Giáo án dạy Tuần 10 - Lớp 1

Tiết 2 + 3: Học vần

Bài 39: au - âu

1. Mục tiêu dạy học:

 Sau tiết học, HS có khả năng:

1.1. Kiến thức

- Nhận biết được vần au, âu và từ cây cau, cái cầu.

- Đọc và viết được: vần au, âu và từ cây cau, cái cầu.

- Đọc được câu ứng dụng: Chào Mào có áo màu nâu .

1.2. Kĩ năng:

 Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Bà cháu.

1.3. Thái độ:

 Tích cực đọc viết vần au, âu.

2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu

1.1.Cá nhân

- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.

- Các hình ảnh hoặc vật có chữ: au, âu in và chữ au, âu viết.

2.2. Nhóm học tập

Thảo luận nhóm tìm chữ au, âu trong các đoạn văn bản, qua sách báo

Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt

3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp

3.1. Hoạt động 1: Dạy vần au, âu

* Mục tiêu: HS nhận biết được vần au, âu và từ cây cau, cái cầu.

* Cách tiến hành:

a. Dạy vần au:

- Nhận diện vần: Vần au được tạo bởi a và u.

- GV đọc mẫu: au.

- Hỏi: So sánh au và ao?

+ Giống nhau: bắt đầu kết thúc bằng i.

+ Khác nhau: au kết thúc bằng u, vần ao kết thúc bằng o.

- Phát âm vần: au (cá nhân, đồng thanh).

- Ghép bảng cài: au đánh vần au.

- Đọc tiếng khoá và từ khoá: cau, cây cau.

- Phân tích tiếng cau.

- Ghép bảng cài: cau đánh vần cau.

- Đọc: au, cau, cây cau (cá nhân, đồng thanh).

 

