TOÁN (TIẾT 141 )
ôn tập về phân số (tiếp theo)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
giúp hs : ôn tập biểu tơợng về phân số;tính chất bằng nhau của phân số ;so sánh phân số.
2. Kĩ năng:
Làm tốt các bài tập được đưa ra SGK
3.Thái độ:
Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Bảng phụ:
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gäi HS lµm bµi tËp 5 tiÕt tríc
- GV nhận xét củng cố KT
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài:
Trong tiết học toán này chungsta tiếp tục ôn tập về khái niệm phân số , tính chất cơ bản của phân số , so sánh phân số .
bạn trai coi thường Vân học không giỏi, chỉ được 5 điểm. Tranh 3: Quốc hốt hoảng vì đến phiên mình trực nhật mà lại ngủ quên. Nhưng vào lớp đã thấy lớp sạch như lau, bàn ghế ngay ngắn. Thì ra lớp trưởng Vân đã làm giúp. Quốc thở phào nhẹ nhõm, biết ơn Vân. Tranh 4: Vân có sáng kiến mua kem về “bồi dưỡng” cho các bạn đang lao động giữa buổi chiều nắng. Quốc tấm tắc khen lớp trưởng, cho rằng lớp trưởng rất tâm lí. Tranh 5: Các bạn nam bây giờ rất phục Vân, tự hào về vân - một lớp trưởng nữ không chỉ học giỏi mà còn gương mẫu, xốc vác trong mọi công việc của lớp. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS lắng nghe. - 1 HS thực hiện yêu cầu: Tôi là Quốc, học sinh lớp 5A. Hôm ấy, sau khi lớp bầu Vân làm lớp trưởng, mấy đứa con trai chúng tôi rất ngao ngán. Giờ giải lao, chúng tôi kéo nhau ra góc lớp, bình luận sôi nổi, - HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa. - HS thi KC trước lớp. - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện nhập vai hay nhất và bạn trả lời câu hỏi đúng nhất trong tiết học. 4.Củng cố: GV tổng kết tiết học. 2 HS nhắc lại. 5. Dặn dò: . Chuẩn bị KC đã nghe, đã đọc. 1 -Thực hiện theo hướng dẫn của GV ******************************************************************************* KHOA HỌC (TIẾT 57 ) SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS : Biết được nơi sống , thời gian đẻ trứng của ếch. 2. Kĩ năng: Nêu được chu trình sinh sản của ếch. 3.Thái độ: Thích tìm hiểu khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. GV: - Tranh minh hoạ. 2.HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Tg (Phút) Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể 1 2.Kiểm tra bài cũ: + Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải? - Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? - Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu? - GV nhận xét ,củng cố kiến thức 5 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi HS trình bày: + Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải. Trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn. Sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất. + Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm, 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài: + Em hãy nói những điều em biết về loài ếch Gv nêu : Ếch là loài động vật có xương sống , không có đuôi, thân ngắn, da trần màu sẫm , vừa sống được ở trên cạn vừa sống dược ở dưới nước. Ếch sinh sản như thế nào ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó . 3.2 . Phát triển các hoạt động * Hoạt động 1: Tìm hiểu về loài ếch. - Em đã nghe thấy tiếng ếch kêu chưa? - Các em hãy bắt chước tiếng kêu của ếch? - Ếch thường sống ở đâu? - Ếch đẻ trứng hay đẻ con? - Ếch đẻ trứng ở đâu? - Ếch đẻ trứng vào mùa nào? - Em thường nghe thấy tiếng ếch kêu vaò mùa nào? - Tại sao chỉ những gia đình sống gần hồ, ao mới có thể nghe thấy tiếng ếch kêu? Kết luận : Đầu mùa hạ , ngay sau cơn mưa lớn vào ban đêm, ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu. Đó là tiếng ếch kêu của ếch đực gọi ếch cái .Chúng gặp nhau để giao phối . Ếch cái đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước . Trứng ếch đã được thụ tinh nở ra nòng nọc , nòng nọc phát triển thành ếch * Hoạt động 2: Chu trình sinh sản của ếch - Yêu cầu hS thảo luận nhóm , quan sát hình minh hoạ trang 116, 117 nói nội dung từng hình - Liên kết nội dung lại thành câu chuyện về sự sinh sản của loài ếch. - Gọi HS trình bày chu trình sinh sản của ếch. - Nhận xét - Nòng nọc sống ở đâu? - Khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước chân nào sau? - Ếch sống ở đâu? - Ếch khác nòng nọc ở điểm nào? Kết luận : Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn (giai đoạn nòng nọc chỉ sống ở dưới nước) * Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch. - HS vẽ vào vở. GV yêu cầu một số HS vừa chỉ vào sơ đồ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch trước lớp. - HS trình bày - Nhận xét 1 30 - Hs nêu những gì mình biết về ếch - HS trả lời. - Hs thực hành - Ếch thường sống ở ao hồ....có thể sống được cả trên cạn - Ếch đẻ trứng. - Ếch đẻ trứng xuống nước tạo thành chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước - Ếch thường đẻ trứng vào mùa hè. - Ếch thường kêu vào ban đêm nhất là sau những trận mưa mùa hè. - Vì ếch thường sống ở bờ ao, hồ, khi nghe tiếng ếch đực gọi ếch cái đến để cùng sinh sản - HĐ nhóm - Hình 1: ếh đực đang gọi ếch cái ở bờ ao , ếch đực có 2 cái túi kêu phía dưới miệng phồng to ếch cái không có túi kêu H2: ếch cái đẻ trứng thành chùm... H3: trứng ếch mới nở H4: trứng ếch đã nở thành nòng nọc con, nòng nọc con có đầu tròn, đuôi dài, đẹp H5: nòng nọc lớn dần lên mọc 2 chân ra phía tsau. H6: nòng nọc mọc tiếp hai chân trước H7: ếch con đã hình thành đủ 4 chân , duôi ngắn dần và bắt đầu nhảy lên bờ H8: ếch trưởng thành - Sống dưới nước - Khi lớn mọc chân sau trước, chân trước sau. - Ếch vừa sống được trên cạn vừa sống ở dưới nước - Ếch sống trên cạn và dưới nước , ếch không có đuôi. nòng nọc sống dưới nước và có đuôi. - HS vẽ vào vở - Trình bày 4.Củng cố: GV tổng kết tiết học 2 - HS nhắc lại 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sự sinh sản và nuôi con của chim. 1 -Thực hiện theo hướng dẫn của GV ******************************************************************** Ngày thứ 3: Ngày soạn: 27 / 3 / 2016 Ngày giảng: Thứ tư, 30/ 3 /2016 TOÁN ( Tieát 143) ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo) I: MỤC TIÊU: Giúp học sinh Kiến thức: Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân Kĩ năng - Hs làm được các bài tập 3. Thái độ : - Gd hs yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Giáo án 2. Học sinh : Sgk, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của giáo viên Tg Hoạt động của hoc sinh 1. Ôn định tổ chức: 1 - Lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ: - Gv gọi 2 hs lên bảng làm bài toán sau Điền dấu , >, <, =, 78,8.78,59 28,300..28,3 9,478.9,48 0,916.0,906 -Gv nhận xét 3-5 -2 hs lên bảng làm bài 3.Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục làm các bài toán ôn tập số thập phân - Gv ghi tên bài lên bảng. 3.2 Nội dung Bài 1: -Gv gọi hs đọc yc của bài Giaùo vieân yeâu caàu hoïc sinh nhaéc laïi caùch chuyeån soá thaäp phaân thaønh phaân soá thaäp phaân. - Những phân số như thế nào thì gọi là số thập phân ? - Yc hs làm bài - GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài. Bài 2: - Gv gọi hs đọc yc của bài GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Giaùo vieân yeâu caàu hoïc sinh neâu laïi caùch ñoåi soá thaäp phaân thaønh tæ soá phaàn traêm vaø ngöôïc laïi? - Yeâu caàu vieát soá thaäp phaân döôùi daïng tæ soá phaàn traêm vaø ngöôïc laïi. -Yc hs làm bài - Gv nhận xét Bài 3: - Gọi hs đọc yc của bài GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài. Bài 4: -Gọi hs đọc yc của bài GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Gv nhận xét * Bài 5 : Gọi hs đọc yc của bài GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài 1 - Hs nghe - Ñoïc ñeà baøi. - Hs nêu - Những phân số có mẫu số là 10, 100, 1000, 10000được gọi là phân số thập phân a) 0,3 = ; 0,72 = ; 1,5 = ; 9,347 = b) = ; = ; = ; = - Hs Ñoïc ñeà baøi. -Thöïc hieän. -Vieát caùch laøm treân baûng. 7,35 = (7,35 ´ 100)% = 735% a) 0,5 = 0,50 = 50% 8,75 = 875% b) 5% = 0,05 625% = 6,25 -Ñoïc ñeà baøi. -Hs làm baì a) giờ = 0,5 giờ; giờ = 0,75 giờ; phút = 0,25 phút b) m = 3,5 m; km = 0,3 km; kg = 0,4 kg - hs đọc yc - Làm baì a) 4,203; 4,23; 4,5; 4,505 b) 69,78; 69,8; 71,2; 72,1 - Hs đọc yc - Làm bài Viết 0,1 < < 0,2 thành 0,10 << 0,20. Số vừa lớn hơn 0,10 vừa bé hơn 0,20 có thể là 0,11; 0,12;; 0,19; Theo yêu cầu của bài chỉ cần chọn một trong các số trên để viết vào chỗ chấm. Vậy: 0,1 < 0,15 < 0,2. 4. Củng cố: - Hôm nay học bài gì? - Gv nhận xét tiết học. 3 - Hs trả lời - Hs nghe 5. Dăn dò: - Gv yc hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 1 - Hs nghe *************************************************************** TẬP ĐỌC ( TIẾT 58 ) CON GÁI I: MỤC TIÊU: Giúp học sinh 1.Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan điểm trọng nam, kinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn , làm thay đổi cách nhìn chưa đúng của cha mẹ về việc sinh em bé gái 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn. 3. Thái độ : - Gd hs yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Giáo án Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. 2. Học sinh : Sgk, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của giáo viên Tg Hoạt động của hoc sinh 1. Ôn định tổ chức: 1 - Lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu 2 HS đọc bài Một vụ đắm tàu và trả lời câu hỏi: + Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. -Gv nhận xét và tuyên dương 3-5 2 hs đọc và trả lời: + Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể với bạn), cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn. + Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm: hoảng hốt, lo lắng khi thấy bạn bị thương; ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn; khóc nức nở khi nhìn thấy Ma-ri-ô và con tàu đang chìm dần. 3.Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: Bài đọc Con gái sẽ giúp các em thấy con gái có đáng quý, đáng trân trọng như con trai hay không, chúng ta cần có thái độ như thế nào với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, còn xem thường con gái. - Gv ghi tên bài lên bảng. 3.2 Nội dung a)Luyện đọc: - Gv gọi 1 hs đọc toàn bài - Gv chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến có vẻ buồn buồn. + Đoạn 2: Từ Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ đến Tức ghê! + Đoạn 3: Từ Mẹ phải nghỉ ở nhà đến trào nước mắt. + Đoạn 4: Từ Chiều nay đến Thật hú vía! + Đoạn 5: Phần còn lại - GV cho từng tốp 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài - Nhaéc nhôû hs chuù yù caâu daøi ngắt nhịp cho đúng. - Löôït 1: Luyeän phaùt aâm các từ khó như tức ghê, thật hú vía ,.... + Löôït 2: Giaûng nghóa töø khoù trong baøi: vịt trời, cơ man - GV cho HS luyện đọc theo cặp. - GV gọi một, hai HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể thủ thỉ, tâm tình. b) Tìm hiểu bài: - Yc hs đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi - Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? Gv giảng : Ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng thích con trai , dì Hạnh thì thất vọng , chán nản khi mẹ Mơ sinh con gái . Ngay cả bố mẹ Mơ cũng thích con trai . - Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ? - Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó? - Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ? + Qua phần tìm hiểu bài , em hãy cho biết câu chuyện muốn nói lên điều gì ? - Gv chốt : Qua câu chuyện của cô bé Mơ , chúng ta đều thấy rằng quan niệm “ trọng nam khinh nữ” là sai lầm . Con trai hay con gái đều đáng quý , điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn , hiếu thảo , làm vui lòng cha mẹ . Nam nữ đều bình đẳng trong tất cả mọi việc c) Đọc diễn cảm: - GV cho HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng với nội dung từng đoạn. - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn đoạn 5. - GV cho HS thi đọc diễn đoạn 5. 1 15 12 5 - Hs nghe - Hs đọc bài - 5 hs noái tieáp nhau ñoïc 5 ñoaïn cuûa baøi - Luyeän caù nhaân - Laéng nghe, giaûi nghóa - Luyeän ñoïc theo caëp - 1 hs ñoïc caû baøi - HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV. - Hs đọc + Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa - thể hiện ý thất vọng; Cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn – vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái. + Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi./ Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ, trong khi các bạn trai còn mải đá bóng./Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ./ Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan. + Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan. Các chi tiết thể hiện: bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở; cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt thương Mơ; dì Hạnh nói: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai không bằng” – dì rất tự hào về Mơ. - Cá nhân: + Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi giang: vừa chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với mẹ cha, lại dũng cảm dám xả thân cứu người. Bạn Mơ được cha mẹ, mọi người yêu quý, cảm phục. Coi thường Mơ chỉ vì bạn là con gái, không thấy những tính cách đáng quý của bạn thì thật bất công. + Qua câu chuyện về một bạn gái đáng quý như Mơ, có thể thấy tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng vô lí, bất công và lạc hậu. + Sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó ngoan ngoãn, hiếu thảo, làm vui lòng mẹ cha. Dân gian có câu: Trai mà chi gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn. + Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi , chăm làm , dũng cảm cứu bạn làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của chạ mẹ về việc sinh con gái - HS đọc tiếp nối bài văn. - Cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 5. - Thi đua 4. Củng cố: - Hôm nay học bài gì? - Gv nhận xét tiết học. 3 - Hs trả lời - Hs nghe 5. Dăn dò: - Gv yc hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 1 - Hs nghe ********************************************************************* TẬP LÀM VĂN (TIẾT 57 ) TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI . I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV. 2. Kĩ năng: Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện. 3.Thái độ: Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. GV: Bảng phụ 2.HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Tg (Phút) Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể 1 2.Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên KT sự chuẩn bị của HS. - Nhận xét bài làm của HS 3 Nhóm trưởng báo cáo. 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài: Trong hai tiết TLV ở tuần 25, 26, các em đã luyện viết lời đối thoại để chuyển hai trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành hai màn kịch ngắn. Tiết học hôm nay, các em sẽ luyện viết các đoạn đối thoại để chuyển trích đoạn truyện Một vụ đắm tàu thành hai màn kịch. 1 HS nghe 3.2. Phát triển các hoạt động : Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. - GV cho một HS đọc nội dung BT1 - Chuyển câu chuyện thành một vở kịch là làm gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. Xác định các màn của vở kịch. - Giáo viên dán bảng các tranh minh hoạ câu chuyện + Câu chuyện có mấy đoạn? Đó là những đoạn nào? + Có nên chuyển mỗi đoạn thành một màn kịch không? Vì sao? + Nếu mỗi đoạn tương ứng với một màn thì vở kịch sẽ gồm những màn nào? + Nếu mỗi đoạn không tương ứng với một màn thì nên ghép những đoạn nào với nhau thành một màn? b) Xác định nhân vật và diễn biến của từng màn. Giáo viên lưu ý: Ở mỗi màn, đả có đủ các yếu tố: nhân vật, cảnh trí, thời gian. Diễn biến, và gợi ý cụ thể nội dung lời thoại. Nhiệm vụ của em là viết rõ lời thoại giữa các nhân vật sát với từng nội dung đã gợi ý, hợp với tình huống và diễn biến kịch. c) Tập viết từng màn kịch - Giáo viên chia lớp thành 5, 6 nhóm. - Giáo viên nhận xét, bình chọn nhà biên soạn kịch tài năng nhất, nhóm biên soạn kịch giỏi nhất. d) Thử diễn một màn kịch. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập - Giáo viên nhận xét, biểu dương nhóm diễn xuất tốt, thuộc lời thoại 30 - 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Là dựa vào các tình tiết trong câu chuyện để viết thành vở kịch - có đủ các yếu tố: nhân vật, cảnh trí, thời gian, diễn biến, lời thoại. - 1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK. - Cả lớp đọc thầm theo - Học sinh xem lại các tranh minh hoạ, nhớ lại nội dung câu chuyện vừa học trong tuần, lần lượt trả lời từng câu hỏi - Nên ghép các đoạn 1, 2 và 3 thành một màn; các đoạn 4, 5 - một màn - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 trong SGK. - Cả lớp đọc thầm theo. - 1 học sinh đọc yêu cầu 3: Phân công mỗi bạn trong nhóm viết một màn kịch rồi trao đổi với nhau. - Các nhóm phân việc cho mỗi bạn viết 1 màn, sau đó trao đổi với nhau để hoàn chỉnh từng màn. Cuối cùng hoàn chỉnh cả 3 màn thành kịch bản chung của cả nhóm. - Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả làm bài của nhóm mình – đọc 1 màn, đọc cả 3 màn. - Mỗi nhóm chọn 1 màn kịch, cử các bạn trong nhóm vào vai các nhân vật. Sau đó, thi diễn màn kịch đó trước lớp. 4.Củng cố: Nhận xét chung giờ học 2 HS nhắc lại. 5. Dặn dò: Chuẩn bị tiết trả bài. 1 ***************************************************************************** ĐỊA LÍ (TIẾT 29 ) CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC. I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực: + Châu Đại Dương Nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ôt-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. + Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực. + Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a : khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo. + Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. 2. Kĩ năng: - Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương : 3.Thái độ: Tìm hiểu địa lí châu Đại Dương, châu Nam Cực: II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. GV: Bản đồ thế giới ,tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực;bảng phụ 2.HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Tg (Phút) Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể 1 2.Kiểm tra bài cũ: - Gv gọi 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi + Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục? Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống? Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu? - Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. - GV nhận xét ,củng cố kiến thức 5 - 2 HS lên bảng trả lời, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. HS trả lời: - Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục. Phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư: người Anh-điêng, người gốc Âu, người gốc Phi, người gốc Á và người lai. Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông. - Bắc Mĩ có kinh tế phát triển nhất: sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn với những sản phẩm như lúa mì, bông, lợn, bò sữa, cam, nho,; công nghiệp có những ngành công nghệ kĩ thuật cao như điện tử, hàng không vũ trụ. Trung và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển. Các nước ở đây chuyên sản xuất chuối, cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài: Châu Đại Dương và châu Nam Cực có những đặc điểm tiêu biểu gì về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm được câu trả lời 1 HS nghe 3.2Phát triển các hoạt động : Hoạt động 1: Vị trí Châu Đại Dương : GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK: - Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? - Chỉ và nói tên các quần đảo , các đảo của châu Đại Dương - GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả Địa cầu. Chú ý đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp Hoạt động 2: Thiên nhiên châu Đại Dương GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau: Khí hậu Thực, động vật Lục địa Ô-xtrây-li-a Các đảo và quần đảo GV mời một số HS trình bày kết quả. -Gọi HS báo cáo kết quả,nhận xét ,bổ sung + Gv hỏi : Vì sao Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô và nóng ? Hoạt động 3: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương : GV yêu cầu HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi: Về số dân châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học? - Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? - Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a. Gv kết luận : Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn , thực vật và động vật độc đáo . Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nhất ở châu lục này Hoạt động 4:Châu Nam Cực: : GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh: - Trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK. + Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực. + Vì sao châu Nam cực không có dân cư sinh sống thường xuyên? - GV mời một số HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận: + Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. + Là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên. 27 - Học sinh dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK. - Một số HS vừa chỉ bản đồ vừa trình bày: + Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo và quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. + Một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương: Đảo: Niu Ghi-nê, Ta-xma-ni-a, Nu-ven Ca-lê-đô-ni, Nam, Bắc. Quần đảo: Bi-xmác, Xô-lô-môn, Va-nu-a-tu, Niu Di-len, Gin-be, Phê-ních, Phit-gi, Xa-moa, Tu-a-mô-tu. . - Học sinh dựa vào tranh ảnh, SGK, hoàn thành bảng sau: - Hs trình bày kết quả. Khí hậu Thực, động vật Lục địa Ô-xtrây-li-a Khô hạn - Bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi. - Có nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la, Các đảo và quần đảo Nóng ẩm Có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. Vì : Lãnh thổ rộng , không có biển ăn sâu vào đất liền . Ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới( nóng ) Nên : Lục Địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô và nóng - Học sinh dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi: - Châu Đại Dương có số dân ít nhất trong các châu lục có dân cư sinh sống. - Trên lục địa Ô-xtrây-li-a và quần đảo Niu Di-len, dân cư chủ yếu là người da trắng (con cháu người Anh di cư sang từ những thế kỉ trước); còn trên các đảo khác thì dân cư chủ yếu là người bản địa có da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn. - Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh. - HS xem lược đồ, tranh ảnh, đọc thông tin trong SGK và thảo luận. - Một số HS chỉ bản
Tài liệu đính kèm: