học 3. Bài mới (27’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Các hoạt động: 27-30’ Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát: Đàn gà con, Sắp đến Tết rồi (20’) a,Ôn tập bài hát: Đàn gà con (10’) - Đàn cho HS ôn tập - Hướng dẫn HS hình thức ôn tập -Cho hs hát múa phụ họa - GV nhận xét, đánh giá b,Ôn tập bài hát: Sắp đến Tết rồi (10’) - Đàn cho HS ôn tập -Hướng dẫn HS hình thức ôn tập -GV nhận xét Hoạt động 3: Tập đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Sắp đến Tết rồi -7’ -GV nhắc lại cho hs cách đọc thơ theo tiết tấu. -GV nhận xét- khuyến khích HS 4.Củng cố, dặn dò(5’) - Cả lớp đồng thanh hát lại bài, kết hợp gõ đệm theo phách. - Học sinh nhắc lại tên bài, tên tác giả,nhạc của nước nào. - Nhắc nhở học sinh học thuộc bài, cách gõ đệm. - Nghe đàn và đồng thanh hát kết hợp gõ đệm: +Nhịp, +Phách, + Tiết tấu -HS ôn tập theo hình thức: +Cá nhân lên bảng biểu diễn +Từng nhóm hát +Tổ hát. -Lớp đứng hát kết hợp múa phụ họa. - Lắng nghe - Nghe đàn và đồng thanh hát kết hợp gõ đệm: +Nhịp, + Tiết tấu -HS ôn tập theo hình thức: +Cá nhân lên bảng biểu diễn +Từng nhóm hát -HS lắng nghe. -HS lắng nghe và nhớ lại cách đọc. -Từng nhóm gõ và đọc thơ theo tiết tấu: -Lớp hát lại bài hát và gõ phách -HS nhắc tên bài học -HS ghi nhớ Rút kinh nghiệm : .. Thứ tư, ngày 30 tháng 11 năm 2016 LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON SẮP ĐẾN TẾT RỒI I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca 2 bài hát: Đàn gà con và Sắp đến tết rồi. - Biết vừa hát vừa vận động phụ hoạ, hát kết hợp vỗ đệm (gõ đệm ) theo phách, TT - Giúp các em đọc thơ theo TT bài Sắp đến tết rồi tốt hơn. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’ ) 2.Kiểm tra bài cũ - KT trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tập biểu diễn 2 bài hát: * Ôn tập bài hát: Đàn gà con ( 15’ ) - GV y/c HS nhắc lại tên tác giả bài hát. - GV đàn, HS hát lại bài. - GV đàn, HS hát, gõ đệm phách - GV đàn cho HS hát, vận động theo nhịp - HD hs tập hát đối đáp : - Gọi từng nhóm hs hát trước lớp. *. Ôn tập bài hát: Sắp đến tết rồi ( 12’ ) - GV đạo đàn, HS hát lại bài - GV y/c HS hát gõ đệm tiết tấu. - Gọi HS hát trước lớp. - GV đọc thơ, hs đọc theo, đọc +gõ tiết tấu. 4. Củng cố- dặn dò : ( 2’ ) - GV nhắc lại nội dung bài học - GV nhận xét giờ học : - Nhắc HS về học bài. - HS nhắc lại - HS hát - Hát + gõ đệm - HS hát.+ vận động -HS hát đối đáp - Hs hát - Hs t/h - HS nhắc lại HS nghe Rút kinh nghiệm: ............... TUẦN 16 Thứ tư, ngày 07 tháng 12 năm 2016 TIẾT 16: NGHE QUỐC CA- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I. MỤC TIÊU: - HS được nghe Quốc ca và biết rằng khi chao cờ có hát Quốc ca. -Trong lúc chào cờ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang. -Qua một câu chuyện nhỏ để các em thấy được mối liên quan giưã âm nhạc với đời sống(Câu chuyện Nai Ngọc) II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, , nhạc cụ gõ đệm. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức (3’) : Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ : Thực hiện trong giờ học 3. Bài mới(27’) -Giới thiệu bài: 1-2’ -Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Nghe Quốc ca (10’) -GV giới thiệu bài:Đây là bài hát chung của cả nước.Bài Quốc ca Việt Nam nguyên là bài Tiến quân ca do nhạ sĩ Văn Cao sáng tác. +Khi chào cờ có hát hoặc cử nhạc bài Quốc ca,tát cả mọi người phải đứng thẳng nghiêm trang mắt nhìn về Quốc kì -GV mở nhạc cho HS nghe bài Quốc ca -Tập