docx 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 10 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, rìu, lưỡi rìu (cá nhân, đồng thanh).
b. Dạy vần êu: (Qui trình tương tự vần iu)
- So sánh vần iu, êu.
- Giống: kết thúc bằng u.
- Khác: iu bắt đầu i, êu bắt đầu ê.
- HS đánh vần: êu, phêu, cái phễu.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân – đồng thanh)
- Đánh vần, đọc trơn: iu êu 
 rìu phễu 
 lưỡi rìu cái phễu 
3.2. Hoạt động 2: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng quy trình vần, tiếng và từ.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn viết:
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
- HS viết bảng con: iu, êu và từ lưỡi rìu, cái phễu.
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
3.3. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu: HS đọc được các từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- HS đọc GV kết hợp giảng từ: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi.
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng (cá nhân - đồng thanh)
- Đọc lại bài ở trên bảng.
Tiết 2
3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc 
* Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng 
* Cách tiến hành:
- Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng:
+ Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học trong câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng (Cá nhân- đồng thanh)
- Đọc SGK (Cá nhân- đồng thanh)
3.5. Hoạt động 5: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng các từ vào vở.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng
- HS viết vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV nhận xét vở tập viết học sinh tuyên dương trước lớp.
3.6. Hoạt động 6: Luyện nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Ai chịu khó?”
*Cách tiến hành:
- GV hỏi: + Trong tranh vẽ những gì?
 + Con gà đang bị chó đuổi, gà có phải là con chịu khó không? Tại sao?
 + Người nông dân và con trâu, ai chịu khó?
 + Con chim đang hót, có chịu khó không?
 + Con chuột có chịu khó không? Tại sao?
 + Con mèo có chịu khó không? Tại sao?
 + Em đi học có chịu khó không? Chịu khó thì phải làm gì?
- HS quan sát tranh và trả lời.
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh đọc SGK.
- HS tìm tiếng có chứa vần iu, êu – HS thi đua tìm.
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- 1 HS học đọc lại toàn bài
- GV đưa câu văn để HS tìm iu, êu “Mẹ em mặc áo thêu hoa.”
- GV nhận xét tiết học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Về tìm vần iu, êu qua sách báo.
- Học sinh chuẩn bị xem trước bài 41: iêu, yêu.
- Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần đã học. 
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2017
Tiết 1 + 2: Tiếng việt
Ôn tập
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức: 
- Củng cố hệ thông hoá các âm và 1 số vần đã học.
- Đọc trơn được các tiếng từ ứng dụng.
1.2. Kĩ năng: 
Nghe viết được các tiếng từ ứng dụng.
1.3. Thái độ: 
 Hứng thú đọc viết các vần đã học.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
- Các hình ảnh hoặc vật có vần đã học.
- Vở tập viết 1.
2.2. Nhóm học tập
- Thảo luận nhóm tìm vần đã học trong các đoạn văn bản, qua sách báo.
- Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Ôn tập
* Mục tiêu: Ôn các vần đã học.
* Cách tiến hành:
- GV viết các vần đã học: HS lên bảng chỉ và đọc vần.
- Ghép chữ và vần thành tiếng.
- HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn.
- Đọc (cá nhân - đồng thanh).
3.2. Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng. 
* Mục tiêu: HS đọc trơn được từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- HS đọc GV kết hợp giảng từ: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa ôn. Đọc trơn từ ứng dụng (cá nhân - đồng thanh)
- Đọc lại bài ở trên bảng.
3.3. Hoạt động 3: Luyện viết.
* Mục tiêu: HS đọc được các từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn viết:
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
- HS viết bảng con: tuổi thơ, mây bay.
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
4. Kiểm tra đánh giá
- Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài.
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- Giáo viên cho hs tìm từ có chứa vần đã học.
- GV nhận xét tiết học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Học sinh chuẩn bị xem lại các bài đã học để tiết sau kiểm tra.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________
Tiết 4: Toán
Phép trừ trong phạm vi 4
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 4, biết được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong phạm vi 4
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4.
- Giải được các bài toán có trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 4.
1.2. Kỹ năng:
- Đọc, viết và thực hiện đúng cỏc phộp trừ trong phạm vi 4.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
- Hứng thú học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: mỗi HS chuẩn bị bảng con, bộ đồ dùng học toán
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về các số đã học của phép cộng, phép trừ.
