Tiết 2 Toán
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN( 61)
I. Mục tiêu
- Giúp H: Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
II. Đồ dùng:
Tranh vẽ minh hoạ như SGK
III. Các hoạt động dạy học
1.HĐ 1: Kiểm tra: ( 3 – 5)
Bảng con: 48 gấp mấy lần 6? 56 gấp mấy lần 7?
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
2.HĐ 2: Dạy bài mới ( 13 - 15)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ----------------ô----------------- Tiết 3 Luyện từ và câu từ địa phương. Dấu chấm hỏi - dấu chấm than I. Mục đích yêu cầu 1. Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam 2. Luyện tập sử dụng đúng các dấu câu : dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dáu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: ( 3 – 5’) - Tìm những hoạt động được so sánh trong dòng sau: Mưa rơi như ném đá trắng xoá cả đồng muối. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: G nêu mục đích, yêu cầu tiết học ( 1 – 2’) b. Hướng dẫn làm bài tập: ( 28 – 30’) Bài tập 1: Viết ( 12 - 13’ ) + Các từ trong các cặp từ đó được xếp vào mấy nhóm ? Là những nhóm nào ? + Các từ nào có nghĩa giống nhau ? -> Mỗi miền người ta thường sử dụng các từ khác nhau nhưng lại giống nhau hoàn toàn về nghĩa. Ví dụ : Bố ( chỉ người đẻ ra mình) miền Bắc gọi là bố nhưng miền Nam gọi là ba - G chữa, nhận xét bổ xung Chốt: Từ ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú. Cùng 1 sự vật, đối tượng nhưng mỗi vùng (miền) lại có tên gọi khác nhau. Từ mà mỗi địa phương dành riêng cho địa phương của mình được gọi là từ địa phương. Bài tập 2: Nháp ( 8 – 10’) +Bài thơ của Tố Hữu viết về bà mẹ ở miền nào ? + Hãy tìm từ cùng nghĩa với từ chi? G kiểm tra, chấm bài, nhận xét G chữa bài : gan gì, gan thế, mẹ à? Chờ gì, nó bắn, tôi + Những từ trong (ngoặc đơn) in đậm là những từ thuộc vùng miền nào ? + Khi thay từ địa phương bằng từ cùng nghĩa vào đoạn thơ trên giúp em hiểu ntn? -> Đó là giá trị của từ địa phương . Bài tập 3: VBT ( 10 - 11’) G chữa trên bảng phụ. Cá heo ! ; A ! ;... đẹp quá!; Có đau không chú mình ? ............ phải chú ý nhé ! + Ô trống thứ nhất em điền dấu gì ? Vì sao? + Khi đọc gặp dấu chấm than em đọc như thế nào ? -> Chốt : Câu nêu lên cảm xúc hay yêu cầu người khác làm gì ta dùng dấu chấm than (!). Câu có nội dung để hỏi dùng dấu chấm hỏi(?). H đọc nội dung bài tập - 2 nhóm - bố/ba H làm việc cá nhân các từ còn lại vào vở 1 H làm bảng phụ H đọc yêu cầu bài tập - Miền Trung - gì H đọc thầm đoạn thơ, thảo luận nhóm đôi, và làm bài vào nháp + Mỗi H đọc 1 cặp từ cùng nghĩa + Vài H đọc toàn bài + 2H đọc khổ thơ đã thay thế từ cùng nghĩa - miền Trung - nghĩa của các từ địa phương H đọc yêu cầu bài tập H làm bài vào VBT 1 H làm bảng phụ - dấu chấm than ( thể hiện sự ngạc nhiên) - cao giọng cuối câu. H đọc diễn cảm lại đoạn văn c. Củng cố, dặn dò: (3 – 5’) - Viết một câu có sử dụng dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi - Nhận xét tiết học ----------------ô----------------- Tiết 4 Thủ công cắt dán chữ hoa H - u (1) I. Mục tiêu + Hs biết kẻ, cắt, dán chữ H, U. + Kẻ, cắt, dán chữ H,U đúng quy trình kĩ thuật. + HS thích cắt, dán