cho hs đứng chào cờ,nghe Quốc ca Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc:Câu chuyện Nai Ngọc(12’) -GV kể câu chuyện Nai Ngọc. -GV nêu câu hỏi cho hs trả lời? +Tại sao các loài vật lại quên cả việc phá hại nương dãy màu màng? +Tại sao đã khuya mà dân làng ko ai muốn về? -GV treo bảng ghi kết luận và đọc lại cho hs ghi nhớ. 4.Củng cố, dặn dò(5’) - Cả lớp đồng thanh hát lại1 bài hát đã học. -GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em có cố gắng trong giờ học. - Nhắc nhở học sinh học thuộc bài, chuẩn bị bài mới. - HS theo dõi và lắng nghe. -HS chú ý nghe nhạc và quan sát hình ảnh một buổi lễ chòa cờ -HS đứng chào cờ và nghe Quốc ca. -HS lắng nghe gv kể chuyện. -HS trả lời câu hỏi của gv: +Do mải nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé. +Vì tiếng hát vô cùng hấp dẫn của em bé. -HS lắng nghe và ghi nhớ. -HS hát lại bài hát -HS ghi nhớ Rút kinh nghiệm: ......... ......... ......... Thứ tư, ngày 07 tháng 12 năm 2016 LUYỆN ÂM NHẠC NGHE QUỐC CA- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I. MỤC TIÊU: - HS được nghe Quốc ca. - Biết khi chào cờ hát Quốc ca phải có thái độ trang nghiêm - Qua phần kể chuyện âm nhạc các em thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đài caste, băng Quốc ca Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: ( 1’ ) 2.Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) - GV giới thiệu ND bài học b. Nội dung bài: * Hoạt động 1:Nghe Quốc ca Việt nam ( 10’ ) - GV giới thiêu bài Quốc ca Việt Nam, sơ lược vài nét về tác giả Văn Cao, về hoàn cảnh ra đời của bài hát. - Bật caste cho HS nghe bài hát. - GV nhắc HS phải biết trang nghiêm khi chào cơ và nghe hát Quốc ca. - GV bật caste cho HS nghe lại bài. Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc ( 15’ ) Câu chuyện Nai Ngọc (Hay: Tiếng hát kì diệu. SGV trang 37) - GV đọc chuyện cho HS nghe. + Tại sao các loài vật lại quên cả phá hoại nương rẫy mùa màng ? + Vì sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về ? * Trò chơi: Tên tôi tên bạn (GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi theo SGV trang 39) 4. Củng cò- dặn dò : ( 3’) - GV mở băng cho hs nghe bài hát Quốc ca - GV bất caste, HS nghe lại bài hát - Nhắc HS về học bài. Hát tập thể một bài hát. - Chú ý nghe. - GV : B - Quốc ca Việt Nam còn có tên là Tiến quân ca, do nhạc sỹ Văn Cao sáng tác và được chọn làm Quốc ca năm 1946....) Chú ý nghe. - Học sinh nghe - HS TL : Tiếng hát Nai Ngọc đã giúp dân làng xua đuổi các loài thú đến phá rẫy do chúng mải nghe tiếng hát của em...) - HS thực hiện trò chơi. - Chú ý nghe. - Học sinh ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: ......... ......... ......... Khối trưởng Chuyên môn duyệt TUẦN 17: Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2016 TIẾT 17: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN: ĐƯỜNG VÀ CHÂN (Nhạc và lời: Hoàng Long- Xuân Thu) I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -HS biết tên bài hát ,tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát và thể hiện tình cảm khi hát , kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, theo phách. -HS chú ý nghe cô hát biết tên bài hát và làn điệu dân ca xá mượt mà tình cảm 2.Kỹ năng: -Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của HS -Rèn phong cách biểu diễn âm nhạc cho HS 3.Thái độ: -Giáo dục HS tình yêu quê hương ,không vứt rác bừa bãi trên đường phố, không chơi đùa dưới mưa khi đi dưới mưa phải đội mũ II.Chuẩn bị: -Đàn ,xắc xô,phách tre Nội dung tích hợp:-Toán , giáo dục bảo vệ môi trường, môi trường III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức:Cô trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo 2.Bài mới: a.Gây hứng thú :Cô cho cả lớp chơi trò chơi(trời tối,trời sáng) -Các con ơi một ngày mới đến rồi,một ngày thật là vui cô và các con lại đến trường b.Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1:Dạy hát : Đường và chân -Cô mở nhạc cho hs 2 lần -Các con ạ, đường và chân là đôi bạn thân . nhạc sỹ (Hoàng lân ) đã sáng tác bài hát(đường và chân ) nói lên tình cảm của các bạn luôn yêu mến quê hương ,yêu mến con đường hàng ngày cùng các bạn tới trường .Con đường là người bạn thân thiết với các con ,vì vậy các con phải luôn giữ sạch đường phố xanh ,sạch đẹp.các con nhớ không được vứt rác bừa bãi và khi đi đến trường các con phải đi đúng luật giao thông nhé . -Cho trẻ hát 2 lần vỗ tay theo tiết tấu chậm của bài hát *Nếu bài hát được các bạn vỗ tay theo tiết tấu chậm bằng dụng cụ âm nhạc sẽ hay hơn đấy -Cô cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm theo lời bài hát -Cô cho từng tổ gõ đệm theo tiết tấu chậm theo nhịp bài hát Hoạt động 3: Nghe hát bài: mưa rơi(dân ca xá) -Các con ạ ,con đường thân yêu đưa các con đến trường ,con đường còn được các con đến vùng miền núi của đất nước.Hôm nay cô mời các con cùng đến với dân tộc ở miền núi đó là dân ca xá quê hương của các bạn có những làn điệu dân ca thật là hay và sau đây các con chú nghe cô hát bài (mưa rơi )dân ca Xá nhé -Cô hấn lần 1 thể hiện cử chỉ điệu bộ -Nội dung : các con ạ mưa rơi làm cho cây cối xanh tươi muôn hoa đua sắc làm cho cảnh đẹp ở miền núi càng đẹp hơn .Mưa có ích cho cây cối ,con người và khi đi dưới trời mưa các con nhó phải đội mũ nón nhé? -Cô hát lần 2 hát tự nhiên ,vui tươi 4.Củng cố- Dặn dò: - Cô cho cả lớp hát lại bài hát -Nhận/ xét tiết học -Dan dò -HS nghe -HS chơi trò chơi trời tối, trời sáng -HS hát và lấy nhạc cụ -Trẻ hát vỗ tay theo tiết tấu chậm -HS chú ý nghe hát và cảm nhận được giai điệu của bài hát Rút kinh nghiệm: ......... ......... ......... Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2016 LUYỆN ÂM NHẠC ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐƯỜNG VÀ CHÂN I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -HS biết tên bài hát ,tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát và thể hiện bài hát kết hợp gõ đệm theo bài hát, vận đông đơn giản -HS biết cách chơi, luật chơi và hứng thú tham gia chơi trò chơi (ai nhanh nhất) 2.Kỹ năng: -Rèn cách biểu diễn âm nhạc cho HS 3.Thái độ: -Giáo dục HS tình yêu quê hương ,không vứt rác bừa bãi trên đường phố, không chơi đùa dưới mưa khi đi dưới mưa phải đội mũ II.Chuẩn bị Đàn, phách tre. III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Tiết học trước các em đã được học bài hát gì ? -Em hãy trình bày bài hát :Đường và chân 3.bài mới: a.Giới thiệu bài b.Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Ôn tập bài hát * Cả lớp lắng nghe thầy hát 1 lần * Khởi động giọng: À- A -A- Á _ Á -A- A-À ò- o -o- ó _ ó-o- o-ò *Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp: -GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp theo dãy -GV nhận xét- đánh giá- động viên *Hát kết hợp gõ đệm theo phách: -GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách từng dãy- nhóm -GV nhận xét- Sửa sai- đánh giá- động viên Hoạt động 2: Hát kết hợp động tác phụ họa -GV hướng dẫn HS thực hiện một số động tác đơn giản -Cho HS thực hiện lại toàn bài *Hoạt động 3: Tập Biểu diễn -Hàng ngày trên những con đường thân yêu, chim hót hoa nở,cây cối xanh tươi chào đón các con đến trường ở đó có cô giáo và các bạn rất là vui .Sau đây lớp mình sẽ biểu diễn chương trình văn nghệ thật là hay -Cho nhóm bạn trai hát gõ đệm theo tiết tấu chậm thi đua với nhóm bạn gái -mời tam ca nữ hát kết hợp nhún theo lời bài hát -Thi hát to ,hát nhỏ -Cách chơi: cô cho HS chia làm 2 đội: một đội hát to gõ đệm theo tiết tấu chậm,một đội hát nhỏ vỗ tay theo nhịp bài hát nếu đội nào hát và vỗ sai sẽ thua cuộc -Mời đơn ca nữ lên biểu diễn gõ đệm theo tiết tấu 4.Củng cố- Dặn dò +Hôm nay các em được ôn tập bài hát gì ? +Đường và chân là đôi bạn như thế nào ? -Giáo dục HS: Qua bài hát này thầy khuyên các em cần phải học tập giống như đôi bạn thân “Đường và chân”, cần có những tình cảm đẹp, đối xử tốt với bạn bè trong lớp học. Phải luôn thương yêu, giúp đỡ nhau trong tất cả các hoạt động để mọi người ai cũng là người bạn thân thiết nhất của ta. -Nhận xét tiết học - Dặn dò chuẩn bị các bài hát để tập biểu diễn -HS nghe -HS Khởi động giọng -Từng dãy hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -HS hát kết hợp gõ đệm theo phách từng dãy- nhóm -HS chú ý thực hiện lần lượt đến hết bài -HS thực hiện cả bài hát -Các tổ thi đua hát -HS biểu diễn tự nhiên ,vui tươi -HS hát theo yêu cầu của cô -HS trả lời -HS ghi nhớ Rút kinh nghiệm: ......... ......... ......... TUẦN 18: Thứ tư, ngày 21 tháng 12 năm 2016 TIẾT 18: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU : - HS nhớ, thuộc và thể hiện tốt các bài hát đã học trong học kỳ I : Bài hát : Quê hương tươi đẹp ; Mời bạn vui múa ca ; Tìm bạn thân ; Lý cây xanh ; Đàn gà con ; Sắp đến tết rồi. - Giúp HS mạnh dạn, tự tin biểu diễn trước lớp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức :(1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra đan xen trong giờ học. 3. Bài mới : ( 30’) Ôn tập các bài hát : Quê hương tươi đẹp Mời bạn vui múa ca Tìm bạn thân Lí cây xanh Đàn gà con Sắp đến tết rồi Gv đàn cho hs hát ôn lại mỗi bài 1 lần. GV cho từng nhóm, mỗi nhóm 3 em lên bảng biểu diễn( biểu diễn có phụ họa ) GV cho từng nhóm thi đua biểu diễn và chọn ra nhóm khá nhất để tuyên dương. 3.Củng cố – dặn dò : ( 2’ ) - GV nhận xét : - Nhắc nhở các hs còn chưa biểu diễn tốt cần cố gắng hơn ở những buổi biểu diễn sau. Khen ngợi những hs biểu diễn tốt cần giữ vững và phát huy. HS thực hiện HS nhóm 3 lên biểu diễn HS lắng nghe Rút kinh nghiệm: ......... ......... ......... Thứ tư, ngày 21 tháng 12 năm 2016 LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - Giúp HS nhớ lại các bài hát ở HKI - Hát đều giọng, đúng nhịp - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ các bài hát. 2.Học sinh: - SGK, vở ghi, dụng cụ gõ đệm III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức(2p) : - Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở tư thế ngồi của HS 2. Kiểm tra bài cũ : - Lồng vào giờ tập biểu diễn 3. Bài mới (28p) a.Giới thiệu bài: Ghi bảng b.Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Ôn lại các bài hát đã học: (10’) - GV có thể treo tranh, gõ 1 âm hình tiết tấu, đánh 1 giai điệu hoặc la để HS có thể nhận ra được những bài hát đã học Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát đã học( 18’) - Mời từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn các bài hát - GV nhận xét đánh giá hs 4. Củng cố, dặn dò(5p) - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài vừa học - Dặn dò HS - Nhắc nhở những HS chưa tích cực, khen ngợi những em học tập tốt. Cả lớp cần cố gắng hơn ở HK II. - Nghe, quan sát, và trả lời: + Quê hương tươi đẹp (Dân ca Nùng) + Mời bạn vui múa ca (Phạm Tuyên) +Tìm bạn thân (Việt Anh ) +Lí cây xanh (Dân ca Nam Bộ) +Đàn gà con (Phi-líp-pen-cô) +Sắp đến tết rồi(Hoàng Vân ) - Từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn theo yêu cầu của GV Rút kinh nghiệm: ......... ......... ......... TUẦN 19: Thứ tư, ngày 11 tháng 01 năm 2017 TIẾT 19: HỌC HÁT: BÀI BẦU TRỜI XANH (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ) I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu lời ca . -HS hát đồng đểu rõ lời. -HS biết bài hát này do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, thanh phách. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức (3p) : Kiểm ttra sĩ số, đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ (2p): - Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát Đàn gà con tạo không khí vui vẻ cho giờ học. 3. Bài mới (25p) a. Giới thiệu bài: - GV treo tranh minh họa và giới thiệu bài hát :Bầu trời xanh b.Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Dạy hát bài Quê hương tươi đẹp -GV hát mẫu, giới thiệu tác giả, giai điệu bài hát. -Đọc lời ca - Gv đọc mẫu lời ca 1-2 lần - Gv đọc từng câu cho học sinh đọc theo -Khởi động giọng: là...la...la...lá -Học hát :12’ - Đàn giai điệu từng câu và bắt nhịp cho học sinh hát nối tiếp. - Lắng nghe và sửa sai. -Luyện hát cả bài theo dãy -Luyện hát từng câu nối tiếp -GV nhận xét tuyến dương Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm - Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tiết tấu: Em yêu bầu trời xanh xanh * * * * * * Hát gõ đệm theo phách: - Nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các em. 4.Củng cố, dặn dò(5’) Củng cố: - Cả lớp đồng thanh hát lại bài, kết hợp gõ đệm theo phách. - Học sinh nhắc lại tên bài, tên tác giả. -Dặn dò: - Nhắc nhở học sinh học thuộc bài, cách gõ đệm. - Lắng nghe và nhẩm theo - Lắng nghe giáo viên đọc và đồng thanh đọc lời ca. - Từng dãy đọc. -Khởi động giọng -HS lắng nghe - Nghe đàn và hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên. - Từng tổ, dãy. bàn, nhóm, cá nhân thực hiện bài hát theo hướng dẫn của giáo viên. - Quan sát giáo viên thực hiện và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Thi từng nhóm hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu. - Từng dãy thực hiện bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu. - Một dãy hát hai dãy gõ đệm theo phách và luân phiên đổi ngược lại -HS hát lại bài hát - Học sinh nhắc lại tên bài, tên tác giả. Rút kinh nghiệm: ......... ......... ......... Thứ tư, ngày 11 tháng 01 năm 2017 LUYỆN ÂM NHẠC ÔN LUYỆN BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.. -Biết hát kết hợp vận động theo nhạc đàn. - Qua tiết học các em phân biệt được âm thanh cao thấp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: ( 1’ ) Kiểm tra bài ( 3’) - Bài: Bầu trời xanh.. - GV hướng dẫn HS khởi động giọng. - Mời HS hát lại bài ( GV nhận xét, đánh giá) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 1’ ) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: *. Hoạt động 1 : Ôn luyện bài hát: Bầu trời xanh ( 10’ ) - GV nêu câu hỏi. Bài hát: Bầu trời xanh do nhạc sĩ nào sáng tác ? - GV đàn cho HS hát lại bài hát : cả lớp - Sửa lỗi cho HS. -Cho HS ôn luyện
Tài liệu đính kèm: