Giáo án dạy Tuần 18 - Lớp 3

TUẦN 18

 Sáng thứ 3 ngày 2 tháng 1 năm 2018

Tiết 2 CHÍNH TẢ

 KIỂM TRA ĐỌC

Tiết 3 TIẾNG VIỆT

 KIỂM TRA ĐỌC

Tiết 4: TOÁN

 LUYỆN TẬP :CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT

I.Mục tiêu:

- Giúp học sinh ôn tập, củng cố về cách tính chu vi hình chữ nhật và giải toán.

- Rèn kĩ năng thực hành tính cho học sinh.

II. Nội dung ôn tập:

1) Lí thuyết:

? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?

? Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?

2) Thực hành:

Bài 1. Một hình chữ nhật có chiều dài 15 m, chiều rộng 9 m. Chu vi của hình chữ nhật đó là bao nhiêu m?

- Gọi học sinh đọc bài toán.

? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?

- Cho cả lớp giải vào vở, 1 học sinh lên bảng giải.

- GV chấm, chữa bài và nhận xét.

Bài 2. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 25 m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 5 m. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

- Gọi 1 học sinh đọc bài toán.

? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?

- Cho cả lớp giải vào vở, 1 học sinh lên bảng giải.

 Bài giải

 Chiều rộng hình chữ nhật là:

 25 – 5 = 20 (m)

 Chu vi hình chữ nhật là:

 (25 + 20) x 2 = 90 (m)

 Đáp số: 90 m

- GV chữa bài và nhận xét.

Bài 3: Một thửa ruông hình chữ nhật có chu vi là 500 m, chiều dài hơn chiều rộng là 50 m. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó?

- Gọi học sinh đọc bài toán.

? Muốn tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật ta phải biết gì? (Biết nửa chu vi hình chữ nhật)

- GV hướng dần cho cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng giải.

 Bài giải

 Nửa chu vi thửa ruộng là: 500 : 2 = 250 (m)

 Chiều dài thửa ruộng là: (250 + 50) : 2 = 150 (m)

 Chiều rộng thửa ruộng là: 150 – 50 = 100 (m)

 Đáp số: Chiều dài: 150 m

 Chiều rộng: 100 m

3) Dặn dò: GV dặn học sinh về nhà ôn tập tiếp.

 

doc 77 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 18 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới chủ đề “ Lễ hội”.
 Lưu ý cho HS: Có thể thêm các hình ảnh, chi tiết khác để làm rõ hoạt động của nhân vật.
 GV bao quát lớp, hướng dẫn cho các nhóm những điểm chưa đẹp để HS hoàn thành tốt hơn bài của nhóm mình
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò tiết học sau: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm 
- HS vẽ, xé dán, nặn theo nội dung chủ đề
HS tách rời các hình ảnh ra khỏi tờ giấy
- HS thảo luận nhóm và chọn nội dung tranh
- HS làm việc theo nhóm, sắp xếp hình ảnh tạo thành bức tranh chủ đề
 “ Lễ hội”.
HS thảo luận, thống nhất thêm hình ảnh để tranh sinh động hơn.
Điều chỉnh bổ sung
.
Tiết 3 TOÁN : 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
- HS làm được bài tập 1,2 (dòng 1),3 (dòng 1), 4, 5.
II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài dạy
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
- Tính ( 65 + 25) : 2 45 - ( 20 : 2)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
Chữa bài 
Bài 2 (dòng 1).
- Cho HS nêu cách làm và tự làm bài.
Bài 3(dòng 1).
- Hướng dẫn HS tính giá trị mỗi biểu thức .
a) 123 x ( 42 - 40 ) = 123 x 2 
 = 246
b) 72 : ( 2 x 4 ) = 72 : 8 
 = 9 
Bài 4 : Cho HS chơi trò chơi
Bài 5
- Gọi HS đọc đề bài
- HD HS tìm hiểu đề và cách giải
- Yêu cầu HS giải bài toán trên hai cách.
Cách 1:
Bài giải
Số hộp bánh được xếp là:
800 : 4 = 200 ( hộp )
Số thùng bánh xếp được là:
200 : 5 = 40 ( thùng )
 Đáp số : 40 thùng
C. Củng cố - dặn dò.
- GV treo bảng phụ ghi bài tập 4 
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài sau: Hình chữ nhật
- 2 HS làm bài trên bảng
- HS làm bài
- 2 HS làm bảng, lớp làm vở, đổi vở kt
- HS làm bài
Cách 2:
Bài giải
Số thùng xếp được là:
(800 : 4) : 5 = 40 ( thùng )
 Đáp số : 40 thùng 
Tiết 4 GDKNS
 Bài 3 : ĐI BỘ AN TOÀN NHƯ THẾ NÀO ?
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi trên đường.
- Nhớ, kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn và không an toàn.
- Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi.
- Chơi những trò chơi an toàn (ở những nơi an toàn).
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số bức tranh có nội dung an toàn và không an toàn
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn.
- GV cho HS quan sát các hình vẽ, yêu cầu HS thảo luận nhóm 2.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV ghi lên bảng theo 2 cột An toàn và Không an toàn (Nguy hiểm)
- GV nhận xét, chốt lại: Ô tô, xe máy chạy trên đường có thể gây nguy hiểm. Dùng kéo dọa nhau, trẻ em đi bộ qua đường không có người lớn dắt.... Như thế là nguy hiểm
Tránh những tình huống nguy hiểm nói trên là đảm bảo an toàn cho mình và người xung quanh.
HĐ 2: Kể chuyện:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, kể cho nhau nghe mình từng bị đau ntn?
- GV gọi một số HS lên kể.
- GV có thể kết hợp hỏi thêm.
- GV KL: Khi đi chơi, khi ở nhà, ở trường hay lúc đi trên đường, các em có thể gặp một số nguy hiểm. Chúng ta cần biết được để tránh tình huống nguy hiểm đó và để đảm bảo an toàn.
HĐ 3: Trò chơi sắm vai:
- GV cho HS sắm vai: 1 HS đóng vai người lớn, 1 HS đóng vai trẻ em.
- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm.
- Gọi các nhóm lên thể hiện tình huống
- GV nhận xét.
- KL: Khi đi bộ trên đường, các em phải nắm tay người lớn. Nếu tay người lớn bận xách đồ, em phải nắm vào vạt áo người lớn.
Củng cố - dặn dò:
- Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các em cần thực hiện tốt những điều gì khi tham gia đường bộ?
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS kể theo nhóm 4.
- 2 - 3 HS lên kể, cả lớp lắng nghe.
- HS sắm vai theo nhóm 2.
- 3 - 4 nhóm lên thể hiện tình huống.
. 
 Chiều thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2017
Tiết 1 ĐẠO ĐỨC
 TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 
 I. Mục tiêu:
Giúp Học sinh hiểu
+ Nước sạch rất cần thiết với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn uống ...) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Quý trọng nguồn nước, có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tán thành, học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Thực hành tiết kiệm nước, vệ sinh nguồn nước.
+ Tham gia vào các hoạt động, phong trào tiết kiệm nước ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
+ 4 trang/ảnh chụp cảnh sử dụng nước (ở miền núi, đồng bằng hay miền biển).
+ Tranh, bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: 
Nước sạch rất cần thiết với sức khỏe
Với đời sống của con người.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về 4 bức ảnh (tranh) được phát. 
+ Hỏi: Đưa tranh/ảnh và yêu cầu học sinh nêu nội dung từng bức tranh/ảnh đó.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
1. Tranh/ảnh vẽ cảnh ở đâu? (miền núi, miền biển hay đồng bằng ... ).
2. Trong mỗi tranh, em thấy con người đang dùng nước để làm gì?
3. Theo em nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
Họat động 2: Cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời:
2. Để có được nước sạch để dùng chúng ta phải làm gì?
3. Khi mở vòi nước, nếu không có nước, em cần phải làm gì? Vì sao?
Nhận xét và kết luận:
Kết luận: 
Hoạt động 3: Thế nào là sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, phát cho mỗi cặp 1 phiếu bài tập yêu cầu thảo luận và hoàn thành phiếu. Nối hành vi ở cốt A ứng với nội dung ở cột B sao cho thích hợp.Cột A
+ Tổ chức chia học sinh thành 2 đội, các đội cử 5 người lên chơi trò chơi tiếp sức gắn/vẽ mũi tên nối các hành vi phù hợp từ cột A sang cột B.
Kết luận: 
+ Hành vi 1,2,4 à làm ô nhiễm nước.
+ Hành vi 3,5 à Bảo vệ nguồn nước.
+ Hành vi 6 à Làm lãng phí nước.
+ Hành vi 7,8 à là thực hiện tiết kiệm nước.
Hướng dẫn thực hành
 Yêu cầu học sinh về nhà quan sát, tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở nơi mình ở và điền vào phiếu điều tra.
+ Học sinh chia nhóm, nhận tranh và thảo luận trả lời câu hỏi. 
+ Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
à Nước được sử dụng ở mọi nơi (miền núi, đồng bằng và cả miền biển).
à Nước được dùng để ăn uống, để sản xuất...
à Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khỏe cho con người.
+ Các nhóm thảo luận và trả lời.
Tiết 2 THỦ CÔNG 
 CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ 
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ .
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối. 
- Đối với HS khéo tay : Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối. 
II. Chuẩn bị đồ dùng
- Mẫu chữ VUI VẺ đã dán và chưa dán
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán, 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
Nhận xét chuẩn bị của học sinh 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV đưa mẫu chữ VUI VẺ đã cắt dán trên giấy, treo trên bảng.
- GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- Cho HS nhắc lại chiều cao, độ rộng của từng con chữ.
- GV thao tác mẫu HS quan sát.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện các dán các hữ trên.
- GV thao tác mẫu.
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cho HS thực hành trên giấy nháp trước.
- GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- GV – HS nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
- HS để dụng cụ: Thước, chì, kéo, hồ, giấy thủ công trước mắt.
- HS quan sát và nhận xét
- HS nhắc lại.
- HS q/s
- HS nhắc đủ 3 bước cắt, dán các chữ trên.
- Học sinh quan sát
- HS thực hành theo nhóm 4.
Tiết 4 HDTH
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÁC MÔN
I.Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành bài tập môn Tập đọc, Toán
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ
II. Hoạt động dạy học:
? Buổi học hôm nay ta học những môn gì?
? Những em nào chưa hoàn thành môn Tập đọc?
? Những em nào chưa hoàn thành môn Toán?
- Chia lớp thành các nhóm theo môn, cho HS di chuyển về nhóm của mình.
- Y/c HS tự hoàn thành BT của mình, em nào xong trước thì giơ thẻ đỏ, em nào không làm được thì giơ thẻ xanh trợ giúp, GV phân công những em đã hoàn thành bài hỗ trợ bạn trong nhóm.
- GV kiểm tra hỗ trợ thêm.
- Phát phiếu bài làm thêm cho những HS đã hoàn thành bài.
- Nếu hết thời gian,em nào chưa hoàn thành, y/c về nhà làm tiếp.
-Chữa bài, nhận xét tiết học.
 Sáng thứ 4 ngày 20 tháng 12 năm 2017.
Tiết 2. LUYÊN TỪ & CÂU:
ÔN TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU:AI THẾ NÀO?
 DẤU PHẨY
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được một số từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1).
- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng (BT2)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3)
II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Kể tên một số thành phổ ở nước ta mà em biết?
- Kể tên các sự vật thường thấy ở nông thôn?
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
a. Mến: dũng cảm, tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, không ngần ngại khi cứu người, biết hi sinh,
b. Anh Đom Đóm: cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng, có trách nhiệm,...
c. Anh Mồ Côi: thông minh, tài trí, tốt bụng, biết bảo vệ lẽ phải,
d. Người chủ quán: tham lam, xảo quyệt, gian trá, dối trá, xấu xa,
Bài 2: Ôn luyện mẫu câu Ai thế nào ?
- Gọi HS đọc đề bài 2
- Yêu cầu HS đọc mẫu
- Câu: “Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay” cho biết điều gì về buổi sớm hôm nay ?
Hướng dẫn: Để đặt câu miêu tả theo mẫu Ai thế nào ? về các sự vật được đúng, trước hết em cần tìm được đặc điểm của sự vật được nêu.
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc câu của mình, sau đó chữa bài cho điểm HS.
- GV nhận xét, chốt ý đáp án đúng
Bài 3: Luyên tập về cách dùng dấu phẩy.
- Gọi HS đọc đề bài 3.
- Gọi HS lên bảng thi làm bài nhanh, lớp làm bài vào vở bài tập.
Nhận xét 
a. Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa ngọn cây, hè phố
C. Củng cố - dặn dò.
Nhận xét tiết học
Về nhà ôn lại các bài tập 
- HS trả lời; lớp theo dõi, nhạn xét
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi tìm từ, trình bày
- 1 học sinh đọc trước lớp.
- Làm bài cá nhân
- 1 HS đọc trước lớp.
- Câu văn cho ta biết về đặc điểm của buổi sớm hôm nay là lạnh cóng tay.
- HS làm bảng, làm vở
- Một số HS nêu miệng.
- HS đọc.
- 2 HS làm bảng, lớp làm vở
Điều chỉnh bổ sung
.
Tiết 3. LUYÊN TỪ & CÂU:
ÔN TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được một số từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1).
- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng (BT2)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3)
II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
ND1 
Đọc bài thơ sau rồi tìm và điền câu vào bảng theo mẫu ( tr. 66 THTV)
HS thảo luận nhóm bàn 
Hs nhận xét 
Gv nhận xét
ND2 
Ghi những đặc điểm của các nhân vật trong các bài tập đọc đã học vào chỗ trống ( tr. 67THTV)
HS thảo luận nhóm 2 bàn 
Hs nhận xét 
Gv nhận xét
ND3 củng cố -dặn dò 
Tiết 4. TOÁN 
 HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, góc, cạnh) của một hình chữ nhật.
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh, góc)
- HS làm được bài tập 1,2,3,4.
II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài dạy
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Tính 15 + 10 - 25 14 x 5 + 2
 25 + 10 : 2 (40 – 15) x 3
Nhận xét, chữa bài 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu hình chữ nhật.
A
B
C
D
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS gọi tên hình.
Giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD
- Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài của các cạnh của hình chữ nhật
- Cho HS so sánh độ dài của cạnh AB và DC.
- So sánh độ dài cạnh AD và độ dài cạnh BC.
- So sánh độ dài cạnh AB với độ dài cạnh AD.
Giới thiệu: Hai cạnh AB và DC được coi là hai cạnh dài của hình chữ nhật và hai cạnh này bằng nhau.
- Hai cạnh AD và BC được coi là hai cạnh ngắn của hình chữ nhật và hai cạnh này cũng có độ dài bằng nhau.
- Vậy hình chữ nhật có hai cạnh dài có độ dài bằng nhau AB = DC, hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau AD = BC.
- Yêu cầu HS dùng thước ê ke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ lên bảng một số hình và yêu cầu HS nhận diện đâu là hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS nêu lại các đặc điểm của hình chữ nhật.
3. Luyện tập 
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự nhận biết hình chữ nhật, sau đó dùng thước ê ke để kiểm tra lại.
 Chữa bài 
Bài 2
- Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài các cạnh của hai hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả.
Bài 3:
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình, sau đó gọi tên hình và độ dài của các cạnh mỗi hình
Hình chữ nhật ABNM có:
 AB = MN = 4cm, AM = BN = 1cm
Hình chữ nhật MNCD có:
 MN = DC = 4cm, MD = NC = 2cm
 Hình chữ nhật ABCD có:
 AB = CD = 4cm, AD = BC = 3cm
 GV chữa bài
- Hỏi lại HS về đặc điểm của hình chữ nhật trong vừa học trong bài.
- Yêu cầu HS tìm các đồ dùng có dạng là hình chữ nhật.
Bài 4: 
- Cho HS vẽ vào vở.
- GV quan sát ,uốn nắn HS.
C. Củng cố - Dặn dò.
Nhận xét tiết học
 Về nhà làm bài vào vở BT.
- Bài sau: Hình vuông.
- HS nêu qui tắc và làm bài
- Hình chữ nhật ABCD / Hình tứ giác ABCD
- HS đo
- AB = DC
- AD = BC
- AB > AD.
- Học sinh nhắc lại: AB = CD ; AC = BD.
- Hình chữ nhật ABCD có 4 góc cùng là góc vuông.
- Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc đều là góc vuông.
- Hình chữ nhật là MNPQ và RSTU, các hình còn lại không phải là hình chữ nhật.
- Độ dài AB = CD = 4 cm 
 AD = BC = 3 cm 
 MN = PQ = 5 cm 
 MQ = PN = 2 cm
- Các hình chữ nhật là: ABNM ; MNCD và ABCD
- HS nêu
- HS nêu yêu cầu 
..
 Sáng thứ 5 ngày 21tháng 12 năm 2017
Tiết 1 CHÍNH TẢ ( Nghe - viết): 
 VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I. Mục tiêu:	Giúp HS :
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- HS làm đúng bài tập 2a/b : (dì/gì ; rẻo/dẻo ; ra/ da ; duyên/ruyên)/ (gì/rì ; díu dan/ ríu ran)
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng viết, lớp viết b/c
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc đoạn văn 1 lượt
+ Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào ?
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Bài viết được chia thành mấy đoạn ?
- Chữ đầu đoạn viết như thế nào ?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ?
Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả
- Cho HS đọc các từ vừa tìm được.
 Viết chính tả
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại HS soát lỗi bằng bút chì.
- GV nhận xét
3. Hướng dẫn HS làm bài tập .
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2a.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, một số em lên B ghi kết quả.
- GV chốt gợi ý HS quan sát hình vẽ, giải câu đố.
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét bài viết, chữ viết của HS.
- 3 học sinh viết bảng, lớp viết b/c: lưỡi, thẳng băng, thuở bé, nửa chừng, đã già.
- Theo dõi, 2 HS đọc lại
- Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm
- Bài viết có 7 câu
- 2 đoạn
- Viết lùi vào 1 ô và viết hoa 
- Những chữ đầu câu
- Nồm nam, vầng trăng vàng, luỹ tre, giấc ngủ,....
- HS đọc, 3 em lên bảng viết, dưới lớp viết b/c.
- HS viết bài.
- Soát lỗi.
- Chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống, giải câu đố.
- HS thực hiện.
Tiết 2 THỂ DỤC 
 ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP TRÒ CHƠI :
 “MÈO ĐUỔI CHUỘT” 
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi chuyển hướng phải trái, đi vượt chướng ngại vật thấp.
 Yêu cầu: Thực hiện được các động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”
Yêu cầu: Biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường dọn vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
ĐL
phương pháp tổ chức
1 Mở đầu:
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 - Chạy chậm một vòng quanh sân tập.
 - Cho cả lớp xoay khớp cổ tay, đầu gối, hông bả vai.
 - Chơi trò chơi “Có chúng em”
 - Ôn bài thể dục phát triển chung
2.Cơ bản:
 a. Ôn tập:
 - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái.
 - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái
 b. Chơi trò chơi:
“ Mèo đuổi chuột.”
3. Kết thúc:
 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
 - GV cùng học sinh hệ thống bài
 - GV nhận xét kết quả giờ học.
 - Ôn 8 động tác thể dục đã học.
6.8’
1.2’
2x8 N
1.2’
18.22
6.8’
3.5’
 *
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung giờ học
 - Cho học sinh KĐ
- GV điều khiển cho cả lớp tập kết hợp nhận xét. 
 - Chia tổ cho HS tập luyện.
 - GV nhắc lại cách chơi sau đó cho HS chơi
 - GV nhận xét kết quả giờ học
 - GV giao bài tập về nhà.
Tiết 3 TOÁN : 
 HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được một số yếu tố (đỉnh, góc, cạnh) của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên gấy kẻ ô vuông)
- HS làm được bài tập 1, bài 2, bài 3, bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Hình chữ nhật là hình như thế nào?
- 2 cạnh dài của HCN như thế nào?
- 2 cạnh ngắn của HCN như thế nào?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu hình vuông
- Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác.
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra 4 góc. 
- Yêu cầu HS đo các cạnh và kết luận.
Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông.
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
3. Luyện tập 
Bài 1
- Nêu yêu cầu bài toán và yêu cầu HS làm bài
+ Hình EGHI là hình vuông vì hình vuông có 4 góc ở đỉnh là 4 góc vuông. 4 cạnh của hình bằng nhau.
Nhận xét chữa bài học sinh.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài
Bài 3:
- Tổ chức cho HS tự làm bài và kiểm tra vở 
Bài 4: 
- Hướng dẫn HS vẽ hình vào vở
C. Củng cố - dặn dò.
- Về nhà luyện tập thêm về các hình đã học.
- HS trả lời và vẽ HCN
- Nghe giới thiệu
- HS tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ giáo viên đưa ra.
- Các góc ở các đỉnh hình vuông đều là góc vuông.
- Độ dài các cạnh của một HV đều bằng nhau
- Chiếc khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền,...
- HS nêu
- HS dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình, sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
- HS đo và trả lời
+ Hình ABCD có độ dài mỗi cạnh là 3cm
+ Hình MNPQ có độ dài mỗi cạnh là 4 cm
- HS làm bài
Tiết 4 TN-XH : 
 ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:	Giúp HS:
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
II. Đồ dùng dạy học: tranh ảnh liên quan đến bài học
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông ?
- Khi đi trên đường vì sao em luôn chú ý đến biển báo giao thông ?
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn ôn tập
Hoạt động 1: Ai nhanh - Ai giỏi
MT: Củng cố về các bộ phận và nhiệm vụ của các cơ quan trong cơ thể
CTH: Chia lớp thành 4 nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi vào phiếu
- Cho đại diện nhóm trình bày
GV kết luận: Mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khoẻ mạnh.
Hoạt động 2: Gia đình yêu quý của em
MT: Củng cố những kiến thức, hiểu biết về gia đình
CTH
- Phát cho mỗi HS một phiếu bài tập, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phiếu, vẽ sơ đồ về các thành viên trong gia đình và giới thiệu về công việc của mỗi người.
Gia đình yêu quý của em
Họ và tên:
Gia đình em sống ở:
Các thành viên trong gia đình em:
Công việc của mọi người:
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả của mình.
- GV chốt ý, tuyên dương
C.Củng cố - dặn dò.
- Trò chơi : Hộp thư chạy
- Nhận xét, tuyên dương
- HS trả lời
- HS nhận phiếu và thảo luận
- N1: Cơ quan hô hấp
- N2: Cơ quan tiêu hoá
- N3: Cơ quan tuần hoàn
- N4: Cơ quan thần kinh
- HS trình bày
- HS nhận phiếu và thực hiện
- HS báo cáo kết quả
- HS tham gia trò chơi
Điều chỉnh bổ sung
.
. 
 Chiều thứ 5 ngày 21tháng 12 năm 2017
Tiết 1 TẬP LÀM VĂN 
 VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. Mục tiêu:
 Giúp HS :
- Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị hoặc nông thôn.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
1,Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn viết thư
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Em cần viết thư cho ai ?
- Nội dung thư cần nói gì?
Hướng dẫn: Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em phải cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày của một bức thư. 
- GV treo bảng phụ có viết sẵn hình thức của bức thư và cho HS đọc.
- Gọi 1 HS làm bài miệng trước lớp.
- Yêu cầu HS viết thư
- Lưu ý: viết khoảng 10 câu , trình bày đúng hình thức, nội dung hợp lí
- Gọi HS đọc bài trước lớp
- GV nhận xét
C. Củng cố - dặn dò.
Nhận xét tiết học
Về nhà hoàn thà

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 17 Lop 3_12262855.doc