Giáo án dạy Tuần 34 - Lớp 5

TOÁN(TIẾT 166)

 LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức về giải toán chuyển động.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán chuyển động .

 3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. GV: Bảng phụ:

2.HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể

2.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1 hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước.

- GV nhận xét ,củng cố

3. Bài mới

3.1.Giới thiệu bài:

Trong tiết toán này chúng ta cùng làm các bài toán ôn tập về dạng toán chuyển động đều .

 

docx 37 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 34 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm tốt của nhân vật trong truyện, về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể và trao đổi đối thoại cùng các bạn về câu chuyện.
- HS nhận xét bình chọn các bạn kể tốt.
4.Củng cố: 
- Cho hs nêu lại nội dung và nghĩa câu chuyện.
- GV tổng kết tiết học.
2
- Hs nêu lại nội dung và nghĩa câu chuyện.
5. Dặn dò:
. Chuẩn bị tiết ôn tập.
1
************************************************************************
KHOA HỌC(TIẾT 67)
 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
 Phân tích những nguyên nhân đẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm, nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
2. Kĩ năng:
 Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
3.Thái độ: 
 Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: - Tranh minh hoạ + Bảng phụ
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
2.Kiểm tra bài cũ:
-Tác động của con người đến môi trường đất trồng?
- GV nhận xét ,củng cố 
3
- 1. 2 hs trình bày 
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: 
Gv nêu : Không khí, nước là những điều kiện không thể thiếu trong điều kiện sống của con người .Trong thực tế , con người đã tác động lên môi trường không khí , nước như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay 
1
HS ghi vở.
3.2 Phát triển các hoạt động
vHoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và nước.
-Chia nhóm ,giao nhiệm vụ thảo luận rồi trình bày trước lớp 
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa sự ô nhiễm môi trường không khí vối sự ô nhiễm môi trường đất và nước
*Kết luận :	Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự lạm dụng công nghệ, máy móc trong khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
+ Liên hệ những việc làm của người dân dẫn đến việc gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Giáo viên kết luận về tác hại của những việc làm trên.
 33
- Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trang 128 SGK và thảo luận.
Quan sát các hình trang 129 SGK và thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
¨ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra
¨	Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu.
+ Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,
+ Những con tàu lớn chở dầu bị đắm hoặc đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ.
+ Nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ thì nguồn nước sẽ bị ô nhiễm nặng, cá và các loài sinh vật biển sẽ bị chết và làm chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
+ Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất đọc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị tụi lá và chết.
- Hs nghe 
- HS thực hiện theo yêu cầu
- VD : Đun than tổ ong gây khói, đun củi gây khói, Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước như: Vứt rác xuống ao, hồ. Cho nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải nhà máy chảy trực tiếp ra sông, hồ,
4.Củng cố: 
- Đọc toàn bộ nội dung ghi nhớ.
- GV tổng kết tiết học.
2
HS nêu.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị : “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”.
1
- Hs nghe 
Ngày thứ 3:
Ngày soạn: / 5 / 2016 
Ngày giảng: / 5 / 2016
TOÁN ( TIẾT 168)
 ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I: MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 Biết đọc số liệu trên bản đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
Kĩ năng
Bài tập cần làm: Bài1; Bài2(a) ; Bài3. HSKG làm được các bài còn lại.
 3. Thái độ :
 - Gd hs yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 1. Giáo viên: Giáo án
 2. Học sinh : Sgk, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của hoc sinh
1. Ôn định tổ chức:
1
- Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gv gọi 2 hs lên bảng làm lại bài 2 của tiết trước 
- Gv nhận xét và tuyên dương 
3-5
- 2 hs lên bảng làm bài 
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập về đọc số liệu trên biểu đồ , bổ sung tư liệu còn thiếu cho bảng thống kê
- Gv ghi tên bài lên bảng.
3.2 Nội dung 
Hoạt động 1 .Ôn tập về biểu đồ 
-Nêu tên các dạng biểu đồ đã học ?
-Nêu tác dụng của biểu đồ ?
-Nêu cấu tạo của biểu đồ ?
Hoạt động 2 . Thực hành 
Bài 1 : 
Gọi HS nêu yêu cầu BT
-GV treo bảng phụ vẻ biểu đồ
HS thảo luận làm bài
Gv nhận xét 
Bài 2a : 
Gọi HS nêu yêu cầu BT
-GV treo bảng phụ như SGK/174 
Gv hỏi : Lớp 5a có bao nhêu bạn ăn táo?
Gv : Nêu cách ghi của 8 bạn hs thích ăn táo 
Gv nêu: tất cả có bao nhiêu gạch .Mỗi cụm biểu diễn mấy hs ?
- Gv gọi hs nhận xét 
- Gv nhận xét và chốt 
Bài 3 : 
Gọi HS nêu yêu cầu BT
- Yc hs làm bài và giải thích 
- Gv nhận xét 
1
- Hs nghe
- Biểu đồ dạng tranh Biểu đồ dạng hình cột Biểu đồ dạng hình quạt 
-Biểu diễn tương quan về số lượng giữa các đối tượng hiện thực nào đó .
-Biểu đồ gồm : tên biểu đồ , nêu ý nghĩa biểu đồ , đối tượng được biểu diễn , các giá trị được biểu diễn và thông qua hình ảnh biểu diễn .
-HS đọc đề .
-1 HS hỏi , 1 HS khác đáp .
-Bài giải :
a)Có 5 HS trồng cây ; Lan trồng 3 cây ; Hoà trồng 2 cây ; Liên trồng 5 cây ; Mai trồng 8 cây ; Dũng trồng 4 cây .
b)Hoà trồng ít cây nhất .
c)Mai trồng nhiều cây nhất .
d)Liên , Mai trồng nhiều cây hơn bạn Dũng .
e)Lan , Hoà trồng ít cây hơn bạn Liên 
-HS đọc đề .
a)HS lên bảng điền vào ô còn trống .
b)HS lên bảng vẽ tiếp các cột còn thiếu vào biểu đồ/174 .
-HS đọc đề làm bài .
- Lớp 5A có 8 bạn thích ăn táo 
- Ghi thành 2 cụm kí hiệu , cụm thứ nhất gồm 4 gạch thẳng và 1 gạch chéo đi qua cả 4 gạch thẳng , cụm thứ hai là 3 gạch thẳng 
- hs : 2 cụm có 8 gạch , cụm 1 có 5 vạch biểu diễn 5 hs ,cụm 2 có 3 gạch biểu diễn 3 hs , tổng số 8 gạch biểu diễn 8 hs 
- hs đọc yc 
Số hs thích chơi bóng đá có tỉ số phần trăm lớn nhất nên sẽ có số nhiều học sinh thích nhất Vậy số hs thích chơi đá bóng là 25 em 
: Khoanh vào ý C là đúng .
4. Củng cố:
- Hôm nay học bài gì?
- Gv nhận xét tiết học.
3
- Hs trả lời 
- Hs nghe
5. Dăn dò:
- Gv yc hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Luyện tập chung .
1
- Hs nghe
*****************************************************************************
TẬP ĐỌC ( TIẾT 68 )
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON.
I: MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa : Tình cảm yêu mếm và trân trọng của người lớn đối với trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
Kĩ năng
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngỗ nghĩnh cuả trẻ thơ
 3. Thái độ :
 - Gd hs yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 1. Giáo viên: Giáo án- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
	- Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 2. Học sinh : Sgk, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của hoc sinh
1. Ôn định tổ chức:
1
- Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc bài : Lớp học trên đường, trả lời các câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét,.
3-5
 2 hs lên bảng dọc và trả lời 
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
Gv nêu ; Trẻ em rất thông minh , ngộ nghĩnh , đáng yêu .Trẻ em quan trọng đối với người lớn và trái đất như thế nào ? các em cùng học bài thơ “Nếu trái đất thiếu trẻ con “của nhà thơ Đỗ trung Lai để biết được điều đó 
- Gv ghi tên bài lên bảng.
3.2 Nội dung 
Hoạt động 1: Luyện đọc..
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Yc hs chia khổ thơ và đọc nối tiếp bài 
- Yc h4 hs đọc nối tiếp lần 1 , gv chú ý sửa lỗ phát âm 
- GV ghi bảng tên phi công vũ trụ Pô-pốp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vắt dòng, ngắt nhịp đúng – cho trọn ý một đoạn thơ.
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng các khổ thơ 1, 2.
	+	Nhân vật “tôi” trong bài thơ là ai? Nhân vật “Anh” là ai? Vì sao viết hoa chữ “Anh”.
+	Nhà thơ và anh hùng Pô-pốt đi đâu?
+	Cảm giác thích thú của vị khác về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+	Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
	+ Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn chứa đựng những điều gì sâu sắc?
- Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng khổ thơ cuối.
	+	Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai?
	+	Em hiểu ba dòng thơ này như thế nào?
- Nêu nội dung của bài 
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài thơ.
- Gv nhận xét và tuyên dương 
1
- Hs nghe
- 1 hs đọc toàn bài 
 Bài thơ chia thành 4 khổ 
+ Khổ 1 từ : tôi và anh ..nhất là các em
+ Khổ 2 : Pô- pốp bảo tôi .nụ cười trẻ nhỏ 
+ khổ 3 : Những chú ngựa lớn hơn 
+ Khổ 4 ; còn lại 
	+	Pô-pốt, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa.
2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
- HS cả lớp theo dõi GV đọc mẫu toàn bài
	+	Nhân vật “tôi” là tác giả – nhà thơ Đỗ Trung Lai. “Anh” là phi công vũ trụ Pô-pốt. Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốt đã hai lần được phong tặng anh hùng 
	+	Vào cung thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh để xem trẻ em vẽ tranh thao chủ đề con người chinh phụ vũ trụ.
	+	Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem!
	+	Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn
	+	Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
- Đọc thầm khổ thơ 2
	+	Đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to.
	+	Đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó có rất nhiều sao.
	+	Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong 
	+	Mọi người đều quàng khăn đỏ.
	+	Các anh hùng trông như những đứa trẻ lớn.
	- Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói trí tuệ của anh rất lớn, anh rất thông minh.
	+	Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa một nửa số sao trời, các bạn muốn nói mơ ước của anh rất lớn. Đó là mơ ước chinh phục ..
- 	Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ 
+	Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa.
	+	Người lớn làm mọi việc vì trẻ em.
	+	Trẻ em là tương lai của thế giới.
- Luyện đọc khổ thơ 2
- Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài thơ.
- Học sinh thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài . 
 Nội dung : Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
4. Củng cố:
- Hôm nay học bài gì?
Giáo viên hỏi học sinh về ý nghĩa của bài thơ. 
- Gv nhận xét tiết học.
3
- Hs trả lời 
¨ : Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
- Hs nghe
5. Dăn dò:
- Gv yc hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
1
- Hs nghe
*********************************************************************************
TẬP LÀM VĂN(TIẾT 67)
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH.
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
 Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo đề đã cho: bố cục, trình tự, cách diễn đạt.
2. Kĩ năng:
 Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
3.Thái độ: 
 Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Bảng phụ
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
2.Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết Trả bài văn tả cảnh
5
HS nghe.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: GVGT và ghi bảng
1
HS viết vở.
3.2. Phát triển các hoạt động:
*Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
* Những ưu điểm chính:
- Xác định đề: đúng nội dung, yêu cầu của đề bài: một ngày mới bắt đầu ở quê em; một khu vui chơi, giải trí mà em thích; Tả một đêm trăng đêm trăng đẹp; Tả trường em trước buổi học).
- Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
* Nêu một số bài tiêu biểu. 
* Những thiếu sót, hạn chế.
- Một số em còn dùng từ chưa chính xác, chữ viết sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
a) Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình.
- Mời học sinh đọc mục 1, tự đánh giá bài.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- Giáo viên treo bảng phụ, chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
* Lỗi dùng từ 
* Lỗi chính tả 
- Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). YC học sinh chép bài chữa vào vở.
c) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
- Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số học sinh.
- YC học sinh viết lại 1 đoạn cho hay hơn.
-Gọi vài em trình bày 
30
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng mục 1 trong SGK - “Tự đánh giá bài làm của em”. Cả lớp đọc thầm lại.
- Học sinh xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài dựa theo hướng dẫn.
- Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
* Sửa lỗi.
- Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, sửa lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết.
- Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
- HS chú ý lắng nghe
- Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình viết lại theo cách hay hơn. Khi viết, tránh những lỗi diễn đạt đã phạm phải.
-Nghe,nhận xét sự tiến bộ trong từng bài viết 
4.Củng cố: 
- Nhận xét giờ học 
2
 Hs nghe 
5. Dặn dò:
Chuẩn bị tiết sau.
1
******************************************************************
ĐỊA LÍ (TIẾT 34 )
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
 Hệ thống lại các kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 7.
2. Kĩ năng:
 Củng cố cho hs về vị trí địa lí, hình dạng, diện tích,địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, biển, đất và rừngở nước ta.
3.Thái độ: 
 Giáo dục hs thấy được tiềm năng kinh tế, cảnh đẹp ở nước ta, từ đó thêm yêu đất nước VN.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: - Lược đồ VN
 - Lược đồ địa hình và khí hậu
 - Lược đồ sông ngòi, biển , rừng SGK
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy kể tên các nước, các châu đã học?
+ Trong các nước đã học, nước nào có số dân đông nhất? có nền kinh tế phát triển mạnh nhất?
- GV nhận xét ,chốt ý 
5
- 2 HS lên bảng trả lời, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: GVGT và ghi bảng
1
HS viết vở
3.2 Hướng dẫn HS tim hiểu bài:
- Gv cho hs thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi :
H: Hãy chỉ vị trí ,giới hạn nước ta trên lược đồ VN?
H: Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
- Diện tích nước ta là bao nhiêu km2 ?
H : Nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta?
H : Nước ta có những loại khoáng sản nào?
H: Hãy nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
H : Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
H: Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Nêu tên và chỉ một số con sông của nước ta trên bản đồ?
H: Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?
- Nước ta có mấy loại đất, mấy loại rừng?
- Cho hs chỉ trên lược đồ phân bố rừng ở VN.
32
- 2 HS lên bảng chỉ trên lược đồ VN
- Phần đất liền nước ta giáp với Lào, Cam –pu-chia, Thái Lan
-330 000 km2
- Phần đất liền của nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, chỉ có ¼ diện tích là đồng bằng.. 
- Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than ở Quảng Ninh, a-pa-tít ở Lào Cai, sắt ở Hà Tĩnh, bô xxít ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở Biển đông. 
-Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
- Khí hậu ở nước ta có sự khác biệt giữa miền nam và miền Bắc.Miền bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm, với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông ở nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa 
- 2 HS lên bảng chỉ một số con sông ở nước ta trên bản đồ : Sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Gianh,sông đồng Nai, sông Hậu, 
- Hs lên bảng chỉ trên lược đồ vị trí của vùng biển nước ta
- Vùng biển nước ta không bao giờ đóng băng, thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản. Miền Bắc và miền Trung hay có gió bão gây thiệt hại chotàu thuyền và những vùng ven biển.
- Có 2 loại đất chính : Phe-ra –lít,Phù sa.Có 2 loại rừng. Đó là rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
4.Củng cố: 
- Cho vài hs nêu lại diện tích, hình dạng, khí hậu , sông ngòi và biển ở nước ta.
- GV tổng kết tiết học.
2
- HS nhắc lại
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài Thi cuối học kì 2.
1
********************************************************************************
Ngày thứ 4:
Ngày soạn: / 5 / 2016 
Ngày giảng: / 5 / 2016
TOÁN(TIẾT 169)
 LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
 Giúp học sinh tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính cộng, trừ ; vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều.
2. Kĩ năng: Làm thành thạo các dạng toán trên.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Bảng phụ
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng làm lại bài 3 tiết trước.
- GV nhận xét ,củng cố KT
5
- 2 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài:
Trong tiết học toán này chúng ta làm các bài toán luyện tập tổng hợp về các phép tính cộng , trừ , nhân, chia, giải bài toán có nội dung hình học , bài toán có liên quan đến rút về dơn vị .
1
HS nghe .
3.2.Thực hành 
Bài 1: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Gọi 3 hs làm vào bảng phụ
- Nhận xét, chốt 
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề.
 - Nêu dạng toán, cách làm.
 - Nêu công thức tính .
 - Gọi 2 hs làm vào bảng phụ,thống nhất KQ
- Gv nhận xet 
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề bài cho biết gì ?
- Đề hỏi gì?
- Nêu công thức tính diện tích hình thang.
- Gọi 1 hs làm vào bảng phụ
- Nhận xét, chốt đáp án ,củng cố KT
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề bài cho biết gì ?
- Đề hỏi gì?
- Gọi 1 hs làm vào bảng phụ
- Nhận xét, chốt phương án giải đúng 
Bài 5: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề bài cho biết gì ?
-Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 30
Tính:
- Học sinh làm vở.
a) 85793 - 36 841 + 3826 = 52 778
b) 
 c) 
325,97 + 86,54 + 103,46 = 515,97
Tìm x:
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm vở.
a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28
x + 3,5 = 7,6
x =7,6 - 3,5
x = 4,1
b) x – 7,2 = 3,9 + 2,5 
 x – 7,2= 6,4
 x = 6,4 + 7,2 
 x = 13,6 
- Học sinh đọc đề.
- Hs nêu câu trả lời.
-Học sinh giải vào v
Giải:
Độ dài đáy lớn mảnh đất hình thang là: 150 ´ = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là: 250 ´ = 100 (m)
Diện tích mảnh đất hình thang là:
(150 +250) ´100 : 2 = 20 000 (m2)
 20 000 m2 = 2 ha
Đáp số : 20 000 m2; 2 ha
- Hs đọc yc 
- HS nêu câu trả lời.
-Học sinh giải vào vở
Giải:
 Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là: 
8 - 6= 2 (giờ)
Quãng đường ô tô chở hàng đi trong 2 giờ là: 
45 ´ 2= 90 (km)
Mỗi giờ ô tô du lịch đến gần ô tô chở hàng là: 
60 - 45 = 15 (km)
 Thời gian ô tô du lich đi để đuổi kịp ô tô chở hàng là: 
90 : 15 = 6 (giờ)
Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc:
8 + 6 = 14 (giờ)
Đáp số: 14 giờ hay 2 giờ chiều
- hs đọc yc và làm bài 
 Tìm số tự nhiên thích hợp với x.
Thảo luận nhóm đôi, nêu kết quả.
; tức là 
4.Củng cố: GV tổng kết tiết học.
2
- Hs nghe 
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài Ôn tập.
1
**************************************************************
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU(TIẾT 68)
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu ngạch ngang)
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng dấu gạch ngang.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Bảng phụ
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS đọc lại đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh (tiết LTVC trước) .
- GV nhận xét ,củng cố 
5
- 2 HS lên bảng đọc bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: 
Trong tiết học hôm nay các em cùng ôn tập lại tác dụng của dấu gạch ngang 
1
HS nghe
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho hs đọc nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang
- Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang vào VBT, gọi 3hs nối tiếp lên bảng làm. Cho lớp nhận xét.
- GV nhận xét – bổ sung.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm dấu gạch ngang và nêu tác dụng của nó trong từng trường hợp.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2 . 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét – bổ sung.
30
- HS đọc yêu cầu bài tập
-HS làm bài vào VBT, 3hs nối tiếp lên bảng làm:
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 34 Lop 5_12201431.docx