chữ. II. Chuẩn bị đồ dùng + Mẫu chữ H,U đã cắt dán và mẫu chữ H,U cắt rời. + Quy trình cắt, dán chữ H,U. + Giấy thủ công, kéo, thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy học 1) Kiểm tra bài cũ (3’) + NX sản phẩm: cắt, dán chữ I,T + Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và thực hành (6-7’) + GV giới thiệu bài mẫu: Chữ H,U đã trình bày sản phẩm. ? NX độ cao của chữ H,U? ? Độ rộng là bao nhiêu? ? Chữ H,U có điểm gì giống nhau? GV: Vì chữ H,U có điểm giống nhau nên gấp đôi chữ H và chữ U theo chiều dọc thì được nửa bên trái và nửa bên phải trùng khít nhau. 3.Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác mẫu (16-17’) + Bước 1: Kẻ chữ H,U. - Kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái tờ giấy thủ công. - Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H,U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ H,U theo các điểm đã đánh dấu. Riêng chữ U phải vẽ đường lượn góc. + Bước 2: Cắt chữ H,U - Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H,U theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài ). Cắt theo đường kẻ nửa chữ H,U bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ H,U như chữ mẫu. + Bước 3: Dán chữ H,U - Kẻ đường chuẩn. Đặt ướm 2 chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. - Bôi hồ vào mặt kẻ ô ủa từng chữ và dán vào vị trí đã định 4.Hoạt động 3: Hs thực hành ( 6 -7’) + Bước 1: Cho Hs nêu lại qui trình vẽ, cắt chữ H, U ịHs nêu xong, Gv hệ thống lại các bước bằng tranh qui trình. + Bước 2: Hs thực hành ị Gv quan sát, hướng dẫn, Bổ sung thêm thao tác với những Hs còn chưa làm được + Bước 3: Trưng bày sản phẩm ị Gv yêu cầu Hs của các nhóm dán sản phẩm của mình nên bảng. + Bước 4: Gv NX, đánh giá sản phẩm bằng các NX - Nhận xét sự chuẩn bị của Hs , Tinh thần, thái độ của Hs + Hs quan sát, theo dõi + cao 5 ô + Rộng 3 ô + Cả hai chữ có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau + Hs theo dõi thao tác của Gv + Hs thực hành cắt + Hs nêu lại qui trình + Cả lớp thực hành + Cả lớp trưng bày sản phẩm Lưu ý : Kết quả học tập của Hs . Hoàn thành A (hoàn thành tốt A+), Chưa hoàn thành B 5.Dặn dò ( 1’) : Giờ sau các em mang đầy đủ đồ dùng học tập của môn thủ công, hồ dán, gấy, kéo, để cắt dán chữ V. -----------------ô----------------- Tiết 5 Luyện Mĩ thuật GV chuyên dạy -----------------ô----------------- Tiết 6 Luyện Toán Học sinh làm vở ôn luyện Toán tuần 12 I. Mục tiêu Củng cố: Bảng nhân 8 So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn II. Các hoạt động dạy – học 1 Kiểm tra ( 3 – 5’) Đọc bảng nhân 8 ( 2 – 3 H) 2.Nội dung( 33 – 35’) => Giáo viên lưu ý một số bài sau: Bài 1: Tính: 11 ´ 8 + 325 215 + 8 ´ 9 520 – 8 ´ 7 + 69 8 ´ 10 - 72 - KT: Rèn KN tính giá trị của dãy tính chứa phép tính cộng trừ , nhân HDHS yếu: Bài 1 yêu cầu gì ? Trong dãy tính không có ngoặc đơn mà chỉ có cộng , trừ , nhân ta làm như thế nào Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm ? a.Tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con; tuổi con bằng tuổi mẹ b.Bao gạo tể nặng gấp 3 lần bao gạo nếp; bao gạo nếp bằng bao gạo tẻ. c.Tấm vải xanh dài gấp 4 lần tấm vải đỏ; tấm vải đỏ bằng tấm vải xanh. - KT : Rèn KN sử dụng thuật ngữ : “ một phần mấy” trong . HDHS yếu: Bài 2 yêu cầu gì ? Để viết được số thích hợp vào chỗ chấm ta phải làm gì ? Bài 3: a. Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi. Hỏi tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? b.Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi. Hỏi tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? - KT: Rèn KN so sánh hai dạng toán là ngược của nhau HDHS yếu: BT yêu cầu gì ? ?Muốn biết tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ta làm thế nào ? Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn em làm thế nào? Bài 4: Đàn gà có 56 con, trong đó có 48 con gà mái. Hỏi số gà trống bằng một phần mấy số gà mái? Gợi ý: Tính số gà trống Tính số gà trống băng một phần mấy số gà mái - KT : Rèn KN giải toán dạng so sánh số bé bằng ... 4. Củng cố – Dặn dò : ( 3 – 5’ ) - Đọc lại bảng nhân 8 và chia 8 - Dặn dò: Ôn lại bài. - NX giờ ôn luyện - HS làm vở ôn luyện - Nhận xét – Giải thích cách làm - Chữa bài - HS làm vở - Chữa bài bảng phụ - NX – Nêu lại cách làm - HS làm vở - Chữa bài - Đọc đề - Tóm tắt - Làm vào vở - Chữa bài -----------------ô----------------- Tiết 7 Luyện Tiếng Việt Học sinh làm vở ôn luyện Tiếng việt tuần 12 I.Mục tiêu: - Ôn tập cho HS về từ chỉ hoạt động . - Ôn phép so sánh hoạt động với hoạt động. II.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài:1-2’ 2.Ôn tập:30’ - HS tự đọc ND và tự làm bài – Chấm – Chữa - GV lưu ý một số bài sau : Bài 1: Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:10-12’ - Chữa bài- nhận xét - Chốt bài đúng:há, kêu, đòi ăn, đi bắt ,ăn, pha, uống, lớn,tập bay,tập nhảy,quanh quẩn. - Đọc nêu yêu cầu - Làm bài - Chữa miệng Bài 2: Chép câu văn trong đoạn văn ở bài tập 1 có chứa phép so sánh hoạt động với hoạt động :7-8’ - Chấm chữa bài - Nhận xét chốt kết quả đúng:Chúng tập bay...theo mẹ. - Nêu từ dùng để so sánh trong câu trên? - Làm vở - Chữa bảng phụ - Từ so sánh :như Bài 3:Tìm các hoạt động được so sánh với nhau trong các câu văn: 10-12’ - Chữa bài nhận xét - Chốt bài đúng: +Câu 1:(Rễ cây) nổi lên mặt đất – (những con rắn hổ mang) giận dữ +Câu 2: (Gió chiều) gảy lên những điệu nhạc – (ai) cười (ai) nói - Nêu từ so sánh trong từng câu? Bài 4 : Em hãy viết 1 bức thư ngắn cho cô giáo cũ kể về việc học tập của lớp. - Một bức thư gồm mấy phần? là những phần nào? - Phần đầu thư cần nêu gì? Cuối thư cần nêu gì? - Làm vở - Chữa bài - Câu 1:như ; Câu 2: tưởng chừng như - Gọi hs đọc yc của đề - 4 phần: đầu thư, lời xưng hô, ND thư, cuối thư. - HS tự viết thư, đọc thư. 3.Củng cố dặn dò: 2-3’ - Nhận xét giờ học - VN ôn bài. -----------------ô--------------- Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011 Tiết 1 Âm nhạc ôn bài hát : con chim non Giáo viên chuyên dạy -----------------ô------------------ Tiết 2 Toán Luyện tập( 64) I. Mục tiêu Giúp h/s: - Củng cố việc ghi nhớ và sử dụng bảng nhân 9 để làm tính và giải toán. - Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể. II Đồ dùng dạy học - G : Bảng phụ H : Bảng con III. Các hoạt động dạy học 1.HĐ: Kiểm