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại khái niện ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS làm vào bảng con: 3 – 2 =; 1 + 3 =; 2 – 1 =; 3 – 1 = .
- 2 HS lên bảng viết bài.
- 2 HS đọc.
- HS, GV nhận xét và tuyên dương HS làm bài đúng.
3.2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ, bảng từ trong phạm vi 4.
* Mục tiêu: HS nhận biết về phép trừ trong phạm vi 4.
* Cách tiến hành:
- Giới thiệu phép trừ và bảng trừ trong phạm vi 4
* Bước 1: phép trừ : 4 -1=3
- HS quan sát các mô hình trực quan nêu bài toán.
- GV nêu kết quả bài toán.
- GV: 4 bớt 1 còn 3.
- GV viết bảng: 4 – 1 = 3. Giới thiệu dấu – 
- HS đọc phép tính.
* Bước 2: phép trừ : 4 – 2 = 2
 4 – 3 = 1
- HS quan sát mô hình trực quan, nêu bài toán.
- HS nêu phép tính.
- HS thực hiện phép tính trên thanh gài.
- GV viết phép tính lên bảng HS đọc. 
* Bước 3: Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ: 3 + 1 = 4 2 + 2 = 4 
 1 + 3 = 4 4 – 2 = 2
 4 – 1 = 3
 4 – 3 = 1
- GV gắn 4 chấm tròn lên bảng. 
- GV thể hiện bằng thao tác, HS đọc.
- HS đọc phép tính trên bảng.
- HS đọc bài toán, phép tính trong SGK.
3.3. Hoạt động 3: HS làm bài tập thực hành
*Mục tiêu: HS biết cách thực hiện các phép tính, đọc được kết quả của các phép tính.
*Cách tiến hành:
+ Bài 1: HS làm bài tập số 1 cột 1, 2) trang 56 SGK
- Mục đích: HS tính, viết đúng được kết quả của của các phép tính.
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS viết vào bảng con.
- GV quan sát uốn nắn HS.
- HS, GV nhận xét tuyên dương.
+ Bài 2: HS làm bài tập số 2 trang 56 SGK
 - Mục đích: HS biết cách đặt các phép tính theo hàng ngang và thực hiện các phép tính đó.
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn cách tính.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp (2HS).
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
 + Bài 3: HS làm bài tập 3 trang 56 SGK.
 - Mục đích: HS quan sát tranh và nêu bài toán, viết phép tính thích hợp, đọc.
 - GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS làm bài.
 - HS nhìn hình vẽ nêu bài toán, phép tính.
 - 1 HS lên bảng viết phép tính, lớp viết vào vở.
 - GV nhận xét sửa sai.
4. Kiểm tra, đánh giá.
 Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Trò chơi củng cố: 
- Đọc lại bảng trừ trong phạm vi 4. HS đọc theo dãy 4 – 1 = 3; 4 – 3 = 1; 4 – 2 = 2
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét tuyên dương những HS đọc tốt.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau
 GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài luyện tập trang 57 SGK, tập nêu bài toán ở bài tập 5 ý b trang 57 và que tính, bảng con, SGK, bộ đồ dùng học toán,
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .....................................................................................................................
Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2017
Tiết 1 + 2: Học vần
Kiểm tra định kỳ
Bài 1: Luyện viết theo mẫu
 hiểu bài
 buổi tối..
 ngôi nhà
Bài 2: Điền ao hay yêu?
 s.sáng	. đuối
 ..quý	lao đ
Bài 3: Đọc câu sau:
 Bà nội của bạn Lan ở quê ra chơi. Cả nhà Lan ra ga đón bà.
Bài 4: Chép một câu ở bài tập 3 vào chỗ trống:
_______________________________________
Tiết 3: Toán
Luyện tập
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3 và 4.
- So sánh số trong phạm vi đó học.
- Biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
1.2. Kỹ năng:
- Thực hiện đúng các phép tính trừ trong phạm vi 3 và 4.
- Biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS tính kiên trì, chịu khó.
- Tích cực thực hiện các phép tính trong phạm vi 3 và 4.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. GV: Tranh vẽ, một số vật mẫu, SGK.
2.2. HS: Que tính, bộ đồ dùng toán.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập thực hiện các phép tính trừ trong phạm vi 3 
và 4.
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ được khái niệm và bảng trừ trong phạm vi 3 và 4.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS làm vào bảng con 4 + 1 = ; 4 – 2 = .
- 2 HS lên bảng viết bài.
- 2 HS đọc.
- HS, GV nhận xét và tuyên dương HS làm bài đúng.
3.2. Hoạt động 2: HS làm bài tập vận dụng.
* Mục tiêu: HS thực hiện được các phép tính, đọc được kết quả của các phép tính trong phạm vi 3,4.
* Cách tiến hành:
+ Bài 1: HS làm bài tập số 1 trang 57 SGK.
- Mục đích: HS thực hiện được các phép tính theo hang dọc, viết đúng được kết quả của của các phép tính.
- HS nêu yêu cầu và làm bài làm.
- GV lu ý HS phải viết các số thẳng cột. 
- HS làm bài vào vở, bảng lớp (3 HS).
- GV quan sát uốn nắn HS.
- HS, GV nhận xét tuyên dương.
+Bài 2: HS làm bài tập số 2 (dòng 1) trang 57 SGK.
 - Mục đích: HS biết cách thực hiện các phép tính và điền được số các phép tính đó.
- HS nêu yêu cầu, GV hớng dẫn cách tính.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp (2HS).
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
 + Bài 3: HS làm bài tập 3 trang 57 SGK.
 - Mục đích: HS thực hiện được các phép tính và điền kết quả.
- HS nêu yêu cầu, GV hớng dẫn HS làm.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp (3HS).
- HS thực hành nêu kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.
 + Bài 5: HS làm bài tập 5 trang 57 SGK.
 - Mục đích: HS nêu bài toán và viết được phép tính thích hợp.
- HS làm ý b.
- HS quan sát tranh, nêu bài toán (5 HS).
- HS viết phép tính vào vở, bảng lớp (2HS).
- HS, GV nhận xét.
4. Kiểm tra, đánh giá.
 Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Bài tập củng cố: 
- HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 4.
- HS, GV nhận xét tuyên dương.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau
 GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài phé trừ trong phạm vi 5, tập nêu bài toán ở bài tập 4 trang 59 SGK và tranh, ảnh, hình các con bướm, con thỏ, hình tròn, bộ đồ dùng,
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________
Tiết 4: Thủ công
Xé, dán hình con gà con (Tiết 1)
1. Mục tiêu dạy học
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Biết cách xé, dán giấy để tạo hình con gà con.
- Thực hành xé, dán hình con gà con. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. 
- Với HS khéo tay có thể xé, dán được hình con gà con. Đường xé ít bị răng cưa. Hình dán phẳng. Mắt, mỏ gà có thể dung bút màu để vẽ. Có thể xé dán hình con gà con có kích thước, hình dáng, màu sắc khác. 
1.2. Kỹ năng:
Xé, dán được hình con gà con đường xé ít răng cưa, hình dán tương đối phẳng.
1.3. Thái độ:
Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ cho HS trong khi xé, dán hình.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. Cá nhân: Mỗi HS chuẩn bị giấy thủ công, giấy nháp, hồ dán.
2.2. Nhóm học tập: 
4 nhóm, mỗi nhóm một tờ giấy A4, giấy màu các màu, hồ dán.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
* Mục tiêu: HS biết hình dáng, màu sắc của con gà con.
* Cách tiến hành:
- Gv cho HS xem bài mẫu và đặt câu hỏi cho HS trả lời về đặc điểm hình dáng, màu sắc của con gà. Hỏi con gà con có khác gì so với con gà lớn.
+ HS quan sát và trả lời.
- Khi xé con gà con, các em có thể chọn giấy màu tuỳ ý.
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
* Mục tiêu: HS xé và dán được hình con gà con.
* Cách tiến hành:
- Xé thân gà:
+ Giáo viên lấy giấy màu vàng hoặc đỏ, lật mặt sau, đếm ô, đánh dấu, vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 8 ô.
+ Xé hình chữ nhật rời khỏi tờ giấy màu.
+ Xé 4 góc hình chữ nhật, sau đó xé chỉnh sửa thân hình để giống thân gà.
+ Hs quan sát và chọn giấy, đếm ô, đánh dấu, vẽ hình chữ nhật.
- Xé hình đầu gà:
+ Đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé 1 hình vuông có canh 5 ô (giấy cùng màu).
+ Vẽ và xé 4 góc hình vuông.
+ Xé chỉnh sửa cho tròn giống hình đầu gà.
+ Học sinh lấy giấy nháp có kẻ ô tập vẽ, xé hình thân gà và đầu gà
- Xé hình đuôi gà:
+ Đếm ô, đánh dấu, vẽ, và xé hình vuông mỗi cạnh 4 ô.
+ Vẽ hình tam giác. 
- Xé hình mỏ, chân và mắt gà.
+ Học sinh lấy giấy nháp có kẻ ô tập vẽ, xé hình đuôi gà, chân, mỏ, mắt gà.
- Dán hình: Giáo viên dán theo thứ tự thân gà, đầu gà, mỏ gà, mắt gà và chân lên giấy nền.
- HS quan sát.
* HS khéo tay có thể xé, dán được hình con gà con. Đường xé ít răng cưa, hình dán phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ. Có thể xé, dán hình con gà con có hình dạng, màu sắc, kích thước khác. Có thể vẽ, trang trí hình con gà con.
4. Kiểm tra, đánh giá.
- GV gọi HS nhắc lại thao tác xé, dán hình con gà con.
- GV khen ngợi và tuyên dương HS.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- GV yêu cầu HS nêu lại quy trình xé, dán hình con gà con.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Cá nhân: Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy nháp, giấy màu, bút chì, hồ dán.
- Nhóm: 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy A4, 3 tờ giấy thủ công cho tiết học sau.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017
Tiết 1 + 2: Học vần
Bài 41: iêu - yêu
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức: 
- Nhận biết được vần iêu, yêu và từ diều sáo, yêu quý.
- Đọc được câu ứng dụng: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
1.2. Kĩ năng: 
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Bé tự giới thiệu.
1.3. Thái độ: 
 Tích cực tìm những tiếng, từ có vần iêu - yêu.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
- Các hình ảnh hoặc vật có vần iêu, yêu in và chữ iêu, yêu viết.
- Vở tập viết 1.
2.2. Nhóm học tập
- Thảo luận nhóm tìm tiếng có vần iêu, yêu trong các đoạn văn bản, qua sách báo.
- Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Dạy vần iêu, yêu.
* Mục tiêu: HS nhận biết được vần iêu, yêu và từ diều sáo, yêu quý.
* Cách tiến hành:
a. Dạy vần iêu:
- Nhận diện vần: Vần iêu được tạo bởi iê và u.
- GV đọc mẫu: iêu.
- Hỏi: So sánh iêu và êu?
+ Giống nhau: kết thúc bằng u.
+ Khác nhau: iêu bắt đầu bằng iê, vần êu bắt đầu bằng ê.
- Phát âm vần: iêu (cá nhân, đồng thanh).
- Ghép bảng cài: iêu đánh vần iêu.
- Đọc tiếng khoá và từ khoá: diều, diều sáo.
- Phân tích tiếng diều.
- Ghép bảng cài: diều đánh vần diều.
- Đọc: iêu, diều, diều sáo (cá nhân, đồng thanh).
b. Dạy vần yêu: (Qui trình tương tự vần iêu)
- So sánh vần iêu với yêu.
- Giống: kết thúc bằng u.
- Khác: iêu bắt đầu iê, yêu bắt đầu yê.
- HS đánh vần: yêu, yêu, yêu quý.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân – đồng thanh)
- Đánh vần, đọc trơn: iêu yêu
 diều yêu
 diều sáo yêu quý
3.2. Hoạt động 2: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng quy trình vần, tiếng và từ.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn viết:
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
- HS viết bảng con: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
3.3. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu: HS đọc được các từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- HS đọc GV kết hợp giảng từ: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu.
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng (cá nhân - đồng thanh)
- Đọc lại bài ở trên bảng.
Tiết 2
3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc 
* Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng 
* Cách tiến hành:
- Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng:
+ Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học trong câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng (Cá nhân- đồng thanh)
- Đọc SGK (Cá nhân- đồng thanh)
3.5. Hoạt động 5: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng các từ vào vở.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng
- HS viết vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV nhận xét vở tập viết học sinh tuyên dương trước lớp.
3.6. Hoạt động 6: Luyện nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Bé tự giới thiệu”
*Cách tiến hành:
- GV hỏi: + Bạn nào trong tranh đang tự giới thiệu?
 + Em năm nay lên mấy?
 + Em đang học lớp mấy? Cô giáo nào đang dạy em?
 + Nhà em ở đâu? Nhà em có mấy anh chị em?
 + Em thích học môn nào nhất?
 + Em biết hát và vẽ không? Em có thể hát cho cả lớp nghe.
- HS quan sát tranh và trả lời.
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh đọc SGK.
- HS tìm tiếng có chứa vần iêu, yêu.– HS thi đua tìm.
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- 1 HS học đọc lại toàn bài
- GV đưa câu văn để HS tìm iêu, yêu “Em rất thích chơi thả diều.”
- GV nhận xét tiết học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Về tìm vần iêu, yêu qua sách báo.
- Học sinh chuẩn bị xem trước bài 42: ưu, ươu.
- Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần đã học. 
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 3: Toán
Phép trừ trong phạm vi 5
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 5.
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
1.2. Kỹ năng:
- Đọc, viết và thực hiện đúng các phép tính trừ trong phạm vi 5.
1.3. Thái độ:
- Hứng thú học thuộc bảng trừ trong phạm vi 5.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: mỗi HS chuẩn bị bảng con, bộ đồ dùng học toán
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về phép trừ trong phạm vi 3, 4.
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại phép trừ trong phạm vi 3, 4.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS làm vào bảng con 4 – 2 – 1 = .; 3 + 1 – 2 = ..
- 2 HS lên bảng viết bài.
- 2 HS đọc.
- HS, GV nhận xét và tuyên dương HS làm bài đúng.
3.2. Hoạt động 2: Giới thiệu khái niệm phép trừ trong phạm vi 5.
* Mục tiêu: HS nhận biết về phép trừ trong phạm vi 5.
* Cách tiến hành:
- Giới thiệu phép trừ và bảng trừ trong phạm vi 5.
* Bước 1: Giới thiệu các phép tính trừ. 
 5 – 1 = 4 5 – 4 = 1 
 5 – 2 = 3 5 – 3 = 2 
- HS quan sát các mô hình trực quan nêu bài toán
- GV nêu phép tính (5 – 1 = 4)
- GV viết phép tính lên bảng
- Các phép tính còn lại HS quan sát mô hình, thực hiện các phép tính trên thanh gài. 
- Tương tự như giới thiệu như phép trừ trong phạm vi 3 và 4.
* Bước 2: Ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.
- HS đọc các phép tính trừ, GV xoá dần.
- HS lập bảng trừ trong phạm vi 5.
- GV viết các phép tính cộng trong phạm vi 5.
* Bước 3: Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ: 
- HS nhìn các phép tính cộng nêu phép tính trừ.
- HS đọc bài toán, phép tính trong SGK.
3.3. Hoạt động 3: HS làm bài tập vận dụng.
* Mục tiêu: HS biết cách thực hiện các phép tính, đọc được kết quả của các phép tính trong phạm vi 5.
* Cách tiến hành:
+ Bài 1: HS làm bài tập số 1 trang 59 SGK
- Mục đích: HS tính, viết đúng được kết quả của của các phép tính.
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm bài
- HS viết vào bảng con
- GV quan sát uốn nắn HS.
- HS, GV nhận xét tuyên dương.
+ Bài 2: HS làm bài tập số 2 (cột 1) trang 59 SGK.
 - Mục đích: HS biết cách thực hiện các phép tính theo hàng ngang và viết đúng kết quả của các phép tính đó.
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn cách tính
- HS làm bài vào bảng con, bảng lớp (2HS).
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
+ Bài 3: HS làm bài tập 3 trang 59 SGK.
 - Mục đích: HS thực hiện được các phép tính hàng dọc, đọc.
 - HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS làm bài trên bảng nêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an ca nam_12295243.docx