Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta, vai trò của từng loại rừng.

- Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

- Biết rừng ở nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng trong đời sống và sản xuất; song tài nguyên rừng ở nhiều nơi của nước ta đã bị cạn kiệt, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp; gần đây diện tích rừng đã tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng

- Biết nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản; song môi trường ở nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm nhanh.

- Thấy được sự cần thiết phải vừa khai thác, vừa bảo vệ và trồng rừng; khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hợp lí và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm.

2. Kĩ năng:

- Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm cá, vị trí các ngư trường trọng điểm.

- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5504Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 18/09/2015
BÀI 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
Tiết 9	 Ngày dạy: 21/09/2015 
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta, vai trò của từng loại rừng.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thủy sản. 
- Biết rừng ở nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng trong đời sống và sản xuất; song tài nguyên rừng ở nhiều nơi của nước ta đã bị cạn kiệt, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp; gần đây diện tích rừng đã tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng
- Biết nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản; song môi trường ở nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm nhanh.
- Thấy được sự cần thiết phải vừa khai thác, vừa bảo vệ và trồng rừng; khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hợp lí và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm cá, vị trí các ngư trường trọng điểm.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản.
- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa việc phát triển lâm nghiệp, thủy sản với tài nguyên và môi trường.
3. Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước.
- Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, 
- Năng lực chuyên biệt: Học tập tại thực địa, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Bản đồ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Sách giáo khoa.
- Tập Atlat Địa lí Việt Nam. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học (1 phút).
9A4................................, 9A5................................, 9A6................................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu hỏi: Cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng trọt nước ta? Tại sao nói: trồng cây công nghiệp lâu năm là góp phần bảo vệ môi trường?
3. Tiến trình bài học:
 Khởi động: Nước ta có phần lớn diện tích là đồi núi và đường bờ biển dài, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và thủy sản. Để tìm hiểu rõ hơn sự phát triển và phân bố của 2 ngành này chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng (cá nhân) 20 phút.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ...
* Bước 1:
- Thực trạng tài nguyên rừng nước ta hiện nay như thế nào?
 (Tổng diện tích rừng? Tỉ lệ độ che phủ rừng?). 
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời).
 GV bổ sung diện tích rừng năm 2011 là 13,5 triệu ha, độ che phủ rừng là 39,7% theo Bộ NN và PTNT.
- Nguyên nhân nào làm cho rừng nước ta bị cạn kiệt?
(Dành cho học sinh giỏi).
* Bước 2:
- Dựa vào Atlat, bản đồ, nội dung SGK và vốn hiểu biết:
+ Khai thác lâm sản chủ yếu tập trung ở đâu? Kể tên 1 số trung tâm chế biến gỗ?
+ Nêu hướng phấn đấu của ngành lâm nghiệp?
- Hs nghiên cứu, trả lời các câu hỏi.
- GV chuẩn xác kiến thức.
* Bước 3:
-Thế nào là mô hình nông lâm kết hợp? (Xem hình 9.1).
- Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao việc khai thác rừng phải đi đôi với việc bảo vệ rừng?
(Dành cho học sinh giỏi)
* Bước 4:
- Dựa vào bảng 9.1, hình 9.2 em hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta? Xác định trên lược đồ? Hướng dẫn HS thảo luận cặp. 
- Cho biết vai trò của từng loại rừng đối với phát triển KT - XH và bảo vệ môi trường ở nước ta?
- Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng?
- GV lưu ý HS về việc phát triển ngành lâm nghiệp góp phần to lớn giữ gìn môi trường sinh thái và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu.
- Tài nguyên rừng ở nước ta đang bị cạn kiệt.
- Suy giảm tài nguyên rừng sẽ ảnh hưởng tới môi trường và đời sống nhân dân.
- Bảo vệ và trồng rừng là một trong những biện pháp góp phần giảm nhẹ BĐKH. 
Hoạt động 2: Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản (nhóm/cá nhân) 17 phút.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ...
* Bước 1:
- Gv chia lớp thành 4 nhóm hướng dẫn hs thảo luận: 
- Nhóm 1 + nhóm 2: Tìm hiểu về thuận lợi.
- Nhóm 3 + nhóm 4: Tìm hiểu về khó khăn.
 Giáo viên tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh.
* Bước 2:
- Hs làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. 
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung TLN trả lời).
- Xác định các ngư trường, bãi cá, bãi tôm trên bản đồ. Gv chuẩn xác kiến thức.
* Bước 3: 
- Ngành thủy sản nước ta phát triển mạnh ở những khu vực nào ?
* Bước 4:
- Quan sát bảng số liệu 9.2: nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản từ 1990 - 2002? 
- Hs nhận thấy: khai thác và nuôi trồng đều tăng lên.
- Cho biết các tỉnh có ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ? 
 - Hs xác định trên lược đồ.
* Bước 5:
- Nêu tình hình phát triển của ngành xuất khẩu thủy sản?
- Gv chuẩn xác kiến thức. (giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta năm 2011 đạt 5,6 tỉ USD).
I. LÂM NGHIỆP.
1. Thực trạng và phân bố.
- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp.
- Khai thác gỗ: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi, trung du.
- Trồng rừng: Tăng tốc độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp.
2.Vai trò của các loại rừng:
- Rừng sản xuất: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dân dụng và xuất khẩu
- Rừng phòng hộ: rừng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
- Rừng đặc dụng: bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.
II. NGÀNH THỦY SẢN 
1. Nguồn lợi thủy sản. 
- Thuận lợi: 
 Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ: có 4 ngư trường lớn, vùng biển rộng, nhiều vũng vịnh, nhiều sông ngòi, ao, hồ, ...
- Khó khăn:
 Thời tiết, khí hậu, vốn đầu tư, môi trường biển đang bị ô nhiễm, 
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản. 
- Khai thác thủy sản: sản lượng tăng khá nhanh, dẫn đầu là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận.
- Nuôi trồng thủy sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. Tỉnh có sản lượng nuôi trồng lớn nhất là: Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
- Xuất khẩu thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết: 
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Hướng dẫn học sinh bài tập 3: vẽ biểu đồ hình cột.
2. Hướng dẫn học tập: 
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành: Compa, thước kẻ có số đo, thước đo góc, máy tính. 
- Ôn tập lại các kiểu biểu đồ: biểu đồ hình tròn, biểu đồ đường. 
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_9_tuan_4_dia_li_9.doc