Giáo án dạy Tuần 21 - Lớp 1

Tiết 2 + 3: Học vần

BÀI 86: ÔP – ƠP

 1. Mục tiêu dạy học:

Sau tiết học, HS có khả năng:

1.1. Kiến thức:

- Đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.

- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em.

1.2. Kĩ năng:

- Đọc, viết được tiếng, từ có chứa vần ôp, ơp.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các bạn lớp em.

1.3. Thái độ:

 Tích cực đọc viết vần ôp, ơp.

2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu

2.1. Cá nhân

- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.

- Các hình ảnh hoặc vật có vần ôp, ơp in và chữ ôp, ơp viết.

- Vở tập viết 1.

2.2. Nhóm học tập

- Thảo luận nhóm tìm vần ôp, ơp trong các đoạn văn bản, qua sách báo.

- Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt

 

docx 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 21 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dẫn qui trình đặt bút)
- HS viết bảng con: ep, êp từ cá chép, đèn xếp.
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
Tiết 2
3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc 
* Mục tiêu: Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 
* Cách tiến hành:
- Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng: 
+ Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Hướng dẫn đọc đoạn thơ ứng dụng: Việt Nam đất nước ta ơi
 Mênh mông biển lúa đâu trơi đẹp hơn .
- Tìm tiếng có chứa vần đã học trong câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng (Cá nhân - đồng thanh)
- Đọc SGK (Cá nhân - đồng thanh)
3.5. Hoạt động 5: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng các từ vào vở.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng
- HS viết vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV nhận xét vở tập viết học sinh tuyên dương trước lớp.
3.6. Hoạt động 6: Luyện nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Xếp hàng vào lớp”
* Cách tiến hành:
- GV hỏi: + Tranh vẽ gì?
 + Các bạn xếp hàng vào lớp như thế nào?
 + Vậy theo em khi xếp hàng vào lớp phải như thế nào?
- HS quan sát tranh và trả lời.
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh đọc SGK.
- HS tìm tiếng có chứa vần ep, êp – HS thi đua tìm.
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- 1 HS học đọc lại toàn bài
- GV đưa câu văn để HS tìm ep, êp “Mẹ em đang đun bếp.”
- GV nhận xét tiết học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Về tìm vần ep, êp qua sách báo.
- Học sinh chuẩn bị xem trước bài 88: ip, up.
- Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần ip, up. 
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy:
************************************************
Thứ tư ngày 24 tháng 1 năm 2018
Tiết 1 + 2: Học vần
BÀI 88: IP –UP 
 1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức: 
- Đọc được: ip, up, bắt nhịp, búp sen; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ip, up, bắt nhịp, búp sen.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ.
1.2. Kĩ năng: 
- Đọc viết được tiếng, từ có chứa vần ip, up.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Giúp đỡ cha mẹ.
1.3. Thái độ: 
 Bảo vệ môi trường thiên nhiên và cuộc sống.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
- Các hình ảnh hoặc vật có vần ip, up in và chữ ip, up viết.
- Vở tập viết 1.
2.2. Nhóm học tập
- Thảo luận nhóm tìm vần ip, up trong các đoạn văn bản, qua sách báo.
- Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Dạy vần ip, up.
* Mục tiêu: nhận biết được vần ip, up từ bắt nhịp, búp sen.
* Cách tiến hành:
a. Dạy vần ip:
- Nhận diện vần: Vần ip được tạo bởi i và p.
- GV đọc mẫu: ip.
- Hỏi: So sánh ip và êp?
+ Giống nhau: kết thúc bằng p.
+ Khác nhau: ip bắt đầu bằng i, vần êp bắt đầu bằng ê.
- Phát âm vần: ip (cá nhân, đồng thanh).
- Ghép bảng cài: ip đánh vần ip.
- Đọc tiếng khoá và từ khoá: nhịp, bắt nhịp.
- Phân tích tiếng nhịp.
- Ghép bảng cài: nhịp đánh vần nhịp.
- Đọc: ip, nhịp, bắt nhịp (cá nhân, đồng thanh).
b. Dạy vần up: (Qui trình tương tự vần ip)
- So sánh vần up, ip.
- Giống: kết thúc bằng p.
- Khác: up bắt đầu u, ip bắt đầu i.
- HS đánh vần: up, búp, búp sen.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân – đồng thanh)
- Đánh vần, đọc trơn: ip up
 nhịp búp
 bắt nhịp búp sen
3.2. Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu: HS đọc được các từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- HS đọc GV kết hợp giảng từ: nhân dịp, đuổi kịp, chụp đèn, giúp đỡ.
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng (cá nhân - đồng thanh)
- Đọc lại bài ở trên bảng.
3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bảng con.
* Mục tiêu: HS viết đúng quy trình vần, tiếng và từ.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn viết:
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
- HS viết bảng con: ip, up từ bắt nhịp, búp sen.
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
Tiết 2
3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc 
* Mục tiêu: Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 
* Cách tiến hành:
- Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng: 
+ Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Hướng dẫn đọc đoạn thơ ứng dụng: Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
 Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo .
- Tìm tiếng có chứa vần đã học trong câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng (Cá nhân - đồng thanh)
- Đọc SGK (Cá nhân - đồng thanh)
3.5. Hoạt động 5: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng các từ vào vở.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng
- HS viết vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV nhận xét vở tập viết học sinh tuyên dương trước lớp.
3.6. Hoạt động 6: Luyện nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Giúp đỡ cha mẹ”
* Cách tiến hành:
- GV hỏi: + Trong tranh các bạn đang làm gì?
 + Em hãy kể những việc làm để giúp đỡ cha mẹ?
 + Vì sao các em lại cần giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức của mình?
- HS quan sát tranh và trả lời.
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh đọc SGK.
- HS tìm tiếng có chứa vần ip, up – HS thi đua tìm.
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- 1 HS học đọc lại toàn bài
- Trò chơi “Tiếp sức”. 
+ GV phát mỗi nhóm một tờ giấy để HS các tiếng có vần đang học. 
+ HS tham gia trò chơi. 
+ HS sẽ chuyền tay nhau mỗi HS viết một tiếng có chứa vần ip, up.
- GV, HS nhận xét tuyên dương nhóm thắng.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Về tìm vần ip, up qua sách báo.
- Học sinh chuẩn bị xem trước bài 89: iêp, ươp.
- Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần iêp, ươp. 
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: 
**************************************************
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP 
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- Thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20, trừ nhẩm trong phạm vi 20. 
- Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
1.2. Kỹ năng:
 Đọc, viết và thực hiện đúng các phép tính trừ và tính nhẩm.
1.3. Thái độ:
 - GD học sinh yêu thích học toán.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. GV: Tranh vẽ, một số vật mẫu, SGK.
2.2. HS: Que tính, bộ đồ dùng toán.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3. 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập thực hiện các phép tính trừ trong phạm vi 20.
* Mục tiêu: Giúp HS thực hiện đúng các phép tính đặt tính rồi tính.
* Cách tiến hành:
 15 - 5 16 - 6 
- GV cho HS làm vào bảng con. 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc.
- HS, GV nhận xét và tuyên dương HS làm bài đúng.
3.2. Hoạt động 2: HS làm bài tập thực hành.
* Mục tiêu: HS thực hiện đúng được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20.
* Cách tiến hành:
+ Bài 1: HS làm bài tập số 1 (cột 1, 3, 4) trang 113 SGK
- Mục đích: HS thực hiện đúng được các phép tính (đặt tính rồi tính).
- HS nêu yêu cầu. 
- GV hướng dẫn HS cách làm. 
- HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV quan sát uốn nắn HS.
- HS, GV nhận xét tuyên dương.
+ Bài 2: HS làm bài tập 2 (cột 1, 2, 4) trang 113 SGK
- Mục đích: HS biết cách tính nhẩm và thực hiện đúng các phép tính.
- HS nêu yêu cầu. 
- GV hướng dẫn HS cách làm. 
- HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV quan sát uốn nắn HS.
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.
+ Bài 3: HS làm bài tập số 3 (cột 1, 2) trang 113 SGK.
- Mục đích: HS thực hiện đúng các phép tính. 
- HS nêu yêu cầu, nêu cách thực hiện
- GV hướng dẫn HS tính.
- HS làm bài nêu kết quả (2 HS).
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Bài 5: HS làm bài tập số 5 trang 113 SGK.
- Mục đích: HS thực hiện đúng các phép tính. 
- HS nêu yêu cầu, đọc tóm tắt.
- HS nêu bài toán, câu lời giải.
- HS viết phép tính vào vở, bảng lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Kiểm tra, đánh giá.
 Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Bài tập củng cố: 
- Mục đích: HS trừ nhẩm nêu được kết quả của các phép tính.
- GV đưa ra các phép tính, HS trả lời nhanh kết quả.
- GV nhận xét và tuyên dương.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau
 GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài luyện tập chung, đọc trước bài tập 2, 3 SGK, trang 114, chuẩn bị Que tính, bảng con, bộ đồ dùng,
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: 
****************************************************
Thứ năm ngày 25 tháng 1 năm 2018
Tiết 1 + 2: Học vần
BÀI 89: IÊP - ƯƠP 
1. Mục tiêu dạy học:
 Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Đọc được: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Nghề nghiệp của cha mẹ.
1.2. Kĩ năng: 
 Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Nghề nghiệp của cha mẹ.
1.3. Thái độ: 
 Tích cực đọc viết vần iêp, ươp.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
1.1.Cá nhân
- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
- Các hình ảnh hoặc vật có chữ iêp, ươp in và chữ iêp, ươp viết.
2.2. Nhóm học tập
Thảo luận nhóm tìm chữ iêp, ươp trong các đoạn văn bản, qua sách báo.
Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Dạy vần iêp, ươp.
* Mục tiêu: HS nhận biết được vần iêp, ươp và từ tấm liếp, giàn mướp.
* Cách tiến hành:
a. Dạy vần iêp:
- Nhận diện vần: Vần iêp được tạo bởi iê và p.
- GV đọc mẫu: iêp.
- Hỏi: So sánh iêp và up?
+ Giống nhau: kết thúc bằng p.
+ Khác nhau: iêp bắt đầu bằng iê, vần up bắt đầu bằng u.
- Phát âm vần: iêp (cá nhân, đồng thanh).
- Ghép bảng cài: iêp đánh vần iêp.
- Đọc tiếng khoá và từ khoá: liếp, tấm liếp.
- Phân tích tiếng liếp.
- Ghép bảng cài: liếp đánh vần liếp.
- Đọc: iêp, liếp, tấm liếp (cá nhân, đồng thanh).
b. Dạy vần ươp: (Qui trình tương tự vần iêp)
- So sánh vần ươp, iêp.
- Giống: kết thúc bằng p.
- Khác: ươp bắt đầu bằng ươ, iêp bắt đầu bằng iê.
- HS đánh vần: ươp, mướp, giàn mướp.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân – đồng thanh)
- Đánh vần, đọc trơn: iêp ươp
 liếp mướp
 tấm liếp giàn mướp
3.2. Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu: HS đọc được các từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- HS đọc GV kết hợp giảng từ: rau diếp, tiếp nối, ướp cá, nườm nượp.
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng (cá nhân - đồng thanh)
- Đọc lại bài ở trên bảng.
3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bảng con.
* Mục tiêu: HS viết đúng quy trình vần, tiếng và từ.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn viết:
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
- HS viết bảng con: iêp, ươp và từ tấm liếp, giàn mướp.
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
Tiết 2
3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc 
* Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng. 
* Cách tiến hành:
- Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng: 
+ Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Hướng dẫn đọc đoạn thơ ứng dụng: Nhanh tay thì được
 Chậm tay thì thua.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học trong câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng (Cá nhân - đồng thanh)
- Đọc SGK (Cá nhân - đồng thanh)
3.5. Hoạt động 5: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng các từ vào vở.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng
- HS viết vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV nhận xét vở tập viết học sinh tuyên dương trước lớp.
3.6. Hoạt động 6: Luyện nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Nghề nghiệp của cha mẹ”
*Cách tiến hành:
- GV hỏi: + Trong tranh vẽ những ai? Họ làm nghề gì?
 + Em hãy kể nghề nghiệp của cha mẹ em?
- HS quan sát tranh và trả lời.
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh đọc SGK.
- HS tìm tiếng có chứa vần iêp, ươp – HS thi đua tìm.
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- 1 HS học đọc lại toàn bài.
- GV đưa câu văn để HS tìm iêp, ươp “Hoa mướp có màu vàng.”
- GV nhận xét tiết học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Về tìm vần iêp, ươp qua sách báo.
- Học sinh chuẩn bị xem trước bài 90: Ôn tập.
- Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần đã học. 
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: 
*****************************************************
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG 
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- Biết tìm số liền trước, số liền sau.
- Biết cộng, trừ các số (không nhớ) trong phạm vi 20.
1.2. Kỹ năng:
- Đọc, viết và thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 20. - Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm.
1.3. Thái độ:
 - Học sinh yêu thích học toán.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. GV: Tranh vẽ, một số vật mẫu, SGK.
2.2. HS: Que tính, bộ đồ dùng toán.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20.
* Mục tiêu: Giúp HS thực hiện đúng các phép tính, đặt tính rồi tính.
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS lên bảng tính, HS dưới lớp làm vào bảng con.
 15 + 3 18 - 6
- HS, GV nhận xét.
3.2. Hoạt động 2: HS làm bài tập thực hành
* Mục tiêu: HS thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 20. 
* Cách tiến hành:
+ Bài 1: HS làm bài tập số 1 trang 114 SGK
- Mục đích: HS điền đúng số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc.
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV quan sát uốn nắn HS.
- HS, GV nhận xét tuyên dương.
+ Bài 2: HS làm bài tập số 2 trang 114 SGK
- Mục đích: HS biết trả lời các câu hỏi.
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài miệng.
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.
+ Bài 3: HS làm bài tập số 3 trang 114 SGK
- Mục đích: HS biết trả lời các câu hỏi.
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài miệng.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời tốt.
+ Bài 4: HS làm bài tập số 4 (cột 1, 3) trang 114 SGK
- Mục đích: HS đặt tính và thực hiện đúng các phép tính.
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV quan sát uốn nắn HS.
- HS, GV nhận xét tuyên dương.
+ Bài 5: HS làm bài tập số 5 (cột 1, 3) trang 114 SGK
- Mục đích: HS thực hiện tính đúng từ trái sang phải các phép tính.
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV quan sát uốn nắn HS.
- HS, GV nhận xét tuyên dương.
4. Kiểm tra, đánh giá.
 Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Bài tập củng cố: 
- Mục đích: Rèn HS cách tính nhẩm.
- GV gắn 4 hình ngôi nhà lên bảng. Trên hình các ngôi nhà có ghi các phép tính cộng, trừ và 6 chú thỏ, trên mình các chú thỏ có ghi kết quả đúng và sai của các phép tính đó.
- GV nêu cách chơi
- 4 HS lên bảng tham gia chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương HS thắng cuộc.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau
 GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài bài toán có lời văn, đọc trước bài tập 3, 4 SGK, trang 115, 116. Que tính, tranh, bảng con, bộ đồ dùng,
 * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: 
****************************************************
Tiết 4: Thủ công
ÔN TẬP CHƯƠNG II:KỸ THUẬT GẤP HÌNH 
1. Mục tiêu dạy học
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp giấy. 
1.2. Kỹ năng:
Gấp được ít nhất một hình gấp đơn giản. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
1.3. Thái độ:
Kiên trì, chịu khó cố gắng hoàn thành sản phẩm.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
- Cá nhân: HS chuẩn bị một tờ giấy nháp có kẻ ô, giấy thủ công, vở thủ công.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Gấp một sản phẩm tự chọn.
* Mục tiêu: GV hướng dẫn sản phẩm HS ưa thích để trình bày.
* Cách tiến hành:
- Cho HS nhắc lại những sản phẩm đã học.
+ HS nêu: cái quạt, cái ví, mũ ca lô.
- Cho HS tự chọn sản phẩm ưa thích để gấp.
+ HS thực hiện gấp sản phẩm.
- GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.
3.2. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
* Mục tiêu: GV đánh giá theo hai mức: hoàn thành và chưa hoàn thành.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho HS trình bày và chỉnh sửa sản phẩm của mình cho đẹp.
- HS, GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- HS dán sản phẩm vào vở.
- GV hướng dẫn HS trình bày sản phẩm vào vở cân đối, đẹp.
- GV nhắc HS thu dọn vệ sinh.
4. Kiểm tra, đánh giá.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV khen ngợi và tuyên dương HS.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- GV cho HS nêu lại cách gấp quạt, ví, mũ ca lô.
- HS nêu.
- GV nhận xét tuyên dương.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Cá nhân: Mỗi HS chuẩn bị 1, 2 tờ giấy, vở nháp, bút chì, thước kẻ, kéo.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: 
*************************************************
Thứ sáu ngày 26 tháng 1 năm 2018
Tiết 1 + 2: Tập viết
 BẬP BÊNH,LỢP NHÀ,XINH ĐẸP,SÁCH GIÁO KHOA 
 1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức: 
- Viết đúng các chữ: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, sách giáo khoa, hí hoáy . kiểu 
chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 2.
- Viết đúng các chữ đã học từ tuần 1 đến tuần 19 kiểu chữ viết thường, cỡ vừa.
 1.2. Kĩ năng: 
Viết đúng, đẹp các từ.
1.3. Thái độ: 
 Ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Vở tập viết, bảng con, khăn lau bảng.
2.2. Nhóm học tập
- Chữ mẫu: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, sách giáo khoa, hí hoáy . 
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu các từ bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, sách giáo khoa,
 hí hoáy .
* Mục tiêu: Biết tên bài tập viết hôm nay.
* Cách tiến hành:
 Ghi đề bài: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, sách giáo khoa, hí hoáy .
3.2. Hoạt động 2: Quan sát chữ mẫu và viết bảng con
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết các từ bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, sách giáo khoa, 
hí hoáy . 
* Cách tiến hành: Hướng dẫn viết:
- GV đưa chữ mẫu.
- Đọc và phân tích cấu tạo từng từ bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, sách giáo khoa, hí
 hoáy .
- Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
- HS viết bảng con: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, sách giáo khoa, hí hoáy . 
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
Tiết 2
3.3. Hoạt động 3: Thực hành 
* Mục tiêu: HS viết vào vở tập viết.
* Cách tiến hành: 
- Đọc lại các từ.
- Cho HS mở vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu bài viết.
- Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- Cho HS viết vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV nhận xét bài HS đã viết xong (Số vở còn lại thu về nhà nhận xét).
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh thi đua viết bảng một số từ..
- Gv nhận xét, tuyên dương. 
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- GV hỏi hôm nay cô dạy các con viết những từ gì?
- Nhận xét tuyên dương
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau
- Học sinh chuẩn bị xem trước tuần 20, tuần 21: hòa bình, hí hoáy, khỏe khoắn, tàu thủy, giấy pơ-luya, tuần lễ, ...
- Dặn dò: về luyện viết ở nhà.
- Chuẩn bị: Bảng con, vở tập viết để học tốt ở tiết sau.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy:
****************************************************
Tiết 3: Toán
BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN 
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm).
- Nêu tiếp câu hỏi bằng lời để có bài toán.
1.2. Kỹ năng:
 Thực hiện bài giải theo 3 bước: câu lời giải, phép tính, đáp số.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS tích cực tự giác tìm tòi, khám phá trong học tập.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. GV: Tranh vẽ, một số vật mẫu, SGK.
2.2. HS: Que tính, bộ đồ dùng toán.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về phép cộng trong phạm vi 20.
* Mục tiêu: Giúp HS thực hiện đúng các phép tính.
* Cách tiến hành:
 12 + 1 + 5 = . 14 + 2 + 3 = .
- GV cho HS làm vào bảng con. 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc.
- HS, GV nhận xét và tuyên dương HS làm bài đúng.
3.2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán có lời văn.
* Mục tiêu: HS biết cách giải bài toán và trình bày bài giải.
* Cách tiến hành:
+ Bài 1: HS làm bài tập số 1 trang 115 SGK.
- Mục đích: HS quan sát tranh và viết đúng số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- HS nêu yêu cầu. 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và điền số thích hợp vào chỗ chấm. 
- HS đọc bài toán.
- GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- HS đọc bài toán rồi nêu câu trả lời.
- GV nhận xét tuyên dương.
+ Bài 2: HS làm bài tập 2 trang 115 SGK.
- Mục đích: HS quan sát tranh và viết đúng số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- HS nêu yêu cầu. 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và điền số thích hợp vào chỗ chấm. 
- HS đọc bài toán.
- GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- HS đọc bài toán rồi nêu câu trả lời.
- GV nhận xét tuyên dương.
+ Bài 3: HS làm bài tập số 3 trang 116 SGK.
- Mục đích: HS đọc bài toán rồi viết tiếp câu hỏi để có bài toán. 
- HS nêu yêu cầu. 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và viết tiếp câu hỏi vào chỗ chấm. 
- HS đọc bài toán.
- GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- HS đọc bài toán rồi nêu câu trả lời.
- GV nhận xét tuyên dương.
+ Bài 4: HS làm bài tập số 4 trang 116 SGK.
- Mục đích: HS nhìn tranh vẽ điền số thích hợp và viết tiếp câu hỏi vào chỗ chấm để có bài toán. 
- HS nêu yêu cầu. 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và viết tiếp câu hỏi vào chỗ chấm. 
- HS đọc bài toán.
- GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- HS đọc bài toán rồi nêu câu trả lời.
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Kiểm tra, đánh giá.
 Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Bài tập củng cố: 
- HS chơi trò chơi “Cùng lập bài toán”.
- Mục đích: HS lập được bài toán.
- GV nêu cách chơi và luật chơi.
- HS chơi theo nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau
 GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài giải toán có lời văn và xem trước bài toán đọc tóm tắt bài toán, giải bài toán trang117, 118 SGK. Que tính, bộ đồ dùng, bảng con, tranh.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy:
*************************************************
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
BÀI 21: ÔN T

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an ca nam_12295267.docx