Giáo án các môn Tuần 1 - Lớp 5

TOÁN (T1)

ÔN TẬP KHÁI NIỆM PHÂN SỐ

I / MỤC TIÊU : Giúp học sinh :

 - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số.

 - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.

III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 HĐ1 : (1) GTB : GV nêu mục tiêu bài học

*HĐ2(5) : Ôn tập các khái niệm ban đầu về phân số:

 - Hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa, yêu cầu HS đọc, viết các phân số đó .

 ( 2/3; 5/10; 3/4, 40/100 ).

 - Gọi 1 số HS lên đọc viết các phân số trên.

 KL : Củng cố các khái niệm ban đầu về phân số

 *HĐ3(5): Ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.

 - Yêu cầu HS viết thương của 2 số tự nhiên dưới dạng phân số. GV kiểm tra, củng cố.

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Tuần 1 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo 2 tranh. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp (GV treo tranh minh họa lên bảng).
- Thi kể chuyện trước lớp: 3 HS lên thi kể. HS, GV nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi nhóm đôi về ý nghĩa câu chuyện sau đó phát biểu miệng trước lớp ( HS khá
 giỏi nêu ý nghĩa câu truyện ; GV nhận xét bổ sung ; HS nhắc lại )
 Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài kể chuyện tiết sau.
 Luyện từ và câu :
 Từ đồng nghĩa
I/ Mục tiêu : Giúp HS hiểu : 
 - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
 - Vận dụng những hiểu biết đã có,làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa,đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV: Một bảng phụ ghi sẵn các từ in đậm bài tập 1 phần nhận xét.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 HĐ1(1’): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
 * HĐ2(10’): Hình thành khái niệm về từ đồng nghĩa.
 + Bài tập 1:SGK
 - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 1.
 - Gọi 1 HS đọc các từ in đậm đã được viết sẵn trên bảng phụ.
 - GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoan văn a và đoạn văn b.
 KL: Những từ có nghĩa giống nhau là các từ đồng nghĩa
 + Bài tập 2:SGK
- 1 HS đọc trước lớp yêu cầu của bài tập 2.
- Học sinh làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ) 
- Gọi lần lượt HS trình bày kết quả.
- HS, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 - Yêu cầu một 3 HS khá nhắc lại ghi nhớ SGK
 *HĐ3(22’): Luyện tập
 + Bài tập 1: Củng cố khái niệm từ đồng nghĩa
 - 1 HS nêu yêu cầu và đọc những từ in đậm có trong đoạn văn của bài 1. 
 - GV tổ chức cho HS trao đổi theo cặp để làm bài ( GV quan tâm HS yếu )
 - Gọi 2 HS lên bảng làm.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.( Nước nhà-non sông; Hoàn cầu- Năm châu)
.+Bài tập2: Củng cố mở rộng, làm phong phú thêm từ đồng nghĩa cho HS.
 - 1 HS đọc trước lớp yêu cầu của bài 2
 - Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở ( GV quan tâm HS yếu );2 HS lên bảng làm
 - Gọi 1 số HS nêu kết quả bài làm .
 - GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 + Bài tập 3: Sử dụng từ đồng nghĩa để đặt câu
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân . Gọi HS trình bày miệng trước lớp
 - HS và giáo viên nhận xét, bổ sung.
*HĐ 4 :Củng cố dặn dò :(5’)
 - Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ SGK.
 - Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thể dục:
Bài 1: Giới thiệu chương trình- tổ chức lớp
Đội hình đội ngũ- Trò chơi: Kết bạn
I. Mục tiêu:
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp5.
- Một số qui định về nội qui, yêu cầu tập luyện.
- Ôn đội hình đội ngũ: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học.
- HS nắm được cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
II. Địa điểm và phương tiện.
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ1(8phút):Mở đầu
 - Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu gìơ học.
- Đứng vô tay hát.
HĐ2(7phút): Tổ chức lớp
- GV giới thiệu tóm tắt chương trình lớp 5, nhắc nhở HS tinh thần học tập và tính kỷ luật.
- Phổ biến nội qui, yêu cầu tập luỵên.
- Biên chế tổ tập luyện.
-Chọn cán sự thể dục lớp.
HĐ3(8phút): Ôn đội hình đội ngũ, cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học. Cách xin phép ra vào lớp.
- GV làm mẫu sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng tập.
HĐ4(5phút):Trò chơi: Kết bạn
 - GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu.
- Cho cả lớp chơi thử 1-2 lần, chơi chính thức2-3 lần.
HĐ tiếp nối(5phút):
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
Đạo đức :
Em là học sinh lớp 5 (tiết1)
I/ Mục tiêu: HS biết:
 - Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trườngcần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện xứng đáng là học sinh lớp 5.
- Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Mi-crô không dây để chơi trò chơi phóng viên.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HĐ1(2 phút):GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học
HĐ2(1 phút): GT bài: 
 HS hát tập thể bài hát : Em yêu trường em.
* HĐ3(7 phút) Quan sát tranh và thảo luận.
 MT:: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
 Cách tiến hành :
 - Yêu cầu HS quan sát từng tranh SGK trang 3,4 thảo luận cả lớp trả lời các câu hỏi 
 GV nêu,tổ chức nhận xét.
 GVKL: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho HS các khối lớp khác học tập.
 Yêu cầu 2,3 HS nhắc lại ghi nhớ.
HĐ4(8 phút): Làm bài tập 1 SGK.
 Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5.
 -GV nêu yêu cầu bài tập. 
- HS thảo luận nhóm 2 ( GV quan tâm HS yếu ) 
 - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
 - HS và GV nhạn xét chốt lại kết quả đúng
 GVKL
 - Cho HS liên hệ thực tế bản thân.
HĐ5(8phút): Tự liên hệ ( bài tập 2 SGK )
Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
 -GV nêu yêu cầu tự liên hệ. 
 HS thảo luận theo cặp và tự liên hệ trước lớp.( GV quan tâm HS yếu)
 - Gọi lần lượt HS trình bày trước lớp.
 GVKL: 
HĐ6(8): Chơi trò chơi phóng viên.
 Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.
-HS lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn về các HS khác có nội dung liên quan đến chủ đề bài học. GV nhận xét và kết luận .
- Gọi 2 HS (K) đọc ghi nhớ trong SGK.
 HĐ 7: Củng cố, dặn dò :(1phút): 
GVnhận xét giờ học. Dặn dò HS
Thứ 4 ngày tháng 9 năm 2016
Toán:( Tiết 3):
ôn tập : So sánh hai phân số
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
 - Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(1’) Giới thiệu bài:
 *HĐ2(10): Ôn tập cách so sánh hai phân số:
 - GV nêu ví dụ về so sánh 2 phân số cùng mẫu, khác mẫu số.
 - HS làm việc cá nhân, nêu kết quả.
 KL: Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số, ta có thể qui đồng mẫu số 2 phân số đó rồi so sánh các tử số của chúng.
 Chú ý: Phương pháp chung để so sánh 2 phân số là bao giờ cũng có thể làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh các tử số.
 * HĐ3(25’): Thực hành
 + Bài 1:SGK
 Tổ chức cho HS làm bài cá nhân ( GV quan tâm HS yếu )
 - Cho HS (K-G) nêu miệng kết quả cột thứ nhất và giải thích cách làm.
 - HS làm cá nhân cột thứ 2, hai HS lên bảng làm, giải thích cách làm.
 KL: củng cố cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
 + Bài 2: SGK
- HS thảo luận nhóm đôi rồi làm vào vở , 2HS (K-G) lên bảng làm.
- HS , GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
 KL: Củng cố cách sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 * HĐ 4 :
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số 
Tập đọc:
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I/ Mục tiêu 
 1/Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong ; nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh,.
 2/ Hiểu bài văn:Nắm được nội dung chính: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp .
	Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III / Các hoạt động dạy - học: 
 HĐ1 (4’)Bài cũ : 1 HS đọc bài Thư Bác Hồ gửi cho HS và trả lời các câu hỏi tìm hiểu ND bài.
 HĐ2 (1’) Giới thiệu bài ( QS tranh )
 *HĐ3(12’): Luyện đọc :
 MT: đọc trôi chảy lưu loát, nhấn mạnh những từ ngữ màu vàng rất khác nhau của cảnh , vật.
 -4HS đọc nối tiếp theo các phần 2 lượt :
.- Hướng dẫn đọc các tiếng khó : vàng xuộm lại, treo lơ lửng, xõa xuống, vẫy vẫy... HS đọc ; GV sửa lỗi giọng đọc; HS đọc lại .
 - Gọi 1 HS khá đọc chú giải trong SGK
 +HS luyện đọc theo cặp : HS , GV nhận xét
 - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài . 
 * HĐ4(11’): Tìm hiểu bài :
 - HS đọc thầm bài văn trả lời câu hỏi 1,2 SGK.Tổ chức nhận xét- GV chốt lời giải đúng.
+ Giải nghĩa từ : vàng suộm, vàng lịm, vàng xọng.
 - HS đọc lướt trả lời câu hỏi 3 SGK. Giải nghĩa từ: héo tàn
 - HS suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi 4 SGK ( HS :Tác giả rất yêu làng quê Việt Nam )
 - Nội dung bài này nói lên điều gì? HS rút ra ND ;HS nhắc lại.
 Nội dung: ( Như mục 1 ).
 * HĐ5(10’): Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - Đọc nhấn giọng các từ ngữ : Vàng xuộm, vàng hoe, vàng ối, vàng mượt, vàng giòn... 
 - HS nêu cách đọc hay.- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.- GV tổ chức cho HS đọc thi.
 Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò :(2’)
 - Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế. Dặn HS về nhà đọc trước bài sau. 
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I/ Mục tiêu 
- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài , kết bài) của một bài văn tả cảnh.
- Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Tờ giấy khổ to trình bày cấu tạo của bài Nắng trưa
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ1 (1’) Giới thiệu bài
 *HĐ2(10’): Phần nhận xét
 + Bài tập 1:
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 1 và đọc một lượt bài Hoàng hôn trên sông Hương , HS đọc thầm phần giải nghĩa từ ngữ khó trong bài .
- GV giải nghĩa thêm từ hoàng hôn .
- Yêu cầu HS đọc thầm và xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài. 
- HS phát biểu ý kiến. ( HS phát biểu )
- HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Bài văn có ba phần ( mở bài, thân bài , kết bài )
 a/Mở bài: Từ đầu đến rất yên tĩnh này
 b/Thân bài: Từ mùa thu đến chấm dứt.
c/ Kết bài: Câu cuối.
 + Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập ; nhắc HS chú ý nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn .
- HS đọc lướt bài văn và trao đổi theo nhóm đôi .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả . Cả lớp và GV nhận xét cho lời giải đúng .
- HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh từ hai bài văn đã phân tích.
- 2,3 HS khá đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
 *HĐ3(22’): Luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và bài văn Nắng trưa.
- Cả lớp đọc thầm bài văn, suy nghĩ làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến.
- HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- GV treo bảng phụ ghi cấu tạo ba phần của bài văn; 2,3 HS đọc lại.
 *HĐ4:Củng cố, dặn dò : (3’)
 - Một HS khá nhắc lại ghi nhớ trong SGK
 - Dặn HS về nhà học bài.
Khoa học
Nam hay nữ ? (tiết 1)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
 - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam , bạn nữ.
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV: - Hình trang 6,7 SGK.
 - Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 HĐ1/(4’)Bài cũ. : Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối vỡi mỗi gia đình , dòng họ.
 HĐ2(1’) Giới thiệu bài.
 *HĐ3(10’): Sự khác nhau giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học.
- HS thảo luận theo cặp đôi theo các câu hỏi sau :
 + HS xem tranh 1 và chỉ ra bạn nam, bạn nữ ? vì sao em biết?
 + Tìm một số điểm giống và khác nhau giữa bạn và bạn nữ.
 + Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái.
- Gọi lần lượt HS nêu kết quả thảo luận .
- GV nhận kết luận: Ngoài những đặc điểm chung...khác biệt về mặt sinh học.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2,3 SGK.Trả lời câu hỏi sau: Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? HS trả lời .
 - Yêu cầu 1,2 HS khá đọc phần ghi nhớ (SGK).
 *HĐ4(15’): Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng?” SGK trang 8.
- Hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi.
- Chia lớp thành 2 nhóm và phát phiếu cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận sau đó dán phiếu vào bảng, nhóm thắng cuộc là nhóm hoàn thành nhanh và đúng.
- Yêu cầu HS nhận xét các nhóm và giải thích lý do.
- GV nhận xét và tổng kết trò chơi: Giữa nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt xã hội.
 Hoạt động :Củng cố, dặn dò :(2’)
 - GV chốt lại nội dung cơ bản của bài.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật :
Bài 1: Thường thức mĩ thuật
xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
I. Mục tiêu:
	- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân.
	- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
	- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh
II. Chuẩn bị: 
	GV : - Sưu tầm thêm một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
	- Một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (nếu có)
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giới thiệu bài: (1’)Thuyết trình.
Hoạt động 1(10’): Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- GV có thể chia nhóm theo tổ hoặc theo bàn và cho HS đọc mục 1 trang 3 SGK.
	- Chuẩn bị các câu hỏi để các nhóm trao đổi dựa vào nội dung sau:
	+ Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
	- GV dựa vào câu trả lời của HS, bổ sung:
+ Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. Ông tốt nghiệp khoá II(1926 - 1931) Trường Mĩ thuật Đông Dương, sau đó trở thành giảng viên của trường.... 
Những tác phẩm nổi bật ở giai đoạn này là: Thiếu nữ bên hoa hụê (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé (1944),...
	Hoạt động 2(15’): Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh Thiếu nữ bên hoa huệ và thảo luận theo nhóm về những nội dung sau:
	+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì? (Thiếu nữ mặc áo dài trắng)
+ Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? (Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong bức tranh)
	+ Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa? (bình hoa đặt trên bàn)
+ Màu sắc của bức tranh như thế nào? (Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng hoà sắc nhẹ nhàng, trong sáng)
	+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì? (Sơn dầu)
	+ Em có thích bức tranh này không?
- Yêu cầu một số thành viên của các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi, sau đó giáo viên bổ sung và hệ thống lại nội dung kíên thức.
Hoạt động 3(5’) Nhận xét đánh giá 	
	- GV nhận xét chung tiết học
	- Nhắc HS quan sát màu sắc trong thiên nhiên .
Thứ 5 ngày 8 tháng 9 năm 2016
Thể dục :
Bài 2: Đội hình đội ngũ - trò chơi
Trò chơi : chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau và lò cò tiếp sức.
I. Mục tiêu :
- Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp.
- Học sinh thực hiện thuần thục các động tác và cách báo cáo (to, rõ, đủ nội dung báo cáo).
- Biết chơi đúng luật, hào hứng khi chơi trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện.
- 1 chiếc còi; 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu (6 phút).
Giáo viên: Tập hợp lớp 3 hàng ngang phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Nhắc lại nội qui tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện .
Học sinh: - Lắng nghe và thực hiện.
 - Hát và vỗ tay bài.
 - Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy ” 
Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ: 9 phút.
- Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp.
+ Lần 1-2 giáo viên điều khiển lớp tập, nhận xét và sửa động tác sai.
+ Học sinh luyện tập theo tổ, do tổ trưởng điều khiển (2-3 lần).
+ Giáo viên quan sát nhận xét và sửa chữa sai sót cho học sinh các tổ.
+ Tập hợp lớp cho các tổ thi đua trình diễn.
Giáo viên cùng học sinh quan sát và nhận xét, biểu dương thi đua 2 lần.
Hoạt động 3: Trò chơi vận động: 12 phút.
- Chơi trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”: 4-6 phút và trò chơi “ Lò cò tiếp sức ”: 
- Học sinh khởi động chạy tại chỗ hò to theo nhịp 1,2,3,4....
- Tập hợp học sinh theo đội hình chơi.
Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. Cả lớp thi đua ( mỗi trò chơi 2-3 lần).
Giáo viên quan sát, nhận xét, biểu dương tổ và học sinh thắng cuộc, đúng luật.
Hoạt động 4 : Kết thúc: 8 phút.
- Giáo viên cho học sinh thực hiện động tác thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
Toán:
Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- So sánh phân số với đơn vị.
- So sánh hai phân số có cùng tử số.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1(4’)Bài cũ: Củng cố tính chất cơ bản của phân số
HĐ2(1’) Giới thiệu bài.
 *HĐ3(30’): Luyện tập.
 +Bài 1: SGK
- HS làm việc theo nhóm đôi, sau đó nêu miệng kết quả và giải thích cách làm.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1.
 KL: Củng cố kiến thức về so sánh phân số với đơn vị.
 + Bài 2: SGK.
- HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ), 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu miệng cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
 KL: Củng cố về so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
 *HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : (2’)
 - GV hệ thống lại các kiến thức vừa học .
.
Chính tả: (Nghe viết) :
Việt Nam thân yêu
I/ Mục tiêu:
 - Nghe- viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.
 - Làm bài tập để củng cố qui tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/gh, c/ k.
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV: 4 Tờ phiếu khổ to ghi bài tập 2; 4 tờ phiếu khổ to ghi bài tập 3; bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HĐ1 (1’) Giới thiệu bài .
 * HĐ2(22’): Hướng dẫn HS nghe- viết .
 a/ Tìm hiểu nội dung:
 - GV đọc toàn bài chính tả trong SGK.
 - Nội dung bài này nói lên điều gì? ( Con người Việt Nam vất vả,phải chịu thương đau nhưng luôn có lòng nồng nàn yêu nước, quyết đánh giặc giữ nước )
 b/ Hướng dẫn HS viết từ khó: dập dờn, nghèo, in sâu...
 - Yêu cầu HS viết đọc các từ khó trên.
 c/ Viết chính tả:
 - GV đọc cho HS nghe – viết , mỗi dòng thơ đọc 1,2 lượt.
 - GV đọc toàn bài một lượt để HS soát lại bài và tự sửa lỗi.
 - Chấm chữa 10 bài; nhận xét chung bài viết.
 * HĐ3(12’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
 + Bài 2: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
 - Chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm làm vào phiếu khổ to đã chuẩn bị.
 - Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 GVKL : Các từ cần điền vào lần lượt là: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái,có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
 + Bài 3: SGK.
 - HS làm bài cá nhân, HS lên bảng làm bài vào 4 tờ phiếu đã treo trên bảng .
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 - 2,3 HS nhắc lại qui tắc viết c/ k; g/ gh; ng/ ngh.Yêu cầu HS nhẩm thuộc qui tắc .
Hoạt động nối tiếp (3’)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS ghi nhớ qui tắc viết chính tả đã học.
Luyện từ và câu:
luyện tập về từ đồng nghĩa.
 I/ Mục tiêu : 
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong 4 màu nêu ở bài tập 1) và đặt câu vớ 1 từ ở bài tập 1.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài học. 
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3)
 II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Bút dạ và 4 phiếu khổ to ghi sẵn bài tập 1, 3 
 III/ Các hoạt động dạy học:
 HĐ1(4’) Bài cũ: Kiểm tra HS làm lại BT2,3 tiết trước.
Tổ chức nhận xét.
 HĐ2(1’ ) Giới thiệu bài:
 * HĐ3(25’) Luyện tập
 + Bài tập 1: SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài vào phiếu khổ to.
- Đại diện các nhóm dán kết quả làm bài trên bảng lớp, trình bày kết quả làm việc của nhóm. ( HS trình bày )
- HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 a/ Chỉ mầu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh lét..
 b/ Chỉ mầu đỏ: đỏ au, đỏ bừng, đỏ ối...
 c/ Chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng phau...
 d/ Chỉ màu đen: Đen xì, đen kịt, đen thui...
Kết luận: Củng cố về từ đồng nghĩa.
 + Bài tập 2: SGK.
- HS trao đổi nhóm đôi thực hiện.
- GV mời từng nhóm nối tiếp nhau chơi trò thi tiếp sức, mỗi em đọc nhanh một câu đã đặt với những từ cùng nghĩa mình vừa tìm được.
- HS, GV nhận xét. 
Kết luận : Củng cố cách dùng từ đặt câu.
 + Bài tập 3: SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn: Cá hồi vượt thác.
- HS làm bài cá nhân vào vở. GV phát phiếu cho 2,3 HS làm.
- HS dán kết quả trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- 2,3 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh với những từ đúng.
Kết luận : Củng cố cách lựa chọn từ đồng nghĩa thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
 * HĐ4: Củng cố, dặn dò : (3’)
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Lịch sử :
“Bình tây đại nguyên soái” trương định
I/ Mục tiêu: Sau bài học học sinh nêu được:
 - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ.
 - Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vua để kiên quyết cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược
 - Ông được nhân dân khâm phục, tin yêu va suy tôn là “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định.
II/ Đồ đùng dạy học:
 GV: Bản đồ hành chính Viêt Nam, phiếu học tập cho HS. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 (1’) Giới thiệu bài
 *HĐ2(10’): Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược.
 - Yêu cầu HS đọc thầm SGK trả lời miệng các câu hỏi sau:
 + Nhân dân Nam Kỳ đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
 + Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
 - GV chỉ bản đồ và giảng giải thêm như nội dung SGV
 *HĐ3 (10’): Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược
 - Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi ở phiếu học tập : 
 + Năm 1862 vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao?
 + Nhận được lệnh vua Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
 + Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
 + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.( HS K,G trình bày )
 - HS và GV nhận xét, bổ sung kết quả thảo luận.
 GVKL: Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước nhường ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán 
lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
 *HĐ3(*10’): Lòng biết ơn, tự hào của nhân dân ta với Bình tây đại nguyên soái.
 - GV lần lượt nêu các câu hỏi sau cho HS trả lời miệng: 
 + Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định.
 + Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết.( HS kể )
 + Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông?
 GVKL: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phòng trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lư

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1.doc