tra ( 3 – 5’) - Bảng con: Tính 9 ´ 9 + 40 = 9 ´ 5 - 15 = + Nêu cách làm? + Đọc thuộc bảng nhân 9 ( 2 H) 2.HĐ 2: Luyện tập ( 32 – 33’) Bài 1: Làm nháp - Đổi chéo bài kiểm tra * Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân - Chữa miệng Chốt: a) - Dựa vào đâu em là được bài? (Bảng nhân 9 và phép nhân có thừa số 0 ) b) - Khi ta thay đổi vị trí các thừa số trong một tích thì tích như thế nào?. Bài 2: Làm vở * Củng có dạng cụ thể của 1 số nhân với 1 tổng - Chấm - chữa - nhận xét. Chốt: Khi tính kết quả có phép nhân đứng trước, phép cộng đứng sau, em thực hiện ntn? Ai có cách làm khác? ( 9 ´ 3 + 9 = 9 ´ 4 Dựa vào bảng nhân đã học – tích sau bằng tích liền trước cộng thêm 9 ) Bài 3: Làm vở – Chữa bảng phụ * Củng cố dạng toán giải bằng hai phép tính Tóm tắt Đội một: 10 xe ô tô 3 đội còn lại, mỗi đội 9 xe ô tô ? Xe ô tô Chốt: Bài toán thực hiện bằng mấy phép tính ? Nêu các bước giải bài toán? Bài 4: Làm VBT – Chữa miệng ( Lần 1: 2 cột cuối) * Củng cố các bảng nhân 6; 7; 8; 9 đã học -> Chốt: Bảng nhân 6; 7 ; 8 ; 9 * Dự kiến sai lầm - Bài 3 nhầm thành dạng toán đơn 3. HĐ3: Củng cố ( 2 – 3’) Nhận xét Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ...................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3 Tập đọc Cửa Tùng I. Mục đích yêu cầu 1. Rèn kỹ năng đọc - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng : lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng, nước biển. - Đọc đúng giọng văn miêu tả. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu. - Biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung và ý nghĩa : Tả vẻ đẹp kỳ diệu của cửa Tùng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài SGK III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra ( 2 - 3’) - Đọc nối đoạn bài : “ Người con của Tây Nguyên” ( 3 – 4 H) 2.Dạy bài mới a.Giới thiệu bài ( 1-2’) H quan sát tranh - G giới thiệu bài b. Luyện đọc đúng (15-17’) * G đọc mẫu toàn bài - Lớp đọc thầm. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Bài chia làm mấyđoạn ? ( 3 đoạn ) - Mỗi dấu chấm xuống dòng là một đoạn. * Đoạn 1: - Đọc đúng : Câu 1: lịch sử, nước Câu dài ngắt hơi ..tôi/....sông /...... Câu 2: luỹ tre làng. G hướng dẫn đọc, đọc mẫu từng câu - H luyện đọc theo dãy. - Giải nghĩa : cửa Tùng ( Gv) , Bến Hải ( SGK) - G hướng dẫn đọc đoạn 1: Giọng thong thả nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. - G đọc mẫu đoạn 1 - H luyện đọc đoạn (4-5 em) * Đoạn 2: - Đọc đúng : Câu 1: Hiền Lương, nữa.Câu dài ngắt hơi ....đỏ ối /...... Câu 6: Nhấn giọng ở xanh lơ, xanh lục. - G hướng dẫn đọc, đọc mẫu từng câu - H luyện đọc theo dãy. - Giải nghĩa : Hiền Lương ( SGK) - G hướng dẫn đọc đoạn 2: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. - G đọc mẫu đoạn 2 - H luyện đọc đoạn (4-5 em) * Đoạn 3: - Đọc đúng lược. - Giải nghĩa : đồi mồi, bạch kim ( SGK ) - G hướng dẫn đọc đoạn 3: Giọng chậm , nhẹ nhàng. - H khá đọc mẫu đoạn 3 - H luyện đọc ( 4 - 5 em ) * Đọc nối đoạn: 3 em * Đọc cả bài: Toàn bài đọc với giọng thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - 1 H đọc cả bài. c. Tìm hiểu bài: ( 10 – 12’) + Cửa Tùng ở đâu ? - G treo bản đồ giới thiệu vị trí con sông Bến Hải + Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp ? -> Ra đến Cửa Tùng có gì đẹp, các em cùng tìm hiẻu ở đoạn 2 + Tìm câu văn cho thấy sự ngưỡng mộ của mọi người đối với bãi biển Cửa Tùng + Em hiểu thế nào là “ Bà chúa của các bãi tắm”? + Sắc màu nước biển của Cửa Tùng có gì đặc biệt ? -> Buổi sáng nước biển có màu phơn phớt hồng, đến trưa nước biển xanh nhạt như màu xanh da trời, chiều tối nước biển có màu xanh lá cây + Người xưa đã ví cửa biển Cửa Tùng với gì ? + Em thích nhất điều gì ở bãi biển Cửa Tùng ? 1.Vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng 2.Vẻ đẹp lộng lẫy của Cửa Tùng 3.Nước biển có nhiều màu sắc G chốt ý chính của bài đó là ý 1 d. Luyện đọc lại (5 - 7’) G hướng dẫn đọc. Đọc mẫu - G tổ chức cho H thi đọc đoạn 2 của bài e.Củng cố, dặn dò: ( 4 – 6’) H đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1 - là nơi dòng sông Bến Hải chảy ra biển - là thôn xóm với những luỹ tre xanh mướt, rặng phi lao rì rào gió thổi H đọc thầm đoạn 2 và trả lời - Bãi cát ở đây từng được ca ngợi là “Bà chúa của các bãi tắm” - Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm - Có ba sắc màu nước biển. Bình minh-> nước biển nhuộm màu hồng nhạt.Trưa -> nước biển xanh lơ. chiều tà -> nước biển xanh lục H đọc thầm đoạn 3 - Giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của nước biển - H phát biểu ý kiến Tả vẻ đẹp kỳ diệu của cửa Tùng - H đọc Bài văn miêu tả cảnh gì ? Cảnh bãi biển của Tùng đẹp như thế nào? Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau -----------------ô----------------- Tiết 4 Chính tả ( nghe – viết) Vàm cỏ đông I. Mục đích yêu cầu Rèn kỹ năng viết chính tả: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng thể thơ 7 chữ của bài thơ - Viết đúng tiếng có vần khó(it/uyt) .Làm đúng bài tập phân biệt tiếng chứa có âm đầu dễ lẫn: r/d/gi II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (2'- 3') H viết bảng con: khúc khuỷu, tiu nghỉu 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài(1 - 2') : G nêu mục đích, yêu cầu giờ học b. Hướng dẫn H nghe- viết ( 10 – 12’) * G đọc mẫu + Trong bài những chữ nào phải viết hoa? vì sao ? + Đoạn thơ viết theo thể thơ nào ? G đưa 1 số từ khó : lòng, xuôi, dòng nước chảy, mảnh + Tiếng lòng âm đầu viết là gì? + Phân tích tiếng xuôi? + dòng âm đầu viết là gì? + Phân tích tiếng mảnh. G đọc c.Hướng dẫn viết vở( 13 – 15’) - Nhắc nhở H tư thế ngồi viết đúng, cách để vở cầm bút - G đọc chính tả d. Chấm chữa ( 3 – 5’) G đọc Chấm bài e.HD làm bài tập ( 5 – 7’) Bài tập 2 - G chấm bài - Chữa bài : huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau Bài tập 3 - G chữa bài : Rổ rá, rá gạo, rá xôi Giá cả, giá thịt, giá đỗ Rụng xuống, rụng rời.. Dụng cụ, vô dụng... H theo dõi SGK - Chữ đầu dòng thơ, tên riêng -Viết theo thể thơ mỗi khổ có 4 dòng, mỗi dòng có 7 chữ H phân tích lòng = l + ong + thanh huyền xuôi = x + uôi dòng = d + ong + thanh huyền mảnh = m + anh + thanh hỏi H đọc H viết bảng con - H thực hiện - H viết bài H soát lỗi H ghi lỗi, chữa lỗi H đổi vở để kiểm tra nhau H chữa lỗi ( nếu có) H đọc yêu cầu bài tập - làm vở 1 H chữa bảng phụ H đọc yêu cầu bài tập - làm nháp H nêu từ tìm được e. Củng cố, dặn dò ( 1 – 2’) Nhận xét bài viết ----------------ô----------------- Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012 Tiết 1 Tập làm văn Viết thư I. Mục đích yêu cầu: - Rèn kĩ năng biết viết 1 bức thư cho bạn cùng lứa tuổi. Trình bày đúng thể thứ 1 bức thư - Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư. II. Đồ dùng Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: ( 3 – 5’) H đọc bài viết cảnh đẹp của nước ta 2. Dạy bài mới a.Giới thiệu bài: ( 1 – 2’) Các em đã được học cách viết thư và ghi phong bì thư... b.Hướng dẫn viết thư ( 28 – 30’) * G hướng dẫn H phân tích đề bài để viết lá thư theo đúng yêu cầu + Bài yêu cầu em viết thư cho ai ? + Em viết thư cho bạn ở tỉnh nào, ở miền nào ? + Mục đích viết thư là gì ? + Những nội dung chính trongthư là gì ? + Hình thức trình bày lá thư -> Lưu ý: Viết thư để làm quen có nghĩa là người bạn đó mình chưa biết gì về họ. Bây giờ mình làm quen cùng hẹn hò và thi đua học tốt... * Hướng dẫn H làm mẫu - G nhận xét, bổ sung * H viết thư - G nhận xét cho điểm Nhận xét về : Bố cục Nội dung Cách dùng từ... H đọc đề bài - Viết thư cho bạn - ở khác miền - Để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt H dựa vào nội dung thư gửi bà để nêu - gồm có 3 phần... - H nêu tên, địa chỉ của người các em muốn viết thư H làm mẫu từng phần Mở đầu bức thư: 3 em Nội dung bức thư: 2 em Kết thúc bức thư: 2 em H viết thư vào vở H đọc thư 3. Củng cố: ( 2-3') + Nêu nội dung chính của lá thư? + Nhắc HS thực hành viết thư cho người thân ----------------ô----------------- Tiết 2 Toán Gam ( 65) I. Mục tiêu Giúp H nhận biết về gam ( một đơn vị đo khối lượng), sự liên hệ giữa gam và kg. Biết cách đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán. II. Đồ dùng: Cân đĩa và cân đồng hồ, 1kg muối; 2 kg cam III. Các hoạt động dạy học 1.HĐ 1: Kiểm tra ( 3 – 5’ ) Bảng con : 3 kg + 51 kg = 100 kg – 17 kg = 2.HĐ 2: Dạy bài mới (13-15’) a. HĐ2.1. Giới thiệu “ Gam” - Nêu những đơn vị đo khối lượng đã học ? - Để đo các vật nhẹ hơn kg, người ta dùng các đơn vị đo là “ gam”, gam là đơn vị đo khối lượng. - Gam được viết tắt là g 1 kg = 1000 g b.HĐ2.2.Giới thiệu quả cân G giới thiệu các quả cân khác nhau để HS phân biệt. G giới thiệu tiếp cân đĩa và cân đồng hồ. G thực hành cân mẫu một số gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân khác nhau và đều cùng ra một kết quả. G dùng cân đĩa để cân gói muối 1 kg 2.2. Thực hành cân ( cam) G mời 2 H lên bảng thực hành cân, 1 em cân = cân đĩa; 1 em cân bằng cân đồng hồ. H nêu H nhắc lại nhiều lần H quan sát H đọc. 1 vài HS đọc phần GV viết bảng. H nhắc lại khối lượng của quả cân H thực hành cân H đọc số cân cam 3.HĐ 3: Thực hành (15 – 17’ ) Bài 1: Làm VBT/73 * H nắm được cách đọc khối lượng của 1 vật trên đĩa cân - H quan sát hình vẽ VBT, ghi kết quả vào VBT. Trả lời miệng theo dãy - Nhận xét, giải thích vì sao? Chốt: Đối với cân 2 đĩa khối lượng vật cần cân bằng khối lượng quả cân trên đĩa tương ứng khi và chỉ khi kim thăng bằng chỉ đúng vạch số 0. Bài 2: Làm bảng