Giáo án Đạo đức 5 - Tiết 26 - Em yêu hoà bình

Đạo đức

TIẾT 26 : EM YÊU HOÀ BÌNH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.

2. Kĩ năng: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

3. Thái độ: Yêu hoà bình, quý trọng và củng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.

* Nội dung tích hợp : HCM (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:

1. KN giao tiếp – tự nhận thức :

- Trẻ em được sống trong hòa bình và có trách nhiệm góp phần bảo vệ hòa bình trái đất.

2. KN ra quyết định :

- Hs tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh, ảnh về cuộc sống ở vùng có chiến tranh; Bài hát: “Trái đất này là của chúng mình”; Giấy màu (Trắng, vàng, đỏ, đen, nước biển, xanh da trời); Điều 38 (công ước quốc tế về QTE).

- HS: SGK Đạo đức 5

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 5 - Tiết 26 - Em yêu hoà bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỂ DỤC
GV Bộ mơn
------------------------------------------------
Đạo đức
TIẾT 26 : EM YÊU HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
2. Kĩ năng: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Thái độ: Yêu hoà bình, quý trọng và củng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
* Nội dung tích hợp : HCM (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Trẻ em được sống trong hòa bình và có trách nhiệm góp phần bảo vệ hòa bình trái đất.
2. KN ra quyết định : 
- Hs tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
III. CHUẨN BỊ: 
GV: Tranh, ảnh về cuộc sống ở vùng có chiến tranh; Bài hát: “Trái đất này là của chúng mình”; Giấy màu (Trắng, vàng, đỏ, đen, nước biển, xanh da trời); Điều 38 (công ước quốc tế về QTE).
HS: SGK Đạo đức 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PP
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (3’) Thực hành Giữa HKII
GV nhận xét chung về phần thực hành của Hs trong tiết trước
3. Bài mới: (25’)
v	Hoạt động 1: Giúp học sinh hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra vầ sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
Mục tiêu: Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
- Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và trả lời câu hỏi:
	  Em nhìn thấy những gì trong tranh?
   Nội dung tranh nói lên điều gì?
Chia nhóm ngẫu nhiên theo màu sắc (trắng, vàng, đỏ, đen, nước biển, da trời).
® Kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,  Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
v Hoạt động 2: Làm bài 1/ SGK 
Mục tiêu: Hs biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
Đọc từng ý kiến trong bài tập 1 và yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ: tán thành, không tán thành, lưỡng lự.
® Kết luận: Các ý kiến a, d là đúng, b, c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và cũng có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
Hoạt động 3: Làm bài 2/ SGK 
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được những biểu hiện của tinh thần hoà bình trong cuộc sống hằng ngày).
- Yêu cầu Hs làm việc cá nhân
® Kết luận: Việc bảo vệ hoà bình cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người; giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác như các thái độ, việc làm: a, c, d, đ, g, h, i, k trong bài tập 2.
4.Củng cố: (5’)
Qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra bài học gì?
5. Tổng kết - dặn dò: (1’)
Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới. Sưu tầm thơ, truyện, bài hát về chủ đề “Yêu hoà bình”.
Vẽ tranh về chủ đề “Yêu hoà bình”.
Chuẩn bị: Em yêu hòa bình (tt)
 Hát bài “Trái đất này là của chúng mình”.
Hs lắng nghe
Hoạt động nhóm 6
Học sinh quan sát tranh.
Trả lời.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Đọc các thông tin/ 38 – 39 (SGK)
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi/ 39
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
Hs lắng nghe
Hoạt động nhóm 4
Các nhóm thảo luận vì sao em lại tán thành (không tán thành, lưỡng lự).
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh trình bày ý kiến, lớp trao đổi, nhận xét.
Hs lắng nghe
Một số em trình bày.
	  Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình.
	  Trẻ em cũng có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Hs lắng nghe
Trực quan
 Hỏi đáp
Thảo luận
Truyền đạt
Thảo luận
Truyền đạt
Luyện tập
HCM
 Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC.doc