Giáo án Công nghệ 11 - Bài 19: Tự động hoá trong chế tạo cơ khí

BÀI 19: TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Trình bày được nội dung chính của tự động hoá như các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.

- Biết được các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong chế tạo cơ khí.

2. Kỹ năng.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng làm việc theo nhóm, tập thể.

- Kỹ năng nhận biết một số máy tự động trong công nghieep, nông nghiệp, dịch vụ và trong thực tế hàng ngày.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập nghiêm túc.

- Có ý thức xây dựng bài, tìm kiếm tài liệu, những kiến thức có liên quan tới bài học.

- Có ý thức bảo vệ môi trường

 

doc 5 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 12394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Bài 19: Tự động hoá trong chế tạo cơ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 1/6/2015
Theo PPCT: 25
BÀI 19: TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được nội dung chính của tự động hoá như các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
- Biết được các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong chế tạo cơ khí.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng làm việc theo nhóm, tập thể.
- Kỹ năng nhận biết một số máy tự động trong công nghieep, nông nghiệp, dịch vụ và trong thực tế hàng ngày.
3. Thái độ 
- Có ý thức học tập nghiêm túc.
- Có ý thức xây dựng bài, tìm kiếm tài liệu, những kiến thức có liên quan tới bài học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
2.1 Giáo viên
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 19 trong sách giáo khoa trang 89.90.91.
- Đọc kĩ các tài liệu có liên quan tới bài giảng.
- Tìm hiểu ghi lại những nội dung khó
- Đồ dùng dạy học tranh vẽ hình 19.3
2.2 Học sinh
- Đọc trước bài 19 ở nhà, tìm hiểu các nội dung trọng tâm của bài, các sách liên quan
- Chuẩn bị đầy đủ bút , vở ghi chép bài đầy đủ theo yêu cầu 
2.3 phương pháp
- Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, phân tích, và một số phương pháp dạy học tích cực.
III. Tiến trình dạy học tích cực
3.1. Ổn định lớp
3.2. Kiểm tra
Câu hỏi: Vì sao phải lập quy trình công nghệ trong chế tạo cơ khí?
Trả lời: 
 Tạo ra sự thống nhất khi sản xuất hàng loạt các sản phẩm cơ khí.
 Là tiền đề trong việc tự động hoá trong sản xuất cơ khí.
 Trong tổ chức sản xuất tạo sự chuyên môn hoá cao.
3.3 Bài mới
 Như chúng ta đã biết để tạo ra năng suất và sản phẩm có chất lượng cao, ngày nay với sự hộ trợ của khoa học kĩ thuật và các loại máy móc tự động, đã tạo ra sản phẩm cơ khí có độ chính xác cao. Để làm rõ vấn đề tự động hoá trong chế tạo cơ khí ta đi tìm hiểu bài học hôm nay. Tiết 24 - Bài 19: Tự động hoá trong chế tạo cơ khí.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
Hoạt động 1: Tìm hiểu về máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động
I. Máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động
1. Máy tự động
a) Định nghĩa: Là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo một chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
- Một số hình ảnh minh hoạ
* Quy trình công nghệ 
- Do con người tạo ra
- Máy sẽ thực hiện quy trình đó
b) Phân loại
Gồm 2 loai: Máy tự động cứng và máy tự động mềm
* Máy tự động cứng: Là máy điều khiển bằng cơ khí nhờ cơ cấu ctri
* Quan sát một số hình ảnh
Ưu điểm :
+ Tạo ra năng suất cao so với máy thông thường 
+ Nhược điểm: Khi thay đổi chi tiết cần gia công phải thay đổi cam điều khiển, mất nhiều thời gian thay đổi thiết kế, chế tạo cam, điều chỉnh máy.
* Máy tự động mềm: Dễ dàng thay đổi chương trình được chương trình hoạt động khi gia công các chi tiết khác nhau
Ví dụ một số hình ảnh minh học về máy tự động
2. Người máy công nghiệp
a) Định nghĩa: 
- Là thiết bị hoạt động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm phục vụ tự động hoá quá trình sản xuất.
- Đặc điểm: Có khả năng thay đổi chuyển động sử lý thông tin.
b) Công dụng của rô bốt:
- Dùng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
- Thay thế con người ở những môi trường độc hại, nguy hiểm, thám hiểm trong hầm, lò.
3. Dây chuyền tự động
a) Định nghĩa: Là tổ hợp máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm hoàn thành một sản phẩm nào đó. 
b) Công dụng
- Thay thế con người trong sản xuất.
- Thao tác kỹ thuật chính xác.
- Năng suất lao động cao
- Hạ giá thành sản phẩm.
GV: Thế nào la máy tự động?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh 
HS: Xem và ghi chép
GV: Theo em quy trình công nghệ do máy tạo ra hay con người tạo ra? 
HS: Trả lời
GV: Dựa vào đâu để phân loại máy tự động?
HS: Trả lời - Dựa vào chương trình hoạt động của máy
GV: Thế nào là máy tự động cứng? ưu và nhược điểm của máy tự động cứng?
HS: Trả lời
GV: Theo em sau khi quan sát một số hình ảnh, em nào hãy cho biết ưu và nhược điểm của máy tự động cứng?
HS: Trả lời
GV: Thế nào là máy tự động mềm? Ưu và nhược điểm?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh minh hoạ so sánh, làm rõ vấn đề.
HS: Lắng nghe
GV: Cho biết thế nào là người máy công nghiệp?
HS: trả lời
GV: Theo em rô bốt có công dụng gì? 
HS: Trả lời
GV: Dây chuyền tự động là gì?
HS: Trả lời
GV: Theo em dây chuyền tự động có công dụng gì?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
II. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong ngành cơ khí
1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí. 
a) Nguyên nhân
- Các chất thải trong quá trình sản xuất không qua xử lí thải ra môi trường như dầu, mỡ.
- Ý thức của con người đối với môi trường kém làm ô nhiễm nguồn nước, đất đai..
b) Kết luận: Trách nhiệm của các nhà sản xuất cơ khí, mỗi người công nhân cơ khí phải có ý thức bảo vệ môi trường
2. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong ngành cơ khí.
- Cách phát triển nhằm thoả mãn các yêu cầu hiện đại.
- Không ảnh hưởng tới các nhu cầu của hệ thống tương lai.
- Phát triển hệ thống xanh - sạch
* Biện pháp 
- Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất, giảm chi phí năng lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Xử lí chất thải trong sản xuất cơ khí trước khi thải ra môi trường.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cho mọi người.
GV: Hãy cho biết vì sao trong ngành sản xuất cơ khí lại gây ô nhiễm môi trường?
HS: Trả lời
GV: Có những biện pháp nào để bảo vệ sự phát triển bền vững trong ngành cơ khí?
HS: Trả lời 
VI. Tổng kết
- Qua nội dung bài học các em cần nắm được các nội dụng sau:
 + Thế nào là người máy công nghiệp( rô bốt công nghiệp)?
+ Lợi ích của máy công nghiệp và dây chuyền tự động?
+ Có những biện pháp nào để phát triển bền vững trong chế tạo cơ khí là gì?
V. Dặn dò
- Các em về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và xem qua nội dung mới. Phần ba: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong
VI. Rút kinh nghiệm
 .....
Ngày ..tháng 6 năm 2015
CHUYÊN MÔN DUYỆT
HOÀNG VÂN ANH

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_19_Tu_dong_hoa_trong_che_tao_co_khi.doc