con * Củng cố cho H về cách đọc số đo khối lượng khi cân bằng cân đồng hồ - H thực hành đọc khối lượng của vật trên cân đồng hồ - nhận xét. Chốt: Dựa vào đâu em đọc được khối lượng của một vật trên cân đồng hồ?. Bài 3: Làm nháp * Củng cố về cách tính cộng, trừ, nhân, chia các số có kèm đơn vị đo là Gam Chốt: Khi thưc hiện các phép tính có kèm theo đơn vị đo em cần lưu ý gì? (Kết quả có kèm theo đơn vị đo ) Bài 4: Làm nháp * Củng cố cách giải dạng toán có liên quan tới trừ số đo khối lượng Chốt : Cách ghi đơn vị gam Bài 5: Làm vở * Củng cố về làm toán có liên quan tới nhân số đo khối lượng Chốt : - Bài liên quan đến kiến thức nào em đã học? (Cách giải dạng toán gấp một số lên nhiều lần) * Dự kiến sai lầm Kĩ năng tính toán chưa chính xác 4.HĐ 4: Củng cố – dặn dò ( 2 – 3’) Điền dấu thích hợp vào ô trống H làm bảng con: 1kg 1000g; 700g + 300g 999g Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ................................................................................................................................... Tiết 3 Tập viết Ôn chữ hoa I I. Mục đích yêu cầu: Củng cố cách viết chữ hoa I thông qua bài tập ứng dụng : - Viết tên riêng : Ông ích Khiêm - Viết câu ứng dụng : ít chắt chiu hơn nhiều phung phí II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3 - 5') H viết bảng con : 1 dòng chữ H, 1 từ Hàm Nghi 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài : Hôm nay cô cùng các em b. HD viết bảng con ( 10 – 12’) *HD chữ viết hoa G đưa chữ I hoa mẫu G nêu cấu tạo và qui trình viết nét thứ nhất, thứ hai của chữ hoa I G viết mẫu Hướng dẫn tương tự với chữ Ô, K * HD viết từ ứng dụng -> Ông ích Khiêm sinh năm 1832 quê ở Quảng Nam, là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn tài. G nêu qui trình viết từng chữ * HD viết câu ứng dụng. -> Khuyên mọi người phải biết tiết kiệm. Có ít mà biết tiết kiệm còn hơn có nhiều nhưng hoang phí. G hướng dẫn viết chữ : ít, và chắt chiu c. Hướng dẫn viết vở (15'-17') - Nhắc nhở tư thế ngồi viết - Nêu lại nội dung bài viết H đọc và nêu độ cao của chữ ( Cao 2 dòng li rưỡi) H viết bảng con : 1 dòng chữ I, 1 dòng chữ Ô và K H đọc từ ứng dụng H nêu cách viết từ ứng dụng: độ cao các con chữ, cách đánh dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ H viết bảng con H đọc câu ứng dụng H nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa con chữ, chữ H viết bảng con H quan sát bài viết mẫu H viết theo hiệu lệnh của G 3. Củng cố ( 1 – 2’) - Chấm bài và nhận xét bài viết Tiết 4 Tự nhiên xã hội Không chơi các trò chơi nguy hiểm I/ Mục tiêu H biết sử dụng thời gian nghỉ ngơi và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ và khoẻ mạnh, an toàn. Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. Biết lựa chon các trò chơi phòng tránh nguy hiểm khi ở trường. II/ Chuẩn bị. Các hình trang 50, 51 ở SGK, VBT III/ Các hoạt động dạy học. 1.Hoạt động kiểm tra:( 2-3’) Hãy kể tên các hoạt động mà em được tham gia ở trường ngoài giờ học? Em đã tham gia những hoạt động ngoài giờ học nào ? Có tác dụng gì ? 2.Hoạt động 1: Quan sát theo cặp( 12-13’) *Mục tiêu: Biết các
Tài liệu đính kèm: