CHƯƠNG I
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
Bài 1 : BỘ CHẾ HÒA KHÍ T ĐỘNG
(1 tiết)
Hiểu rõ cấu tạo, hoạt động và những hư hỏng thông thường của bộ chế hòa khí.
I.NHIỆM VỤ
(tr.69 SGK nghề SCXM)
II.CẤU TẠO
(tr.70-tr.72 SGK nghề SCXM)
III.HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ CHẾ HÒA KHÍ TỰ ĐỘNG
(tr.72, 73 SGK nghề SCXM)
IV.HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG CỦA BỘ CHẾ HÒA KHÍ
(tr.75 SGK nghề SCXM)
Câu hỏi
1. Cấu tạo của bộ chế hòa khí tự động.
2. Hoạt động của bộ chế hòa khí tự động.
3. Những hư hỏng thông thường của bộ chế hòa khí tự động.
n dây mass kèn nối với dây mass của hệ thống nên khép kín mạch nên kèn kêu. Dòng điện đi theo mạch : từ (+) accu à công tắc máy à kèn à nút kèn à mass à (-) accu. Khi bóp cần thắng trước hoặc đạp thắng sau, điện từ dây đen (Bk) sang dây xanh lá sọc vàng (G/Y) sau đó đến đèn thắng nên đèn cháy sáng. Dòng điện đi theo mạch : từ (+) accu à công tắc máy à công tắc thắng tay (hoặc công tắc thắng chân) àđèn thắng à mass à (-) accu. Câu hỏi Vẽ sơ đồ và trình bày nhiệm vụ, nguyên lý làm việc của mạch đèn chạy đêm. Vẽ sơ đồ và trình bày nhiệm vụ, nguyên lý làm việc của mạch đèn signal. Vẽ sơ đồ và trình bày nhiệm vụ, nguyên lý làm việc của mạch kèn và đèn thắng. Bài 2 : Thực hành THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN (9 tiết) -Nhận biết được vị trí lắp đặt và hoạt động của các mạch điện. -Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị trong mạch điện. THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU Các chi tiết và bộ phận của hệ thống điện Honda Dream C100. Sơ đồ trãi hệ thống điện xe Honda Dream C100. Xe Honda Dream C100 hoặc xe máy tương tự còn hoạt động. Các loại dụng cụ đồ nghề cần thiết cho quá trình tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng. HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG. (tr.138,139 SGK nghề SCXM) THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG (tr.139-tr144 SGK nghề SCXM) QUI LUẬT ĐI DÂY CÁC MẠCH ĐIỆN. Các kí hiệu màu dây Màu trắng : W Màu đen : Bk Màu đỏ : R Màu hồng : P Màu vàng : Y Màu nâu : Br Màu xám : Gr Màu cam : O Màu xanh lá cây : G Màu xanh biển nhạt : LBu Màu xanh biển : Bu Màu đỏ sọc trắng : R/W Màu đỏ sọc vàng : R/Y Màu đen sọc trắng : Bk/W Màu đen sọc vàng : Bk/Y Màu đen sọc đỏ : Bk/R Màu nâu sọc trắng : Br/W Xanh biển sọc vàng : Bu/Y Qui luật đi dây các mạch điện. Mạch đèn chạy đêm. Sơ đồ mạch điện. Qui luật đi dây Dây màu vàng (Y) từ cuộn dây đèn nối với dây vàng của công tắc đèn chính trên tay cầm bên phải. Dây vàng của cuộn dây đèn lại có mạch rẽ nối với dây vàng của Diode tiết chế (Regulator) để giảm bớt dòng điện khi xe tăng tốc độ lớn. Dây nâu (Br) của công tắc đèn chính nối với dây nâu (Br) để nối điện đến hai đèn sương mù, hai đèn soi sáng đồng hồ tốc độ và đèn sau. Dây nâu sọc trắng (Br/W) của công tắc đèn chính nối với dây nâu sọc trắng của công tắc đèn pha cốt bên tay cầm bên trái. Dây xanh biển (Bu) của công tắc đèn pha cốt nối với dây xanh biển của tim đèn pha và đèn báo pha. Dây trắng (W) của công tắc đèn pha cốt nối với dây trắng của tim đèn cốt. Các bóng đèn có dây mass màu xanh lá (G). Mạch đèn signal. Sơ đồ mạch điện. Qui luật đi dây Dây đen (Bk) từ công tắc máy ra nối với dây đen sườn và dây đen của hộp nháy. Dây xám (Gr) của hộp nháy nối với dây xám sườn để nối với dây xám của công tắc đèn signal trên tay cầm trái. Dây màu xanh biển nhạt (Lbu) từ công tắc đèn signal ra nối với dây xanh biển nhạt (Lbu) trước bên phải, đèn báo signal bên phải và qua dây sườn nối với dây xanh biển nhạt (Lbu) đèn signal sau bên phải. Dây màu cam (O) từ công tắc signal ra nối với dây màu cam (O) đèn signal trước bên trái, đèn báo signal bên trái và qua dây sườn nối với dây màu cam (O) đèn signal sau bên trái. Mạch kèn, đèn thắng Sơ đồ mạch điện Qui luật đi dây Dây đen (Bk) từ công tắc máy ra nối với dây đen sườn và nối đến dây đen của kèn và dây đen của công tắc thắng tay. Dây đen sườn nối với dây đen của công tắc thắng chân ở bàn đạp thắng sau. Dây xanh nhạt (LG) của nút kèn nối với dây xanh nhạt của kèn. Dây còn lại của hai công tắc đèn thắng màu xanh lá sọc vàng (G/Y) nối với tim đèn thắng. Bóng đèn thắng và kèn có dây mass màu xanh lá cây (G). ĐÁNH GIÁ Tháo lắp và bảo dưỡng một bộ phận (đèn, công tắc) Đọc sơ đồ điện của một mạch điện (mạch đèn chạy đêm, signal, kèn, đèn thắng) Câu hỏi Trình bày cách tháo lắp, kiểm tra mạch đèn chạy đêm. Đọc sơ đồ mạch điện và cho biết cách đi dây mạch đèn chạy đêm. Trình bày cách tháo lắp, kiểm tra mạch đèn signal. Đọc sơ đồ mạch điện và cho biết cách đi dây mạch đèn signal. Trình bày cách tháo lắp, kiểm tra mạch kèn, đèn thắng. Đọc sơ đồ mạch điện và cho biết cách đi dây mạch kèn và đèn thắng. Chương III HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Bài 1 : HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC (2 tiết) Biết được khái quát về bộ truyền lực đến bánh sau bằng bánh răng và trục cacđăng. Biết được những hư hỏng thông thường của bộ truyền lực đến bánh sau bằng bánh răng và trục cacđăng. I. BỘ TRUYỀN LỰC ĐẾN BÁNH SAU BẰNG BÁNH RĂNG. 1. Khái quát: Xe Vespa 50 ( hình 3.1) sử dụng truyền lực đến bánh sau bằng bánh răng. Loại này bánh sau được lắp trực tiếp trên đầu cốt thứ cấp hộp số, do dùng bánh răng dẫn động nên động cơ không thể đặt xa trục của bánh sau mà buộc phải đặt gần trục. Điều này khiến cho việc bố trí hình dáng của xe bị ảnh hưởng, bánh sau chịu tải lớn hơn bánh trước. Do hoàn toàn dùng bánh răng truyền lực nên yêu cầu lắp ráp phải đạt chính xác khá cao về độ song song các đường tâm cốt máy và các cốt của hộp số. Ưu điểm của phương án này là kết cấu gọn nhẹ, ít chi phí phụ, độ tin cậy cao. 2. Những hư hỏng thông thường: - Trục bánh sau cong, xoắn. - Các rãnh dọc trên trục bánh sau mòn. - Các cặp bánh răng truyền lực mòn hoặc hỏng. - Bạc đạn mòn hoặc hỏng. - Phốt dầu mòn, hỏng, lão hóa. Hình III.1 Sơ đồ hệ thống truyền lực bằng bánh răng của xe Vespa 50. Tay số Tay côn Dây số Càng số Cơ cấu gài số Bánh răng số 1 Bánh răng số 2 Bánh răng số 3 Bánh răng số 4 Bánh răng dẫn động ly hợp Bộ ly hợp Trục bánh sau Càng cua hộp số II. BỘ TRUYỀN LỰC ĐẾN BÁNH SAU BẰNG TRỤC CACĐĂNG. 1. Khái quát: Những xe môtô có công suất lớn như ChangJiang 750, Yamaha XS750 đều sử dụng truyền lực bằng trục cacđăng. Truyền lực bằng trục cacđăng có công suất truyền lực lớn, hiệu suất truyền lực cao, làm việc tin cậy, thời gian sử dụng bền lâu. Hệ thống truyền lực bằng trục cacđăng như hình vẽ 3.2. Hình III.2 Hệ thống truyền lực bằng trục cacđăng. Đĩa chủ động Bộ nối cao su Đĩa bị động Trục cacđăng Vòng cao su Đế ổ trục Bầu chống bụi Trục lăn Chạc bị động cacđăng Vít hình nêm Trục chữ thập Lò xo kẹp Bọc ngoài Hai đầu trục truyền lực đều có khớp đa hướng, đầu ở phía hộp số dùng khớp đa hướng mềm, phía gần bánh xe dùng khớp đa hướng chữ thập. 2. Những hư hỏng thông thường: - Cổ trục chữ thập mòn. - Các vòng bi kim và đệm khít của trục chữ thập mòn. - Trục then hoa cacđăng mòn. - Trục cacđăng đảo. - Trục cacđăng cong, xoắn. - Bộ nối cao su bể, nứt, lão hóa. Câu hỏi Nêu khái quát về bộ truyền lực đến bánh sau bằng bánh răng. Nêu những hư hỏng thông thường của bộ truyền lực đến bánh sau bằng bánh răng. Nêu khái quát về bộ truyền lực đến bánh sau bằng trục cacđăng. Nêu những hư hỏng thông thường của bộ truyền lực đến bánh sau bằng trục cacđăng. Bài 2 : Thực hành THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ TRUYỀN LỰC BẰNG BÁNH RĂNG VÀ TRỤC CACĐĂNG (7 tiết) Nhận biết được vị trí các chi tiết của bộ truyền lực đến bánh sau bằng bánh răng và trục cacđăng. Đánh giá được mức độ hư hỏng của các chi tiết. Làm được một số công việc tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa. I. THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU. - Xe máy có sử dụng bộ truyền lực đến bánh sau bằng bánh răng và trục cacđăng. - Những chi tiết của bộ truyền lực đến bánh sau bằng bánh răng và trục cacđăng. - Các loại dụng cụ có liên quan đến việc tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa. - Xăng, dầu, mỡ. II. THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ TRUYỀN LỰC ĐẾN BÁNH SAU BẰNG BÁNH RĂNG. Sau khi tháo rời, tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết: 1. Nắp hộp bánh răng: - Kiểm tra xem nắp hộp bánh răng có thủng không, nếu thủng phải thay mới. - Đệm nắp hộp bánh răng thủng dẫn đến rò dầu phải thay đệm mới. 2. Trục chủ động, trục bị động: - Kiểm tra răng bánh răng nếu mòn hoặc hỏng phải thay mới. - Phốt dầu mòn hỏng hoặc lão hóa dẫn đến rò dầu phải thay phốt mới và châm thêm dầu vào đúng qui định. 3. Cặp bánh răng truyền động cuối cấp: - Kiểm tra độ mòn của cặp bánh răng cuối cấp nếu mòn hoặc hỏng phải thay mới. - Kiểm tra bạc đạn nếu hư hỏng phải thay mới. 4. Dầu trong hộp bánh răng: - Lượng dầu trong hộp bánh răng không đủ hoặc quá bẩn phải bổ sung hoặc thay dầu. - Phương pháp thay dầu trong hộp bánh răng: Trước tiên đặt xe ở chỗ bằng phẳng, chống chân chống giữa lên, khởi động động cơ, để bánh xe quay khoảng 3 đến 5 phút. Sau đó vặn bulông xả dầu và bulông kiểm tra mực dầu ra, xả dầu trong hộp bánh răng ra hết, lắp lại bulông xả dầu và vặn chặt. Sau cùng châm dầu bánh răng qui định vào lỗ bulông kiểm tra mực dầu cho đến khi có dầu chảy ra từ lỗ kiểm tra mực dầu, lắp và vặn chặt bulông kiểm tra mực dầu (hình vẽ 3.3) Hình III.3 Thay dầu trong hộp bánh răng. Bulông kiểm tra mực dầu Lỗ ren kiểm tra mực dầu Bulông xả dầu III. THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ TRUYỀN LỰC ĐẾN BÁNH SAU BẰNG TRỤC CACĐĂNG. Muốn sửa chữa phải tháo cụm cacđăng khỏi xe máy và tháo rời trên bàn tháo và đánh dấu vị trí tương đối giữa các chi tiết. Cổ trục chữ thập được phục hồi bằng cách mạ Crôm hoặc lắp ống lót phụ đã nhiệt luyện rồi mài cổ theo kích thước danh định. Các đệm khít và vòng bi kim món cần phải thay mới. Không dùng vòng bi kim bị mất kim dù chỉ một kim. Phần trục then hoa cacđăng có rãnh then bị mòn theo đường kính ngoài và chiều dày có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó nhiệt luyện ở 8600C rồi gia công cơ khí (tiện, phay rãnh then) tôi, ram, mài. Kiểm tra độ đảo của cacđăng được đo bằng đồng hồ so, trục được đặt trên các khối lăng trụ trên bàn thử. Đo độ đảo của một điểm bất kỳ trên chiều dài không được vượt quá giới hạn cho phép theo điều kiện kỹ thuật. Nếu trục bị cong, xoắn phải thay mới. Khi lắp cần đảm bảo các nạng của khối cácđăng phải nằm trên cùng một mặt phẳng. Độ không cân bằng không được vượt quá qui định trong điều kiện kỹ thuật. VI. ĐÁNH GIÁ. Tháo lắp, kiểm tra mức độ hư hỏng các chi tiết. Biện pháp khắc phục và phương pháp sửa chữa. Câu hỏi Trình bày cách bảo dưỡng và sửa chữa bộ truyền lực đến bánh sau bằng bánh răng. Trình bày cách bảo dưỡng và sửa chữa bộ truyền lực đến bánh sau bằng trục cacđăng. CHƯƠNG IV THỰC HÀNH SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ, BÁNH XE, KHUNG XE KHÁI QUÁT Phần thực hành sửa chữa động cơ và bánh xe học sinh đã được học, thực hành ở giáo trình 105 tiết - Hoạt động giáo dục nghề phổ thông do Bộ giáo dục và đào tạo soạn nên trong nội dung chương trình 75 tiết chỉ hệ thống lại kiến thức, chủ yếu là nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh. Trong việc soạn nội dung chỉ bổ sung thêm phần hư hỏng của trục khuỷu, thanh truyền. Thời lượng giảng dạy của phần thực hành sửa chữa động cơ, bánh xe và khung xe được phân bố như sau: + Sửa chữa động cơ : 27 tiết. + Sửa chữa bánh xe : 9 tiết. + Sửa chữa khung xe : 9 tiết. Bài 1 : Thực hành SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU – THANH TRUYỀN (8 tiết) Biết được những hư hỏng thông thường, phương pháp tháo lắp, sửa chữa một số chi tiết của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền. Tháo, lắp được khối nắp máy, cụm pittông - xecmăng - thanh truyền. Củng cố kiến thức, rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành. I - THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU 1. Tranh cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 2. Các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 3. Dụng cụ tháo lắp. 4. Xe máy 4 kỳ. 5. Xăng, dầu, mỡ, bộ đệm, nắp máy, xi lanh. II - KIỂM TRA, SỬA CHỮA 1./ Nắp máy a./ Lỗ ren bugi (tr.32 SGK nghề SCXM) b./ Mặt phẳng nắp máy (tr.32 SGK nghề SCXM) 2./ Pittông, chốt pittông (tr.30, 31,40, 41 SGK nghề SCXM). 3./ Xecmăng: (tr.31,32 SGK nghề SCXM). 4./ Xi lanh (tr.33, 36, 37 SGK nghề SCXM). III - ĐÁNH GIÁ 1. Nêu những hư hỏng thông thường, phương pháp kiểm tra và sửa chữa nắp máy, xilanh. 2. Nêu những hư hỏng thông thường, phương pháp kiểm tra và sửa chữa pittông, xecmăng. Câu hỏi 1./ Phương pháp kiểm tra và sửa chữa nắp máy, xilanh. 2./ Phương pháp kiểm tra và sửa chữa pittông, xecmăng. Bổ sung SỬA CHỮA TRỤC KHUỶU, THANH TRUYỀN I - NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA TRỤC KHUỶU: - Hư ren siết tán giữ vô lăng, nồi ly hợp. - Rãnh chốt clavette mòn rộng. - Rãnh then hoa trên trục khuỷu mòn. - Bạc đạn mòn, rơ. - Trục cốt máy mòn khuyết. II - NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA THANH TRUY ỀN: -Thanh truyền “đâm” (dên đâm). -Thanh truyền phát sinh tiếng kêu lạ (kêu “dên” hay dộng “dên”) : lỗ đầu to bị mòn rộng. -Lột “dên” : Nhớt không đến bôi trơn khu vực đầu to, vòng bi đũa nên dẫn đến cháy đầu to thanh truyền. III. ĐÁNH GIÁ: 1.Nhận biết các thành phần của trục khuỷu 2.Kiểm tra khe hở của trục khuỷu với thanh truyền bằng kinh nghiệm. Câu hỏi 1./ Những hư hỏng thường gặp của trục khuỷu. 2./ Những hư hỏng thường gặp của thanh truyền. Bài 2 : Thực hành SỬA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ (8 tiết) Biết được những hư hỏng thông thường, phương pháp tháo lắp, sửa chữa một số chi tiết của cơ cấu phân phối khí. Điều chỉnh được khe hở nhiệt xupap. Tháo, lắp được các chi tiết của khối nắp máy. Củng cố kiến thức, rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành. I - THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU 1. Tranh cơ cấu phân phối khí và cơ cấu căng xích cam. 2. Các chi tiết của cơ cấu phân phối khí, cơ cấu căng xích cam. 3. Dụng cụ tháo lắp. 4. Xe máy 4 kỳ. 5. Xăng, dầu. II - KIỂM TRA, SỬA CHỮA CÁC CHI TIẾT CỦA KHỐI NẮP MÁY 1./ Trục cam, đòn gánh, trục đòn gánh (tr.54 SGK nghề SCXM) 2./ Xupap (tr.55 SGK nghề SCXM) III - KIỂM TRA, SỬA CHỮA XÍCH CAM VÀ CƠ CẤU CĂNG XÍCH CAM (tr.56 SGK nghề SCXM) IV - ĐÁNH GIÁ 1.Tháo, kiểm tra, lắp xupap. 2.Tháo, kiểm tra, lắp cơ cấu căng xích cam. Câu hỏi 1./ Sự khác biệt giữa cơ cấu phân phối khí của động cơ xăng 2 kỳ với động cơ xăng 4 kỳ. 2./ Phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt xupap. Bài 3 : Thực hành SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT, BÔI TRƠN (4 tiết) Biết được những hư hỏng thông thường, phương pháp tháo lắp, sửa chữa một số chi tiết của hệ thống làm mát, bôi trơn. Kiểm tra được hệ thống bôi trơn. Kiểm tra được mức dầu và thay dầu động cơ. Củng cố kiến thức, rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành. I -THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU 1. Xe máy 4 kỳ. 2. Dụng cụ tháo lắp. 3. Dầu nhờn, khay chứa dầu. II - KIỂM TRA, SỬA CHỮA A.HỆ THỐNG LÀM MÁT 1./ Những hư hỏng thường gặp (tr.62 SGK nghề SCXM). 2./ Phương pháp sửa chữa (tr.62 SGK nghề SCXM). B.HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1./ Những hư hỏng thường gặp (tr.63 SGK nghề SCXM). 2./ Phương pháp sửa chữa (tr.63 SGK nghề SCXM). 3./ Bơm dầu (tr.65 SGK nghề SCXM) 3./ Thay dầu nhờn các te (tr.63 SGK nghề SCXM) III - ĐÁNH GIÁ 1.Kiểm tra hệ thống bôi trơn. 2.Thay dầu nhờn các te. Câu hỏi 1./ Những hư hỏng thông thường và phương pháp sửa chữa của hệ thống làm mát. 2./ Những hư hỏng thông thường và phương pháp sửa chữa của hệ thống bôi trơn. 3./ Khi nào phải thay dầu động cơ ? Phương pháp thay dầu ? Bài 4 :Thực hành SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU (4 tiết) Biết được những hư hỏng thông thường, phương pháp tháo lắp, sửa chữa một số chi tiết của hệ thống nhiên liệu. Biết cách tháo, lắp, điều chỉnh các mạch xăng của bộ chế hòa khí. Củng cố kiến thức, rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành. I - THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU 1. Động cơ xe máy. 2. Dụng cụ tháo lắp. 3. Xăng . II - KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH, SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ 1./ Điều chỉnh mực xăng ở buồng phao (tr.77 SGK nghề SCXM). 2./ Điều chỉnh các mạch xăng (tr.77 SGK nghề SCXM). III - SỬA CHỮA THIẾT BỊ CHỨA VÀ DẪN XĂNG 1./ Hư hỏng thông thường (tr.80 SGK nghề SCXM) 2./ Sửa chữa thiết bị chứa và dẫn xăng (tr.80, 81 SGK nghề SCXM). IV - SỬA CHỮA BỘ LỌC GIÓ - ỐNG XẢ 1./ Hư hỏng thông thường (tr.82 SGK nghề SCXM). 2./ Sửa chữa lọc gió (tr.82 SGK nghề SCXM). 3./ Sửa chữa ống xả (tr.84 SGK nghề SCXM). V - ĐÁNH GIÁ 1.Tháo lắp, kiểm tra bộ chế hòa khí. 2. Điều chỉnh các mạch xăng bộ chế hòa khí. Câu hỏi 1./ Hoạt động của các mạch xăng của bộ chế hòa khí tự động. 2./ Những hư hỏng thông thường của bộ chế hòa khí. 3./ Phương pháp tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa lọc gió. Bài 5 : Thực hành SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA (8 tiết) Biết được những hư hỏng thông thường, phương pháp tháo lắp, kiểm tra sửa chữa một số chi tiết của hệ thống đánh lửa. Tháo, lắp được vôlăng – mâm lửa. Củng cố kiến thức, rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành. I - THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU 1. Động cơ xe máy. 2. Đèn kiểm tra đánh lửa, đồng hồ kiểm tra CDI, . 3. Dụng cụ tháo lắp. 4. Xăng, dầu, mỡ. II - KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA 1./ Hư hỏng thông thường (tr.133 SGK nghề SCXM). 2./ Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa: - Bugi (tr.134 SGK nghề SCXM). - Tia lửa bugi (tr.135 SGK nghề SCXM) - Bộ biến điện (tr.135 SGK nghề SCXM) - Cuộn dây lửa (tr.135 SGK nghề SCXM) - Cuộn điều khiển (tr.136 SGK nghề SCXM) - Thời điểm đánh lửa (tr.136 SGK nghề SCXM) - Cụm CDI (tr.136 SGK nghề SCXM). III - ĐÁNH GIÁ 1.Đọc sơ đồ mạch điện của hệ thống đánh lửa điện tử. 2.Kiểm tra bugi và tia lửa bugi. 3.Tháo lắp vôlăng - mâm lửa. Câu hỏi 1./ Phương pháp kiểm tra bugi và tia lửa bugi. 2./ Phương pháp kiểm tra bộ biến điện. 3./ Phương pháp kiểm tra cụm CDI. Bài 6 : Thực hành SỬA CHỮA CƠ CẤU VÀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ (4 tiết) Biết được những hư hỏng thông thường, phương pháp tháo lắp, kiểm tra sửa chữa một số chi tiết của cơ cấu và hệ thống khởi động động cơ. Củng cố kiến thức, rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành. I - THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU 1. Các chi ti ết của cơ cấu khởi động. 2. Các chi tiết của hệ thống khởi động. 3. Động cơ xe máy. 4. Đồng hồ đo điện, dây điện, băng dính cách điện, bóng đèn,... 5. Đệm cácte, phốt dầu, xăng, dầu, mỡ, 6. Dụng cụ tháo lắp. II - KIỂM TRA, SỬA CHỮA: A.CƠ CẤU KHỞI ĐỘNG 1./ Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu khởi động (tr.112 đến tr.114 SGK nghề SCXM). 2./ Kiểm tra hoạt động của cơ cấu khởi động (tr.114 SGK nghề SCXM). B.HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 1./ Hư hỏng thông thường (tr.145 SGK nghề SCXM). 2./ Kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của hệ thống khởi động (tr.146 đến tr.150 SGK nghề SCXM). 3./ Ắcquy và cầu chì (tr.151 SGK nghề SCXM) 4./ Kiểm tra hoạt động của hệ thống khởi động (tr.151 SGK nghề SCXM). III - ĐÁNH GIÁ: 1.Tháo lắp, bảo dưỡng động cơ khởi động. 2. Khởi động động cơ. Câu hỏi 1./ Phương pháp tháo động cơ khởi động. 2./ Phương pháp bảo dưỡng ắcquy, cầu chì. 3./ Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện điều khiển động cơ khởi động. Bài 7 : Thực hành SỬA CHỮA BÁNH XE (4 tiết) Biết được những hư hỏng thông thường, phương pháp tháo, lắp, kiểm tra sửa chữa một số chi tiết của bánh xe. Củng cố kiến thức, rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành. I - THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU 1. Bộ bánh xe. 2. Một số bánh xe dùng phanh đĩa dầu. 3. Dụng cụ tháo, lắp. 4. Xăng, dầu, mỡ. 5. Sơn, keo vá. II - SỬA CHỮA 1./ Những hư hỏng thông thường (tr.174,175 SGK nghề SCXM). 2./ Kiểm tra và sửa chữa bánh trước (tr.175 đến tr.179 SGK nghề SCXM). 3./ Kiểm tra và sửa chữa bánh sau (tr.179 đến tr.182 SGK nghề SCXM). 4./ Bảo dưỡng vành, săm, lốp (tr.182 đ ến tr.184 SGK nghề SCXM). III - ĐÁNH GIÁ 1.Tháo lắp và bảo dưỡng cụm trục - moayơ. 2.Giải thích số liệu của lốp. Câu hỏi 1./ Tại sao cấu tạo của lốp sau khác lốp trước. 2./ Khi lắp săm, lốp cần chú ý những điểm gì, tại sao ? 3./ So sánh tính hiệu quả giữa phanh trống với phanh đĩa. Bài 8 : Thực hành SỬA CHỮA KHUNG XE ( 5 tiết ) -Nhận biết được vị trí, nhiệm vụ, cấu tạo của cơ cấu lái -Biết cách tháo lắp cơ cấu lái và sửa chữa chỗ nứt gãy của bộ khung xe THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU -Một số bộ chén cổ, những chi tiết tháo rời của xe Honda Dream C100 hoặc của các loại xe tương tự nếu có. -Cờ lê, cờ lê chuyên dùng, tua vít, búa, thanh sắt. HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG -Chén cổ bị lỏng -Khung xe bị nứt, bị gãy , bị xoắn PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA 1.Thay chén ổ bi cổ Chén ổ bi trên, dưới cổ xe qua thời gian sử dụng lâu hoặc làm trơn không tốt sẽ sinh ra mòn hỏng tự nhiên. Khi khe hở phối hợp chén ổ bi đạn trên dưới quá lớn, tay lái sẽ rung trong khi chạy, sau khi vặn vòng ren ổ bi vẫn không thể khôi phục được khe hở, chứng tỏ chén ổ bi trên dưới bị mòn quá mức, phải thay chén mới. a. Tháo chén ổ bi cũ Trước hết tháo cốt lái ra khỏi ống lót, sau đó đúc thanh sắt vào trong ống lót trước, đầu dưới tì vào mép chén ổ bi dưới, dùng búa gõ đều trên thanh sắt, từ từ gõ chén ổ bi cho rớt ra. Sau cùng lật khung xe 1800 dùng phương pháp như trên, gõ chén ổ bi trên. b.Lắp chén ổ bi mới Để khung xe đứng thẳng lót miếng gỗ xuống dưới cổ xe, để chén ổ bi mới lên trên cổ xe, miệng chén lên trên và để chính xác, đặt ngược chén cũ lên chén mới, miệng chén trùng lên nhau, dùng búa gõ vào chén cũ, khiến chén mới từ từ lắp vào trong cổ xe. Khi lắp phải gõ kiểm tra. Nếu bên trái chén bị lệch xuống thì gõ bên phải, để đảm bảo miệng chén luôn ngang bằng. Khi chén lắp vào cổ mà bị lỏng thì có thể đệm lá đồng mỏng vào giữa chén với cổ xe. Nhưng phải đệm đều, nhằm tránh đường trục của hai chén không đồng tâm. Nếu đường kính chén tương đối lớn. Lắp không lọt cổ, có thể cặp chén lên máy tiện, dùng vải nhám để đánh cho đến khi lắp vào được. Sau khi lắp được chén ổ bi trên, lại đặt khung xe 1800 , lắp chén khác. 2. SỬA CHỮA KHUNG XE a. Sửa chữa chỗ nứt gãy Nói chung xe gắn máy không có hiện tượng nứt gãy. Nhưng có khi phải va quẹt bất ngờ hoặc khi chạy trên đường gập ghềnh, một số chỗ hàn có hiện tượng nhả hàn. Khi phát hiện chỗ hàn nối có vết nứt, phải kịp thời dùng hàn điện để hàn chắc. Khi hàn, có thể căn cứ vào tình hình thực tế mà tăng thêm miếng ốp góc hoặc ống bọc nhằm mục đính nâng cao cường độ chịu lực của khung xe. Đai ốc trụ sau của xe gắn máy cố định không chặt, khi sang số, ga quá lớn, hoặc khởi hành chạy với phụ tải lớn, đều khiến sên bị kéo chặt quá mức, sẽ dẫn đến vênh gãy miệng mối hàn chạc ngang sau. Một số biện pháp khác là : cưa bỏ nửa sau chỗ bị mất gãy, dựa vào kích thước hình dáng cũ tự chế chạc ngang sau khác rồi hàn vào chạc cũ, chỗ hàn nối phải liền miệng hàn, bên trong ống lót có một đoạn ống để nối, sau đó đặt đúng hàn chắc, Nếu bulông cố định động cơ bị hỏng, chấn động mạnh của động cơ sẽ dẫn đến làm gãy xà đỡ cố định động cơ, hoặc nhả mối hàn của chi tiết hàn trên xà đỡ. Nhả hàn ở chi tiết hàn thì áp dụng phương pháp hàn để sửa. Gãy xà đỡ có thể dùng thép góc hàn đắp gia cố hai bên xà đỡ. Như vậy có thể nâng cao độ chắc ch
Tài liệu đính kèm: