Giáo án Đạo đức 4 - Tuần 13 đến 31

Đạo đức

Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tt).

A. Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được : Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng gnày ở gia đình.

- Hiểu được : Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

B. Đồ dùng dạy học : - SGK, VBT Đạo đức lớp 4.

 -Các câu truyện, tấm gương về hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

 -Tranh ảnh liên quan nội dung bài.

C. Các hoạt động dạy học :

 

doc 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 - Tuần 13 đến 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế:
- GV nhận xét tuyên dương
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc HS ôn bài và chuẩn bị bài: “Kính trọng biết ơn người lao động”.
-3 HS trình bày
-Lớp nhận xét.
- Lớp tham gia trò chơi, 1 bạn lên hái hoa và trả lời câu hỏi đính kèm, lớp nhận xét, bổ sung, tuyên dương bạn trả lời đúng
+Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, Biết ơn thầy giáo, cô giáo, Yêu lao động.
+Chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. 
+Phải chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm , khi bị mệt. Làm giúp ông bà, cha mẹ những công việc phù hợp.
+Phải tôn trọng và biết ơn.
+Vì thầy cô không quản khó nhọc, tận tình chỉ bảo chúng ta nên người.
+Cô bé Pê-chi-a là người chưa biết yêu lao động, còn chần chừ trong lao động.
+Mọi người làm việc không ngừng nghỉ, ai nấy đều bận rộn.
+Vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
+Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
-8 HS tự nêu việc làm của mình hằng ngày ở nhà.
Toå tröôûng kieåm tra 	 	 Ban giaùm hieäu
 (Duyeät)
Tuaàn 19+20
§¹o ®øc
BÀI 9: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK, VBT Đạo đức lớp 4
 -Các câu truyện, tấm gương về kính trọng, biết ơn người lao động
 -Tranh ảnh liên quan nội dung bài.
III.Hoạt động trên lớp
Tiết: 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Kính trọng, biết ơn người lao động”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Đọc truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28
-GV yêu cầu HS sắm vai đọc câu chuyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 2 câu hỏi:
+Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghè nghiệp bố mẹ mình?
+Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
 -GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
*Hoạt động 2: Trò chơi “Đố em” (BT1- SGK/29)
 -GV nêu yêu cầu trò chơi: Chọn ngẫu nhiên 6 HS, chia làm 2 đội chơi, yêu cầu: Khoanh tròn trước chữ cái chỉ người lao động
a. Nông dân	 b. Bác sĩ
c. Người giúp việc gia đình d. Lái xe ôm
đ. Giám đốc công ty 	 e. Nhà khoa học
g. Người đạp xích lô	 h. Giáo viên
i. Người buôn bán ma túy
k. Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em
l. Kẻ trộm 	 m. Người ăn xin
n. Kĩ sư tin học	 o. Nhà văn, nhà thơ
-GV tuyên dương đội thắng cuộc
 -GV kết luận
 +Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xích lô , giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).
 +Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
*Hoạt động 3: Xem tranh (BT2- SGK/29, BT1-VBT/26)
 -GV treo tranh, chia lớp 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.
Em hãy cho biết những công việc của người lao động dưới đây đem lại lợi ích gì cho xã hội?
Ø Nhóm 1: Tranh 1
Ø Nhóm 2: Tranh 2
Ø Nhóm 3: Tranh 3
Ø Nhóm 4: Tranh 4
Ø Nhóm 5: Tranh 5
Ø Nhóm 6: Tranh 6
-GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
4.Củng cố - Dặn dò
 -Chuẩn bị bài tập 5, 6- SGK/30, VBT/28: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện về người lao động hoặc viết, vẽ về một người lao động mà em kính phục (làm vào VBT/28).
-HS sắm vai đọc truyện
-HS cả lớp thảo luận.
-2HS trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung
-HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ của bài. 
-2 đội tham gia (1 phút), đội nào có đáp án nhanh và chính xác là đội chiến thắng
-Đại diện mỗi đội giải thích lý do chọn các đáp án
-Các nhóm làm việc, ghi kết quả vào vở bài tập
-Đại diện từng nhóm trình bày, giải thích 
Ø Nhóm 1: Tranh 1: bác sĩ
Ø Nhóm 2: Tranh 2: công nhân
Ø Nhóm 3: Tranh 3: kĩ sư
Ø Nhóm 4: Tranh 4: ngư dân
Ø Nhóm 5: Tranh 5: kĩ sư tin học
Ø Nhóm 6: Tranh 6: nông dân
Tiết: 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (BT 3- SGK/30, VBT/28) 
-GV nêu yêu cầu bài tập 3: Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động:
a. Chào hỏi lễ phép
b. Nói trống không
c. Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
d. Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì
đ. Học tập gương những người lao động
e. Quý trọng sản phẩm lao động
g. Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng
h. Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay
 -GV kết luận:
 +Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
 +Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
*Hoạt động 2: Đóng vai (BT 4- SGK/30, VBT/28)
 -GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
Ø Nhóm 1: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ 
Ø Nhóm 2: Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ 
Ø Nhóm 3: Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang làm việc ở góc phòng, Lan sẽ
 -GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống: Tư mời bác vào nhà, lễ phép nhận thư, Hân khuyên các bạn không nên nhại tiếng vì như vậy là không lễ phép, tôn trọng họ, Lan và các bạn tìm những trò chơi phù hợp, không gây ôn ào làm phiền bố.
*Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (BT5,6- SGK/30)
- Nhắc lại nội dung HS đã chuẩn bị: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện về người lao động hoặc viết, vẽ về một người lao động mà em kính phục 
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS có sản phẩm hay
v Kết luận chung: Em phải kính trọng và biết ơn những người lao động vì nhờ có họ mà xã hội ngày càng phát triển.
4.Củng cố - Dặn dò
 - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập còn lại trong VBT.
 - Nhắc HS thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động bằng những lời nói và việc làm cụ thể.
-HS làm bày cá nhân
-Đại diện HS trình bày các đáp án
-Lớp nhận xét bổ sung thêm những việc cần làm để bày tỏ lòng biết ơn đối với người lao động
-HS làm vào VBT/28
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Cả lớp thảo luận, phỏng vấn các HS đóng vai:
+Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
-HS ghi nội dung vào VBT/28
-HS trình bày sản phẩm 
-Cả lớp nhận xét, bình chọn sản phẩm có ý nghĩa, đẹp
- HS làm BT2/VBT-27: Điền các từ: biết ơn, người lao động vào chỗ trống
*Bổ sung :
	Toå tröôûng kieåm tra 	 	 Ban giaùm hieäu
 (Duyeät)
Tuaàn 21+22
§¹o ®øc
BÀI 10: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI.
I.Mục tiêu:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK, VBT Đạo đức lớp 4
 -Các câu truyện, tấm gương về lịch sự với mọi người
 -Tranh ảnh liên quan nội dung bài.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp.
2.KTBC:
GV nêu yêu cầu kiểm tra: Kể các việc làm em đã làm thể hiện mình kính trọng và biết ơn người lao động
-GV nhận xét đánh giá
3.Bài mới:
ØHoạt động 1: Đọc truyện “Chuyện ở tiệm may” (SGK/31- 32)
-GV yêu cầu HS sắm vai đọc câu chuyện “Chuyện ở tiệm may” 
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 2 câu hỏi:
+Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện?
+Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
 -GV kết luận:
 +Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may
 +Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
 +Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
ØHoạt động 2: Bày tỏ thái dộ (BT1,2- SGK/32, 33, BT1, 3-VBT/29, 30)
-GV nêu các ý kiến:
a. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một tí gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”
b. Trung nhường ghế trên ôtô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
c. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
d. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy.
đ. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.
e. Chỉ cần lịch sử với người lớn tuổi
g. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
h. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
i. Mọi người đều phải cư xử lịch sự không phân biệt già-trẻ, nam-nữ, giàu-nghèo.
k. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
 -GV kết luận:
 +Các hành vi, việc làm b, d, h, i là đúng.
 +Các hành vi, việc làm a, c, đ, e, g, k là sai.
-GV yêu cầu HS thêm bài tập 1, 3-VBT/29, 30 
4.Củng cố - Dặn dò
 -Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.
- 2 HS thực hiện 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS sắm vai đọc truyện
-HS cả lớp thảo luận.
-2HS trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung
-HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ của bài. 
-HS sử dụng các thẻ màu, bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc phân vân theo quy ước 
-Đại diện HS giải thích
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS làm nhanh bài tập 1, 3 vào vở bài tập.
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ø Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (BT 3- SGK/33)
 -GV giao nhiệm vụ: Nêu các biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi 
 - Giao cho 2 nhóm trình bày vào bảng nhóm
 -GV kết luận: Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:
 ØNói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy 
 ØBiết lắng nghe khi người khác đang nói.
 ØChào hỏi khi gặp gỡ.
 ØCảm ơn khi được giúp đỡ.
 ØXin lỗi khi làm phiền người khác.
 ØĂn uống từ tốn, không rơi vãi, Không vừa nhai, vừa nói.
ØHoạt động 2: Đóng vai (BT4-SGK/33, BT5-VBT/31)
 -GV chia lớp 8 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai:
 TH1: Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh. Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?
 TH2: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng mai để bóng rơi trúng vào một bạn gái đi ngang. Theo em, các bạn cần làm gì khi đó?
 TH3: Trong khi chơi trò đánh trận giả với các bạn, Nam vô ý xô ngã một bạn nữ. Theo em, Nam có thể có những cách ứng xử như thế nào? Nếu em là Nam, em sẽ làm gì trong tình huống đó? 
TH4: Hoa được Minh mời đến dự sinh nhật và đã nhận lời. Nhưng đến gần giờ đi thì gia đình Hoa có việc đột xuất nên không thể đi được. Theo em, Hoa có thể có những cách ứng xử như thế nào? Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
 GV kết luận: Tiến, Thành, Nam đã vô tình phạm lỗi nên các bạn cần phải xin lỗi, Hoa không đến dự sinh nhật cũng cần xin lỗi bạn và báo cho Minh biết để bạn khỏi chờ đợi.
 GV đọc và giải thích ý nghĩa câu ca dao:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
ØHoạt động 3: Kể chuyện 
- Khuyến khích HS lên kể những cầu chuyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.
4. Củng cố - Dặn dò:
-Nhắc nhở HS thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
-HS thảo luận làm việc nhóm 4.
-2 Nhóm trình bày trên bảng nhóm trước lớp.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm HS chuẩn bị cho đóng vai.
+Nhóm 1, 2 : Tình huống 1
+Nhóm 3, 4 : Tình huống 2
+Nhóm 5, 6: Tình huống 3
+Nhóm 7, 8 : Tình huống 4
-Các nhóm HS lên đóng vai
-Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
-HS kể chuyện
-HS làm BT2,4-VBT/29,30 
*Bổ sung :
	Toå tröôûng kieåm tra 	 	 Ban giaùm hieäu
 (Duyeät)
Tuaàn 23+24
BÀI 11
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
- Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
II.Đồ dùng dạy học
 -SGK, VBT Đạo đức lớp 4
 -Các câu truyện, tấm gương về giữ gìn các công trình công cộng
 -Tranh ảnh liên quan nội dung bài.
III.Hoạt động trên lớp
Tiết 1	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định 
2.KTBC
- GV nêu yêu cầu kiểm tra: Kể các việc em đã làm thể hiện sự lịch sự với mọi người.
-GV nhận xét đánh giá
3.Bài mới
ØHoạt động 1: Thảo luận nhóm (tình huống SGK/34)
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận:
Đi học về qua nhà văn hóa xã, Tuấn rủ Thắng: “Tường quét voi trắng thế này mà vẽ con ngựa lên đó thì đẹp lắm đây. Ta vẽ đi, Thắng ơi!”
-GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Tuấn nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
ØHoạt động 2: Quan sát tranh (BT1- SGK/35, VBT/32)
-Treo các tranh phóng to trong SGK và VBT
-GV giao nhiệm quan sát: Trong các tranh, tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? tranh nào vẽ hành vi, việc làm sai?Vì sao?
-GV kết luận:
 Tranh 1, 3 (SGK) và 5, 6, 7 (VBT): Sai, vì các bạn chưa có ý thức giữ gìn các công trình công cộng như trèo lên tượng, vẽ bậy lên cây, xả rác nơi công viên, bắn thun vào bóng đèn, ném đá vào biển báo giao thông
 Tranh 2, 4(SGK) và 8 (VBT): Đúng, vì các bạn có ý thức giữ gìn các công trình công cộng: quét dọn sân trường, nghĩa trang, người công nhân sơn sửa công trình công cộng
ØHoạt động 3: Bày tỏ ý kiến(BT1- SGK/35, VBT/32)
 -GV nêu lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
 Trong các ý kiến sau, ý kiến nào em cho là đúng?
a/. Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình.
b/. Chỉ cần giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương mình.
c/. Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm riêng của các chú công an.
d/. Công trình công cộng không phải của riêng mình nên không cần giữ gìn.
đ/. Giữ gìn các công trình công cộng là thể hiện ý thức bảo vệ của công.
e/. Chỉ có người lớn mới có khả năng bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
g/. Bảo vệ, giữ gìn các điểm vui chơi, giải trí công cộng là tạo điều kiện để trẻ em thực hiện quyền được vui chơi, giải trí
 -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 -GV kết luận:
 +Ý kiến a, đ,g là đúng
 +Ý kiến b, c, d, e là sai
ì Kết luận chung :
 -GV mời 1- 2 HS đọc to phần ghi nhớ- SGK/35.
4.Củng cố - Dặn dò
 -Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) 
-2 HS thực hiện yêu cầu.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
-HS quan sát, nhận xét tranh
-Đại diện HS nêu nhận xét, giải thích
-Lớp bổ sung ý kiến
-HS sử dụng các thẻ màu, bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc phân vân theo quy ước 
-Đại diện HS giải thích
-Lớp nhận xét, bổ sung
-HS làm bài vào VBT/33
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ØHoạt động 1: Xử lí tình huống (BT2- SGK/36, BT4-VBT/33)
 -GV chia lớp 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: 
-TH1: Một hôm, khi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một số thanh sắt nối đường ray đã bị trộm lấy đi. Nếu em là bạn Hưng, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
-TH2: Trên đường đi học về, Toàn thấy mấy bạn nhỏ rủ nhau lấy đất đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Theo em, Toàn nên làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
-TH3: Khi đi tham quan khu di tích lịch sử, Toàn rủ Quân khắc tên lên bia đá để kỉ niệm. Theo em, Quân có thể có những cách ứng xử như thế nào? Nếu em là Quân, em sẽ làm gì trong tình huống đó? 
-TH4: Khi ngồi xem xiếc, một số bạn nhỏ ăn kẹo cao su xong đã vứt bã kẹo xuồng sàn rạp xiếc. Nếu em có mặt lúc đó, em sẽ làm gì? Vì sao?
-TH5: Đi chơi công viên, Hoàng rủ Trung thi ném đã vào những bức tượng. Theo em, Trung có thể có những cách ứng xử như thế nào? Nếu em là Trung, em sẽ làm gì trong tình huống đó? GV kết luận chung:
- TH1: Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt ) 
- TH2: Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ. 
- TH3: Quân nên từ chối lời đề nghị của Toàn vì khắc tên lên bia đá làm hư hỏng công trình công cộng.
- TH4: Vứt bã kẹo xuồng sàn rạp xiếc gây mất vệ sinh công cộng. Em nên nhắc nhở các bạn không được làm như vậy.
- TH5: Trung nên từ chối lời đề nghị của Hoàng, vì làm vậy sẽ làm hư hỏng tượng vừa có thể gây nguy hiểm cho mọi người.
ØHoạt động 2: Báo cáo về kết quả điều tra (BT4- SGK/36) .
-Nêu lại yêu cầu báo cáo: điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36)
-GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
4.Củng cố - Dặn dò
 - Nhắc nhở HS thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
+Nhóm 1: Tình huống 1
+Nhóm 2: Tình huống 2
+Nhóm 3: Tình huống 3
+Nhóm 4: Tình huống 4
+Nhóm 5: Tình huống 5
-HS làm việc nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày các cách xử lí.
-Lớp nhận xét, đánh giá.
-Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
-Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như:
+Làm rõ thực trạng các công trình và nguyên nhân.
+Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
*Bổ sung :
	Toå tröôûng kieåm tra 	 	 Ban giaùm hieäu
 (Duyeät)
Tuaàn 25
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I.Mục tiêu
-Giúp HS nhớ lại một số kiến thức đã học.
-Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II.Đồ dùng dạy – học
-Hệ thống câu hỏi ôn tập
-Một số tình huống để HS thực hành.
III.Hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Ổn định 
 2.Ôn tập
Ø Ôn tập và nhớ lại kiến thức đã học
Em hãy nêu các bài đạo đức học từ cuối kì I đến giờ?
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi ôn tập:
+Tại sao ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
+Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về người lao động?
+Thế nào là lịch sự với mọi người?
+Tại sao ta phải giữ gìn các công trình công cộng?
+Với mọi người lao động, đều chào hỏi lễ phép đúng hay sai? Vì sao?
+Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người khác, đúng hay sai?
+Trèo lên các tượng đá của nhà chùa chơi là đúng hay sai? Tại sao?
+Khi đi tham quan, ta bắt chước các anh chị lớn rủ nhau khắc tên lên thân cây là đúng hay sai? Vì sao?
*GV nhấn mạnh: Chúng ta cần phải biết ơn những người lao động, giữ lịch sự với mọi người và phải biết giữ gìn các công trình công cộng.
 3.Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại nội dung ôn tập
-Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”
-Nhận xét tiết học
Hát 
-Kính trọng, biết ơn người lao động.
-Lịch sự với mọi người. 
-Giữ gìn các công trình công cộng.
Lớp tham gia trò chơi, 1 bạn lên hái hoa và trả lời câu hỏi đính kèm, lớp nhận xét, bổ sung, tuyên dương bạn trả lời đúng
Tuaàn 26+27
Đạo Đức
BÀI 12: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK, VBT Đạo đức lớp 4
 -Các câu truyện, tấm gương về tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
 -Tranh ảnh liên quan nội dung bài.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.KTBC
-GV nêu yêu cầu kiểm tra: Kể các việc em đã làm thể hiện ý thức giữ gìn các công trình công cộng
-GV nhận xét đánh giá.
3.Bài mới
ØHoạt động 1: Trao đổi thông tin
-Thảo luận nhóm (thông tin- SGK/37- 38)
 +Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên tai, chiến tranh gây ra?
 +Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
-GV kết luận: Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt và chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
-GV mời 1- 2 HS đọc to mục “Ghi nhớ” –SGK/38
ØHoạt động 2: Bày tỏ ý kiến 
Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/38)
-GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
-Trong những việc làm sau đây, việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo? Vì sao?
a. Sơn đã không mua truyện, để dành tiền giúp đỡ các bạn HS các tỉnh đang bị thiên tai.
b. Trong buổi lễ quyên góp giúp các bạn nhỏ miền Trung bị lũ lụt, Lương xin Tuấn nhường cho một số sách vở để đóng góp, lấy thành tích.
c. Đọc báo thấy có những gia đình sinh con bị tật nguyền do ảnh hưởng chất độc màu da cam, Cường đã bàn với bố mẹ dùng tiền được mừng tuổi của mình để giúp những nạn nhân đó.
 -GV kết luận:
 +Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.
 +Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
-GV yêu cầu HS làm tiếp BT1/VBT-35, BT4/VBT-37
ØHoạt động 3: Xử lí tình huống (BT3- SGK/39)
 -GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
 Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng?
a. Tham gia vào các hoạt động nhân đạo là việc làm cao cả.
b. Chỉ cần tham gia vào những hoạt động nhân đạo do nhà trường tổ chức.
c. Điều quan trọng nhất khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo là để mọi người khỏi chê mình ích kỉ.
d. Cần giúp đỡ nhân đạo không những chỉ với những người ở địa phương mình mà còn cả với những người ở địa phương khác, nước khác.
 -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 -GV kết luận:
Ý kiến a, d : đúng
Ý kiến b, c : sai
4.Củng cố - Dặn dò
 -Tổ chức cho HS tham gia một hoạt động nhân đạo nào đó, ví dụ như: quyên góp tiền giúp đỡ bạn HS trong lớp, trong trường bị tàn tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn; Quyên góp giúp đỡ theo địa chỉ từ thiện đăng trên báo chí 
 - Nhắc HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ  về các hoạt động nhân đạo.
-4 HS thực hiện yêu cầu.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày; cả lớp trao đổi, bổ 

Tài liệu đính kèm:

  • docĐao duc lop 4 HKI(T13-18).doc